LTS: Những bài vở trên đây không nhất thiết là quan điểm của diễn đàn. Mục đích để đóng góp tài liệu tham khảo, tài liệu lịch sử làm phong phú thêm trí tuệ, làm sáng tỏ sự thật, vạch trần tội ác tập đoàn việt gian Cộng Sản. tội ác tên Giặc Hồ Chí Minh và bè lũ tay sai việt gian bán nước đã cố tình bưng bít, dấu kín, xuyên tạc lịch sử Việt Nam, giết hàng chục triệu người dân vô tội, bỏ tù hàng triệu quân cán chính VNCH, bán đất dâng biển, làm nô lê cho Tàu, Nga..v.v..
" Hiểu một thời đại nghĩa là phải lấy con tâm và con mắt lịch sử, nghiệm qua các thời đại để mà đứng trên nền tảng với điều kiện đó để mà hiểu thời đại đó.""[HH-trang45]
" Để phục hưng và phục hoạt, phải lấy một con mắt nghiêm ngặt Việt, đứng siêu nhiên trên lập trường Việt, thi thiết bằng những chính sách và kế hoạch siêu nhiên và nghiêm ngặt, có một thái độ nghiêm ngặt và siêu nhiên lịch sử Việt."[HH-trang45]



HOME-Tro Ve Trang Chinh




Tuesday, June 22, 2010

HY Pham Minh Man Thánh nhạc mới của TGPSG: “Cùng nhau đi Hồng Binh”

Thánh nhạc mới của TGPSG: “Cùng nhau đi Hồng Binh”

Thánh nhạc mới của TGPSG: “Cùng nhau đi Hồng Binh”

Như Nữ Vương Công Lý đã đưa tin, tại Thánh lễ kết thúc Năm Linh mục và phong chức linh mục cho 33 Tân linh mục TGP Sài Gòn do ĐHY Phạm Minh Mẫn và Đức GM Phụ tá Nguyễn Văn Khảm chủ tế, dàn kèn đồng đã cử bản Thánh nhạc mới lần đầu tiên được đưa vào Thánh đường, đó là bài ca của Cộng sản: “Cùng nhau đi Hồng Binh”.
Mời quý vị thưởng thức bản Thánh nhạc mới từ phút thứ 7:03 đến 7:36

Lời của bản “Thánh nhạc” mới như sau:

Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn và Đức Cha Phụ tá Nguyễn Văn Khảm trong  Thánh lễ biểu diễn Thánh nhạc mới

Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn và Đức Cha Phụ tá Nguyễn Văn Khảm trong Thánh lễ biểu diễn Thánh nhạc mới

Cùng nhau đi Hồng binh
Đồng tâm ta đều bước
Đừng cho quân thù thoát
Ta quyết chí hy sinh

Nào anh em nghèo đâu
Liều thân cho đời sống
Mong thế giới đại đồng
Tiến lên quân Hồng

Đời ta không cần lo
Nhà ta không cần tiếc
Làm sao cho toàn thắng
Ta mới sống yên vui

(Sáng tác: Đinh Nhu)

Bản “Thánh nhạc” này được báo chí nhà nước giới thiệu như sau:

Cùng nhau đi Hồng binh là một bài hát được sáng tác năm 1930 của nhạc sĩ Đinh Nhu, được coi là bài hát đầu tiên của tân nhạc cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng CS Việt Nam.

Cùng nhau đi Hồng binh được ông sáng tác khi đang bị giam trong tù, lấy cảm hứng từ cao trào đấu tranh đấu tranh cách mạng sôi nổi những năm 1930, đặc biệt là phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh.

Kính mời quý vị xem đoạn video có bài “Thánh nhạc” nói trên từ phút thứ 7:03 đến 7:36:


Bản nhạc và bài hát gốc “Cùng nhau đi Hồng Binh” như sau:


Chúng tôi kính đề nghị:

HĐGMVN, Ủy Ban Thánh nhạc, Ủy ban Phụng tự, Đức Hồng Phạm Minh Mẫn, Đức GM Phụ tá Nguyễn Văn Khảm, linh mục Tổng Đại diện Huỳnh Công Minh… có trách nhiệm giải thích rõ ràng vấn đề đưa Thánh nhạc mới là bài hát của Cộng sản vào nhà thờ cách công khai trước Thánh lễ quan trọng này.

Nữ Vương Công Lý

Monday, June 21, 2010

Nguyễn Ngọc Ân-Giám đốc Sở lấy bằng Tiến sĩ ở Mỹ nhưng không biết tiếng Anh

20.000 tiến sĩ, 700 triệu USD và vài câu chuyện (phần 1)

2010-06-21

Cách nay vài ngày, tờ Sài Gòn Tiếp Thị cho biết, nhiều người ở tỉnh Phú Thọ, hết sức ngỡ ngàng khi ông Nguyễn Ngọc Ân, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch của tỉnh này đã là tiến sĩ.

Photo courtesy of tdt.edu.vn

Sinh viên và các đại biểu tham dự Lễ tốt nghiệp ở trường Đại học Tôn Đức Thắng.(ảnh minh họa)

Người ta càng ngạc nhiên hơn khi học vị tiến sĩ mà ông Ân thủ đắc được cho là của một đại học ở Mỹ trong khi ông không hề biết Anh ngữ! Ngoài yếu tố vừa kể, sự kiện đó còn có điểm đặc biệt nào khác đáng quan tâm? Mời quý vị theo dõi Trân Văn tường trình thêm…

Dễ hơn học tiểu học!

Theo tờ Sài Gòn Tiếp Thị, cách đây ít ngày, những người biết ông Nguyễn Ngọc Ân, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch của tỉnh Phú Thọ đã hết sức ngạc nhiên khi nghe giới thiệu ông Ân là tiến sĩ và văn bằng tiến sĩ của ông do một trường đại học tại Mỹ cấp.

Ai có máy in thì có thể phát bằng hay là bán bằng cho người khác được nhưng mà những người hiểu biết thấy những cái bằng đó vô giá trị và khinh bỉ những người có bằng cấp đó.

