LTS: Những bài vở trên đây không nhất thiết là quan điểm của diễn đàn. Mục đích để đóng góp tài liệu tham khảo, tài liệu lịch sử làm phong phú thêm trí tuệ, làm sáng tỏ sự thật, vạch trần tội ác tập đoàn việt gian Cộng Sản. tội ác tên Giặc Hồ Chí Minh và bè lũ tay sai việt gian bán nước đã cố tình bưng bít, dấu kín, xuyên tạc lịch sử Việt Nam, giết hàng chục triệu người dân vô tội, bỏ tù hàng triệu quân cán chính VNCH, bán đất dâng biển, làm nô lê cho Tàu, Nga..v.v..
" Hiểu một thời đại nghĩa là phải lấy con tâm và con mắt lịch sử, nghiệm qua các thời đại để mà đứng trên nền tảng với điều kiện đó để mà hiểu thời đại đó.""[HH-trang45]
" Để phục hưng và phục hoạt, phải lấy một con mắt nghiêm ngặt Việt, đứng siêu nhiên trên lập trường Việt, thi thiết bằng những chính sách và kế hoạch siêu nhiên và nghiêm ngặt, có một thái độ nghiêm ngặt và siêu nhiên lịch sử Việt."[HH-trang45]



HOME-Tro Ve Trang Chinh




Tuesday, January 18, 2011

Cấm Tử Thành Bắc Kinh là của người Việt xây 600 năm trước.

LTS- Tổ quốc Việt Nam đang bị bọn Tàu Hán xâm lăng với sự tiếp tay với tập đoàn việt gian Cộng Sản bán nước. Liệu chúng ta có phải trở về 1000 năm Bắc thuộc không ?
Người dân việt hãy nhìn vào lịch sử tổ tiên đã có công dựng nước và giữ nước . Chúng ta không sờn lòng đấu tranh. Một cậu bé tài giỏi như Nguyễn An bị bắt đem về Tàu làm nô lệ, lúc 16 tuổi đã vươn lên xây thành Bác Kinh trong 3 năm và kỳ công này vẫn tồn tại 600 năm sau. Hiện nay Tàu chưa có phương thức nào để dời "cấm tử thành" ra khỏi nước Tàu để thay thế bằng biểu hiệu thuần túy của Tàu. Nói cách khác , văn hóa, văn minh Bách Việt đã ăn sâu vào đời sống Tàu không thay đổi được. Thêm vào đó , mưu đồ xâm lược toàn thế giới của tên súc sanh Mao Trạch Đông và quân Hồng Mao giết hại hơn 35 triệu người dân thời "đại nhảy vọt". Dân số 1,3 tỷ người sống trên đất Tàu là của hàng trăm sắc tộc khác nhau bị Tàu đô hộ, lúc nào cũng âm ỉ lửa đấu tranh giành lại quê hương, giành lại đời sống bản sắc của dân tộc. Đảng Cộng Sản Tàu lo sợ đang trên đà xụp đổ, bọn Cộng Sản Tàu thay thế tên Gian Ác Mao Trạch Đông bằng hình tượng Khổng Tử tại Cấm tử Thành. Có nghĩa là, Tàu muốn xoa dịu nhân dân bằng giáo lý Khổng Tử, đừng nổi dậy dập tan bọn Tàu Cộng . Khổng tử ghi trong tài liệu của ông là ông không sáng tạo chân lý để sống, ông chỉ nghe, thâu thập và chép lại thành Tứ Thư Ngũ Kinh. Tức là sao chép lại từ Kinh Dịch của văn minh Bách Việt là tổ tiên của dân tộc Việt Nam. Như vậy từ kiến trúc, văn hóa Tàu không có, Tàu vay mượn của dân tộc bị trị là Bách Việt để an dân, trị nước. Có nghĩa là Tàu chỉ biết móc túi, ăn cắp của người khác, không có tinh thần sáng tạo. Người dân Bách Việt hãy ngẩng cao đầu , tìm trong xương tủy, trí tuệ của mình, tìm trong giòng máu đang sôi sục chảy về tim, tìm tổ tiên trong hình bóng của người anh em mình để phục hồi văn hóa 1000 năm văn hiến, để đuổi bọn Tàu xăm lăng, dành lại quê hương Đại Việt từ sông Dương Tử trở về Phương Nam, nối gót cha ông xây lại cơ đồ Văn Minh Bách Việt.

Bức tượng cao 9,5m đặt ở Thiên An Môn - Ảnh: AFP
Ngày 13-1, Trung Quốc đã ra mắt bức tượng Khổng Tử khổng lồ đặt tại quảng trường Thiên An Môn ở trung tâm thủ đô Bắc Kinh.



TRẺ VIỆT ÂU CHÂU PHỤ ĐỀ VIỆT NGỮ CHO PHIM ĐỨC CA

NGỢI NGƯỜI VIỆT XÂY TỬ CẤM THÀNH BẮC KINH


Bộ phim TỬ CẤM THÀNH.
Có thể dùng PC "burn" vào DVD tất cả những phần này từ Part 1 cho đến hết Part 6 . Đây là tài liệu lịch sử rất quý giá trong kho tàng văn hóa VN mà người Tàu đã dấu diếm trên 600 năm bây giờ mới được "phanh phui" ra.

Trong mt b phim do đài truyn


hình Đc thc hin và được


ph đ Vit ng vì ni dung ca


cun phim nhm ca ngi công


trình kiến trúc tuyt vi ca mt


người Vit Nam, mà người Tàu



cm nhm hàng my trăm năm


qua, nay đã b thế gii phanh phui.


Mời xem bộ phim Tử Cấm Thành :



Trên các diễn đàn Internet vừa xuất hiện một bộ phim do đài truyền hình Đức thực hiện và được phụ đề Việt ngữ vì nội dung của cuốn phim nhằm ca ngợi công trình kiến trúc tuyệt vời của một người Việt Nam. Kiến trúc này đã được người Tàu cầm nhầm hàng mấy trăm năm qua, nay đã bị thế giới phanh phui.


Công việc phụ đề Việt ngữ cho bộ phim lịch sử này do 3 người trẻ ở Âu châu khởi xướng và thực hiện. Thoạt tiên do cô Phương Thùy (Finland) giới thiệu và Xuân Trường cùng Cẩm Vân (Germany) bắt tay thực hiện và hoàn tất vào giữa tháng 9, 2009.
Mọi người có thể download và xem thoải mái trên YouTube hoặc vào trang nhàwww.vnlibraryonline .com (trong phần Phim-Hình, chọn “Phim Video” để xem).

Bộ phim “Tử Cấm Thành : Bản Di Chúc Của Một Bạo Chúa” được phát hình rộng rãi từ tháng 11 năm 2008. Nội dung phim xoay quanh bạo chúa Tàu triều Minh, Thành Tổ Vĩnh Lạc, tức Chu Đệ, con thứ tư của vua khai sáng triều Minh Chu Nguyên Chương. Từ bé, Chu Đệ được đánh giá là người đa mưu, túc trí. Khi mới 9 tuổi đầu, Chu Đệ đã một mình, không cần tùy tùng, có thể tự mưu sinh được trong rừng sâu núi thẳm. Sau khi dấy binh cướp ngôi vua từ tay ấu chúa vốn là cháu của mình, Chu Đệ đã ra tay tàn sát tất cả triều thần cũ để trừ hậu hoạn và thay vào đó, ông trọng dụng thái giám. Trong đám thái giám cận thần, có Nguyễn An, nguyên là tù binh từ Việt Nam, được Chu Đệ giao cho việc vẽ kiểu và chỉ huy hàng triệu nhân công để xây dựng cung đình, nội phủ cho Minh triều.

Phim có đoạn mở đầu thật hay :
“Tử Cấm Thành giữa trung tâm Bắc Kinh, một thời là nơi ngự triều của những hoàng đế Trung Hoa hùng mạnh, ngày nay vẫn là cung điện lớn nhất trên thế giới. Lịch sử của nó gắn với hoài bão của một con người. Tên ông ta là: Chu Đệ.
“Chu Đệ là một kẻ tiếm ngôi, ông đã dùng bạo lực để dành quyền thống trị Trung Hoa. Chu Đệ đày đọa tất cả những ai cản trở tham vọng quyền lực tuyệt đối của mình. Biểu tượng quyền lực của vị hoàng đế này là Tử Cấm Thành, một thế giới đầy bí ẩn với những nghi lễ duy trì từ đời này sang đời khác.

“Viên thái giám Nguyễn An là kiến trúc sư trưởng của công trình này. Thiết kế bậc thầy của ông dựa trên những chuẩn mực lâu đời. Không có chi tiết nào được phát thảo một cách ngẫu nhiên, mà tất cả đều mang một ý nghĩa biểu trưng nào đó.
“Làm thế nào mà Nguyễn An lại có thể xây dựng một cung điện đồ sộ như thế chỉ trong có 3 năm ?
“Tham vọng xây dựng một cung điện sánh ngang với đất trời của Chu Đệ đã trở thành hiện thực. Tuy nhiên công trình để đời của ông lại chứa đựng sẵn trong nó mầm mống của sự suy tàn...”

Thế mà suốt trong 600 năm liền, người Tàu dấu nhẹm tác giả công trình xây dựng Tử Cấm Thành, niềm hãnh diện của dân tộc và đất nước Trung Hoa. Nay thì đã có các công trình soi sáng lịch sử, đưa sự thật ra công luận.

Đầu tiên là đại học Cambridge, Hoa Kỳ, vào năm 1986, ghi thuật chi tiết việc kiến trúc Tử Cấm Thành vào thời Minh Thành Tổ, do kiến trúc sư Nguyễn An, người Việt Nam đảm trách.

Tháng 9 năm 2008, Trung Tâm Nghiên Cứu Văn Hóa Việt Nam tại Little Saigon, California, cho xuất bản tác phẩm Việt Nam: Suối Nguồn Văn Minh Phương Đông của tác giả Du Miên. Đề tài người Việt Nam vẽ kiểu và xây Tử Cấm Thành Bắc Kinh chiếm ¼ nội dung tác phẩm.

Tháng 11 năm 2008, đài truyền hình ZDF Dokukanal (Germany) thực hiện bộ phim Tử Cấm Thành Bắc Kinh : Bản Di Chúc Của Một Bạo Chúa, một lần nữa làm sáng tỏ thêm về tác giả công trình kiến trúc đồ sộ bậc nhất thế giới này : Nguyễn An, một tù binh Việt Nam.

Gần đây, Trung Cộng được thế giới để ý nhiều trên cả 2 mặt xấu và tốt. Sự phát triển kinh tế và bành trướng sức mạnh quân sự của TC đã được ví von là ngang ngửa với siêu cường Hoa Kỳ. Bên cạnh đó, thế giới đã thận trọng với những gì liên quan đến nhãn “Made in China”, thường là hàng nhái, kém phẩm chất và đôi khi đầy chất độc hại.

Tại các nước láng giềng, TC càng củng cố quyết tâm đồng hóa Tây Tạng ; kiềm tỏa Miến Điện, Bắc Hàn và chứng tỏ vai thiên tử và chư hầu giữa Bắc Kinh và Hà Nội.

Mối bang giao “hữu hảo” giữa TC và VN ngày càng hé lộ nhiều âm mưu toan tính thâm độc đã khiến cho người Việt khắp nơi trên thế giới đặc biệt quan tâm.

Những chuyện lạ ở vườn nhà Nguyễn Khuyến

Những chuyện lạ ở vườn nhà Nguyễn Khuyến
Kỳ Thanh
Một ngày đầu xuân về thăm ngôi nhà của Nguyễn Khuyến mà nay đã trở thành di tích lịch sử văn hoá Quốc gia ở làng Vị Hạ, xã Trung Lương, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Năm tháng trôi qua, nơi ra đời ba bài thơ Thu bất hủ không chỉ giữ được vẻ đẹp hương đồng cỏ nội mà còn nhiều chuyện lạ...
Nhà Nguyễn Khuyến
Nhà Nguyễn Khuyến.

“Giải mã” vườn Bùi

Khu vườn trở nên xanh mướt khi bén hơi xuân. Ông Nguyễn Thanh Tùng hậu duệ đời thứ 5 của nhà thơ Nguyễn Khuyến, dẫn tôi thăm vườn. “Vườn Bùi chốn cũ; Bốn mươi năm lại lụ khụ về đây”, Nguyễn Khuyến đã viết như vậy vào năm 1884 khi vừa tròn 50 tuổi, cáo bệnh, trả chức quan tổng đốc Sơn Hưng Tuyên (Sơn Tây, Hưng Hoá, Tuyên Quang), về với mảnh đất cha ông sống cuộc đời thanh bạch, vui thú điền viên.

Vì sao lại gọi là vườn Bùi? Ít ai để ý giữa những cây lưu niên nhãn na, vú sữa, ngâu, bưởi cùng cúc, đào, hồng, lan, có một cây vối già khẳng khiu nép ở góc vườn. Bậc túc nho Nguyễn Khuyễn vẫn thường uống thứ nước dân dã này.

Nhưng còn một lý do sâu xa hơn thế. Quê gốc ở Treo Vọt, Can Lộc, Hà Tĩnh di cư ra Yên Đổ cho đến đời Nguyễn Khuyến thì được trăm năm. Người xứ Nghệ gọi cây vối là cây Bùi. Danh xưng vườn Bùi để con cháu không quên quê cũ.

Cổng vào nhà Nguyễn Khuyến rêu phong, cổ kính, ở trên có ba chữ nho “Môn Tử Môn”. Ông Tùng thuyết minh: “ Môn Tử môn” có nghĩa là cửa ra vào của học trò. Đây là một lời răn dạy nghiêm khắc về đạo làm trò. Trước khi vào nhà thầy cho dù là quan lớn hay thứ dân đều phải đúng lễ nghĩa, xuống ngựa, xuống xe đi bộ vào viếng thầy.

Ông Nguyễn Thanh Tùng - hậu duệ Nguyễn Khuyến
Ông Nguyễn Thanh Tùng - hậu duệ Nguyễn Khuyến.

Cả đôi câu đối này nữa - ông Tùng chỉ tay vào cổng: “Kỳ duyên dong duy kỳ đồ ly từ/ Thiểu cáo đại khả dĩ dung tư cái” (Vào luyện đức, luyện tài để giúp dân giúp nước, sau đỗ đạt mang võng lọng mời thầy ra).

Vào cửa “Môn Tử Môn”, trước mặt tôi là ngôi từ đường được xây theo phong cách kiến trúc truyền thống, nhưng vẫn có nét “phá cách” đầy thâm ý. Ông Nguyễn Thanh Tùng cười bảo: “Cách xây ngôi nhà này: ngoài là đại tế, trong là hậu cung. Chỉ những người được sắc phong thần thì mới được xây như thế này.

Nhà cụ có lưỡng long chầu nguyệt, có 9 bậc. Thường thì người ta để hình lưỡng long chầu nguyệt trên nóc nhà nhưng riêng cụ lại để dưới đất. Cụ giải thích với giới chức sắc là làm như vậy để tránh nắng hướng đông và hướng tây nhưng thực ra thì “thâm ý” của cụ là vua nhà Nguyễn bán nước nên không cho cưỡi lên đầu (rồng), chỉ chầu đằng trước nhà thôi.

Đi sâu vào từ đường, gặp những nghiên bút, sắc phong, câu đối gợi lên những lấp lánh khoa bảng một thời. Đó là tấm biển “Ân tứ vinh quy”, “Nhị giáp tiến sĩ” do vua Tự Đức ban cho Tam Nguyên Yên Đổ.

Hậu cung vẫn còn lưu bộ triều phục của quan ngự sử Nguyễn Khuyến. Có bức tượng tạc hình Tam Nguyên Yên Đổ chống gậy trúc, khoan thai nhìn trời xanh. Cây gậy ấy là quà tặng của con trai Nguyễn Khuyến là Nguyễn Hoan sau một lần trảy kinh ứng thí.

Chuyện rằng, trên đường về qua mạn Thanh Hóa, Nguyễn Hoan đang mải mốt về quê sau cả tháng trời lều chõng, ngang đường, có một cụ già bước đến, bảo: “Nhìn ông, tôi biết ông có cha già. Xin tặng ông cây gậy này để dâng cha!”.

Ngôi từ đường còn giữ lại được như ngày nay là cả một kỳ tích. Năm 1947, cụ thân sinh của ông Nguyễn Thanh Tùng (hậu duệ đời thứ tư của cụ Nguyễn Khuyến) làm Tham mưu trưởng Tỉnh đội Nam Hà. Giặc Pháp biết hậu duệ cụ Nguyễn tham gia cách mạng, tìm cách rót bom xuống bắn phá. May thay, tay đồn trưởng bốt Cầu Sắt đã cấm lính của mình “không sờ vào hiện vật”.

Tay đồn trưởng nguyên văn thế này: “Đây là đền thờ một vị thánh nho, một danh nhân, muốn sống không được đụng đến!”. Nhờ thế, dưới nền nhà, du kích đào một cái hầm bí mật để hoạt động.

Vào những năm 1950, tao đoạn loạn lạc, kẻ trộm vào lấy trộm đôi rồng nạm ngọc trong ngôi từ đường. Tên trộm chẳng bán được cho ai. Đến khi sắp chết, người này mới bảo con cháu, lấy kỷ vật ấy để trả lại cho con cháu cụ Nguyễn.

Lại chuyện khác, cách đây mươi năm, có bà cụ 90 tuổi sai con cháu cáng đến tận vườn Bùi, đòi gặp ông Tùng cho bằng được. Bà đến mang trả một mẩu gỗ, nguyên là một câu đối của cụ Nguyễn Khuyến. Bà cụ đến xá tội vì đã trót dại lấy câu đối của cụ… đóng giường cưới cho con trai, cũng bởi cái thời kỳ gỗ lạt hiếm như gạo châu, củi quế. Ông Tùng nhận mẩu gỗ, cất giữ trong số những kỷ vật hiếm hoi còn sót lại.

“Nhân vật” chính của chùm thơ thu

Bước ra khỏi ngôi từ đường, trước mặt tôi là “ngõ trúc quanh co” và “ao thu lạnh lẽo, nước trong veo”. Cái ao đặc trưng của vùng đồng quê chiêm trũng, nước trong leo lẻo, quả ổi vàng ruộm bên bờ rụng xuống, làm tan vỡ cả một mảnh mây trời. “Nhân vật” chính trong chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến cũng trải qua nhiều bước thăng trầm.

Ao thu lạnh lẽo
Ao thu lạnh lẽo.
Trước, ao rộng mênh mông, chạy đến tận mép con mương bao quanh làng. Ấy vậy nên Nguyễn Khuyến đã viết: “Trước ngõ hơn chừng một mẫu ao; Cá không phải thả vẫn dồi dào; Người giàu làm chủ lời hàng vạn; Kẻ khó mua về kiếm được bao; Gạo đắt khôn xoay lo đủ bữa; Nước sâu lại gặp cảnh mưa rào; Giàu nghèo ai biết nào do số; Đừng oán sầu chi, gắng sức vào”.

Vào thập kỷ 1960, hợp tác xã trưng dụng mẫu ao này, rồi kè bờ, đắp mảng, chia nhỏ thành dăm ba miếng. Hơn chục năm lại đây, từ khi từ đường Nguyễn Khuyến được nhà nước xếp bằng Di tích lịch sử Quốc gia, chiếc ao không còn rộng như xưa nữa, chỉ còn 6 sào, nhưng được bè bờ vuông vắn. Học sinh cấp III trường huyện đến trồng tre trúc quanh ao. Tre trúc đan cành đâm lá, tạo thành một khoảng xanh rì, ngăn với cánh đồng trước mặt, sớm trưa chiều tối tiếng chim hót rộn cả góc vườn.

Cái ao nằm trong tính toán phong thủy của Tam Nguyên Yên Đổ. Nguyễn Khuyến mệnh Hỏa nên trấn trạch hai thủy một hỏa để cân bằng âm dương. Hai thủy gồm cái ao lớn có bờ cỏ thẳng ngăn ở giữa rồi đến cái lạch nước trong. Cái ao và lạch giống hình bút lông và nghiên mực của các nhà nho.

Giờ đây, bên cạnh ao, lặng lẽ hiện lên chiếc chiếc bia hình bát giác khắc bài thơ “Thu Điếu” bằng ba thứ tiếng: chữ Nôm, chữ quốc ngữ và tiếng Anh. Các nhà kiến trúc Thụy Điển vượt qua những rào cản ngôn ngữ, đã yêu bài thơ đến mức thiết kế nhà 8 mái để làm sao từ “10 đến 12 giờ ánh nắng phải soi chiếu toàn bộ bài thơ thì mới xứng”.

Kỳ Thanh


Monday, January 17, 2011

RFI-Nhân Văn Giai Phẩm Phần 9-link

Nhân Văn Giai Phẩm phần IX : Nguyễn Hữu Đang

Thụy Khuê

Bài đăng ngày 24/11/2009 Cập nhật lần cuối ngày 05/12/2009 19:16 TU

Nguyễn Hữu Đang và hình bià tập san Giai Phẩm số 1(Ảnh : DR)

Nguyễn Hữu Đang và hình bià tập san Giai Phẩm số 1
(Ảnh : DR)

Là người cộng sản, nhưng Nguyễn Hữu Đang luôn luôn tự do trong hành động và tư tưởng của mình. Ông đã đứng lên lãnh đạo phong trào Nhân Văn Giai Phẩm, đã tạo được một thời kỳ sôi nổi, trong vòng bốn tháng, trí thức và văn nghệ sĩ, dám nói, dám viết, những điều mình nghĩ, dám chủ trương cải tiến xã hội Việt Nam thành một nước dân chủ theo đà tiến của thế giới bên ngoài.

Nguyễn Hữu Đang là một trong những khuôn mặt trí thức dấn thân tranh đấu cho tự do dân chủ can trường nhất trong thế kỷ XX. Là cột trụ của phong trào Nhân Văn Giai Phẩm, Nguyễn Hữu Đang đã bị bắt, bị cầm tù, bị quản thúc và mất quyền tự do phát biểu trong 59 năm, từ tháng 4/ 1958 đến tháng 2/2007, khi ông mất. Nhiều sự kiện về cuộc đời Nguyễn Hữu Đang đã sáng tỏ hơn, sau khi ông qua đời, một số tư liệu về con người ông đã được phơi bày ra ánh sáng và do đó chúng ta có thể tạm dựng một tiểu sử đầy đủ hơn về người lãnh đạo phong trào Nhân Văn Giai Phẩm.

Nguyễn Hữu Đang sinh ngày 15/8/1913 tại làng Trà Vy, huyện Vũ Tiên, tỉnh Thái Bình. Ông mất ngày 8/2/2007 tại Hà Nội. Theo bản "Tóm tắt quá trình hoạt động xã hội của Nguyễn Hữu Đang" do chính tay ông viết (tài liệu của diendan.org), lúc mười sáu tuổi, Nguyễn Hữu Đang đã tham gia Học Sinh Hội (tổ chức thuộc Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội, rồi Đông dương Cộng sản đảng), làm tổ trưởng và đã là đối tượng được kết nạp vào đảng, đó là năm 1929.

Thủ bút của ông Nguyễn Hữu Đang(Nguồn : diendan.org)

Thủ bút của ông Nguyễn Hữu Đang
(Nguồn : diendan.org)

Cuối năm 1930, ông bị bắt, bị tra tấn và bị giam 2 tháng rưỡi tại nhà lao thị xã Thái Bình. Mùa hè năm 1931, bị đưa ra toà, nhưng vì tuổi vị thành niên (trên giấy tờ, rút tuổi, khai sinh năm 1916), cho nên chỉ bị quản thúc tại quê nhà. Từ 1932 đến 1936, Nguyễn Hữu Đang theo học trường sư phạm Hà Nội.

1937-1939: tham gia Mặt trận dân chủ Đông dương. Biên tập các báo của Mặt trận như Thời báo (cùng Trần Huy Liệu, Nguyễn Đức Kính), Ngày mới(cùng Nguyễn Đức Chính, Nguyễn Đức Kính) và các báo của Đảng Cộng sản như Tin tức (cùng Trần Huy Liệu, Phan Bôi), Đời nay (cùng Đặng Xuân Khu tức Trường Chinh, Trần Huy Liệu).

Từ 1938 đến 1945, Nguyễn Hữu Đang hoạt động trong Hội truyền bá quốc ngữ, ở các vị trí: Uỷ viên ban trị sự trung ương, huấn luyện viên trung ương, trưởng ban dạy học, trưởng ban cổ động, phó trưởng ban liên lạc các chi nhánh tỉnh.

1943: Gia nhập đảng Cộng sản Đông dương, bắt đầu liên lạc mật thiết với Tổng bí thư Trường Chinh và thành ủy Hà Nội, nhưng vẫn chưa được chính thức kết nạp vào đảng.

1943-46: Tham gia sáng lập và lãnh đạo Hội Văn hoá cứu quốc, tiếp tục hoạt động chống nạn mù chữ. Mùa thu năm 1944 bị Pháp bắt ở Hà Nội và bị giam một tháng tại Nam Định. Được ra, lại tiếp tục hoạt động cách mạng.

Tháng 8/1945 dự đại hội Tân Trào, được bầu vào Ủy ban giải phóng dân tộc. Tham gia Chính phủ lâm thời mở rộng, cấp bậc thứ trưởng (Bộ truyên truyền). Được cử làm trưởng ban tổ chức ngày lễ tuyên bố độc lập 2/9/1945.

Từ tháng 10/1945 đến tháng 12/1946 giữ các chức vụ: Thứ trưởng bộ Thanh niên, Chủ tịch uỷ ban vận động mặt trận văn hoá. Tổ chức Hội nghị văn hoá toàn quốc lần thứ nhất tại Hà Nội.

Tháng 12/1946 đến tháng 3/1948: Làm trưởng ban tuyên truyền xung phong trung ương.

Năm 1947, được chính thức kết nạp vào Đảng Cộng Sản Đông Dương.

Từ tháng 4/1948, đến tháng 4/49, phụ trách báo Toàn dân kháng chiến, cơ quan trung ương của Mặt Trận Liên Việt.

7/1949 - 10/54: Trưởng ban thanh tra Nha bình dân học vụ.

11/1954 - 4/58: Tổ chức và biên tập báo Văn Nghệ.

Cuối năm 56 đầu năm 57: Tổ chức, lãnh đạo và biên tập báo Nhân Văn. Giúp đỡ tập san Giai Phẩm.

Những dòng trên đây trích theo tài liệu viết tay của Nguyễn Hữu Đang, đã dẫn ở trên. Về hoạt động Nhân Văn Giai phẩm, ông còn chua thêm hàng chữ: "Những hoạt động này là tự ý làm ngoài công tác, vô tổ chức".

Chính thức hoạt động Nhân Văn Giai Phẩm từ tháng 9/1956, với Nhân Văn số 1 (20/9/56), và chấm dứt với Nhân Văn số 6 (chưa ra, đã bị đình bản, tháng 12/56).

Tháng 4/1958 Nguyễn Hữu Đang bị bắt trên đường tìm cách vào Nam. Ngày 19/1/1960, ông bị đưa ra toà cùng với Thụy An, Trần Thiếu Bảo, Phan Tại, và Lê Nguyên Chí.

Phiên tòa tại Hà Nội (19/01/1960) xét xử vụ Nhân Văn Giai Phẩm. Từ trái sang phải: Nguyễn Hữu Đang, Trần Thiếu Bảo, Thuỵ An, Phan Tại và Lê Nguyên Chí.(Ảnh tư liệu : DR)

Phiên tòa tại Hà Nội (19/01/1960) xét xử vụ Nhân Văn Giai Phẩm. Từ trái sang phải: Nguyễn Hữu Đang, Trần Thiếu Bảo, Thuỵ An, Phan Tại và Lê Nguyên Chí.
(Ảnh tư liệu : DR)

Ông bị kết án 15 năm tù, 5 năm mất quyền công dân, vì tội "phá hoại chính trị". Từ Hỏa Lò chuyển lên Yên Bái, rồi đưa lên giam ở Hà Giang. Năm 1973, ông được trả về cùng với Thụy An, theo diện "Ðại xá chính trị phạm trong hiệp định Paris" và bị quản chế ở Thái Bình.

1989, được "phục hồi". 1990 được trả lương hưu và từ 1993, được về sống ở Nghiã Đô, ngoại ô Hà Nội cho đến lúc mất.

Nguyễn Hữu Đang là ai?

Để trả lời câu hỏi này, dĩ nhiên chúng ta không thể bằng lòng với những gì ông đã ghi trong tiểu sử viết tay vừa lược trình trên đây. Bởi những điều được ghi lại, hoặc chính thức công nhận, chưa hẳn đã phản ảnh đầy đủ những gì diễn ra trên thực tế. Ví dụ:

- Hoạt động cách mạng từ năm 16 tuổi, tức là năm 1929, Nguyễn Hữu Đang đã là đối tượng sẽ được kết nạp vào đảng nhưng mãi đến năm 1947, mới được chính thức kết nạp vào đảng. Tại sao?

- Quãng đời 6 năm, từ 1948 đến 1954, về mặt chính thức, ông giữ chức Trưởng ban thanh tra Bình dân học vụ (từ 7/1949 đến 10/1954). Nhưng Nguyễn Huy Tưởng, là bạn thân và hay viết về ông, không ghi dòng nào trong nhật ký về Nguyễn Hữu Đang từ 48 đến 54. Tại sao?

Chúng ta sẽ tìm hiểu và phân tích những vấn đề này, sau, qua lời chứng của Nguyễn Huy Tưởng, Hoàng Cầm và bài buộc tội của Hồng Vân tựa đề"Tên quân sư quạt mo: Nguyễn Hữu Đang" đăng trên Văn Nghệ số 12 tháng 5/58. Bài viết này có nhiều chi tiết về Nguyễn Hữu Đang mà chỉ những người nắm vững hồ sơ mới biết được.

Không được phục hồi quyền phát biểu !

Sau thời kỳ quản thúc ở Thái Bình, được về sống tại Cầu Giấy, ngoại ô Hà Nội, ông vẫn bị "chăm sóc" kỹ càng. Điện thoại của ông, cũng như của các thành viên cựu Nhân Văn đều bị kiểm soát, nhưng riêng ông, ông không được phục hồi quyền phát biểu, tức là không được quyền trả lời phỏng vấn công khai như những người khác.

Sở dĩ có buổi trả lời trên RFI tháng 9/1995 là nhờ sự tổ chức của Lê Đạt: nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày Tuyên ngôn Độc Lập 2/9/1945, chúng tôi nhờ nhà thơ Lê Đạt liên lạc để gặp Nguyễn Hữu Đang, qua điện thoại nhà Lê Đạt, để hỏi ông về việc tổ chức ngày lễ Độc Lập, rồi nhân đó, hỏi thêm ông vài câu về chuyện Nhân Văn. Buổi thu thanh duy nhất này, được phát làm hai lần trên RFI, tháng 9/1995 (có thể nghe lại trên http://thuykhue.free.fr). Đó là lần phỏng vấn đầu tiên và cuối cùng. Về sau, không thể liên lạc được với Nguyễn Hữu Đang, mặc dù ông đã có điện thoại riêng, nhưng đường dây luôn luôn bị kiểm soát, chỉ nói được vài câu, là bị cắt ngay.

Vậy sự "phục hồi" ghi trong tiểu sử chỉ là hình thức, vì trên thực tế, Nguyễn Hữu Đang chưa bao giờ được phục hồi quyền phát biểu tự do như một công dân.

Kỷ luật áp dụng cho ông nghiệt ngã hơn tất cả các bạn đồng hành. Lần cuối cùng chúng tôi về Hà Nội mùa thu năm 1997, được ông đến thăm 2 lần, nhưng lần nào cũng do ông Vũ Toàn, người của bộ nội vụ, chở. Ông Vũ Toàn nay cũng đã mất. Trò chuyện với ông, vì có sự hiện diện người của bộ nội vụ, nên không nói được gì. Những điều không thể hỏi ông qua điện thoại, đến khi gặp mặt cũng không sao hỏi được. Bao nhiêu chi tiết muốn ông soi tỏ về những hoạt động, những khúc mắc ngày xưa, về quãng đời tranh đấu truân truyên, vẫn còn nguyên trong bóng tối.

Ông dặn: "Anh em mình sẽ cố gắng làm chung với nhau một số chương trình văn hoá văn nghệ. Chỉ văn nghệ thôi." Ông nói như để trấn an người của chính quyền, nhưng cũng không kết quả. Bởi khi trở lại Paris, chúng tôi đã cố gắng điện thoại nhiều lần để "thực hiện chương trình", nhưng chỉ sau vài câu thăm hỏi là đường dây lại bị cắt, mặc dù đề tài nói chuyện, như đã định trước, chỉ chuyên về văn hóa. Có lần bực quá, ông đã quát lên trong điện thoại: "Chúng ta chỉ nói với nhau những chuyện văn hóa văn nghệ, chứ có làm gì phản dân, hại nước đâu mà chúng nó cũng..." Ôngchưa dứt lời, tiếng điện thoại đã lại u u...

Câu nói dở dang ấy của Nguyễn Hữu Đang, đã gây chấn động trong tôi nhiều năm tháng. Và từ đó đến khi ông mất, tôi không bao giờ điện thoại cho ông, một phần vì không muốn ông bị phiền phức thêm trong cuộc đời quá nhiều thử thách, đớn đau, nhưng còn một lý do nữa là sau này ông bị nặng tai, càng ngày càng nghe không rõ, những người đến thăm ông thường phải bút đàm.

Các cột mốc quan trọng của phong trào Nhân Văn Giai Phẩm

Các cột mốc quan trọng của phong trào Nhân Văn Giai Phẩm

Cùng trong Nhân Văn, nhưng về cách đối xử, ông được "biệt đãi" hơn cả, biệt đãi đến phút cuối. Đám tang Văn Cao, Phùng Quán, Trần Dần, Trần Đức Thảo... đều đã được cử hành tương đối trọng thể, dù chỉ để che mắt thế gian. Hoàng Cầm, Lê Đạt còn được đọc điếu văn khóc bạn trước linh cữu Trần Dần. Đến Nguyễn Hữu Đang mọi chuyện khác hẳn:

Tang lễ Nguyễn Hữu Đang cũng được nhà nước cử hành, nhưng mọi sự dường như đều đã toan tính sao cho vừa đủ lệ bộ, trong lặng lẽ, khiến người thân không biết để đến dự. Trước linh cữu ông, hành động Nhân Văn vẫn còn bị chính thức tuyên bố là một "sai lầm".

Chỉ vài giờ sau khi ông mất, chúng tôi đã được tin, cho nên đã kịp thời liên lạc với hai nhà thơ Lê Đạt và Hoàng Cầm để ghi âm những lời tiễn bạn qua điện thoại Paris-Hà Nội.

Riêng nhà thơ Hoàng Cầm hôm ấy, mặc dù tuổi cao, và sau khi bị ngã, chỉ nằm không còn đi lại được nữa, đã muốn nói thật dài về con người Nguyễn Hữu Đang. Hoàng Cầm nói không ngừng, nhưng sau khi thu thanh được gần một tiếng, vì sợ ông mệt, chúng tôi đề nghị tạm ngừng để hôm sau thu tiếp. Nhưng cả ngày hôm sau và hôm sau nữa, không thể liên lạc lại được với Hoàng Cầm, vì đường dây điện thoại Hoàng Cầm - Paris cũng đã bị chặn. Như vậy, tiếng nói của những thành viên Nhân Văn Giai Phẩm, cho đến ngày Nguyễn Hữu Đang mất, 8/2/2007, vẫn còn bị kiểm soát chặt chẽ.

Hoạt động trong hội truyền bá quốc ngữ

Nguyễn Hữu Đang là một trong những người hoạt động rất sớm cho hội Truyền Bá quốc ngữ, nhưng ông không phải là người đầu tiên.

Về cách hoạt động của Nguyễn Hữu Đang trong hội Truyền bá quốc ngữ, Nguyễn Huy Tưởng ghi trong nhật ký ngày 16/6/1942: "Anh Nguyễn hữu Đang xuống làm việc cho Truyền bá quốc ngữ từ hơn hai tháng nay. Anh xin nghỉ ở sở Tài chính (Hà Nội) xuống đây làm việc nghĩa. Đức hy sinh của anh thực không thể nào tả được. Nhờ anh mà phong trào quốc ngữ ở Hải phòng chết đi nay sống lại. Anh như một ông tướng khuyến khích được cả một đạo quân chiến bại. Muốn làm một bài thơ tặng anh ấy".

Nguyễn Hữu Đang có nhiều bút hiệu khác nhau, hiện nay chưa biết rõ ông đã dùng bao nhiêu bút hiệu trong cuộc đời tranh đấu cách mạng, trong thời kỳ Nhân Văn Giai phẩm, vì vậy, việc tìm lại những bài viết của ông không dễ dàng. Ngay cả khi ông viết bài "Người thuyền trưởng" về Nguyễn Văn Tố, khoảng 1988, cũng dưới hai bút hiệu khác nhau: phần đầu ký tên Phạm Đình Thái, phần sau Dương Quang Hiệt, nhiều năm sau mới thu thập lại làm một dưới tên Nguyễn Hữu Đang. (Bài Người thuyền trưởngviết nhân dịp kỷ niệm 50 năm Hội Truyền bá quốc ngữ (1938-1988), đăng trong tập kỷ yếu của Hội, do nhà xuất bản Bộ giáo dục ấn hành, sau này đăng lại trên Diễn Đàn số 78, tháng 10/1998, và diendan.org).

Nhờ những thông tin trong bài Người thuyền trưởng, chúng ta có thể xác định lại nguồn cội của hội Truyền Bá Quốc Ngữ, khác với những gì vẫn được chính thức ghi lại.

Nguyễn Hữu Đang viết: "Mùa hè năm 1938, vào cuối tháng năm, một hôm đọc báo hàng ngày ở một trạm Bưu điện, cách Hà Nội hơn trăm cây số, tôi thấy bài tường thuật buổi cổ động đồng thời cũng là lễ ra mắt của Hội truyền bá quốc ngữ Bắc kỳ ở sân quần vợt Câu lạc bộ thể thao An-Nam (CSA), mấy nghìn người tới dự, có cả đại diện Thống sứ Bắc kỳ, tổng đốc Hà Đông, đốc lý Hà Nội, chủ tịch Chi nhánh Hội nhân quyền Pháp, bí thư Chi nhánh đảng Xã hội Pháp (SFIO), nhiều nhân sĩ Pháp, Nam nổi tiếng, tôi chăm chú đọc." (Trích Người thuyền trưởng, bđd)

Qua nhân chứng của Nguyễn Hữu Đang, một số vấn đề sáng tỏ hơn:

- Hội truyền bá quốc ngữ được chính quyền thuộc địa chính thức công nhận từ đầu (năm 1938).