GS Trần Hữu Dũng

Sở dĩ người ta ngạc nhiên vì ông Nguyễn Ngọc Ân vẫn được biết tới như một người không biết gì về Anh ngữ và chưa bao giờ đi du học. Thế thì tại sao ông ta lại có học vị tiến sĩ của Mỹ?

Tờ Sài Gòn Tiếp Thị đã trực tiếp nêu thắc mắc đó với ông Ân, ông Ân thừa nhận, đúng là ông không biết Anh ngữ, song ông khẳng định, ông đã học tiến sĩ trong hai năm. Tuy nhiên ông chỉ phải qua Mỹ tổng cộng… hai tuần để hoàn tất chương trình tiến sĩ.

Ông Ân kể thêm, do không biết Anh ngữ, ông học chương trình tiến sĩ theo các giáo trình được soạn bằng tiếng Việt, khi nghe giảng thì có phiên dịch và tất nhiên là bảo vệ luận văn cũng với sự hỗ trợ của phiên dịch viên.

Đại học nào tại Mỹ có thể công nhận một người đạt học vị tiến sĩ khi người đó không hề biết Anh ngữ? Ông Ân tiết lộ, đó là “Southern Pacific University” (dịch sang tiếng Việt là Đại học Nam Thái Bình Dương), tọa lạc tại New York.

Ông Nguyễn Ngọc Ân, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch của  tỉnh Phú Thọ. Photo courtesy of baophutho.org.vn
Ông Nguyễn Ngọc Ân, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch của tỉnh Phú Thọ. Photo courtesy of baophutho.org.vn
Tờ Sài Gòn Tiếp Thị dẫn một vài nguồn tin cho biết, bằng cấp của trường “Southern Pacific University” không được hệ thống giáo dục Mỹ công nhận và đại học này đã bị Tòa án Hawaii tuyên bố giải thể từ tháng 10 năm 2003. Hiện chỉ có một đại học, nếu dịch sang tiếng Việt thì cũng có tên là Đại học Nam Thái Bình Dương, song tên tiếng Anh không phải là “Southern Pacific University”, mà là “The University of South Pacific” của Fiji, chứ không phải của Mỹ.

Phải chăng ông Nguyễn Ngọc Ân đã xài bằng giả? Tờ Sài Gòn Tiếp Thị kể thêm rằng, họ đã đem chuyện của ông Ân đi hỏi một cán bộ lãnh đạo của tỉnh Phú Thọ. Cán bộ này kể, sau khi học xong chương trình tiến sĩ ở Đại học Nam Thái Bình Dương, ông Ân đã trình văn bằng tiến sĩ cho Ban Tổ chức Tỉnh ủy xem và bằng đó là bằng thật.

Trên Internet, hiện có một trang web, với địa chỉ web là: http://www.ope.ed.gov/accreditation/Search.aspx, do Bộ Giáo dục Mỹ lập, nhằm giúp mọi người kiểm tra xem trường đại học mà họ quan tâm đã được công nhận về chất lượng đào tạo hay chưa, chúng tôi đã thử dùng trang web này để kiểm tra và kết quả cho thấy “Southern Pacific University” không nằm trong hệ thống đại học đã được kiểm định chất lượng giáo dục.

Bằng thật?

Thông tin về việc Ban Tổ chức Tỉnh ủy Phú Thọ xác định, văn bằng tiến sĩ do Đại học Nam Thái Bình Dương cấp và ông Nguyễn Ngọc Ân xuất trình là bằng thật, đã khiến chúng tôi thấy rằng, cần phỏng vấn những người am tường về hệ thống đại học ở Mỹ. Chúng tôi đã gọi Tiến sĩ Trần Hữu Dũng, hiện giảng dạy về kinh tế tại Đại học Wright State, ở Dayton, bang Ohio, Mỹ…

Trân Văn: Thưa giáo sư, tại Mỹ có thứ bằng cấp mà tính chất vẫn như người Việt ở trong nước gọi là bằng đểu không?

GS Trần Hữu Dũng: Tôi không quen thuộc với danh từ bằng đểu nhưng ở Mỹ có những trường gọi là trường trong ngoặc kép vì nó không phải là trường.

Năm ngoái có một cặp vợ chồng mướn một cái máy in, in bằng cấp rồi họ bán, rồi đổ bể. Có nhiều loại như vậy thành ra không phải là chuyện lạ ở Mỹ. Gần như cứ vài tuần lễ lại đổ bể một chuyện như vậy…

Trân Văn: Thế thì để ngăn chặn những loại bằng cấp đó, xã hội có phương thức nào giúp kiểm chứng bằng cấp là thật hay đểu không?

Thực sự những người mà làm những cái bằng giả như vậy rất là khôn ngoan. Họ dùng những tên rất là kêu, những cái tên đó giống như là trường thật.

GS Trần Hữu Dũng

GS Trần Hữu Dũng: Đây là xã hội tự do nhưng người ở Mỹ thì họ biết trường nào danh tiếng, trường nào không, thành ra chuyện đó không khó lắm.

Hiện giờ kỹ thuật in bằng dễ dàng thành ra những ai có máy in thì có thể phát bằng hay là bán bằng cho người khác được nhưng mà những người hiểu biết thấy những cái bằng đó thì họ biết ngay nó vô giá trị và khinh bỉ những người có bằng cấp đó nữa. Thành ra không có ai lừa bịp được ai, nhất là những người có hiểu biết.

Có một số người thích có bằng cấp để họ treo trong phòng khách thì không ai cấm cản họ được. Thành ra bất cứ xã hội nào cũng có chuyện đó!

Trân Văn: Theo chúng tôi được biết thì Mỹ có phân loại hệ thống đại học được accredited, được kiểm định giáo dục và hệ thống…

GS Trần Hữu Dũng: Dạ đúng rồi! Đúng là như vậy bởi vì những người mà hiểu biết thì người ta nhìn bằng cấp, người ta biết trường đó có accredited hay không. Biết ngay. Đó là chuyện không thể nào lừa bịp ai được hết! Người ta thấy cái tên trường người ta biết ngay. Chuyện đó không khó khăn gì hết. Bây giờ có Internet, anh chỉ cần vô là biết ngay, không cần hỏi ai nữa.

Trân Văn: Thưa ông, liệu ở Mỹ có trường đại học nào thuộc nhóm đã được kiểm định giáo dục mà tiếp nhận những sinh viên nước ngoài, rồi trao học vị tiến sĩ cho họ mà người học không có kỹ năng nghe – nói – đọc – viết tiếng Anh…

GS Trần Hữu Dũng: Không bao giờ có chuyện đó được! Không thể nào có chuyện đó được. Cái đó tuyệt đối là không! Bởi vì trường nào mà có như vậy thì trường đó không thể nào được chứng nhận.

Nếu người nào mướn tôi dạy trường đó mà tôi biết trường đó như vậy thì tôi cũng không chịu đi làm. Bởi vì nếu dính líu vào những chuyện đó thì mất hết tất cả uy tín.

Chuyện này không thể nào xảy ra được hết! Tôi dám chắc là như vậy!

Trân Văn: Thưa ông là một giáo sư đại học lâu năm tại Mỹ, ông có bao giờ nghe nói đến trường đại học có tên là Nam Thái Bình Dương chưa?

GS Trần Hữu Dũng: Vâng có! Thỉnh thoảng tôi có nghe! Thực sự những người mà làm những cái bằng giả như vậy rất là khôn ngoan. Họ dùng những tên rất là kêu, những cái tên đó giống như là trường thật.

Ví dụ như là ở California thì có nhiều trường nổi tiếng như là University of Southern California thì họ đặt tên ví dụ như là University of South California. Trường đó không có ai biết hết nhưng mà người ở ngoài nghe Califonia rồi South này kia thì dễ lầm. Thành ra họ lợi dụng những từ như vậy để họ lừa người khác. Họ cũng khôn ngoan khi dùng những tên trường thoạt nghe thì có vẻ nổi tiếng nhưng mà những người hiểu biết, biết ngay là trường dỏm.

Đến đây, những thắc mắc liên quan đến giá trị của tấm bằng tiến sĩ mà ông Nguyễn Ngọc Ân, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ, sử dụng coi như đã được giải đáp. Song câu chuyện về tấm bằng này lại mở ra một vấn đề khác, đó là kế hoạch chi 700 triệu đô la để đào tạo 20.000 tiến sĩ của Việt Nam có những dấu hiệu cho thấy rất đáng phải quan tâm. Những dấu hiệu ấy sẽ được tổng hợp và tường trình trong bài kế tiếp. Mời quý vị đón theo dõi…


Giám đốc Sở lấy bằng Tiến sĩ ở Mỹ nhưng không biết tiếng Anh

Tháng Sáu 17, 2010
Quantcast

Hơn một tuần nay, dư luận tỉnh Phú Thọ xôn xao khi được biết ông Nguyễn Ngọc Ân, giám đốc sở Văn hóa- Thể thao và du lịch tỉnh Phú Thọ đã có học vị tiến sĩ với đề tài “ vấn đề di sản văn hóa với việc phát triển kinh tế du lịch tỉnh Phú Thọ”.

Sự việc bắt đầu từ khi ban tổ chức hát Xoan tỉnh Phú Thọ giới thiệu ông Ân là “tiến sĩ” làm nhiều người ngỡ ngàng, vì trước đó ông Ân chỉ là cử nhân tại chức kinh tế – quốc dân khóa 24 (lớp học được tổ chức tại thành phố Việt Trì).

Ông Nguyễn Ngọc Ân cho biết, ông có ý định làm tiến sĩ về đề tài này đã lâu. Tháng 6-2008, ông được bổ nhiệm làm giám đốc sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch thì mọi việc mới bắt đầu với sự giúp sức của các cán bộ chuyên môn trong sở. Ông cũng cho biết học vị của mình là tiến sĩ kinh tế quản trị kinh doanh chứ không phải là tiến sĩ khoa học. Viện kinh tế (Bộ Tài chính) là nơi giới thiệu ông đi làm tiến sĩ tại trường đại học Nam Thái Bình Dương của Hoa Kỳ.

Ông Ân khẳng định trong thời gian làm tiến sĩ từ tháng 2-2007 đến 9-2009, ông có sang trường đại học này để học hai đợt, mỗi đợt một tuần, được nghe giảng tiếng Anh qua phiên dịch sang tiếng Việt và ngay cả khi ông bảo vệ luận án cũng có người dịch cho ông từ đầu đến cuối.

Và ông cũng khẳng định ông tự học là chính thông qua tài liệu của trường đại học Nam Thái Bình Dương soạn bằng tiếng Việt và đĩa CD. Trường đại học Nam Thái Bình Dương cũng không yêu cầu những nghiên cứu sinh như ông Ân phải biết tiếng Anh, không phải thi đầu vào mà chỉ cần gửi đề cương sang cho họ…chỉnh sửa là được.

Ông Ân khẳng định trong thời gian làm tiến sĩ có sang trường đại học này để học hai đợt, mỗi đợt một tuần, được nghe giảng tiếng Anh qua phiên dịch sang tiếng Việt và ngay cả khi ông bảo vệ luận án cũng có người dịch cho ông từ đầu đến cuối.

Ông Ân cũng cho hay, luận án tiến sĩ quản trị kinh doanh của ông không có người hướng dẫn nhưng lại có tới ba người phản biện!

Trao đổi với chúng tôi, một lãnh đạo tỉnh Phú Thọ (xin được giấu tên) cho biết, khi ông Ân đi đào tạo tiến sĩ, tỉnh cũng hỗ trợ kinh phí. Sau khi hết thời gian “tu nghiệp” ở Nam Thái Bình Dương (thực chất là ông vẫn làm việc tại tỉnh nhà), ông Ân cũng trình văn bằng tiến sĩ với Ban tổ chức tỉnh ủy và bằng đó là bằng thật.