- Nguyễn Hữu Đang không phải là một trong những người sáng lập Hội như một vài tài liệu đã ghi. Hôm khai mạc hội, ông đang dạy học ở nông thôn, nhưng ít lâu sau, về Hà Nội nghỉ hè tình cờ gặp Đào Duy Kỳ (em trai Đào Duy Anh). Đào Duy Kỳ khuyên ông nên đến Hội Trí Tri, phố Hàng Quạt để nhận việc dạy học giúp Hội.

- Việt Minh tham dự Hội truyền bá quốc ngữ, nhưng Việt Minh không khai sinh ra Hội Truyền bá quốc ngữ, như các khẩu hiệu: "Diệt giặc ngoại xâm ta có chiến dịch Điện Biên Phủ, diệt giặc dốt, ta có chiến dịch Truyền bá quốc ngữ".

- Hội truyền bá quốc ngữ thuộc Hội Trí Tri, do Nguyễn Văn Tố làm hội trưởng. Trong số những thành viên xây dựng Hội, có các trí thức như Hoàng Xuân Hãn, tác giả bài vè: i tờ có móc cả hai...

- Trong những tài liệu chính thức, và cả trong bài viết của Nguyễn Hữu Đang, không thấy nhắc đến vai trò chủ chốt của Hoàng Xuân Hãn trong Hội truyền bá quốc ngữ, điều này cần được nhắc lại ở đây: Hoàng Xuân Hãn là một trong những người đầu tiên chủ trương việc truyền bá quốc ngữ (ngay khi chưa thành hội). Từ năm 1936, khi ông ở Pháp về, ông đã nghĩ ra phương pháp học chữ quốc ngữ, đặt những câu vè để người bình dân dễ thuộc vần quốc ngữ như: o tròn như quả trứng gà, ô thì đội mũ, ơ thì thêm râu...

- Nguyễn Văn Tố làm hội trưởng từ 1938 đến 1945. Nguyễn Hữu Đang cho biết: trong "Bảy năm liền, thuyền trưởng Nguyễn Văn Tố, về căn bản, đã làm tròn nhiệm vụ". Chỉ sau khi Việt Minh lên nắm chính quyền (1945), chính phủ cách mạng lâm thời quyết định thành lập Nha Bình dân học vụđể thay thế Hội truyền bá quốc ngữ; từ đó, vai trò thuyền trưởng của Nguyễn Văn Tố mới chấm dứt.

Xác định lập trường văn hoá

Những bài viết của Nguyễn Hữu Đang, trên ba số đầu của báo Tiên Phong (báo của Hội Văn Hoá Cứu Quốc, ra năm 45-46, được 24 số, do Lại Nguyên Ân và Hữu Nhận sưu tầm, nxb Hội Nhà Văn, 1996), gồm có:

- Định nghiã hai chữ văn hoá (viết chung với Đặng Thai Mai), Trở lực của văn hoá dưới ách đế quốc (Tiên Phong số 1, ra ngày 10/11/45)

- Hội nghị văn hoá toàn quốc và nền độc lập Việt Nam (Tiên Phong số 2; 1/12/45)

- Nhận rõ thêm về ý nghiã hai chữ văn hoá: văn hoá tức là... và Hội nghị văn hoá toàn quốc sẽ tổ chức như thế nào (Tiên Phong số 3; 16/12/45).

Đó là những bài viết ngắn xác định lập trường văn hoá của Nguyễn Hữu Đang: Từ 1945, lập trường này đã khác biệt với lập trường của Trường Chinh, trong bài Đề Cương Văn Hoá Việt Nam (được coi là văn bản lịch sử của đảng Cộng Sản từ năm 1943, in lại trên Tiên Phong số 1).

Trường Chinh chủ trương: "Nền văn hoá mà cuộc cách mạng văn hoá Đông Dương phải thực hiện sẽ là văn hoá xã hội chủ nghiã"

Nguyễn Hữu Đang, trong những bài viết trên đây, đã xác định đường lối hoạt động và lập trường văn hoá của Hội Văn Hoá Cứu Quốc, nhưng không hề đả động gì đến xã hội chủ nghiã, và ông coi việc xây dựng văn hoá là xây dựng đời sống tinh thần của con người, đi đôi với công cuộc đấu tranh chống áp bức, nô lệ.

Vị thế chính trị, văn hoá và tư tưởng độc lập của Nguyễn Hữu Đang

Nguyễn Huy Tưởng bộc lộ sự thán phục Nguyễn Hữu Đang trong nhật ký, như sau: "Nghe Đang nói chuyện, tự thẹn. Anh đã biểu lộ ngay từ bé một tính cách đặc biệt, hùng hổ và ngang tàng. Không sợ, khinh quyền thế, biến báo giỏi, biết thân phận mình, tin ở tài mình, đó là những tính cách của một người giỏi". (Nhật ký ngày 30/7/1942)

Năm 1945, là năm Nguyễn Hữu Đang hoạt động mạnh, về mặt chính trị, ông được chủ tịch Hồ Chí Minh trao cho trọng trách tổ chức ngày lễ Độc Lập ở Ba Đình; về mặt văn hóa, ông chủ trương tạp chí Tiên Phong cùng Đặng Thai Mai.

Vị thế chính trị và văn hóa của Nguyễn Hữu Đang, từ 1945 đến 1947 lên rất cao, và điều này được Nguyễn Huy Tưởng xác định trong nhật ký:"Chuyện Tham Ý. Phục các cán bộ Việt Minh (...) Phục Đang. Hỏi thầm một người: Có phải là cánh tay phải của cụ Hồ không? Băn khoăn không biết bây giờ Đang về khu này thì phải vào chức gì cho xứng? Theo ý anh tham biện ấy, thì ở đây không có một chức gì cao hơn để Đang làm cả, vì Đang trên cả uỷ ban kháng chiến" (ngày 15/11/1947)

Bài Định nghiã hai chữ văn hóa cho thấy những nhận thức của Nguyễn Hữu Đang về văn hóa, thấy mối tương giao của ông với những nhà văn hóa đương thời như Nguyễn Đức Quỳnh (trốt-kít), Đào Duy Anh. Sự giao thiệp với các trí thức trong nhóm Hàn Thuyên đã gây khó khăn cho ông, nhưng có lẽ cũng nhờ những mối tương giao này, mà khi ra cầm đầu NVGP, ông đã được sự ủng hộ nhiệt thành của những nhà trí thức như Đào Duy Anh, Trương Tửu.

Báo Văn Nghệ số 12 với những lời "thú nhận" của Hoàng Cầm, Lê Đạt, Trần Dần và Phùng Quán

Báo Văn Nghệ số 12 với những lời "thú nhận" của Hoàng Cầm, Lê Đạt, Trần Dần và Phùng Quán

Qua lời buộc tội của Hồng Vân trong bài "Tên quân sư quạt mo: Nguyễn hữu Đang", chúng ta có thể hiểu rõ nguyên nhân tại sao ngay từ năm 1929 (16 tuổi), ông đã được coi là "đối tượng kết nạp" mà mãi đến năm 1947, ông mới được kết nạp vào đảng, rồi ông bỏ đảng khoảng một năm sau khi được kết nạp, Hồng Vân viết:

"Khi phân công Nguyễn Hữu Đang đi vận động nhóm Hàn Thuyên, thì hắn trở về mang theo cái chủ trương cần dựa vào Nhật của bè lũ tờ-rốt-kít".

"Bất mãn với đoàn thể Văn Hóa Cứu quốc và nhân cơ hội Đảng chủ trương mở Đại hội văn hóa toàn quốc, Nguyễn Hữu Đang xin ra lập ban vận động Đại hội văn hóa toàn quốc".

"Nguyễn Hữu Đang tự động làm mọi việc không thảo luận gì với anh em, không xin chỉ thị của Đảng. Nguyễn Hữu Đang liên hệ với người này người khác, không cần biết thái độ chính trị ra sao. Công việc đương tiến hành thì kháng chiến bùng nổ."

"Đang tổ chức thanh niên xung phong rất quy mô và tiêu tốn rất nhiều tiền (...) không quỹ nào cung cấp cho đủ. Tổ chức thanh niên xung phong của Đang phải giải tán. Nguyễn Hữu Đang lại được Đảng điều động về làm Thanh tra Bình dân học vụ".

"Đang tham gia phong trào đã lâu, nhưng vì đầu óc vô chính phủ và tư tưởng cơ hội nặng nề như vậy cho nên đến năm 1947 mới được kết nạp vào Đảng. Nhưng rồi công không thành danh không toại, Đang sinh ra chán nản. Cơ quan Bình Dân học vụ dọn lên Việt Bắc. Đang ở lại Thanh Hoá làm "quân sư" cho nhà xuất bản Minh Đức (...) Từ ngày đó, Nguyễn Hữu Đang đã tự ý bỏ cơ quan và cũng từ ngày đó Đang đã xa rời hàng ngũ của Đảng. Khoảng năm 1951 thì Đảng cắt đứt sinh hoạt của Đang. Từ đó, khi Cầu Bố, khi Hậu Hiền, Đang luôn luôn chửi Đảng, chửi cách mạng".(Hồng Vân, bđd)

Năm 1947 Nguyễn Hữu Đang được kết nạp vào đảng, và theo Nguyễn Huy Tưởng, thì năm 1947, ông vẫn còn được coi là nhân vật quan trọng nhất nhì bên cạnh chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhưng trong suốt thời gian từ 1929 đến 1947, Nguyễn Hữu Đang không được kết nạp vào đảng, vì sao? Hồng Vân đã trả lời: "Vì đầu óc vô chính phủ".

Ảnh chụp ông Nguyễn Hữu Đang vào tháng 9 năm 1997.(Ảnh : DR)

Ảnh chụp ông Nguyễn Hữu Đang vào tháng 9 năm 1997.
(Ảnh : DR)

Sự thực, Nguyễn Hữu Đang không phải là người chịu tuân thủ một đường lối, một chính sách vạch sẵn, nghĩ hộ, ông có đường lối riêng: Tuy theo cách mạng, nhưng ông luôn luôn độc lập, không tuân chỉ thị, không nhận đường lối văn hoá xã hội chủ nghiã, ông tự do giao tiếp với những nhà trí thức trong các nhóm chính trị và tư tưởng ngoài đảng, hoặc chống đảng.

Bất đồng ý kiến với Trường Chinh

Vào đảng năm 1947, Nguyễn Hữu Đang đã bỏ đảng từ năm nào? Trong bài phỏng vấn trên RFI, ông cho biết là từ lớp chỉnh huấn [lớp đầu tiên năm 1948], ông biết mình bị liệt vào thành phần trí thức tiểu tư sản, và từ đấy ông có ý tưởng xin ra đảng.

Theo bài của Hồng Vân, thì Nguyễn Hữu Đang bỏ hoạt động từ khi cơ quan Bình dân học vụ dọn lên Việt Bắc. Như vậy, cần xem lại: Cơ quan Bình dân học vụ dọn lên Việt Bắc năm nào? Nhưng có lẽ đây cũng chỉ là cái cớ Nguyễn Hữu Đang đưa ra để ngừng hoạt động.

Bởi vì theo lời Hoàng Cầm thuật lại thì: "Vào khoảng tháng 7 năm 48, có Đại hội văn hóa toàn quốc do ông Trường Chinh đề xướng và làm chủ tịch. Hội nghị văn hóa toàn quốc được tổ chức để động viên và hướng dẫn trí thức và văn nghệ sĩ chuẩn bị đi sâu vào cuộc kháng chiến (...) Tức là lúc bấy giờ hội nghị mới đề ra văn nghệ kháng chiến. (...) Sau hội nghị đó, không hiểu vì lý do gì anh Đang không làm công tác kháng chiến nữa, anh về Thanh Hóa, ở nhà người bạn là anh Trần Thiếu Bảo, giám đốc nhà xuất bản Minh Đức (...) Mãi sau này, hòa bình rồi, về Hà Nội tôi cũng chỉ nghe phong phanh anh em bàn tán thôi chứ hỏi anh Đang thì anh cũng không nói, là hình như trong hội nghị văn hóa toàn quốc, anh Đang có mâu thuẫn về đường lối văn nghệ, văn hóa với ông Trường Chinh. Do mâu thuẫn không giải quyết được, cho nên anh Đang không làm việc nữa, anh nghỉ. Anh về Thanh Hóa" (Hoàng Cầm trả lời phỏng vấn RFI).

Nhưng theo bản tường trình của Xuân Diệu về Hội nghị văn nghệ toàn quốc, thì Nguyễn Hữu Đang không đi dự hội nghị này. Như vậy, mối bất đồng giữa Trường Chinh và Nguyễn Hữu Đang mà Hoàng Cầm nhắc đến,đã xẩy ra trước hội nghị văn nghệ toàn quốc cho nên Nguyễn Hữu Đang mới không đi dự. Sự bất đồng ý kiến về lập trường văn hoá, như chúng ta đã thấy trên báo Tiên Phong, năm 1945-46, và đã kéo dài trong suốt thời kỳ kháng chiến, của một người làm chính trị, sử dụng văn hoá để phục vụ tuyên truyền như Trường Chinh và một người làm chính trị nhưng tôn trọng văn hoá như một sản phẩm tinh thần, cần tự do để có thể phát triển, như Nguyễn Hữu Đang.

Dù sao chăng nữa, nhiều tư liệu đều đồng quy ở một điểm: từ năm 1948, Nguyễn Hữu Đang không còn theo cách mạng nữa.

Hoạt động trở lại

Vẫn theo lời Hoàng Cầm, sau khi hòa bình lập lại, Trường Chinh bàn với Tố Hữu rằng anh Đang đã lâu lắm không làm gì, vậy nên mời anh ấy ra hoạt động lại. Điều này phù hợp với việc Nguyễn Huy Tưởng mời Nguyễn Hữu Đang về báo Văn Nghệ (như lời chứng của Lê Đạt trên RFI và như Nguyễn Huy Tưởng ghi trong nhật ký).

Như vậy, trái với những gì ghi trong tiểu sử chính thức, trong 6 năm, từ 48 đến 54, Nguyễn Hữu Đang đã ngừng mọi hoạt động với chính quyền cách mạng. Ông giúp Trần Thiếu Bảo điều hành nhà xuất bản Minh Đức, tổ chức in lại những sách giá trị thời tiền chiến, đã bị cách mạng lên án, hoặc cấm lưu hành, của Vũ Trọng Phụng, Khái Hưng, v.v...

Năm 1954, khi Tố Hữu chính thức mời ông về hoạt động trở lại, vẫn theo lời Hoàng Cầm, Nguyễn Hữu Đang đã từ chối chức Giám Đốc Sở Văn Hoá Thông Tin Hà Nội, và yêu cầu được làm biên tập viên báo Văn Nghệ (cùng với Lê Đạt).

Về thời kỳ này, Nguyễn Huy Tưởng ghi trong nhật ký:

"Nguyễn Hữu Đang tiêu cực. Ở đâu cũng thấy không vừa ý. Người có caractère, ở đâu cũng có ảnh hưởng đến anh em. Anh em toà soạn[báoVăn Nghệ] khen là chí công, vô tư, nhưng tư tưởng rất là nguy hiểm. Một điển hình của một chiến sĩ làm cách mạng bất mãn" [Nhật ký ngày 21/4/55].

"Đầu óc nặng vì bài Đang công kích thuế. Hữu khuynh" [Nhật ký ngày 24/4/1955]

"Học tập tình hình và nhiệm vụ. Đang không học tập. Đúng hôm góp ý kiến cho Tiểu ban thì đến. Đặc biệt đả kích mình [Nguyễn Huy Tưởng]: (đã) in Gốc đa, Gặp Bác, v.v..." [Nhật ký ngày 23/6/1955].

Sự trở lại của Nguyễn Hữu Đang gây khó khăn cho những người lãnh đạo văn nghệ, kể cả những người bạn thân.

Tổ chức lớp học 18 ngày

Trong thời gian này, Nguyễn Hữu Đang tổ chức lớp học tập dân chủ 18 ngày (từ 8/8 đến 26/8/56) và trong ngày cuối, ông đã đọc một bài tham luận "nảy lửa" chỉ trích những sai lầm của đảng và của lãnh đạo văn nghệ. Trương Tửu đánh giá bài tham luận của Nguyễn Hữu Đang: "sự việc thực là cụ thể, lời lẽ thực là tha thiết". Hoàng Cầm cho rằng tinh thần nêu những thắc mắc, có từ kháng chiến, tích tụ lại và bùng nổ lên trong lớp học này.

Lê Đạt kể lại: "Trong cuộc học tập này, anh em phê phán văn nghệ rất nhiều, trong đó nổi bật lên vai trò của anh Nguyễn Hữu Ðang (...) Trong buổi học tập văn nghệ đó, anh Ðang có đọc một bài tham luận rất hùng hồn về những sai lầm của lãnh đạo văn nghệ. Lúc đó Ðang có nói một câu với Nguyễn Ðình Thi -Nguyễn Ðình Thi lúc ấy là một trong những người chịu trách nhiệm tờ Văn Nghệ- Ðang nói rằng: "Thế nào tao cũng ra một tờ báo, tờ báo chưa biết tên là gì, tao thì không làm được nhưng để cho bọn Giai Phẩm Mùa Xuân nó làm".(...) tờ báo này chính là tờ Nhân Văn". (Lê Đạt trả lời phỏng vấn RFI).

Nguyễn Huy Tưởng ghi lại không khí lớp học 18 ngày, trong nhật ký, như sau:

"Nguyễn Hữu Đang nổi lên. Tiếc rằng kéo anh ta về văn nghệ để làm rầy rà mình. Chính người chửi mình nhất là Nguyễn Hữu Đang" [ngày 21/8/56].

Những bực mình và dằn vặt của Nguyễn Huy Tưởng, càng làm rõ tấm lòng và nhân cách của ông: Mặc dù không đồng ý với Nguyễn Hữu Đang, bị Đang chỉ trích nặng nề, nhưng sau này, ông là người duy nhất trong ban lãnh đạo văn nghệ đã đứng ra bênh vực Nhân Văn, như Lê Đạt thuật lại và ông cũng ghi trong nhật ký: đã phản ảnh lên Trường Chinh về vụ Nhân Văn, nhưng vô hiệu.

Nhân Văn Giai Phẩm

Vai trò chủ động của Nguyễn Hữu Đang trong phong trào NVGP đã được xác nhận từ nhiều phía:

Những người trong ban biên tập báo Nhân Văn như Lê Đạt, Hoàng Cầm, Trần Duy đều xác nhận vai trò chủ chốt của Nguyễn Hữu Đang. Trần Dần ghi trong bài "thú nhận": "Nếu không có Đang, không ai có thể tập hợp anh em được. Sẽ không có tham luận với những đề nghị: gặp Trung ương, ra báo... mà cũng sẽ không có tờ Nhân Văn".

Trang bià tập sách phê phán phong trào Nhân Văn Giai Phẩm(Ảnh : DR)

Trang bià tập sách phê phán phong trào Nhân Văn Giai Phẩm
(Ảnh : DR)

Về phía buộc tội, Nguyễn Hữu Đang được coi là lãnh tụ, "đầu sỏ". Mạnh Phú Tư viết:

"Hắn lẩn mình và... rút lui vào bí mật. Suốt bốn số báo đầu, người ta không thấy một bài nào ký tên Nguyễn Hữu Đang! (...)