Tuy nhiên, vị lãnh đạo tỉnh này cũng cho biết, quy trình đào tạo tiến sĩ của ông Ân “có vấn đề” vì Bộ giáo dục- đào tạo đã có quy chế đào tạo tiến sĩ hẳn hoi. Theo đó, nghiên cứu sinh phải có bằng thạc sĩ hoặc tốt nghiệp đại học hệ chính quy loại khá trở lên, có thư giới thiệu của hai giáo sư hoặc phó giáo sư có uy tín giới thiệu. Và một điều kiện bắt buộc là phải có đủ trình độ ngoại ngữ để tham khảo tài liệu, tham gia hoạt động quốc tế về chuyên môn phục vụ nghiên cứu khoa học và thực hiện đề tài luận án.

Tại tỉnh Phú Thọ hiện còn có khoảng 10 người cũng được đào tạo tiến sĩ như theo kiểu của ông Ân!


Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phú Thọ

Đường Trần Phú, phường Gia Cẩm, TP Việt Trì

ĐT: (84-210) 3846 390

Fax: (84-210) 3848 545

Email: phutho@bvhttdl.gov.vn

Giám đốc: Ông Nguyễn Ngọc Ân

Phòng Quản lý Du lịch:

ĐT: (84-210) 3852 377

Fax: (84-210) 3848 545

Tuesday, June 1, 2010

Kim Dinh-Những Học Gỉa Mở Đường cho THUYẾT VIỆT NHO

Những Học Gỉa Mở Đường cho THUYẾT VIỆT NHO
Kim Dinh

những học giả mở đường cho

thuyết việt nho








KIM ĐỊNH

Có vài bạn rất hoan nghênh triết thuyết Việt Nho theo nghĩa an vi , nhưng muốn tôi từ bỏ Việt Nho theo nghĩa thứ hai là Nho của Lạc Việt , vì quá động trời , không những trái với sử sách mà còn có thể gây bất tiện hoặc làm trò cười cho người, vì sợ tôi nói ẩu theo lòng ái quốc quá khích chứ không có căn cứ khoa học . Mấy bạn đó muốn đã viết ra là phải viết sao cho quốc tế đọc, chứ không chỉ viết cho người mình. Ðó là những lo ngại do cảm tình với chúng tôi , vì thế mới có những giòng này để các bạn đó yên tâm .

Trước hết tôi thấy không có gì gọi được là di hại cho ai cả. Trước hết là riêng cho tôi vì đó chỉ là giả thuyết có chiếm nhiều lắm cũng mới chừng 10 % trong công trình chung của tôi, nếu sau này có ai bác được thì triết thuyết an vi vẫn còn đó, vì hai đàng có nền tảng độc lập .

Thứ đến cũng không có di hại cho sinh viên , vì theo tôi thì đại học không những truyền đạt những tri thức đã sở đắc mà còn phải tìm thêm những chân trời mới . Mà đã nói tìm cái mới thì phải đặt giả thuyết làm việc để hướng dẫn sự tìm kiếm. Sau này nếu không bị loại bỏ thì giả thuyết trở thành một chủ thuyết, tức là mở rộng thêm chân trời, còn nếu bị bác bỏ thì cũng còn lại được một số khám phá. Ðó là nhiệm vụ của đại học. Ðưa ra lý thuyết rồi lại đem ra một thí dụ để thực tập, sai đâu sửa đó . Thế thì có chi di hại đâu . Nhất là tôi chỉ coi đó là phần phụ nên ít khi đem ra thuyết trinh ở đại học. Ðôi khi có nói đến thì cũng phớt qua, và là những lúc giải trí. Vì tuy chỉ là một thử thách đi tìm cái mới đưa ra cho sinh viên tập làm việc, nhưng vì chiến tranh liên miên, nên trình độ sinh viên chưa đủ sức với tới và nhất là tài liệu quá thiếu thốn không đủ tạo điều kiện làm việc , nên tôi giảng về triết thuyết an vi quá 90 % , còn Việt Nho chỉ lâu lâu nhắc đến cho vui, chờ đợi thời bình sẽ đi sâu .

Sau cùng tôi cũng không thấy có bất tiện nào đối với Tàu hay giới học giả quốc tế , vì đây không là chính trị, mà chỉ là vấn đề văn học khoa học, thì ai cũng có quyền đặt giả thuyết , miễn là phải theo phương pháp khoa học. Mà cho được như thế thì cần nền tảng khoa học, mà trước hết các tài liệu đã được giới học gỉa quốc tế nhìn nhận là đứng đắn , được dùng khắp trên thế giới; sau là các khoa phù trợ cũng phải được nhìn nhận như tâm phân, xã hội học, nhân chủng học. Có người hỏi tại sao có quyền thâu gọn vào vài điểm như du mục và nông nghiệp. Xin thưa nhờ những khoa nhân văn mới đó . Thí dụ Cơ cấu luận thì mục đích là đi tới tổng hợp, đi tới mấy hằng số , . . . nhờ đó mà tôi dám đưa ra nhũng cặp danh từ nông du, chiêu mục, số hoá , số phá . . . . Nhưng đây là phần tế vi đã đi sâu vào triết rồi , nên xin thông qua .Bây giờ tôi chỉ xin nói đến các tài liệu đã được sử dụng trong việc đưa ra giả thuyết Việt Nho.

Có người cho là tôi bất kể tới lịch sử . Ðiếu đó không đơn sơ như vậy .

Tuy không chú ý đến lịch sử do người Tàu và Ta viết , nhưng còn do những học giả quốc tế thì có chứ. Sở dĩ như vậy vì nghĩ rằng cái nhìn của họ vừa vô tư, vừa theo phương pháp khoa học hơn các tác giả Tàu và Việt .

Trong bài này tôi nói đến một số người mà tôi có may mắn được đọc. Tôi gọi may mắn vì sự tìm tài liệu về cổ sử nước nhà cả là một chuyện diệu vợi, tôi không hề dám tự phụ là biết hết như có người gán bừa cho tôi rồi lại chứng minh là chưa biết hết! Thuyết Việt Nho gồm hai đề quyết lớn :

.- Một là người Lạc Việt làm chủ nước Tàu trước .

- Hai là người Lạc Việt đã góp công vào việc hình thành Nho giáo sơ khởi .