Người ta không thấy tên tuổi Nguyễn Hữu Đang trên những số đầu báo Nhân Văn, nhưng chính hắn là linh hồn của tờ báo. Hắn tìm tiền, kiếm giấy, thu xếp việc ấn loát và viết bài nhưng lại ký tên người khác. Hắn che lấp những nguồn tài chính, những kẻ cung cấp phương tiện bằng hình thức dối trá là nêu danh những người góp tiền in báo có một nhân lên gấp mười! Hắn họp hành bí mật với một số nhà văn chống Đảng, với những người tư sản và trí thức cũng đang muốn lợi dụng thời cơ để phất lên lá cờ chính trị. Hắn luôn luôn bàn mưu, lập kế với bọn Trương Tửu v.v... Hắn có tay chân trong một hai đoàn kịch tư nhân, ở một vài cơ quan văn hoá của Nhà nước. Thông qua tờ báo Nhân Văn, hắn đã trở thành một thứ lãnh tụ của một bọn người cơ hội, có âm mưu chính trị... ". (Mạnh Phú Tư, Báo Độc Lập, số 356, ngày 24/4/1958, in lại trong BNVGPTTADL, trang 49-50).

Là người làm chính trị, Nguyễn Hữu Đang đã tìm đúng thời cơ: Trong nước, vị thế của Trường Chinh và đảng Cộng sản yếu đi sau những sai lầm quan trọng trong Cải cách ruộng đất; ngoài nước, việc hạ bệ Staline ở đại hội XX của đảng cộng sản Liên Xô, là những lực đẩy khuynh hướng tranh đấu cho tự do dân chủ có cơ hội hành động. Nguyễn Hữu Đang, với tài tổ chức và hùng biện trong lớp học 18 ngày, đã chiếm được lòng tin của giới trí thức và văn nghệ sĩ cấp tiến. Ông nắm lấy cơ hội, đứng ra tổ chức Nhân Văn Giai Phẩm với những người bạn cùng chí hướng từ trong kháng chiến như Trương Tửu và Trần Thiều Bảo; và Lê Đạt, Hoàng Cầm, chủ trương tạp chí Giai phẩm mùa xuân.

Tuy không có nhiều bài ký tên thật, nhưng dấu ấn của ông không thiếu trên báo Nhân Văn:

- Những bài phỏng vấn Nguyễn Mạnh Tường, Đào Duy Anh, Trần Đức Thảo, Đặng Văn Ngữ về vấn đề dân chủ, có thể hoàn toàn do Nguyễn Hữu Đang thực hiện (Nguyễn Mạnh Tường xác nhận là chính Nguyễn Hữu Đang mời ông trả lời phỏng vấn).

- Trong Nhân Văn số 1, có bài tựa đề: "Thuốc đắng dã tật, nói thật mất lòng" ký tên XYZ. Rất ít người biết XYZ là một trong những bút hiệu của Hồ Chí Minh. Chúng ta có thể đoán chắc bài này do Nguyễn Hữu Đang viết (Lê Đạt chưa tham dự việc biên tập NV số 1). Trong bài này, tác giả dùng giọng của ông Hồ để "giáo huấn" cán bộ. Vừa vinh thăng vừa giễu cợt vị chủ tịch, có lẽ chỉ một mình Nguyễn Hữu Đang là dám làm trong thời điểm ấy.

- Bài "Chúng tôi cực lực phản đối luận điệu vu cáo chính trị - Trả lời bạn Nguyễn Chương và báo Nhân Dân", trên Nhân Văn số 2, ký tên Hoàng Cầm, Hữu Loan, Trần Duy, do Nguyễn Hữu Đang viết (theo Trần Duy). Bài này xác định biệt tài bút chiến của Nguyễn Hữu Đang. Ông trả lời từng điểm sự buộc tội Nhân Văn của báo Đảng, với một lập luận châm biếm, sắc bén, không nhân nhượng. Chứng tỏ trong thời kỳ Nhân Văn, đã có những bài viết trực tiếp đương đầu với những luận điểm chính quy của đảng cộng sản.

- Bài Cần phải chính quy hơn nữa, trên Nhân Văn số 4, là bài xã luận đầu tiên Nguyễn Hữu Đang ký tên thật. Trong bài này, ông xác định lập trường chính trị của nhóm Nhân Văn và công khai đòi tự do dân chủ, đòi thiết lập một nhà nước pháp trị.

- Bài "Hiến pháp Việt nam năm 1946 và hiến pháp Trung hoa bảo đảm tự do dân chủ thế nào? trên Nhân văn số 5, ký tên thật, mạnh hơn nữa, ông đòi tự do dân chủ phải được thể hiện trên hiến pháp và trên thực tế, đòiquyền sống tự do của con người trong một chính thể dân chủ, một nhà nước pháp quyền.

Nguyễn Hữu Đang là một khuôn mặt chính trị, văn hoá và đấu tranh, hiếm có trên chính trường Việt Nam dưới chế độ cộng sản. Một người theo đảng từ lúc 16 tuổi, hiểu rõ hơn ai hết quy luật tuân thủ của một cán bộ cộng sản. Nhưng ông đã đi ra ngoài trật tự ấy. Nguyễn Hữu Đang luôn luôn giữ vị trí tự do trong hành động cũng như tư tưởng của mình. Chính trong tư thế tự do ấy, ông đã đứng lên lãnh đạo phong trào Nhân Văn Giai Phẩm, đã tạo được một thời kỳ sôi nổi, trong vòng bốn tháng, trí thức và văn nghệ sĩ, dám nói, dám viết những điều mình nghĩ, dám chủ trương cải tiến xã hội Việt Nam thành một nước dân chủ theo đà tiến của thế giới bên ngoài.

Nhưng Nguyễn Hữu Đang đã thất bại. Sự thất bại của Nguyễn Hữu Đang cũng là sự thất bại chung của một dân tộc. Và hậu quả kéo dài đến ngày nay: nước Việt là một trong những nước cuối cùng, ở thế kỷ XXI, vẫn còn chưa biết nhận diện, để đòi hỏi những quyền cơ bản và tất yếu nhất của con người, đầu tiên là quyền tự do tư tưởng.

Hết phần thứ IX

http://www.rfi.fr/actuvi/articles/119/article_5814.asp

Nhân Văn Giai Phẩm phần X : Lê Đạt

Thụy Khuê

Bài đăng ngày 19/12/2009 Cập nhật lần cuối ngày 23/01/2010 17:53 TU

Nhà thơ Lê Đạt, từ Nhân Văn Giai Phẩm đến ''Đường chữ''

Nhà thơ Lê Đạt, từ Nhân Văn Giai Phẩm đến ''Đường chữ''

Đời chữ của Lê Đạt chia hai thời kỳ, dưới hai ngòi bút: Nhà thơ cách tân, theo truyền thống Mallarmé, mở một kỷ nguyên mới cho đường chữ. Nhà thơ thời thế, theo truyền thống Đỗ Phủ, ghi lại bộ mặt của xã hội toàn trị trên đất nước Việt Nam, xác định tính chất cơ bản của lịch sử : "Lịch sử muôn đời duyệt lại / Không ai lừa được cuộc đời".

Trong ba người bạn thân cùng hoạt động NVGP, Trần Dần viết nhật ký, Hoàng Cầm thuật lại dĩ vãng trong các bài ký, hồi ký. Duy có Lê Đạt là không có tiểu sử rõ ràng. Tại sao? Một phần, dường như ông không coi tiểu sử nhà văn là vấn đề quan trọng, nhưng có lẽ còn một lý do nữa, vì tiểu sử của ông, nếu viết rõ ra, chỉ "có hại" cho gia đình. Ông không muốn các con biết về hoạt động của cha để đỡ bị liên lụy. Đào Phương Liên, con gái ông, hỏi: Bố là ai? Các con không biết cha đã từng làm thơ, vì trong nhà "không có một quyển truyện một quyển thơ nào".

Lê Đạt tên thật là Đào Công Đạt, sinh ngày 10/09/1929 tại xã Âu Lâu, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái, mất ngày 21/4/2008 tại Hà Nội. Cha là Đào Công Đệ (mất năm 1975), quê phường Á Lữ, xã Mỹ lộc, Phủ Lạng Giang (Bắc Giang), làm việc trong sở hoả xa Vân Nam tại Yên Bái, gặp mẹ ông là Nguyễn Thị Sen (mất năm 1982), người làng Đình Bảng, Bắc Ninh, theo gia đình lên Yên Bái buôn bán. Lê Đạt học tiểu học ở Yên Bái, năm 1941, 12 tuổi lên Hà Nội, học trường Bưởi. Kháng chiến bùng nổ, trở về quê cha, tiếp tục trung học tại Á Lữ. Rồi đi theo kháng chiến. Về thời kỳ này, Lê Đạt chỉ ghi vài hàng sơ lược:

"Năm 45 khi cách mạng tháng 8 bùng nổ, tôi theo cách mạng, rồi đi kháng chiến, chủ yếu hoạt động trong ngành tuyên huấn. Năm 49, tôi về công tác tại ban tuyên huấn của TU đảng Cộng Sản Việt Nam. Năm 1952, tôi chuyển hẳn về Hội văn nghệ TU và bắt đầu cuộc đời sáng tác của nhà văn chuyên nghiệp" (trích tiểu sử viết tay, Đường Chữ, nxb Hội Nhà Văn, 2009).

Trong Từ điển văn học, Nguyễn Huệ Chi ghi:"Đầu kháng chiến, học tiếp trung học ở vùng kháng chiến rồi về công tác tại Ban tuyên huấn tỉnh Vĩnh phúc và tiếp tục theo học trường đại học Pháp lý cho đến khi trường giải thể. 1949, chuyển lên ban Tuyên Huấn trung ương đảng lao động VN. 1952 về Hội văn nghệ. Sau 1954, về Hà Nội, tiếp tục công tác ở Hội văn nghệ".

Lê Đạt trên chiến khu Việt Bắc năm 1948. Ba người ngồi từ phải sang trái : Nguyễn Lương Bằng, Hồ Chí Minh, Lê Đạt.(Ảnh tư liệu)

Lê Đạt trên chiến khu Việt Bắc năm 1948. Ba người ngồi từ phải sang trái : Nguyễn Lương Bằng, Hồ Chí Minh, Lê Đạt.
(Ảnh tư liệu)

Nhưng Hoàng Cầm cho biết: Năm 1948, [mười chín tuổi] Lê Đạt đã là bí thư văn nghệ của Trường Chinh. Điều này dường như Lê Đạt không muốn nhắc đến.

Hoàng Cầm viết: "Đầu năm 1949, anh Lê Đạt, phái viên của Tổng bí thư Trường Chinh từ ban tuyên huấn được cử sang Hội Văn nghệ làm trợ lý cho ông Tố Hữu." (Hoàng Cầm, Nguyễn Đình Thi trong tôi - Nguyễn Đình Thi ngoài tôi, Hồi kí, Talawas).

Nhưng trong bản "thú tội" của Lê Đạt, lại có câu: "Đảng đối với tôi có rất nhiều ân huệ, kéo tôi ra khỏi bàn tay phản động của bọn Quốc Dân Đảng, cho tôi công tác gần các đồng chí lãnh tụ" (Văn Nghệ số 12, tháng 5/58, trang 80).

Như vậy, chúng ta có thể tạm sắp xếp lại tiểu sử của Lê Đạt, giai đoạn kháng chiến như sau:

Năm 1945, 16 tuổi, học trường Bưởi, Lê Đạt chưa theo Việt Minh, lúc đó ông đang chịu ảnh hưởng Tự Lực văn đoàn, như phần đông các thanh niên "tiểu tư sản" thời ấy, mẫu người cách mạng lý tưởng đương nhiên là Dũng (trong Đoạn tuyệt Đôi bạn) của Nhất Linh, dù ở Hà Nội hay Yên Bái, tâm cảm của họ còn rất lãng mạn :

Yên Bái/ dăm cô gái / lỡ thì / thổn thức / Nhất Linh / tay / Loan Dũng / lên ô kính bụi

Sau này, Lê Đạt hết sức chống lại cái lãng mạn của Tự Lực văn đoàn, có lẽ cũng chỉ là một cách sống lại những "lỗi lầm của tuổi trẻ".

Lê Đạt theo Quốc dân đảng trong bao lâu? Có thể từ 1945 đến 1948 (16 đến 19 tuổi), rồi được "giác ngộ" theo Việt Minh. Nhờ tài năng, người thanh niên này được đưa vào Tuyên Huấn Trung Ương, làm bí thư của Trường Chinh. Tiểu sử chính thức của Lê Đạt bắt đầu từ 1948.

Vẫn theo Hoàng Cầm, năm 1949, khi Tố Hữu phụ trách toàn bộ văn nghệ kháng chiến, Trường Chinh cử Lê Đạt làm trợ lý cho Tố Hữu. Sự bổ nhiệm này cho thấy: lãnh đạo đã nhìn thấy ở Lê Đạt khả năng chiến lược và chính trị cao hơn Tố Hữu.

Ngoài ra, những dữ kiện trên đây còn giải thích:

- Tại sao Lê Đạt thấy mình "vững" hơn Nguyễn Hữu Đang trong việc tổ chức báo Nhân Văn.

- Việc ông thân thiết, kính trọng Thụy An và Phan Khôi, bởi cả ba đều đã từng hoạt động cho Việt Nam Quốc Dân Đảng.

- Và sự tranh đấu của Lê Đạt, khác với các bạn văn nghệ sĩ, thể hiện trên hai mặt : Về chính trị, chống chính sách đảng trị, đòi hỏi tự do dân chủ và về văn nghệ, chủ trương đổi mới thơ ca.

Sự nghiệp đổi mới thi ca

Lê Đạt thất bại trong đấu tranh chính trị, nhưng ông đã thành công trong việc đổi mới thi ca. Sau hơn 30 năm cấm in, Lê Đạt được "phục hồi" năm 1988. Tập Bóng chữ (nxb Hội nhà văn, 1994), tác phẩm đầu tiên xác định ông như một nhà thơ lớn, cùng với Thanh Tâm Tuyền, Đặng Đình Hưng, Trần Dần, đã xây dựng nên nền thơ Việt nam hiện đại.

Tiếp đến những tập Hèn đại nhân, (truyện ngắn, nxb Phụ nữ, 1994), Ngó lời (thơ, nxb Văn Học, 1997), Từ tình Epphen (Tạp chí thơ, Cali, 1998). Mi là người bình thường, (truyện ngắn, nxb Phụ nữ, 2007), U75 từ tình (thơ và đoản ngôn, nxb Phụ nữ, 2007); và sau khi ông mất, Đường chữ (tuyển tập, nxb Hội Nhà Văn, Bách Việt 2009).

Chỉ sau khi tác giả được "phục hồi" vào năm 1988, một số tác phẩm của Lê Đạt mới được ra mắt độc giả

Chỉ sau khi tác giả được "phục hồi" vào năm 1988, một số tác phẩm của Lê Đạt mới được ra mắt độc giả

Chủ trương đổi mới thi ca của Lê Đạt bắt đầu từ năm nào ? Nguyễn Huệ Chi viết trong Từ điển văn học "Bài thơ đầu tiên in trên Văn Nghệ năm 1951", nhưng đó chỉ là bài thơ đầu tiên được in ra, còn thực sự Lê Đạt đã làm thơ từ trước, từ nhiều năm trước và tập Tình mẹ (Đường chữ, phần di cảo) đã chứng minh điều đó.

Trong một đoạn hồi ký, Hoàng Cầm viết:

"Đầu năm 1949, anh Lê Đạt, phái viên của Tổng bí thư Trường Chinh từ ban tuyên huấn được cử sang Hội Văn nghệ làm trợ lý cho ông Tố Hữu. Vốn là một anh sinh viên rất trẻ, rất sôi nổi, vừa đặt chân đến Hội, Lê Đạt đã làm thân với các bậc cha chú như Ngô Tất Tố, Nguyễn Tuân, Thế Lữ, Nguyễn Xuân Khoát. (...) Lê Đạt khởi xướng ra cuộc tranh luận về một đề tài mới mẻ và có vẻ hấp dẫn lắm: Vấn đề thơ không vần của Nguyễn Đình Thi (...) Anh Nhị Ca sôi nổi cho tôi biết về cuộc tranh luận thơ không vần từ tháng trước, giọng Nhị Ca rất vui, anh nói:

- Tiếc quá! Cậu không dự hôm ấy, giá có cậu thì có lẽ cũng góp được nhiều ý kiến bênh vực cho cái gọi là thơ không vần. Đằng này chỉ có tớ với Lê Đạt thêm một thằng Lưu Quang Thuận. Và anh Bửu Tiến. Cũng may có thêm bác Phan Khôi. Ông già này lại bênh rất hùng hồn, mày ạ. Còn một tá những ông già khác không chịu nói gì, hoặc có nói lại về hùa với ông Lành. Anh Thi đâm ra yếu thế, sau cứ đành giơ sườn ra cho các ông ấy thụi. Thành thử, cái loại thơ tự do không vần bị ăn một trận đòn đếch cãi vào đâu được." (Hoàng Cầm, Nguyễn Đình Thi trong tôi - Nguyễn Đình Thi ngoài tôi, Hồi kí, Talawas)

Như vậy, theo Hoàng Cầm, Lê Đạt đã xướng lên cuộc tranh luận về thơ không vần từ năm 1949 và Lê Đạt cùng với Lưu Quang Thuận, Bửu Tiến, Phan Khôi, ủng hộ thơ Nguyễn Đình Thi. Người đánh Nguyễn Đình Thi là Tố Hữu (ông Lành).

Lê Đạt cũng nói: "Thời kháng chiến, tôi và Nguyễn Đình Thi mới đầu chịu ảnh hưởng Eluard và tôi cũng làm thơ không vần như anh Thi. Tôi trọ ở nhà Eluard không lâu. Một thời gian dài tôi và Trần Dần chịu ảnh hưởng của Maïakovski rất đậm" (Nghe Lê Đạt kể chuyện mình, Phạm Tường Vân phỏng vấn tháng 1/2003, đăng trên BBC Việt Ngữ 6/5/2008).

Như vậy chúng ta có thể xác nhận: Lê Đạt làm thơ không vần, ít nhất từ 1948, và tập Tình mẹ, có thể là những sáng tác đầu tiên của Lê Đạt.

Gia cảnh Nhân Văn

Bài thơ Nhân câu chuyện mấy người tự tử, gây sóng gió suốt thời kỳ Nhân Văn, và ghi lại trong ký ức người đọc sự phản kháng sâu sắc của nhà thơ đối với một thể chế độc tài, khống chế tự do tình cảm, tự do luyến ái, can thiệp vào đời tư của con người, khởi đi từ những sự kiện có thật trong đời Lê Đạt.

Lê Đạt kết duyên với cô Nguyện, cán bộ cốt cán, nhưng không hợp, chỉ sống chung một thời gian ngắn, rồi chia tay (khoảng 1955).