Theo đó, các tác gỉa gọi được là mở đường cũng có hai loại:

Loại đầu giúp cho thấy sự thực thứ nhất là các ông D’Hervey, De Lacouperie, Eberhard , và nhóm đại học Yale v . v . . . Còn đề quyết thứ hai thì các ông Granet và Paul Mus v . v . . Hai chữ vân vân muốn nói đây chỉ là những đại biểu vì không thề kê khai hết mọi sách đã đọc : việc đó buồn tẻ. Nhưng điều muốn nói ở đây là đuờng hướng của mấy người đại biểu kia .

Người đấu tiên phải kể là bá tuớc D’Hervey De Saint Denys.

Dịch giả bộ “ Văn hiến thông khảo ” của Mã Ðoan Lâm ( một Tống Nho thế kỷ 13 ) với nhan đề là Ethnographie des peuples étrangers à la Chine par Ma Toan Lin. 1876. D’Hervey là giáo sư dạy tiếng Tàu tại Paris và có chân trong Viện Hàn Lâm Pháp .Ông là nguời đầu tiên đã hé nhìn thấy sự thực khác với cái nhìn thông thường của các học giả . Ông viết về học giả Klaproth cũng như các người đương thời khi họ than phiền vì thiếu tài liệu nói đến những dân đã vào nước Tàu trước , thế mà lại không nhận thấy là đã có khá nhiều rồi đó , trong quyển “ Văn hiến thông khảo ”. Là vì quá quen với quan niệm coi toàn nước Tàu này đã được chia ra như vậy từ lâu, ngay từ đời Mã Ðoan Lâm , mà không ngờ là họ Mã nói đến những dân bên ngoài bờ cõi nước Tàu ( lúc ấy ) Chính tôi ( D’Hervey ) cũng bị lầm như vậy khi đọc đến phần dành cho các chi tộc miền Nam . Tôi cứ tưởng Nam là những miền thuộc Vân Nam hay bán đảo sông Hằng bên Ấn Ðộ, ai ngờ Nam ở đây lại là bờ sông Dương Tử ở giữa nước Tàu, nơi ấy tôi thấy họ còn giữ được một nửa địa bàn tổ và dần dần tôi mới nhận ra sự giả tạo của cái nền thống nhất chính trị ( nước Tàu ) đã lừa gạt biết bao nhà nghiên cứu về Ðông phương ”

“ Sự thực là từ Ðông sang Tây một miền nằm từ Bắc sông Dương Tử mấy trăm dặm mà trở xuống toàn là thổ dân chưa hẳn suy phục Tàu, mà chỉ có mấy ông quan người Tàu cai trị . Phía Nam nữa là những nước còn đứng nguyên vẹn, có vua và luật pháp riêng, thuộc chủng tộc riêng . Vua Tàu có phong tước ban ấn và bắt nạp một số cống phẩm thì chẳng qua là để che đậy những sự sát nhập hão huyền . Chứ thực ra thì thế kỷ 13 nước Tàu chưa to bằng một nửa ngày nay, vả tuy đế quốc Tàu có lịch sử văn minh và thể chế lâu đời cả hàng 30 thế kỷ nhưng xét về diện tích và nền thống nhất như nay thì kể là còn khá mới ( P . III.)

Ta có thể thấy chứng minh điều đó khi họ Mã kể lại chuyện Tù trưởng của man Di tên là Hoàn Ðản đã mở rộng biên cương đến bờ sông Hoàng Hà và đặt nền ngoại giao với triều đại Bắc Ngụy là Hiếu Văn, niên hiệu Diên Hưng ( 471– 475 ) và nhận được chức “ Chính Nam tướng quân , Kinh Châu thứ sử Tương Dương vương ” . Ðó là chỗ ông D’Hervey nhận xét về địa bàn của chủng Bàn Hồ ăn tới bờ sông Hà , còn miền Nam thì họ không đi qua phía Quý Châu và miền Nam . Tù trưởng của chủng này tên là Hoàn Ðản đóng đô ở Tương Dương ( hầu chắc là Hồ Bắc cách Dương Tử Giang 400 dặm ).Nước Tương Dương này không còn để dấu vết nào trong sử sách nhưng nó rộng hơn bất cứ nước chư hầu nào đời Chu. Sở dĩ họ đi với Bắc Nguỵ là để đối địch với Tống triều đang đóng đô ở Biện Phong ( nay là Khai Phong , phủ Hà Nam ) ( Mã 23 ) Sử liệu trên cho thấy rõ biên cương Tàu vào thế kỷ thứ 6 hảy còn hẹp, sau này mở xuống dần dần nhưng toàn bằng lối nạp cống, là thứ gây tốn kém cho Tàu nhiều, nên năm 1163 Tống Hiến Tôn đã bãi bỏ việc triều cống và cấm người Tàu mua bán đất với người Man Dao ( Mã 32, xem thêm 34 ).

Trở lên là ít trang tôi trích dịch từ bài tựa của bá tước D’Hervey. Tuy không đồng ý với ông hết, nhưng dầu sao ông cũng gióng lên một tiếng chuông để phòng sự tin tưởng quá đơn sơ vào nền thống nhất của nước Tàu mênh mông.

Sự thực thì nó không mênh mông như người Tàu quen tưởng .

Bây giờ dẫn chứng học giả thứ hai là ông Terrien De Lacouperie, ông là người có chân trong Hàn Lâm viện Anh , Pháp,Tàu và dạy các ngôn ngữ ở Ðông Dương tại đại học London , có trước tác nhiều, nhưng ở đây chỉ chú ý cách riêng đến quyển The languages of China before the Chinese. London 1887. Tái bản tại Ðài Loan năm 1970. Trong quyển này tác giả đã phàn nàn về sự ít tài liệu khi cần nghiên cứu về các dân đã đến cư ngụ nước Tàu trước người Tàu . Lâu lâu sử Tàu dành cho họ vài chi tiết cách khinh thường . Người Tàu ngại sự nhìn nhận sự có mặt của những dân không phải là Tàu sống độc lập ngay trong giữa miền họ cai trị. Tuy họ không thể dấu sự kiện là họ đã xâm lăng , nhưng họ đã quen dùng những danh từ lớn , những tên địa dư rộng, để bịt mắt những độc gỉa không chú ý, hầu che đậy buổi sơ khai tương đối bé nhỏ của họ ( They have tried to the use of big werde and large geographical denominations, which blind the unwary readers to shield their comparatively small beginning. p. 3 ) .