Nhà thơ Lê Đạt cùng với vợ là nghệ sĩ Thúy Thúy (DR)

Nhà thơ Lê Đạt cùng với vợ là nghệ sĩ Thúy Thúy (DR)

Một thời gian sau, Lê Đạt yêu Thúy Thúy (Nguyễn Thị Thúy), nghệ sĩ đang lên của đoàn Kịch Trung Ương. Năm 1956, hai người sống chung. Việc "bỏ người vợ cốt cán", để lấy vợ nghệ sĩ, đã gây cho Lê Đạt và Thúy Thúy, không ít khó khăn, cả hai đều bị kiểm thảo, Trần Dần ghi lại sự việc này trong nhật ký những ngày từ 23 đến 27/9/1955 như sau:

"Phê phán Lê Đạt:

Đồng chí định bỏ vợ lấy Thúy là bỏ cục vàng lấy cục đất. Còn gì qúy hơn là người làm việc cho Đảng? Đi CCRĐ [cải cách ruộng đất] bao nhiêu đợt rồi. Thành phần nông dân cốt cán. Đồng chí còn muốn gì? Không yêu nhân dân thì yêu ai? Chỉ có kẻ thù mới không yêu nhân dân thôi chứ!

Kể xấu Thuý. Con lính đế quốc. Nhăng nhít nọ kia bao nhiêu vụ rồi.

Tôi không thể đồng ý đề nghị của đồng chí. Không bao giờ Đảng đồng ý những cái sai.

Đồng chí lắm lý luận lắm, đao to búa lớn, vợ đồng chí hiền lành, đồng chí có đem lý luận đàn áp, dù vợ đồng chí có bằng lòng ly dị, Đảng cũng không đồng ý vì biết chắc chắn rằng đó chỉ là vì bị đồng chí đàn áp, bằng lòng mồm chứ không bằng lòng thực" (trích Trần Dần ghi, Phạm Thị Hoài biên soạn, td mémoire, Văn Nghệ, 2001, trang 87).

Những hàng nhật ký trên đây của Trần Dần cung cấp một số thông tin chính xác:

- Cô Nguyện bằng lòng ly dị (trên thực tế cô Nguyện đứng đơn xin ly dị).

- Nhưng Đảng răn đe: "dù vợ đồng chí có bằng lòng ly dị, Đảng cũng không đồng ý"

- Tình cảnh này đã được Lê Đạt thuật lại trong bài "Nhân câu chuyện mấy người tự tử" với hai câu thơ "để dời":

Đem bục công an máy móc đặt giữa tim người.

Bắt tình cảm ngược xuôi theo đúng luật đi đường nhà nước

Lời thơ phát xuất từ chuyện cá nhân, nhưng đã nói lên bi kịch của tất cả những người muốn sống tự do trong tình yêu, nhưng bị đảng trực tiếp ngăn cản.

Trần Dần, Hoàng Cầm, Lê Đạt đều chung cảnh ngộ bị đảng can thiệp vào đời sống tình cảm riêng tư, và mỗi người vợ Nhân Văn đều phải gánh chịu hậu quả hoạt động của chồng trong suốt cuộc đời còn lại.

Lê Đạt kể lại: "Khi ấy, Thúy mới 18 tuổi. Ngày nào cũng có những cán bộ tốt bụng đến vạch rõ "bộ mặt phản động của Lê Đạt và khuyên cô cắt đứt với tôi (...) Cô không được làm diễn viên nữa, bị đẩy xuống làm phục trang và bị đối xử như một con chiên ghẻ. Có một điều chắc chắn là không có vợ tôi, thì tôi đã thân tàn ma dại rồi. Tôi đã làm lỡ cuộc đời nghệ thuật của cô và cô vì tôi mà mắc bệnh suy nhược thần kinh cho đến bây giờ. (...) Được phục hồi, tôi còn nhúc nhắc sáng tác được, nhưng Thúy thì được gì ngoài chứng bệnh suy nhược thần kinh, tê buốt khắp mặt đến mức nhiều khi không thể hé miệng được" (Nghe Lê Đạt kể chuyện mình, Phạm Tường Vân, bài dã dẫn).

Bi kịch gia đình Nhân Văn, được Lê Đạt ghi lại thành thơ, như một lời tạ lỗi vợ con, như một ân hận, suốt đời, nhưng bài thơ cũng lại vượt khỏi khuôn khổ gia đình để nói lên nghịch cảnh chung của tất cả những người vợ Nhân Văn, Lê Đạt đã khắc chân dung họ vào văn học sử:

Vợ Nhân Văn

Lịch sử quýt làm cam chịu

Xin lỗi em / những đêm Nguyễn Bỉnh Khiêm (1) trằn trọc

Anh Thái Hà (2) chưa về / và em khóc

Xin lỗi em / những lời khuyên "cắt đứt"

Vạ gì đeo hai tiếng "liên quan"

Những buổi sớm / muốn chui đầu xuống đất

Mặt trời soi ngày kiểm thảo bắt đầu

Xin lỗi em / tiếng oan vợ thằng phản động

Lý lịch ba đời mấy đứa con thơ

Xin lỗi em / tuổi ước mơ không được sống

Những giấc ngủ / chưa một lần tròn mộng

Chung thân tâm thần / trọng tội đa mang

Đời sau ơi! / May còn đoái đến tôi

Hãy trả dùm tôi món nợ

Người vợ nhỏ / vừa thoát tuổi khăn quàng đỏ

Đã chụp mũ chồng / lưng thập tự Sói ăn

Và Đức Phật / duyệt xuất biên vào Tĩnh thổ

Xin độ trì / những Thị Kính-vợ- Nhân Văn.

Chú thích (của tác giả):

1- Vợ tác giả là diễn viên Kịch nói ở nhà tập thể đoàn Kịch phố Nguyễn Bỉnh Khiêm

2- Thái Hà ấp: nơi tổ chức cuộc đấu tranh chống Nhân Văn Giai Phẩm

Con Nhân Văn

Đào Phương Liên, con gái Lê Đạt, đã ghi lại bối cảnh gia đình, nhân ngày giỗ đầu của cha. Bài văn khơi động một cảnh sống mà người ngoại cuộc không thể hình dung nổi, chúng tôi xin trích lại ở đây:

"... Suốt tuổi thơ, con luôn trăn trở mãi trong lòng câu hỏi Bố là ai? (...)

Nhưng con không dám hỏi Bố vì sao sau những buổi vui vẻ ấy, Mẹ lại lo lắng nhắc Bố: “Ông đừng có nói to, cười lớn như thế!”. Bố thế nào cũng nổi cáu, quặc lại: “Tôi có làm gì khuất tất đâu mà không được cười to, nói to?” Con đã bênh Bố vì nghĩ đó không phải là một tội nhưng lại thầm thắc mắc: “Vì sao nhỉ? Hay cười nói to thế là không lịch sự ?”

Rồi một hôm Mẹ đi làm về, nhỏ to thì thầm: “Bà vợ ông Văn Cao dặn tôi nhắc ông vẫn có người theo dõi đấy. Ông phải cẩn thận. Đừng có cười to, nói to. Người ta để ý đấy!’’Con đã quá quen với lời nhắc nhở đó, giờ chỉ còn mỗi bận tâm: “ Văn Cao nào nhỉ? Làm sao mà Bố quen được với tác giả TIẾN QUÂN CA cơ chứ?”

Trên chiếc thùng gỗ tạp mà bề mặt xù xì dăm gỗ, chỉ rộng bằng tờ báo, kê dưới chiếc cửa sổ có chấn song nhỏ xíu của căn gác 3 như chuồng chim cu nhà ta, bố úp đáy làm bàn ngổn ngang giấy tờ, sách báo, Bố ngồi bệt dưới sàn, hý hoáy viết rồi gạch xóa. Bố là nhà thơ, nhà văn ư? Con thoáng nghĩ đến cái nghề cao siêu đó. Con lén tìm đọc. Con chỉ thấy vài chữ nguệch ngoạc bên lề những mẩu báo, bên lề những bài kiểm tra của con hay ở mặt sau những tờ giấy đen xì nổi gai: "chi chi…chành chành, rồng rắn lên mây, cái đanh thổi lửa"…( Mà mỗi khi con hỏi bố tìm gì vì thấy bố hoảng hốt, cáu gắt loạn lên thì bố chỉ im im rồi thở dài. Bố đâu biết mẹ con con khi lau dọn tưởng là rác vứt đi rồi!). Con vội gạt đi ngay vì nhà mình không có một quyển truyện, một quyển thơ nào. (...)

Và con lại trăn trở với câu hỏi: Bố là ai? Làm nghề gì? (...)

Cho đến tận năm 1975, năm lớp 10 cuối cấp, một cậu bạn cùng phố, học từ thời vỡ lòng với con, con một cán bộ miền Nam tập kết cấp cỡ, đến lớp bô bô: “Bố cái Liên là phản động chúng mày ạ”. Con nghe máu nóng bốc rát mặt nhưng cúi mặt vờ không nghe thấy. Một cậu bạn kế bên đế thêm: “Bố nó sỏ nhầm giầy à?” Lúc đó, con chỉ muốn độn thổ vì sợ.

Về nhà, con len lén để ý xem Bố có đúng là “phản động” không? Con không dám hỏi vì sợ… đúng ???. Vì sợ… đụng phải nỗi đau cần phải che dấu của Bố dù con không hề tin!

Con đã tự trấn an mình bằng những kiến thức thu nạp được qua biết bao chuyện công an bắt gián điệp những tối thứ bẩy, qua những câu chuyện trong các tạp chí QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN, qua những nhân vật phản diện xấu xa trong các tác phẩm văn học. Con vừa là công an theo dõi Bố, vừa là luật sư phản biện, bảo vệ Bố. Con chịu khó lục tìm mọi chứng cớ có lợi cho Bố. (...) Con tự lý giải : Nếu Bố là “phản động” thì Bố đã không khóc ngày Bác Hồ mất! Nếu Bố “phản động” thì đã không có thẻ thương binh! (Lúc đó con không biết đó là thẻ Bố được tặng?) (...)

Rồi con không được xét vào Đoàn dù lần kết nạp nào con cũng được giới thiệu, (....) Rồi con làm hồ sơ thi đại học, anh con bác hàng xóm cười khẩy: “Rồi em cũng như tụi anh thôi. Có giỏi mấy cũng chẳng vào được đại học. Cùng lắm là Sư phạm. Mà mày chưa Đoàn viên thì đừng mơ!” Đem thắc mắc đó về hỏi, Bố cười gạt đi: “Làm gì có chuyện đó. Con cứ thi đi. Mà Bố thấy Sư phạm cũng tốt”. Bố chợt trầm ngâm: “Chắc không có chuyện gì đâu. Bút danh của Bố là Lê Đạt cơ mà. Có phải Đào Công Đạt đâu mà lo?”. Rồi Bố lo lắng hỏi lại: “Thế có thật không phải Đoàn viên thì không được vào Sư phạm không con?”. Và bố lại tất tả dắt xe đi…

Cho đến lúc ấy con mới được nghe từ Bố cái bút danh Lê Đạt nhưng quả thật không gây ấn tượng gì với con vì con chưa bao giờ nghe tới phong trào NVGP.

Và Bố không biết đâu, ngay những ngày đầu của năm thứ nhất Sư phạm ngoại ngữ, trong một giờ văn học sử Pháp, thầy giáo không biết sao lại nhắc đến “bọn Nhân văn Trần Dần, Lê Đạt” với những câu “bôi xấu chế độ”.

"Ta đi không thấy phố thấy phường

Chỉ thấy mưa sa trên nền cờ đỏ"

Của bác Trần Dần

Và của Bố:

"Đặt bục công an giữa trái tim người

Bắt tình cảm ngược xuôi theo chế độ".

Con đã cúi gằm mặt, người nổi gai vì ngỡ cả hội trường dồn mắt nhìn mình. Dẫu trong lòng con vang lên “nếu thế thì sai quá còn gì” dù con không biết những câu sau.

Cho tới ngày Bố đi xa, cô chủ nhiệm của con mới móm mém: “tao đến khổ vì chuyện vào Đoàn của mày”. Con thật thà: “vì em chưa xứng đáng”. Cô vỗ vai: “vì cái lý lịch”

(trích Bố ơi, những câu chuyện của con... của Đào Phương Liên, in trên Tuổi trẻ cuối tuần, 12/4/2009)

Và đây là câu trả lời của Đào Công Uẩn trước linh cữu Lê Đạt, có đại diện của chính quyền: cha chúng tôi là một người luôn sống và trả giá "cho một đất nước độc lập, tự do, một nền văn học nghệ thuật độc lập, tự do".

Lê Đạt và Hồ Chí Minh

Trái với Nguyễn Hữu Đang, dứt khoát xác định trách nhiệm của Hồ Chí Minh trong việc đàn áp NVGP, Lê Đạt có một thái độ gần như băn khoăn, khó hiểu.

Ngày 13/4/1999 tại Paris, nhà thơ Lê Đạt đã nói chuyện với RFI về Nhân Văn Giai Phẩm

Ngày 13/4/1999 tại Paris, nhà thơ Lê Đạt đã nói chuyện với RFI về Nhân Văn Giai Phẩm

Trong buổi nói chuyện với ông (ghi âm ngày 13-04-1999), ở đoạn cuối, tôi có hỏi ông về Hồ Chí Minh. Khi phát thanh trên RFI, năm 2004, Lê Đạt đồng ý là nên cắt bỏ. Nay đã có khoảng cách thời gian, xin ghi lại hai câu đã bị cắt bỏ này, như một tư liệu, giải thích thái độ của Lê Đạt đối với vị lãnh tụ đương thời.

T. K: Chính ở trong mouvement của các anh cũng có điều khó hiểu: Ngay từ ban đầu, các anh đã phê bình tập thơ Tố Hữu, chỉ trích tập thơ đó là thần tượng hóa cụ Hồ, và toàn bộ tinh thần NVGP đều chống lại sự thần tượng lãnh tụ. Nhưng trong thâm tâm các anh, ít nhất ba người Lê Đạt, Trần Dần, Hoàng Cầm, đều thấm nhuần Tây học, mà vẫn có sự thần tượng hóa cụ Hồ, có phải như thế không? Điều này làm cho người ta khó hiểu.

L. Đ: Dĩ nhiên chị ạ. Mình có thể phê phán người khác [nhưng mình vẫn phạm sự] thần tượng hóa, là tất nhiên. Nhưng khi tôi viết tôi không thần tượng hóa nữa. Tôi rất chú ý đến việc ấy, nhưng chắc là trong ngóc ngách tâm hồn tôi, chắc còn có nhiều chỗ vẫn thần tượng hóa.

T. K.: Trong thâm tâm các anh vẫn coi cụ Hồ là "thần tượng". Nhưng cụ Hồ lại chủ trương điều mà các anh chống lại, đó là sự toàn trị, và cấm đoán cái mà các anh đòi hỏi, đó là tự do tư tưởng. Mình không thể nào tranh đấu với một thần tượng mà mình tôn thờ và đòi lật đổ sự độc tôn thần tượng đó. Đấy là cái điểm mâu thuẫn, không thể giải thích được trong lập luận của các anh?

L. Đ.: "Tôi không bao giờ coi cụ Hồ là đại diện tự do và dân chủ cho đất nước Việt Nam. Tôi thần tượng là thần tượng ở những khía cạnh khác. Chị nên thông cảm với tôi. Thần tượng trên mọi phương diện thì tôi không bao giờ có, không bao giờ tôi nghĩ cụ Hồ là thần tượng của tự do dân chủ trên đất nước Việt Nam. Không có. Trong khi tôi đấu tranh thì có nghĩa là tôi đấu tranh cả với cụ Hồ. Nhưng một góc của tâm hồn tôi... Đó là bi kịch của tôi. Điều đó chị thông cảm cho tôi".

Ngoài micro, tôi nói đùa: "Cụ Hồ đã làm các anh điêu đứng suốt đời mà anh vẫn còn bênh được thì lạ quá!". Lê Đạt cười: "Thì mình cũng phải tin là còn có một người tử tế, chứ nếu cả nước đều một bọn vứt đi thì làm sao sống nổi!"

Lê Đạt có viết một bài trường ca Bác (một phần trích in trong Văn học VN sau cách mạng tháng Tám, nxb Văn Học Hà Nội 1992). Đây là bài thơ ca tụng, với những tình cảm chung chung, không bộc lộ được cái cảm xúc chân thực (nếu có) phát xuất tự đáy lòng:

"Trong lặng im trắng /mênh mông / mỗi tấc lòng

Ta càng nghe rất rõ / cái thủa Ba Đình

Di chúc / bác mở tay / mở bay / trang rộng" (sđd, trang 132)

Thơ ca tụng bác Hồ, thời kỳ đầu kháng chiến, hầu như ai cũng làm, kể cả Vũ Hoàng Chương. Nhưng không hiểu sao, Lê Đạt lại làm bài Bác ở thời điểm khá trễ này? Đào Phương Liên cho biết, khi "Ông" mất, bố mẹ để tang "Ông". Phong Lê trong bài "Có một trường ca về Hồ Chí Minh..." cho biết trường ca này viết năm 1970 để kỷ niệm ngày giỗ đầu của HCM, nhưng cũng phải 20 năm sau, mới được in (Nhà xuất bản Thanh Niên, 1990) nhân ngày kỷ niệm 100 năm sinh HCM.

Như vậy bài thơ Bác có thể đã làm sau khi Hồ Chí Minh mất, như một lời tạ ơn chăng?

Kết thúc lớp Thái Hà, Tố Hữu đã có lời đe Lê Đạt: "Tội của anh cũng nặng như tội Nguyễn Hữu Ðang. Lẽ ra anh cũng bị đi tù. Nhưng mà Ðảng vì nghĩ đến anh, chiếu cố đến anh còn trẻ, có khả năng và còn có thể giúp ích được cho đời nữa nên Ðảng khoan hồng với anh thôi chứanh-đừng-nên-nghĩ-rằng-anh-tội-nhẹ!" Ðó là lời dặn dò của Tố Hữu với tôi trước khi tôi về".(Lê Đạt trả lời phỏng vấn RFI)

Đảng, trong lời Tố Hữu, là Bác? "Tội" của Lê Đạt nếu truy kỹ, nặng hơn "tội" Nguyễn Hữu Đang, vì những câu thơ của Lê Đạt viết về chế độ cộng sản sẽ không bao giờ xóa được trong lòng ký ức dân tộc. Nhưng Lê Đạt không bị đi tù. Phải chăng Lê Đạt đã cảm nhận được sự "khoan hồng" ở bác, đối với một nhà thơ có tài? Và đó chính là bi kịch của ông? Tạm hiểu bài thơ Bác và tình cảm "khoan hồng" của Lê Đạt đối với bác, nằm trong bối cảnh như thế.

Hoặc cũng có thể, ở những nghệ sĩ như Hoàng Cầm, Trần Dần, Lê Đạt, Phùng Quán, luôn luôn có một con người ngây thơ, lãng mạn, trữ tình, khi nhìn vị lãnh tụ. Trong khi ở những nhà trí thức như Phan Khôi, Trương Tửu, Nguyễn Mạnh Tường, Nguyễn Hữu Đang... Sự phán xét lãnh tụ sáng suốt, rạch ròi hơn, vì họ không lãng mạn mà nghiêng về lý trí, tinh thần.

Tham gia Quốc dân Đảng

Trong bản bản "thú tội" của Lê Đạt, có một câu quan trọng: "Đảng đối với tôi có rất nhiều ân huệ, kéo tôi ra khỏi bàn tay phản động của bọn Quốc Dân Đảng, cho tôi công tác gần các đồng chí lãnh tụ, cho tôi đi thực tế để cải tạo, nâng đỡ những sáng tác của tôi, đến khi va chạm vào quyền lợi cá nhân, tôi trở mặt tấn công vào Đảng, nhẩy sang trận địa của giai cấp tư sản phản động và làm người phát ngôn của chúng" (Văn Nghệ số 12, tháng 5/58, trang 80).

Và khi trả lời phỏng vấn của Phạm Tường Vân, Lê Đạt cho biết:

"Nhà mẹ vợ tôi là cơ sở cách mạng, hai anh của Thúy một người là bí thư chi bộ xã, một người đi bộ dội. Hồi cải cách mẹ vợ tôi bị quy là gián điệp và anh cả bị quy là Quốc Dân Đảng chờ đem ra xử bắn. Thúy đương được ở đoàn kịch trung ương, lúc nào cũng nơm nớp sợ bị đưa về xã đấu tố. Thì vừa lúc sửa sai bắt đầu, cả nhà may mắn thoát nạn" (Lê Đạt trả lời Phạm Tường Vân, bđd)

"Trong truyện ngắn "Thế là… chị ơi!" (Talawas, tháng 6/2007) của Vũ Ngọc Tiến, có nhiều chi tiết gần gụi với đời sống của bà Bùi Thị Ngọc Khuê, vợ nhà thơ Trần Dần, đặc biệt có một đoạn viết về cái chết của ông Phán Hậu (ân nhân của bà K) như sau:

"Cuối cùng thì thơ anh cũng được tôn vinh. Sau ngày anh mất, tập trường ca cuối cùng của anh được trao giải và hôm nay tôi lại nhìn thấy chị trên màn ảnh nhỏ, trong lễ trao Giải thưởng Nhà nước cho anh và những người bạn của anh. Song cái án oan kết tội ông Phán Hậu, nhà chí sĩ yêu nước giầu có, danh giá bậc nhất tỉnh Nam Định bị bôi nhọ là tên phản động Quốc dân Đảng, tay sai đế quốc Pháp ai rửa cho ông? Đêm trước ngày bị các Ông Đội sai cán bộ chuỗi, rễ đến nhà bắt trói ông đem đi đấu tố, ông lập bàn thờ giữa sân nhà, có bài vị Nguyễn Thái Học bằng chữ Nho, rồi ông đội khăn xếp, mặc áo the đen, lầm rầm khấn vái: “Tiên sinh năm nào lên máy chém vẫn để lại lời bất hủ rằng “không thành công cũng thành nhân”. Giờ độc lập thành công rồi, mai tôi lên đoạn đầu đài sẽ thành gì đây? Tiên sinh hỡi, tiên sinh!...” Cái án oan ấy khiến anh đang đi công tác cải cách ruộng đất ở Thái Bình bị triệu hồi về giam lỏng ở đơn vị. Ngày ấy, nếu lần anh tự tử bằng dao lam trót lọt thì còn đâu những tác phẩm sau này anh viết cho người đời chiêm ngưỡng, hậu thế tôn vinh?"

Hai câu chuyện trên đây về người thân của hai bà vợ Nhân Văn, cho ta thấy rõ không khí thời đó đối với những người có "quan hệ" với Quốc Dân Đảng và hiểu tại sao Lê Đạt đã phải cất giấu quá khứ của mình.

Trong những người chủ chốt của phong trào, ba người có "liên hệ" với Quốc dân đảng: Phan Khôi, Thụy An, Lê Đạt. Do đó, một mối thâm tình liên kết họ với nhau:

- Trả lời phỏng vấn RFI, Lê Đạt nhắc đến Thụy An và Phan Khôi, với những lời đầy ý nghiã: - "Phan Khôi với tôi vốn có những quan hệ đặc biệt"."Trong thâm tâm tôi, bao giờ tôi cũng coi ông là người lãnh đạo tờ Nhân Văn".

Việc công nhận Phan Khôi là người lãnh đạo tờ Nhân Văn, chứng tỏ Lê Đạt chỉ coi Nguyễn Hữu Đang như người bạn đồng hành, Phan Khôi mới là người thủ lãnh. Ngoài uy tín của Phan Khôi trong văn học, còn có lý do nào khác, nếu không phải vì Phan Khôi là người theo Quốc dân đảng, lý tưởng đầu đời của Lê Đạt?

- "Tôi có thể bảo đảm 100% chị Thụy An không phải gián điệp", "Chị Thụy An rất thân với anh em trong NVGP và đặc biệt là thân với tôi". "Riêng tôi thì không bao giờ tôi quên công của chị Thụy An đối với tôi".

Tại sao Lê Đạt dám bảo đảm 100% là Thụy An không phải gián điệp, nếu ông không biết rõ hành động của Thụy An? Nếu không cùng một lý tưởng?

Câu "Tôi không bao giờ quên công của chị Thụy An đối với tôi", có nhiều ý nghiã. Công gì? Thụy An có công với nhiều người, công dạy Phùng Quán tiếng Pháp tiếng Anh, công giúp đỡ vợ con Lê Đạt... Nhưng từ khi Thụy An bị nạn cho đến bây giờ, những bạn đồng hành không ai nói một lời biện hộ công khai cho bà, trừ Lê Đạt. Vậy có thể hiểu chữ "công" này là một công lớn: Ngoài sự kính phục người chị văn nghệ can trường, còn có sự hàm ơn Thụy An, đã không "khai" những điều bà biết về Lê Đạt, như một thành viên cũ của VNQĐ.

Khu lăng mộ Nguyễn Thái Học tại Yên Bái với câu nói nổi tiếng ''Không thành công cũng thành nhân"(Ảnh : DR)

Khu lăng mộ Nguyễn Thái Học tại Yên Bái với câu nói nổi tiếng ''Không thành công cũng thành nhân"
(Ảnh : DR)

Câu châm ngôn mà Lê Đạt cho ghi lại trong bộ Nhà Văn Việt Nam Hiện Đại (nxb Hội Nhà Văn, 2007), là : "Một nhà văn tự trọng nên bận tâm đến việc thành nhân hơn là thành danh" có gì rất gần với lời Nguyễn Thái Học:"Không thành công thì thành nhân".

Tinh thần yêu nước phát sinh từ Yên Bái

Đất Yên Thế và đất Yên Bái đối với Lê Đạt có những gắn bó sâu xa: Yên thế, quê nội là đất của Đề Thám, thuộc phân Phủ lạng giang, triều Nguyễn (nay thuộc tỉnh Bắc giang), có 2 mảnh đất lịch sử: Nhã nam và Yên thế:

-Tổng Nhã Nam, là nơi Hoàng Hoa Thám làm lễ tế cờ khởi nghiã (1889), và cũng là nơi Lương Tam Kỳ đem thủ cấp Đề Thám nộp cho Pháp lãnh thưởng (1913).

- Tổng Yên Thế, là nơi Đề Thám đặt đại bản doanh chiến đấu trong hơn 20 năm, vị trí hiểm trở, "rừng thiêng nước độc", nằm giữa rặng Cai Kinh (Lạng Sơn) và núi đồi Thái Nguyên.

Yên Thế, như một địa hình, một bối cảnh đất nước lâm nguy, một can trường chống Pháp nhưng thất bại.

Đất quê cha tôi /đất quê Đề Thám

Rừng rậm sông sâu

Con gái cũng theo đòi nghề võ

Ngày nhỏ /cha tôi dẫn đầu / lũ trẻ chăn trâu

Phát ngọn cờ lau / vào rừng Na Lương đánh trận

Mơ làm Đề Thám... (Cha tôi)

Nhưng vì miếng cơm manh áo, người cha đã buông tay, bỏ cuộc, người con tiếp tục lên đường:

Cuộc sống hàng ngày / nhỏ nhen / tàn bạo

Rác rưởi gia đình / miếng cơm / manh áo / tàn phá con người

Những mơ ước thời xưa / như con chim gẫy cánh

Rũ đầu chết ngạt trong bùn

Năm tháng mài mòn / bao nhiêu khát vọng.

Cha đã dạy con một bài học lớn

Đau thương / kiên quyết làm người. (Cha tôi)

Bài Cha tôi làm tháng 7/56, giữa Giai phẩm mùa xuân Nhân văn, như một tuyên ngôn, xác định con đường tranh đấu, lấy đất Đề Thám làm khởi điểm.

Nếu Yên Thế được Lê Đạt xác nhận, thì Yên Bái, đã không thể công khai trình làng, bởi Yên Bái là quê hương của Quốc Dân Đảng.

Yên Bái là pháp trường xử lòng ái quốc. Khi Nguyễn Thái Học và 12 bạn đồng hành lên đoạn đầu đài (1930), Lê Đạt mới một tuổi, nhưng Yên Bái, hơn một nơi chôn rau cắt rốn, đã trụ lại như cái mốc đầu đời, một khởi điểm của cõi viết và nẩy mầm ý chí cách mạng vùng lên chống Pháp.

Tập thơ Tỉnh mẹ, tạm coi như tập thơ đầu đời của Lê Đạt, đã dành cho Yên Bái chỗ đứng thiêng liêng, nói lên tâm sự người thanh niên sinh ở Yên Bái. Tỉnh mẹ tỉnh mình sinh ra, là đất mẹ, là Yên Bái. Tỉnh mẹ có thật sự bị thất lạc? Hay đã bị "tịch thu" và sau này được trả lại?

Tỉnh mẹ, in trong phần Di cảo (Đường Chữ, nxb Hội nhà văn, 2009)

Tác giả mơ hồ cho biết đây là tập thơ bị thất lạc đã 40 năm. Không một bài thơ nào ghi ngày tháng ở dưới. Lê Đạt cũng không hề nhắc đến "giai đoạn thơ này" khi còn sống. Có phải vì Yên Bái là một "liên quan" thầm kín mà tác giả phải giấu đi? Cũng như trong một thời gian dài, về nơi sinh, ông chỉ ghi Âu Lâu, trên bờ sông Hồng (không nhắc đến tên Yên Bái).

Tập thơ nói lên tinh thần chống Pháp của một thanh niên. Thơ làm theo lối leo thang, không vần, đã là giọng thơ Lê Đạt, đã có những hình ảnh mới lạ, táo bạo hơn thơ người khác. Điểm đặc biệt là sự gắn bó với Yên Bái, như cái nôi của hành động và tư tưởng, như một tiền trạm của lòng yêu nước, như một ý chí cách mạng, một sự đổi thay, một sự lập thân con người, khởi đi từ Yên Bái.

Từ Yên Bái, cậu bé đã thấy một "người hàng xóm", "người chị", và cũng là "người yêu", bị con trai quan phủ làm nhục, xóm làng hắt hủi:

Đêm ấy / chị ra sông tự tử

Theo những chiếc lá dâu ngày xưa

Áo trắng / như buồm mộng / về một chân trời nào / cao rộng / thăm thẳm / xa (Thơ ngây, trang 298)

Từ Yên Bái, cậu bé nhìn thấy người ăn mày chết trước cửa giáo đường, hỏi Chúa có thấy không?

Chúa về tự bao giờ

Có phải thật Người không?

Tiếng chuông / lu loa / hối hả / giục / người bõ già

Quét / chiếc xác / nằm co quắp

Chết / giữa ngày Phục sinh (Người ăn mày già, trang 319)

Từ Yên Bái, tác giả thấy một người anh, ban đầu có "chí lớn", rồi chí ấy lụi tàn trong bổng lộc quan trường, cuối cùng nhìn lại sổ đời. Bản cáo trạng chứng tỏ người anh không sống trong thời Pháp thuộc mà dường như ở thời cách mạng:

"Trong khoảnh khắc / đối diện / cùng sự thật

Sởn tóc gáy / như kẻ sát nhân / đột nhiên / thấy / người mình thủ tiêu / lững thững / hiện theo về / đối chất

"Anh có thể lừa /cha mẹ / vợ con / lừa cả nước

Nhưng thế nào / cũng có lần / anh phải lôi ra / trước / vành móng ngựa bản thân anh" (Một cuộc đời, trang 309)

Yên Bái, một xã hội Việt nam thoi thóp, tê liệt, đợi chờ:

Yên Bái/ dăm cô gái/ lỡ thì/ thổn thức/ Nhất Linh/ tay / Loan Dũng / lên ô kính bụi

Chơ chỏng/ mấy con búp bê/ gẫy cẳng/ bạc màu

Yên Bái/ một phố chiều/ thượng du nắng lụi

Một con đường/ rơm rớm/ máu rơi

Đôi vợ chồng già / không con / nhìn bóng tối

Ôm con mèo gầy / nhức nhối / chuyện ngày xưa

Yên Bái/ hôm nào / cũng ra ga

Hôm nào / cũng nhỡ tàu / ở lại

Với những tiếng còi / rứt ruột / gọi đi

Và một chân trời / nhêu nhếch / khói (...)

Yên Bái / những ngày trích lục nhau / sao thành nhiều bản (...)

Yên Bái / một quê hương vỡ nợ (...)

Một ngã ba thành năm sáu ngã ba (Phác họa màu xám, trang 333)

Và người thanh niên ấy đã gửi những lời tạ tội về Yên Bái, tạ tội đã đốt quê hương. Tiêu thổ là bài thơ duy nhất trong thời kháng chiến đặt lại vấn đề tiêu thổ kháng chiến như một tội đồ đối với quê hương, dân tộc:

Yên Bái / chỉ để lại / trong tôi / những kỷ niệm / nhạt / như nước ốc

Sao hôm nay / khi tiêu thổ quê hương / tôi bỗng khóc (...)

Yên Bái ơi! / Cố sống / lấy thêm /dăm ngày nữa (...)

Hôm nay / ta đánh vỡ / quê hương

Đánh vỡ / từng viên gạch / tổ tiên ta / cóp nhặt (...)

Quê hương ơi! / Ta không phải / kẻ ăn tàn phá hại

Vén tay áo xô / đốt gia tài / ông cha để lại... (Tiêu thổ, 345)

Yên Bái chính là khởi điểm của cuộc lên đường, cũng là cuộc đi vào tan nát, khổ đau:

"Ôi! Những ngày đầu / quê hương / tan nát lửa

Như đàn cò / vỡ tổ / bế nhau đi

Đằng trước một chân trời sẹo đạn

Đằng sau /thông thống một đường về

Ta đã / chọn /đường / đi về phía trước

Chân chảy máu / nạng vào nhau ta bước

Điểm chỉ / trên khắp mọi ngả đường

Trong bản giao kèo /ta ký /với tương lai (Quê hương du ca, trang 353)

Yên Bái còn là mẹ của cả những người lính viễn chinh:

Bà mẹ Âu Lâu /ngồi / như gốc mai nở trắng / giữa đàn con / đủ / các giống người

Thằng cả / Xa lum / người Xê nê gan / làm mỏ than Ma rốc

Vào hầm than / đen / như thấy dân tộc mình / mấy ngàn đời / vùi dập /chết / ở đây

Tan tầm về / ra bờ sông nước trong /rửa mặt

Rửa xong / nhìn / mặt vẫn nhọ than

Thằng hai / Ma Hô Mét

Công nhân bốc vác / An Giê

Gù gù / lưng cánh phản

Ngày ngày / khuân tổ quốc / xuống tàu buôn... (Mẹ, trang 363)

Đối diện với những hô hào chém giết, máu, thù, trong thi ca đương thời, đây là bài thơ phản chiến và nhân bản nhất trong văn chương Việt Nam thời kháng chiến chống Pháp. Nhà thơ không phân biệt chiến tuyến, "dám" coi "quân thù" cũng là con của mẹ Âu Lâu. Vì vậy "tội" của Lê Đạt phải là rất nặng, ngay từ trước thời kỳ NVGP.

Thời kỳ Nhân Văn Giai Phẩm

Xuân Diệu buộc tội: "Đã rõ rệt như ban ngày, tập Giai phẩm mùa xuân 1956 phất lá cờ đầu tiên chống Đảng, chống chế độ, và Lê Đạt là nhà lý luận trong đó. Lê Đạt mở đầu Giai phẩm với cái tuyên ngôn: "Trích thơ gửi người yêu" (...) và bài thơ tuyên ngôn thứ hai "Mới" đăng trong Giai phẩm (...) Lê Đạt là một người chủ chốt của báo Nhân Văn, tham mưu cho cả tờ báo, tự tay sửa chữa nhiều bài đả kích chế độ ta rất cay độc (...) Cùng với Nguyễn Hữu Đang làm bộ óc của báo Nhân Văn, đứng làm "nhà lý luận" của bọn chống Chế độ (...) Sau khi báo Nhân Văn bị cấm, Lê Đạt liên lạc cấu kết với Thụy An, Lê Đạt đóng vai trò quan trọng trong việc lũng đoạn Hội Nhà Văn, Lê Đạt tích cực dùng ngòi bút viết lối văn hai mặt; Lê Đạt luôn luôn giữ một cương vị đứng chủ trường phái; mãi đến trong lớp học văn nghệ lần thứ hai (tháng 3 và 4/1958) vẫn còn tìm cách quay quắt. Cho nên, xét Lê Đạt, ta phải nhìn thấy cho hết, rằng Lê Đạt chống đối ta, phá hoại ta từ trong bản chất giai cấp thù địch" (trích bài "Những biến hoá của chủ nghĩa cá nhân tư sản trong thơ Lê Đạt", (Văn Nghệ số 13 tháng 6/58, in lại trong tập Dao có mài mới sắc của Xuân Diệu, 1963, các trang 86, 87, 89 và 95).

Nhà thơ Lê Đạt và bài thơ nổi tiếng đăng trên báo Nhân Văn số 1 ngày 20/09/1956. (Ảnh : DR)

Nhà thơ Lê Đạt và bài thơ nổi tiếng đăng trên báo Nhân Văn số 1 ngày 20/09/1956.
(Ảnh : DR)

Lê Đạt cũng xác nhận vai trò chủ chốt của mình trong bài tự kiểm thảo:"Tôi tham gia Nhân Văn với ý thức là người lãnh đạo lý luận của tờ báo vì tôi cho tôi vững vàng hơn Nguyễn Hữu Đang. Ban biên tập lúc đó gồm có 4 người: Nguyễn Hữu Đang, Trần Duy, Hoàng Cầm và tôi. Để tấn công quan điểm vô sản chuyên chính của Đảng, tôi vận động Thanh Châu viết bài Mậu Dịch, tôi góp ý, vẽ tranh một người đẽo chân cho vừa giày mậu dịch. (...) Nhân Văn bị đóng cửa nhưng tư tưởng Nhân Văn, tư tưởng chống đối vẫn chưa hết. Sau một thời gian các báo ngớt đánh, tình hình trở lại bình thường, chúng tôi lại vẫn gặp nhau đả kích Đảng, cho là độc đoán". (trích lời "tự thú" của Lê Đạt, Văn Ngệ số 12, tháng 5/1958).

Trong thời kỳ NVGP, ngoài những bài xã luận chính trị ký tên Người Quan Sát cùng với Nguyễn Hữu Đang, Lê Đạt là nhà thơ sáng tác nhiều nhất và chống đối mạnh mẽ nhất. Ngoài những bài thơ in trên báo, còn có:

Thế giới này là của chúng ta, (phát hành tháng 12/1955), có thể phần lớn làm theo lối tuyên truyền, thời mà Lê Đạt cho là "biết bao lần tôi đã không thực là tôi", cho nên sau này ông không nhắc đến tập thơ ấy nữa.

Bài thơ trên ghế đá (nxb Hội Nhà Văn, 1957).

Cửa hàng Lê Đạt, (đang in, bị đình chỉ, Lê Đạt bị khai trừ khỏi đảng, tháng 7/1957)

Đụng long mạch (in trên Tự do diễn đàn, tháng12/56, báo bị cấm)

Lê Đạt còn nói đến bút ký "Vào 21", viết về thời kỳ bị kỷ luật. Hiện nay không biết văn bản này thất lạc ở đâu.