“ Muốn tìm hiểu dân đó thì chỉ còn cách đi dò vết tích, nhưng vết tích quá ít vì cho tới nay người ta ít chú ý tới sự quan trọng lịch sử của các chủng tộc tiền Tàu trừ một hai chuyện gợi tò mò . tr. 140 ” Ông kết luận rằng: “ Niềm tin là nước Tàu vốn lớn lao mãi đã từ xưa và thường xuyên như thế chỉ là một huyền thoại. Trái hẳn lại đó là một việc mới xẩy ra về sau. Văn minh Tàu không phải tự nó sinh ra nó mà là hậu qủa của sự thâu hoá. Việc thâu hoá thì nay được nhiều người công nhận , còn thâu hoá tự đâu thì xưa cho là phía Tây, nhưng càng về sau thì càng đông người cho là tự Ðông Nam. p. 4 ”.

Nguời thứ ba là ông Wolfram Eberhard giáo sư đại học Californa, có dậy tại đại học Bắc Kinh và là tác giả quyển : “ A history of China ” do đại học California xuất bản năm 1955. Ông viết : “ Ý kiến cho rằng chủng tộc Hán đã sản xuất ra nền văn minh cao đại hoàn toàn tự lực do những tài năng đặc biệt của họ thì nay đã không thể đứng vững, mà nó phải chịu cùng một số phận như những thuyết cho rằng họ đã thâu nhận của Tây Âu . Hiện nay nguời ta biết rằng xưa kia không có một chủng tộc Tàu, cũng chẳng có đến cả người Tàu nữa , y như trước đây 2000 năm không có người Pháp, người Suisse vậy . p..XIV .“ Nguời Tàu ” chỉ là sản phẩm của một sự pha trộn dần dần theo một tiến trình vừa phiền toái vưà lâu dài của nhiều chi tộc khác, y như các dân của các nền văn hoá cao hơn vậy . p. XV.” Ông viết tiếp : “ Ta thấy rằng đã không có một nước Tàu văn minh còn chung quanh toàn là man rợ, nhưng chỉ có một quốc gia Tàu sống ổn thoả với các nước chung quanh cũng văn minh bằng, tuy theo đường lối khác ”

Xin nhắc qua lại rằng Ông Eberhard đã dạy học bên Tàu và đã để ra nhiều chục năm nghiên cứu về phong tục, lễ lạy của các chi tộc mạn Nam có ghi trong quyển Chinese festival mà chúng tôi đã trưng trong quyển “ Triết lý cái Ðình ” . Trong đó tôi cũng có nhắc đến tài liệu của nhóm giáo sư đại học Yale bên Mỹ do ông Herold Wiens đúc kết trong quyển “ Han Chinese expansion in South China 1967 , nên ở đây tôi không nói chi thêm mà chỉ nhắc qua đến ý kiến của Conrady trong quyển China ( Berlin 1908 ) được Henry Maspéro nhắc tới trong quyển Chine Antique p. 17 đại để như sau :

Theo sử gia trước thì cái nôi văn hoá Tàu nằm trong đồng bằng sông Vị và mạn Nam Sơn Tây , rồi tự đó tỏa ra vùng đồng bằng bên Ðông ( Sơn Ðông ) .

Conrady cho rằng thuyết đó tuy được công nhận vì lâu đời nhưng thực ra không có nền tảng vững. . Trái lại phải đặt nôi đó vào trung lưu sông Hoàng Hà ( vùng Lạc Dương ) rồi từ đó toả ra Tây và Ðông. Ông H. Maspéro cho là giả thuyết của ông Conrady đúng hơn thuyết xưa nhưng gặp khó khăn này là lúc ấy các vùng núi non miền Lạc Dương còn nằm trong tay Man Di, chẻ đôi miền trung nguyên ra. Ðó là ý kiến Maspéro, nhưng tôi có nhận xét rằng : sự hiện diện này không ngăn trở mà còn giúp vào việc cộng tác của văn hoá hai chủng tộc và hợp với khám phá mới hơn như đã nói ở chương đầu , và do đó Lạc Thư không thể là sông Lạc ở Thiểm Tây , mà phải là sông lạc ở Hà Nam, nơi có lu bù tên Lạc : Lạc Dương, Lạc Ấp, Lạc Thành. . . , nghĩa là đã ngấm sâu biểu lộ nơi phát xuất chính .

Sau đây là số tác gỉả chú ý đến nghệ thuật nhưng cũng có nhiều nhận xét cùng chiều hướng .Trong quyển Civilisation de l’Orient phần la Chine ông René Grousset viết : “ Ðời sống người Tàu cổ rất hung dữ và rất giống dân Mễ ây Cơ trong việc coi thường mạng sống con người ”. Câu này chứng tỏ tính du mục ưa võ biền của người Tàu thái cổ .

Sau đây là một sự phân biệt rất quan trọng đã được bà Paul David đua ra trong quyển Arts et Styles de la Chine, Larousse 1951 .“ Không nên nói nước Tàu mà phải nói những nước Tàu : có nước Tàu mạn Bắc gọi là Cathay , có nước Tàu mạn Nam gọi là Manzi. Có Tàu xám mạn Bắc mặc áo len lông thú, uống sữa. Có Tàu xanh phương Nam mặc áo bông ăn gạo . Có Tàu đường sá, có Tàu sông ngòi, có Tàu xe ngựa, có Tàu thuyền bè”. p. 7 ”.Có thể nói thêm về nghệ thuật là có Tàu Thao thiết , có Tàu Quỳ Long , có Tàu Ðiểu Long , có Tàu Ngư Thú . Nhưng đây là vấn đề nghệ thuật dành lại cho một quyển riêng .