Trong tinh thần Đỗ Phủ, thơ Lê Đạt phản ảnh xã hội thời ông sống. Không ít bài bị cấm, bị tịch thu, hoặc bị thất lạc. Sau này, những ai muốn tìm hiểu thực chất của xã hội Việt Nam dưới chế độ cộng sản cần phải tìm lại những tác phẩm này, không chỉ của Lê Đạt, mà của toàn thể các tác giả trong NVGP đã bị chôn vùi hoặc thất lạc. Những tác phẩm viết trong tù, của Thụy An, có lẽ ở Sài Gòn, phía gia đình các em, hoặc bạn bà là Trinh Tiên (tên thật là Trinh Nữ, chồng là Bửu Đảo) còn giữ.

Nhờ hai bài đánh Lê Đạt của Xuân Diệu và Xuân Hoàng mà chúng ta có thể biết được nội dung một số bài thơ của Lê Đạt, trong thời kỳ NVGP

Tập Bài thơ trên ghế đá, theo Xuân Diệu"dưới sự lũng đoạn của Hoàng Cầm" nhà xuất bản Hội Nhà Văn đã in tập thơ này năm 57, sau khi Nhân Văn bị đóng cửa.

Vẫn theo Xuân Diệu, thì tác phẩm này "là cả một hệ thống có ý thức phá hoại tinh thần từ đầu chí cuối", "anh ta [Lê Đạt] vẫn cứ "đầu thai nhầm chế độ", bài "Đu" là "một sự khiêu khích". Bài "Gia đình", với những câu như:"Nhiều dự định sa lầy trong đống tã", "tình yêu bị những cái hàng ngày bóp cổ", "Lê Đạt đưa những xót xa đau đớn ra và cho nó thắng trận". Bài thơ trên ghế đá "đầy một điệu hưởng lạc, chết lịm trong tình yêu", và vẫn theo Xuân Diệu, trong bản đánh máy đưa cho nhà xuất bản còn có bài"Trong hầm bí mật", nhưng không in, bài này rất tiêu biểu cho cái triết lý"máu, sướng và chết" của Lê Đạt". Xuân Diệu viết tiếp: "Bài thơ trên ghế đá "còn có dã tâm đả kích Đảng. Cho Đảng là phao phí nhân tài (Con búp bê, Tình người), ví Đảng như một anh thợ cầu già chưa vợ, bác rất nhiều cầu, xây dựng kinh tế được nhiều đấy, nhưng chưa bắc qua được một lòng người".

"Hàng triệu lòng người đã nhờ Đảng mà tái sinh, yêu Đảng sâu sắc, nhưng cố nhiên lòng của bọn Nhân văn- Giai Phẩm thì chỉ có bọn tư sản phản động mới bắc được cầu".

(Xuân Diệu, Những biến hoá của chủ nghĩa cá nhân trong thơ Lê Đạt, Văn Nghệ số 13, tháng 6/58).

Nhờ bài đả kích của Xuân Hoàng, chúng ta biết thêm nội dung bài Đụng long mạch, in trên Tự do diễn đàn, tháng12/56, báo bị cấm:

"Trong bài thơ "Đụng long mạch" (...) Lê Đạt dựng lên khung cảnh một địa phương đang bị hạn hán, có cán bộ về khuyên đào giếng nhưng vì sợ bị "đụng long mạch" nên các cụ nhất định không nghe. Sau có vợ chồng anh Ân đêm về bí mật bàn với nhau nên lén lút đem cuốc ra vườn đào giếng, đến sáng hôm sau bà con thức dậy thấy "mạch nước đùn lên nước phun loang loáng", và từ đấy cả làng noi gương vợ chồng anh đào giếng chống hạn khắp nơi.

(...) Lê Đạt hết lời khen ngợi vợ chồng Ân - những "anh hùng" trong câu chuyện qua cái nhìn của Lê Đạt đã "dám cả gan đánh bốc với những già nua cũ kỹ của cuộc đời". Lê Đạt đã kêu ầm lên một cách hậm hực rằng:

"Những con người ụ

Ềng ra cản đường"

Và Lê Đạt hô hào:

" Cần biết bao nhiêu

Những cái đầu táo bạo

Dám nghĩ, dám làm

Không nô lệ chung quanh"

(...) Còn đây là cái nhìn của Lê Đạt về Đảng. Đó là:

..."lưng con rồng,

Ai đào giếng đụng vào long mạch

Thì phải tội mù hai con mắt

Cả nhà hộc máu chết tươi"

Và nhay đi nhay lại cái ý đó một cách dọa dẫm:

"Long mạch này mà đứt

Cả nhà không thoát một người"

hoặc:

"Long mạch hôm nay rung chuyển

Phen này rồi chết cả nhà"

(Thực chất tư tưởng chống đảng trong thơ Lê Đạt, Xuân Hoàng, Văn nghệ số 11, tháng 4/1958, trang 71-72)

Bài thơ dài Cửa hàng Lê Đạt, in trong phần phụ lục dưới đây, làm theo thể trào phúng, là một trong những bức tranh thơ sống động nhất về thời kỳ Nhân Văn Giai Phẩm.

Đời chữ của Lê Đạt chia làm hai thời kỳ, dưới hai ngòi bút:

Nhà thơ thời thế, theo truyền thống Đỗ Phủ, ghi lại bộ mặt của xã hội toàn trị trên đất nước ta. Nhà thơ cách tân, theo truyền thống Mallarmé, mở một kỷ nguyên mới cho đường chữ.

Lê Đạt, nhà thơ thời thế, xác định tính chất cơ bản của lịch sử:

Lịch sử muôn đời duyệt lại

Không ai lừa được cuộc đời.

Lê Đạt, nhà thơ cách tân, gửi lại hậu thế những lời trăn trối cho tương lai:

Vũ trụ ơi / tha cho tôi

Tất cả những gì / thơ tôi chưa làm được

Khi tắt thở / mắt tôi đừng ai vuốt

Còn gì buồn hơn / màn đóng lại mục đời

(Hết phần thứ X)

Phụ lục

CỬA HÀNG LÊ ĐẠT

Cảo thơm lần giở trước đèn +

Nguyễn Du

Quý khách qua phố Trần Hưng Đạo

Hãy dừng chân / mấy phút / tham quan

Cửa hàng Lê Đạt.

1.

Lê Đạt nào ?

Có phải Lê Đạt / của Những người tự tử / của Những cái bình vôi

Chán thơ thẩn rồi sao / mà lại về mở hiệu

Hay vợ đau, con yếu / Làm thơ không đủ tiền

Hay bị phê bình / kiểm thảo

Giờ như chim phải tên / Động thấy cây cong / là sợ

Hay thơ tồi không người tiêu thụ

Phải bán Ki-lô

2.

Làm thơ đã đành là khó sống

Một bài thơ Văn nghệ trả / năm nghìn

Mua soẳn vừa hai hộp sữa

Nhưng kinh tế dân ta còn khổ / làm thế nào

Cả nước nghèo tần tảo nuôi nhau

Đủ sống làm thơ / thế là tốt lắm

Nếu không có mấy ông phê bình

Mác xít thiên binh / Duy vật chi hồ giả giã

Nhai chữ mòn răng / chưa vỡ sự đời

Mấy chữ i- tờ lòng người / không biết

Ngắt ngọn bao nhiêu suy nghĩ /tìm tòi

Ra chữ nghĩa / nhiều khi / cũng giết người

Có những ngày chán nản / Tôi muốn đi thật xa

Không muốn nhìn / không muốn nghe / không muốn viết

Có những ngày / tôi chỉ còn muốn chết

Nhưng thương vợ / thương con / yêu tiếng Việt

Tôi không đành đi

Quê lạnh thân cò lặn lội

3.

Trần Dần đi phao tin

“Lê Đạt mở cửa hàng phở chó”

Anh em ôm bụng cười

Ô hay, sao lại cười

Tôi không định mở cửa hàng phở chó

Nhưng sáng tác cho đời thêm vài thứ phở

Chẳng là nên hay sao

Chẳng hơn ngồi nhai đi nhai lại

Mấy vần thơ thịt rừ

Bã nát từ thời cà cộ.

Một tý anh / một tý em

Tý ty nhiệm vụ / tý ty căm thù

Tý ty diễm huyền / tý ty mông vú

Đổ làm mấy chục thùng thơ

Bùi Thị Xuân (1) / nếu không còn hàng phở

Đời sẽ buồn biết đến bao nhiêu

Như Hồ Gươm không người làm xiếc

Như Hồ Tây vắng bánh tôm

Ta sẽ mất rất nhiều Hà Nội

Nước béo / mỡ gầu / tôm tươi / thơ mới

Áo nắng tuổi cờ thu chín tới Thủ đô

4.

Anh em tôi đẻ sau đến muộn

Mở cửa hàng / sinh sống / khó khăn

Bao nhiêu chỗ thơm / người ta “xí” trước

Hiệu 20 năm / Hiệu 30 năm / Hiệu “nhất Thủ - đô”

Hiệu “gia truyền chính cống”

Phong lưu sống nhờ độc một cái tên

Anh em tôi đành ra góc phố

Đăng ký mở hàng

Chưa có tiếng tăm / rồi sẽ có tiếng tăm

Miễn chịu khó làm ăn / cần cù / lương thiện

Bà con / cho mấy tấm ni lông

Lợp lên làm mái

Mấy tấm dù Điện biên / quây lại làm tường

Mới ra ở riêng / bạn bè thương giúp đỡ

Ôm lấy bóng đèn / Văn Cao vẽ một con mắt đỏ

Giải thích / "ngày đêm mất ngủ / đăm đắm sự đời"

Ngoài cửa hàng / Trần Dần treo / quả tim đồ sộ

Khắc mấy câu thơ Mai – A “Yêu / ghét / khổng lồ”

Hôm khai trương / Hoàng Cầm giọng oanh vàng đất Bắc / Sẽ đến ngâm thơ

Nguyễn Sáng vẽ chân dung người đến dự

Tử Phác mắt Rômêô mơ buồn thả điệu “Quay tơ”

Phùng Quán “vượt Đảo” về múa micrô độc tấu…

5.

Cuộc sống thật vui / nhưng thật là vất vả

Méo mặt / lo cơm / lo gạo / lo ốm / lo đau

Lo hàng trăm thứ

Vật chất đã đành là hạ tầng cơ sở

Nhưng người ta đâu chỉ có dạ dày

Còn tim đòi rung / còn đầu đòi nghĩ

Hằng hà sa số nhu cầu

Anh thích đi câu

Anh thích đi píc-níc

Chị thích đầu xúc xích

Chị thích Uxi

Như sách nói :

Bách nhân bách thích

Anh hôm nay đi chơi /Trời cao thu mát

Gặp một tà áo bay phơ phất bên hồ

Con ruồi đậu mép ngẩn ngơ

Đêm khép cửa / lòng còn ngỏ gió

Còn anh / hai thứ tóc trên đầu / chưa vợ

Mưa dầm bến Nứa lỡ xe

Đầu gối ba lô xẹp mộng

Buồn như một sự hiểu lầm

Còn anh / con sài /vợ chửa

Sòn sòn / hai năm đôi

Quanh quẩn tã con / thuốc vợ

Còn anh / mơ ước trong đầu tấy mủ

Bao nhiêu dự định quay cuồng

Bức bối, tay chân / đói thèm cửa sổ

Tàu mơ neo nặng nợ rãnh đời.

6.

Xin các anh hãy đến hàng tôi

Nếu cần vui / tôi sẽ đi làm xiếc

Trồng cây chuối ngược / đánh trống thổi kèn

Tôi sẽ làm thằng hề / “ới a”/ bông phèng nghịch ngợm

Giành giật mảnh vui / từ tiếng thở dài

Những người ít cười / thường hay chết sớm

Tôi sẽ xào thêm xanh thêm mộng

Tôi sẽ làm thầy tướng / Chấp mấy tử vi / mấy bói bài xì

Người làm thơ nào chẳng chút ít tiên tri

Nếu những cái hàng ngày ỉ eo đê tiện

Mốc nồm ăn meo khắp cả thân hình

Tim tro nguội đến mèo không thèm ngủ

Tôi sẽ chụm thơ tôi thành ngọn lửa

Sấy lại tâm hồn mưa phùn

Trên đường mưu sinh trường kỳ mệt mỏi

Tôi sẽ tiếp máu thơ nóng hổi

Lên dây cót lại trái tim

Bước túc tắc / phố xanh mùa tíc tắc

7.

Để tạo dựng một cửa hàng nho nhỏ

Tôi đã đổi những ngày hớn hở / mười tám đôi mươi

Những má gọi / những vườn cười chín tới

Tôi đã sống những ngày lầm lũi

Quên ngủ quên ăn

Tôi đã chịu đau thương bất công hắt hủi

Tuổi thơ làm hại tuổi trời (2)….

Tôi vẫn đi / như cung mệnh / sao Đà la đầy dọa

Cho đến lúc / trí trá / cường quyền / đểu giả

Không còn hành hạ con người

Sao ta chưa khai thác cung trăng / thành chỗ ở

Sao mới sáu bảy mươi / đời đã vội về già

Đến bao giờ mới có những thiếu nhi trăm tuổi

Ngậm ngùi thương ông Bành tổ chết non

Những bà mẹ vừa sinh con vừa hát

Chữ tự do mùa thật hạt bát cười

1958.

HẬU TỪ

Đầu phố Lãn Ông / có cửa hàng tạp vặt

Đăng ký số 4210 / đứng tên Lê Đạt

Nhớ xưa ba mươi năm

Cửa hàng quan niêm phong (3)

Bút độc quân ông Lành tẩy uế

Tuổi sạch phục hồi / bán giấy vệ sinh

1989.

+ Đề từ này mới thêm vào năm 1989

(1) Hàng phở Tý nổi tiếng phố Huyền Trân Công Chúa sau đổi thành phố Bùi Thị Xuân

(2) Mất một trường đoạn

(3) Bài thơ "Cửa hàng Lê Đạt" được sáng tác năm 1957, thời điểm Hà Nội gay gắt cải tạo tư sản.

Bài thơ đương ấn loát thì thợ nhà in Xuân Thu đình công ngừng máy, cho rằng bài thơ đi ngược lại quyền lợi giai cấp công nhân và bản thảo cũng bị mất luôn.

Sau khi tác giả được phục hồi, tháng 3-1989, Bộ Nội vụ có nhã ý trả lại một bản đánh máy (mất một số trang).

Những đoạn thất lạc được tác giả ghi lại theo trí nhớ, hoặc cực chẳng đã viết mấy dòng bổ sung cố gắng duy trì mạch thơ.

Và thêm đoạn Hậu từ

Ông Lành là một trong nhiều biệt danh của nhà thơ Tố Hữu, phụ trách tư tưởng thời bấy giờ.

http://www.rfi.fr/actuvi/articles/120/article_6144.asp




Phụ lục : Vì sao Phan Châu Trinh phó thác "đại sự" cho Phan Khôi ?
Phan Châu Trinh
Phan Châu Trinh
Thụy Khuê

Năm 1922, đối với nhóm Ngũ Long, có hai sự kiện quan trọng xẩy ra: Phan Châu Trinh gửi thư ngỏ cho Nguyễn Ái Quốc và ông gặp Nguyễn Văn Vĩnh và Phạm Quỳnh tại Pháp. Hai sự kiện này chứng tỏ Phan Châu Trinh sửa soạn về nước, đoạn tuyệt với Nguyễn Tất Thành, và tìm sự đồng thuận của những người chủ trương ôn hoà như Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh. Về tới Sàigòn năm 1925, Phan Châu Trinh gửi gấm "đại sự" cho Phan Khôi.

Năm 1922 là năm bản lề, đánh dấu ngõ quặt của nhóm Ngũ Long: Bắt đầu về nước tranh đấu. Người đầu tiên là Nguyễn An Ninh. Về bối cảnh chung, 1922 có một số sự kiện xẩy ra:

Hội chợ đấu xảo được tổ chức ở Marseille.
Đầu năm1922, Phan Châu Trinh xuống Marseille để làm việc tại hội chợ. Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh, Phạm Duy Tốn, đại diện các nhà văn nhà báo Bắc Kỳ sang dự đấu xảo.
Tháng 2/1922, Phan Châu Trinh gửi thư ngỏ cho Nguyễn Ái Quốc.
Tháng 5/ 1922, Phan Châu Trinh gặp gỡ các nhà trí thức sang Pháp dự hội chợ.
Tháng 6/1922, Vua Khải Định tới Pháp. Một phong trào bài kích nhà vua nổi lên với Thất điều thư của Phan Châu Trinh (kể bảy tội của vua Khải Định) với các bài báo và vở kịch Dragon de bambou (Rồng Tre) (1) ký tên Nguyễn Ái Quốc.

Nhóm Ngũ Long đả kích vua Khải Định là lẽ tất nhiên, tuy lời lẽ có hơi quá đáng vì sự thực thì nhà vua cũng không còn quyền hành gì cả. Nhưng có hai sự kiện đáng chú ý hơn là việc:
1- Phan Châu Trinh viết bức thư ngỏ gửi Nguyễn Ái Quốc đề ngày 18/2/1922.
2- Phan Châu Trinh gặp gỡ Nguyễn Văn Vĩnh và Phạm Quỳnh.

I- Lá thư ngỏ của Phan Châu Trinh gửi Nguyễn Ái Quốc

Trước hết, tại sao Phan Châu Trinh lại gửi cho Nguyễn Ái Quốc, mà không gửi cho Nguyễn Tất Thành? Dù ông thừa biết Nguyễn Tất Thành không phải là tác giả những bài ký tên Nguyễn Ái Quốc.
Lý do nằm trong nội dung lá thư: Phan Châu Trinh viết chung cho các tác giả ký tên Nguyễn Ái Quốc và có đoạn viết riêng cho Tất Thành, người chính thức nhận tên Nguyễn Ái Quốc.

Khi nhắn các tác giả viết bài ký tên Nguyễn Ái Quốc, ông viết:
"Thực trạng dân tình thế thái bên nhà, bọn mình biết rõ, bấy lâu nay, bọn mình ở bên này có đăng báo chương, hô hào các hạng người Pháp có lương tâm ngõ hầu giúp người An Nam đánh đổ cường quyền áp chế, nhưng kết quả chẳng được là bao. Cái khát vọng bình đẳng, tự do, bác ái mà ông Mạnh Đức Tư Cưu [Montesquieu], ông Lư Thoa [Rousseau] khởi xướng chẳng nhỏ được giọt nào trên đất An Nam mình" (Theo bản dịch của Hoàng Xuân Hãn, in trong cuốnNhững hoạt động của Phan Châu Trinh tại Pháp 1911/1925 của Thu Trang, Đông Nam Á 1983 trang 135-140).