Trở lên là những tác giả mở đường cho đề quyết đầu tiên người Lạc Việt vào nước Tàu trước . . . Nhưng các tàc giả này dừng lại đấy và không một ai bước vào phần hai, là : Người Lạc Việt đã đặt nền cho Nho giáo sơ khai .Ðề quyết động trời này thì chỉ có một tác giả giúp tôi vài nhận định sơ sài , đó là Marcel Granet .Ông theo phương pháp mới là tìm sự thực xuyên qua huyền thoại, rồi kiểm chứng bằng xã hội học. Ðó là một phương pháp rất gần với phương pháp huyền sử của chúng tôi. Với cặp danh từ huyền sử tôi muốn nói lên hai tính chất, một là huyển, hai là sử.

Về huyền thì không là sử mà là lý tưởng được diễn tả bằng các sơ nguyên tượng , nên gọi là huyền thoại. Huyền thoại có hai thứ là thần thoại ( thần làm chủ ) và nhân thoại ( người làm chủ ) . Ðúng hơn là sơ nguyên tượng của nhân làm chủ . Vì thế mà huyền sử được dùng những tài liệu mà sử ký không được dùng, thí dụ :

- Lĩnh Nam trích quái.

- Việt Ðiện u linh .

- Liệt Tử.

- Nam Hoa chân kinh .

- Hoài Nam tử .

- Trúc Thư kỷ niên.

- Một số chương của Xuân Thu .

- Ngô Việt Xuân Thu .

- Thuỷ kinh chú .

- Sơn Hải kinh.

và bao sách khác. Ðây là cả một cánh rừng cổ đại hoang vu mà huyền sử phải đi vào đặng tìm vết tích. Nhưng đó là việc diệu vợi, vì người Tàu đã phá huyền thoại hoặc bằng cách huỷ bỏ hoặc đảo lộn thứ tự , đem râu ông lắp cằm bà . Làm thế nào tìm đủ tài liệu, rồi sau đó làm thế nào để đọc ra được cái ẩn ý của người xưa. May thay ông M. Granet đã khởi công đi vào lối này , nên tôi nhờ được khá nhiều do các công trình của ông như hai quyển Dances et Légendes và Fêtes et chansons .




Người thứ hai là ông Paul Mus với quyển Việt Nam sociology d’une guerre . Ðây la quyển sách bàn về xã hội học cũng như văn hoá Việt Nam sâu sắc nhất mà tôi đọc được. Chương giúp tôi nhìn ra hướng Việt Nho hơn hết có lẽ là những trang 17 – 20. Ðại để ông cho rằng Việt Nam có một cái bí quyết về sự độc lập, và cái bí quyết đó phải tìm ở đâu ? Không ở trong địa thế, vì địa thế bất lợi : Bắc bị Tàu chắn, Tây bị núi, Ðông biển , chỉ còn mạn Nam thì đã có người chiếm cứ rồi và do những dân rất mạnh. Chứng cớ là trước kia người Chàm đã nhiều lần uy hiếp Việt Nam, nhưng cuối cùng đã bị Việt Nam tiêu diệt. Vậy người Việt học bí quyết đó với Tàu chăng. Nhưng nếu học với Tàu thì tại sao lại chống được cuộc đồng hoá của Tàu. Tại sao các dân ở Lưỡng Quảng, Quý Châu, Vân Nam gồm cả hàng mấy trăm chi tộc đã bị đồng hoá mà riêng Việt Nam từ bao thế kỷ vẫn lẩn tránh văn minh Tàu, hầu bảo vệ và duy trì nền văn hoá của họ. Nghĩa là người Việt mang trong mình những yếu tố của một nền văn hoá mạnh, và nơi biểu lộ nền văn hoá chính là cái Làng. Phải, cái làng Việt Nam mới chính là di sản sống động nhất của nền văn hoá Việt nam. Nó khác với làng Tàu ở 3 điểm :

1.- Ở chỗ bình quyền : ai cũng có thể dự hàng kỳ mục . Làng Tàu trái lại là thị tộc từ trong cơ cấu nên dành quyền đó cho một họ .

2 .- Thứ đến là bình sản giữ được đến 20 – 26 % , còn Tàu nhiều khi 4 % như cuối đời Tống là thí dụ.

3 .- Tàu có rất nhiều công thương ( yếu tố du mục ) biểu lộ bằng sự có đông thị dân hơn hẳn Việt Nam . Chỉ Việt Nam mới hoàn toàn nông nghiệp, nên tinh thần nông nghiệp sống mạnh bên Việt Nam hơn cả bên Tàu .

Ðó là mấy nét chính có thể dùng làm tiêu điểm cho nhiều cuộc tìm kiếm nhất là lúc trở về nguồn gốc để tìm ấn tích Tổ tiên xuyên qua huyền thoại. Tôi gọi vệc đó là huyền sử , và định nghĩa huyền sử là nền minh triết của dân tộc được diễn tả bằng những mảnh vụn của lịch sử. Nói mảnh vụn vì nó rải rác lộn xộn , lu mờ.

Vậy phải tìm ở đâu : Thưa cả trong huyền thoại, cả trong Kinh Ðiển tức Tứ Thư Ngủ Kinh. Về loại này chúng tôi dùng hai bộ nổi tiếng một là của James Legge gồm 5 quyển lớn trong bộ Chinese classic 1872. Hai là của Couvreur trong bộ Les Humanités d’Extrême Orient ( Cathasia Paris 1951 ). Những bộ bằng tiếng Latinh chúng tôi cũng có nhưng chỉ để xem riêng chứ không trưng. Và khi trưng chúng tôi theo hai nguyên tắc sau: Dùng những bộ đứng đắn nhất. Thứ đến nếu có bằng tiếng Việt thì trưng theo bản Việt để giúp nguời đọc dễ tìm tài liệu .

Có thể hỏi tại sao chúng tôi không dùng bản chữ Nho là vì chúng tôi khởi nghiên cứu khi ở Paris, nên chỉ có thể có sách Tây . Ðến sau nhận ra phương pháp làm việc của các tác giả Tây “ khoa học ”hơn Tàu nhiều, nên không nghĩ tới thay đổi làm gì. Nhất là những bản trên đều đầy đủ nguyên văn chữ Nho . Nhân tiện ở đây cũng nên nói về khả năng tư tưởng của người Tàu và Việt. . . , rất kém nên đọc chán quá . Ban đầu tôi còn đọc qua về sau không buồn rớ tới tác giả nào nữa . Bao nhiêu biểu tượng đã trở thành biểu hiệu rổng, nếu không là khung chở những suy luận nhảm. Ðọc họ tôi có cảm tưởng như ông Keun nghĩ về những thợ Tàu rất giỏi nhưng không hiểu gì về nghệ thuật .

Về sau tôi nhận ra nhiều học giả cũng nhận xét y như tôi nghĩ, thí dụ Keyserling trong Journal 133 và Granet trong Socio. 69 – 70 . Phương pháp xã hội thì mới được đưa vào , còn trước kia toàn là văn học kiểu chú sớ tầm chương đọc sao nổi . Thế là tạm xong phần huyền .

Bây giờ đến phần sử thì chúng tôi chỉ dùng của người Tàu có hai tác giả : một là Tư Mã Thiên và hai là Mã Ðoan Lâm . Ngoài ra ít dùng các tác giả khác , phần vì chưa tìm được tài liệu và thì giờ nhưng nhất là vì không muốn nhìn theo lối người Tàu , bởi họ đã bị thiên kiến như chúng tôi sẽ trưng bằng chứng nơi khác, chỉ có vài tác giả chúng tôi dùng tạm như Mộng Văn ThôngChu Cốc Thành . Nhưng sau chúng tôi đã bổ khuyết bằng tài liệu của đại học Yale, nhất là của học giả Eberhard và Herold Wiens đúc kết nhiều công trình nghiên cứu khác. Ngoài ra các học gỉa quốc tế về Trung Hoa ( Sinologues ) thì chúng tôi cũng tìm được phần lớn như Joseph Needham trong bộ Science et Civilisation in China . Cambridge University 1954 và H. G. Creel . La naissance de la Chine . Payot 1937. Nói tóm lại thì chúng tôi cố dùng những tài liệu đúng đắn nhất được quốc tế thừa nhận.

Như vậy bảo chúng tôi không coi sử ra gì là sai .

Chúng tôi nghĩ căn cứ trên bấy nhiêu tài liệu là đủ, vì chỉ cần lý chứng cái nhiên đã đủ đưa ra giả thuyết. Còn chứng minh là việc làm dài hơi, nhưng dài hơi chưa hẳn là cần lâu năm vì trong triết lý cũng như khoa học có những yếu tố quan trọng hơn thời gian nhiều, thí dụ cái nhìn trực thị mà đôi khi có người gặp được thì đi mau hơn cả một hai ba đời dầy công mà thiếu nó .

Có người lấy làm lạ tại sai tôi không dùng tài liệu của BEFEO. Xin thưa cũng có chứ nhưng ít thôi , không những vì họ là người Pháp có thể thiên lệch ( nói chung , chứ có nhiều ngoại lệ như trường hợp các ông Tavernier, Briffault . . . ) nhưng nhất là vì đối tượng của họ hầu hết rút gọn vào Ðông Dương . Còn đối tượng của tôi là trận tuyến văn hoá bao la, dàn dài ra khắp miền Viễn Ðông; bên kia là Hoa Hán, bên này là Viêm Việt , tức là toàn khối Nhung, Man, Di, Ðịch . . . . với một nền văn hoá phôi thai, mang tính chất nông nghiệp, mà đại biểu lúc xưa được nhiều học giả công nhận là Việt và cho tới nay cũng còn được là thế ( Need I . 89 ) .

Trở lên là những tài liệu tôi đã dùng, tất cả đều có giá trị quốc tế và nói chung là những tài liệu đã vượt giai đoạn ấu trĩ của Hoa học ( Sinologie ) .Vậy là tôi nói đường đường trên quốc tế , chứ không có chuyện nói thầm trong góc nhà Việt Nam đâu . Vì thế ai muốn bác bỏ thì cũng phải theo những tiêu chuẩn quốc tế về tài liệu lẫn phong thái và cần trước hết là tìm hiểu xem tác giả muốn nói cái chi đã. Không hiểu điều đó mà cũng phi bác bâng quơ thì chỉ tổ làm mất cảm tình. Sau này ai bác bỏ được thuyết Việt Nho, thì tôi cũng sẵn sàng từ bỏ, không một chút ngần ngại, bởi vì nó chỉ là món phụ thoạt kỳ thuỷ được đưa vào vì lý do hầu hết người đọc chưa hiểu triết thuyết an vi là gì, nên trong khi chờ đợi hảy dùng “ bốn món ăn chơi ” cái đã để cho triết thuyết an vi ngấm dần. Khi đã ngấm thì sẽ nhận ra triết thuyết an vi mới quan trọng hơn thập bội triết sử Việt Nho . Bởi chưng cần triết lý phụng sự con người, còn triết đó bởi đâu phát xuất là vấn đề hết sức tuỳ phụ. Có nó hay không có nó triết thuyết an vi vẫn toàn vẹn . Thế nhưng sự vụ lại xẩy ra quá điều tác giả dự trù : hầu hết món ăn chơi này nên dùng đã đời rồi tráng miệng ra về luôn. Có kẻ thì lại la lối ầm ỷ làm cho một số người thì thầm với nhau phen này Việt Nho xuống đất đen. Thế nhưng ầm ỷ mặc , cối cứ xay đều, và vì đứng bên bờ duy sử mà hò với hét ( có độc gỉả viết cho chúng tôi như vậy ) thì làm sao mà hiểu nổi để mà bác với bỏ. Vì thế tôi cứ để thuyết Việt Nho y nguyên cho bầu khí văn học Việt Nam thêm sinh động, ít nhất nó cũng giúp cho nhìn được kỹ lượng hơn khuôn mặt của triết lý an vi.

KIM ĐỊNH

Counter