Trong một đoạn khác, ông viết:
"Bấy lâu nay, tôi cùng anh và Phan [Văn Trường] đàm đạo nhiều việc, mãi tới bây giờ anh cũng không ưa cái phương pháp khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh của tôi. Còn tôi thời lại không thích cái phương pháp ngọa ngọa chiêu hiền, đãi thời đột nội [ngồi ngoài đợi thời] của anh và cả cái dụng lý thuyết thâu nhân tâm của Phan. Bởi phương pháp bất hoà mà anh đã nói với anh Phan là tôi là hạng hủ nho, thủ cựu. Cái điều anh gán cho tôi đó, tôi chẳng giận tý nào cả, bởi vì suy ra thì tôi đã thấy rằng: Tôi đọc chữ Pháp bập bẹ, nên không am tường hết sách vở ở cái đất văn minh này. Cái đó tôi đã thua anh xa lắm, đừng nói gì đọ với anh Phan."
Tuy Tây Hồ dùng chữ anh, nhưng lời nhắn vẫn hướng về cả ba người trẻ Ninh, Truyền và Thành (hai ông Phan cùng thế hệ), ông trách họ dám coi ông là hủ nho, thủ cựu, và hướng về Tất Thành, còn có ý mỉa mai: Tôi đọc chữ Pháp bập bẹ, nên không am tường hết sách vở ở cái đất văn minh này. Cái đó tôi đã thua anh xa lắm, đừng nói gì đọ với anh Phan."

Rồi ông tiếp tục mắng mỏ lối viết báo tiếng Tây: "Tôi coi lối ấy phí công mà thôi. Bởi vì, quốc dân đồng bào mấy ai biết chữ Tây, chữ quốc ngữ, cầm tờ báo mà đọc nổi".
Và ông kiên quyết trở về với chủ trương của mình: "Theo ý tôi thì mình mà học hỏi lý thuyết hay, phương pháp tốt, tóm thâu được chủ nghiã, có chí mưu cầu lợi quyền cho quốc dân, đồng bào thì đừng có dùng cái lối nương náu ngoại bang để rung chuông gõ trống, mà phải trở về ẩn náu trong thôn dã, hô hào quốc dân đồng bào, đồng tâm hiệp lực đánh đổ cường quyền áp chế, ắt là thành công. Anh không nghe lời tôi nói, anh ở hoài bên này, cứ cái lối đó thì tài năng của anh khác gì công dã tràng".

Để nhắn riêng Nguyễn Tất Thành, ông nhấn mạnh những điểm sau đây:
"Tôi biết anh hấp thụ được cái chủ nghiã của ông Mã Khắc Tư [Karl Marx] ông Lý Ninh[Lénine] nên tôi cũng đem chuyện hai ông ấy mà giảng dẫn cho anh rõ". Rồi ông kể lại việc cảKarl Marx lẫn Lénine đều có một thời bị đuổi ra nước ngoài, nhưng sau đó họ đều tìm cách trở về nước để tranh đấu và ông kết luận: "Cứ xem hai ông Mã, Lý mà anh tôn thờ chủ nghĩa, có ông nào dùng cái lối nương náu đất người mà làm quốc sự cho mình, như anh đâu? Bởi vậy, quả như anh tôn thờ lý thuyết hai ông ấy thì anh nghe tôi mà về quảng cáo cho quốc dân đồng bào."

Rồi ông nói về những hình phạt dành cho đường lối bạo động: "Ông Đề Thám bị bêu đầu giữa chợ, Ông Phan Đình Phùng bị đào mả ném xuống sông, ông Hàm Nghi, Duy Tân, Thủ Khoa Huân bị đầy biệt xứ và nhiều không kể xiết sự đầu rơi máu chảy".
Cuối cùng ông khuyên Tất Thành nên về nước để "mưu đồ đại sự".

Lá thư ngỏ này, chắc Phan Châu Trinh đã đưa cho Nguyễn Văn Vĩnh một bản để dịch sang tiếng Pháp vì chúng tôi thấy bản tiếng Pháp và bản dịch ra quốc ngữ (từ bản tiếng Pháp) trong tập tài liệu tựa đề Kỷ niệm 115 ngày sinh ông Nguyễn Văn Vĩnh, do gia đình ấn hành năm 1997. Bản dịch được trích dẫn trên đây là bản dịch của Hoàng Xuân Hãn do Thu Trang tìm thấy trong hồ sơ mật thám, và theo Hoàng Xuân Hãn thì đây cũng chỉ là một bản chép lại.

Lá thư này rất quan trọng, vì nó xác định những điểm khác biệt tư tưởng trong nhóm Ngũ Long do chính ngòi bút của Phan Châu Trinh viết ra:

1- Phan Châu Trinh không đồng ý với đường lối tranh đấu của nhóm Tây học: theo ông, việcviết các bài báo tiếng Pháp đả kích thực dân trên báo Pháp là vô ích. Tư tưởng của Rousseau và Montesquieu không thể đến được với dân Việt Nam.
2- Ông xác định một lần nữa phương pháptranh đấu của ông: khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh.
3- Ông chống lại cách mạng bạo động và kêu gọi về nước tranh đấu bất bạo động.

Xin nhắc lại: Con đường đấu tranh chung của nhóm Ngũ Long là đuổi Pháp, giành độc lập và dân chủ hoá đất nước. Nhưng họ khác nhau ở cách thực hiện các mục đích này :
- Phan Văn Trường, Nguyễn An Ninh và Nguyễn Thế Truyền, chủ trương dùng ngòi bút (tiếng Pháp) để đấu tranh trên đất Pháp (và sau này trên đất Việt), vạch tội ác của chính quyền thực dân, đánh động người Pháp dân chủ, để họ bãi bỏ chế độ thuộc địa.
- Phan Châu Trinh viết nhiều kiến nghị cho toàn quyền Albert Sarraut, yêu cầu thay đổi chính sách cai trị.
- Nguyễn Tất Thành chủ trương cách mạng bạo động theo con đường cộng sản.

Trong ba điểm chính mà Phan Châu Trinh nêu ra trong lá thư ngỏ gửi Nguyễn Ái Quốc, chỉ có điểm thứ nhất là hoàn toàn khác biệt với đường lối của nhóm Tây học: Họ chủ trương vạch tội ác của thực dân trên báo, tìm sự hưởng ứng của người Pháp dân chủ, để nước Pháp bãi bỏ chế độ thực dân; nhưng Phan Châu Trinh lại cho rằng cách ấy vô ích. Ngược lại Phan Văn Trường cho rằng việc Phan Châu Trinh viết thư yêu cầu toàn quyền và chính quyền thực dân thay đổi chính sách là vô ích.

Còn hai điểm sau, khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh và về nước tranh đấu bất bạo động của Phan, đều được sự hưởng ứng của Trường, Ninh và Truyền. Có thể bốn người đã bàn bạc với nhau để thành lập kế hoạch "Ngũ Long tề khởi". Duy Nguyễn Tất Thành hành động khác.

Phan Châu Trinh công bố thư ngỏ tháng 2/1922. Nguyễn An Ninh là người về nước đầu tiên, mùa thu 1922. Ra báo La cloche fêlée ngày 10/12/23. Phan Văn Trường về tới Sàigòn ngày 21/1/1924. Năm 1924, Ninh sang Pháp ở lại khoảng một năm và đón Phan Châu Trinh về nước tháng 6/1925. Năm 1927, Ninh lại sang Pháp, lo liệu mua vé tàu cho gia đình Nguyễn Thế Truyền về nước.

Vậy chương trình "Ngũ Long tề khởi" mà Phan Châu Trinh đề xướng, đã được nhóm Tây học thực hiện. Dĩ nhiên là họ không làm theo cách của Tây Hồ mà làm theo cách của họ: Đem tư tưởng tự do dân chủ của Pháp về truyền bá tại Việt Nam và chống thực dân bằng báo tiếng Pháp trên đất Việt. Nguyễn An Ninh là người "theo sát" nguyện ước về nước tranh đấu trong lòng dân tộc của Phan Châu Trinh. Nguyễn Thế Truyền khi bỏ báo Le Paria để làm báo Việt Nam Hồn, có thể đã nghe lời Phan Châu Trinh.

Các sự kiện này được Hồ Hữu Tường ghi lại trong hồi ký, như sau:
"Theo lời cụ Phan Văn Trường thuật lại, thì năm 1922, khi Nguyễn An Ninh sắp sửa về nhà mà sáng lập tờ báo La Cloche fêlée, thì cụ Phan Châu Trinh có đưa ra một phân công, gọi là "ngũ long tề khởi". Tại quê nhà, bầu không khí thực dân và phong kiến còn quá nặng, Ninh lãnh sứ mạng đem tư tưởng dân quyền của Pháp ra mà "dĩ di diệt di". Nên chi báo của Ninh nêu lên đường lối là "cơ quan tuyên truyền cho tư tưởng Pháp" (organe de propagande des idées françaises).(...) Còn hai cụ Phan thì chờ Ninh xung phong, dọn dẹp chông gai bên nhà, hai cụ sẽ về góp sức mà tiến lên gây một phong trào dân chủ. Nhưng mà theo kế hoạch nầy, phân ra thì có, mà tụ lại thì chưa. Năm 1925, quả Ninh có rước hai cụ Phan về xứ. Nhưng sang năm 1926, cụ Tây Hồ lìa trần, Ninh lo tổ chức quần chúng, giao cho cụ Trường đứng mũi chịu sào tờ L'Annam. Rồi Ninh vào tù, cụ Trường ba chìm bẩy nổi, bị án tù, sang Paris chịu vào khám.Còn Tất Thành mang tên chung là Nguyễn Ái Quốc, theo cộng sản luôn, một đi không trở lại.
Nguyễn Thế Truyền vào đảng cộng sản Pháp, mượn phương tiện mà thành lập Việt Nam Hồn, sau đổi lại là Hồn Việt nam, rồi Phục Quốc... " (Hồ Hữu Tường, 41 năm làm báo, Đông Nam Á, Paris, 1984, trang 24-25).

II - Phan Châu Trinh gặp Nguyễn Văn Vĩnh và Phạm Quỳnh tại Pháp năm 1922

Hội chợ đấu xảo ở Marseille là cơ hội để Phan Châu Trinh hành động. Ông xuống Marseille đầu năm 1922, để làm việc và cũng để tiếp xúc với những người Việt sang Pháp dự đấu xảo. Quan trọng nhất là những buổi gặp gỡ giữa Phan Châu Trinh và Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh. Qua những tài liệu được biết, thì ít nhất có hai lần: một lần ở Marseille và một lần tại Paris.

1- Theo một mật báo gửi về sở An Ninh Marseille ngày 11/5/1922, có cuộc gặp gỡ giữa ba người: Phan Châu Trinh, Nguyễn Văn Vĩnh và Phạm Quỳnh. Trong cuộc họp này, Phan Châu Trinh ngỏ ý muốn lật đổ Nam triều, lập Quốc hội An Nam với các dân biểu để cai trị cùng với chính phủ Pháp. Nhưng Nguyễn Văn Vĩnh khuyên không nên, vì người trí thức và người dân vẫn còn gắn bó với nền quân chủ. Vả lại vua nước Nam không giống như vua Louis 14 hay 16 của Pháp đã áp bức làm khổ dân; và người dân An Nam cũng chưa đủ trình độ để sử dụng quyền Quốc hội. Phải chờ. Phạm Quỳnh và Nguyễn Văn Vĩnh nói sẽ suy nghĩ xem có thể đóng góp gì cho chương trình hành động của Phan Châu Trinh. (Theo Thu Trang, Những hoạt động của Phan Châu Trinh tại Pháp 1911/1925, Đông Nam Á 1983, trang 160).

2- Một buổi họp mặt khác, được ông Lê Thanh Cảnh ghi lại trong tập Ký ức về trường Quốc học (có lẽ đây là nội san của Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Quốc Học), và in lại trong tập tài liệu tựa đềKỷ niệm 115 ngày sinh ông Nguyễn Văn Vĩnh, do gia đình ấn hành năm 1997, tập III, trang 21. Rất tiếc người biên tập không ghi rõ nguồn tham khảo: nội san số mấy, năm tháng nào v.v... Tuy nhiên, nếu dựa vào mấy chữ "câu chuyện năm mươi năm trước" mà tác giả ghi trong "Lời người viết", thì có thể đoán bài này được viết vào khoảng 1970-1975 ở trong Nam, vì tác giả dùng hai chữ "anh Quốc" rất tự nhiên.

Dưới tựa đề "Thử đi tìm một lập trường tranh đấu cho dân tộc Việt nam", trước hết ông Lê Thanh Cảnh thuật lại bối cảnh cuộc họp mặt: Nhân dịp phái đoàn Nam triều đi dự cuộc triển lãm do Pháp Quốc Sử Địa tổ chức tại Ba Lê "Ô. Trần Đức nói khẽ vào tai tôi, bảo hai anh em chúng mình mời bốn cụ Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh, Trần Ngọc Thiện, Cao Văn Sến đến chiều hôm ấy dùng cơm tại khách sạn Montparnasse. Chúng tôi nhân mời thêm cụ Phan Tây Hồ, anh Quốc, vợ chồng Trần Hữu Thường và ông Hồ Đắc Ứng".

Đáng chú ý nhất là đoạn tác giả ghi lại cuộc tranh luận giữa năm nhân vật: Phan Châu Trinh, Nguyễn Ái Quốc, Cao Văn Sến, Phạm Quỳnh và Nguyễn Văn Vĩnh. Chúng tôi trích lại những đoạn chính, lướt qua ý kiến Phan Châu Trinh (giống như những điều ông đã viết trong thư gửi NAQ) mà chú trọng vào ý kiến những người khác:
"Cụ Tây Hồ bắt đầu nói: Tôi đã gặp Nguyễn Ái Quốc từ 10 năm trước đây mà tôi thấy anh chủ trương cách mệnh triệt để quá táo bạo nên tôi không thể theo anh được, và anh cũng không chấp nhận đường lối của tôi. (...)

Anh Quốc tiếp lời: Mấy hôm nay anh Cảnh qua đây có tiếp xúc nhiều với tôi và có nói cho tôi một câu ước mơ của cụ Trần [Cao] Vân: Nếu cuộc khởi nghiã của vua Duy Tân thành công thì sau này việc đầu tiên của chúng ta sẽ làm là viết chữ Việt Nam không phải chữ "Tuất" một bên, mà phải viết chữ Việt là Phủ Việt, "Rìu Búa", mới kiện toàn được sự nghiệp cách mệnh. Sở dĩ tôi chủ trương cách mệnh triệt để là xưa nay muốn giành độc lập cho tổ quốc và dân tộc thì không thể nào ngã tay xin ai được mà phải dùng sức mạnh như cụ Trần Cao Vân đã nói là phải dùng BÚA RÌU.

Ô. Nguyễn Văn Vĩnh cướp lời ngay, đã bênh vực chủ trương của mình và cũng để giác ngộ anh Quốc - Tôi đã từng đứng trong hàng ngũ Đông Kinh Nghiã Thục cùng các bậc tiền bối và rất đau đớn thấy hàng ngũ lần lượt tan rã và hầu hết phần tử ưu tú chiến sĩ quốc gia bị tiêu diệt: Hết phong trào Đông Kinh Nghiã Thục, đến chiến khu Yên Thế của Đề Thám ở Bắc, rồi đến vụ xin thuế ở miền Trung... (...) Bao nhiêu chiến sĩ đều gục ngã hoặc còn vất vưởng sống ở Côn Đảo, Thái Nguyên, Lao Bảo hay Banmêthuột. Bạo động như anh Quốc nói là thậm nguy! (...) Sở dĩ tôi theo lập trường TRỰC TRỊ (administration directe) là kinh nghiệm cho tôi thấy Nam Kỳ trực trị tiến bộ quá xa hơn Trung Bắc. Mà Bắc Kỳ nhờ chế độ mập mờ, nửa Bảo Hộ nửa Trực Trị (không công khai) mà còn hơn Trung Kỳ quá xa. (...). Cứ trực trị cái đã rồi sau khi được khai hoá theo đà tiến bộ thì tức khắc dân chúng tự có sức mạnh mà trồi đầu lên. Nói Trực trị tôi chẳng khi nào chịu giao nước Nam cho Tây đâu. Quá khứ đường lối tranh đấu của tôi, cuộc đời thiếu thốn của tôi đã hùng hồn bảo đảm cho lời nói của tôi hôm nay.

Ô. Phạm Quỳnh tiếp: Có lẽ ngay trong tiệc này tôi đã thấy có rất nhiều lập trường tranh đấu chống lại chủ thuyết mà tôi hoài bão: "QUÂN CHỦ LẬP HIẾN". Nói đến quân chủ thì phần đông tỏ vẻ lo sợ chế độ chuyên chế. Nhưng xin đồng bào trương mắt nhìn hai nước Anh và Nhật. Với nền Quân chủ họ đã văn minh tột mức và dân chủ còn hơn các nền dân chủ cộng hoà khác nhiều lắm. (...) Vua chỉ là người đứng lên "thừa hành" bản hiến pháp mà chính nhân dân toàn quốc được triệu tập dự thảo và quyết định (...)"

Sau lời Phạm Quỳnh biện hộ cho chế độ quân chủ lập hiến, đến lời Cao Văn Sến biện hộ cho việc dùng văn minh Tây phương để tiến hành dân chủ; và nhìn nhận rằng ở Nam Kỳ đồng bào tiến bộ hơn nên thực dân không dám ăn hiếp như ở Trung và Bắc. Ông Lê Thanh Cảnh viết tiếp:

"Tôi khẩn khoản xin quý cụ là bậc tiền bối nên thảo luận ngay một kế hoạch hay hệ thống nào để làm việc cho có hiệu quả về sau.
Anh Quốc nóng nẩy bảo ngay: Thì xin Chú nói ngay ý kiến của Chú ra.
Tôi tiếp lời: Cũng như anh đã trả lời cho cụ Phan mấy hôm trước đây, tôi muốn nghe ngóng tất cả để sau này áp dụng một chủ nghiã thực tiễn, lấy Văn hóa Việt Nam làm gốc. Có thế mới hợp với tính tình dân tộc Việt Nam: Hành động gì bây giờ là thất bại ngay, mà cũng như cụ Phan Tây Hồ đã trịnh trọng cảnh cáo hai anh em chúng tôi mấy kỳ gặp gỡ trước đây, mà tôi rất bái phục: "Vô bạo động, bạo động tắc tử, vô vọng ngoại, vọng ngoại tắc ngu. Dư hữu nhất ngôn dĩ cáo ngộ đồng bào. Viết: Bất như "Học".

Anh Quốc quát to tiếng: "Nầy cụ Tây Hồ, nếu Cụ qua làm Toàn Quyền Đông Dương thay mặt thực dân cũng chỉ nói như thế thôi. Bó tay mà chịu lầm than sao? Không được!
Tôi sợ anh Quốc đi quá trớn, đứng lên thưa, ôn hoà: Tôi xin anh suy nghĩ thêm về lời khuyên của Cụ Tây Hồ. Nếu chúng ta khôn khéo thì "bất chiến tự nhiên thành".
Anh Quốc lại quát lớn: "Lại thêm chú này nữa kìa!"
Tôi được dịp kịch liệt bác bỏ luận điệu anh Quốc và bênh vực chủ thuyết của cụ Tây Hồ".

Lời lẽ trong cuộc tranh luận này được ông Cảnh ghi lại theo trí nhớ, có thể không đúng nguyên văn, nhưng phản ảnh được không khí buổi họp và xác định một số thông tin sau đây:

- Chủ trương trực trị của Nguyễn Văn Vĩnh dựa trên sự quan sát tình hình dân trí trong Nam cao hơn Bắc và Trung. Việc này được chứng minh qua tình hình báo chí mở rộng tại Nam Kỳ và những phong trào chống Pháp rất mạnh trên báo ở trong Nam do Nguyễn An Ninh, Phan Văn Trường, rồi nhóm Trốt kít... viết.
- Nguyễn Tất Thành phản đối Phan Châu Trinh bằng lời lẽ nặng nề, khác hẳn cung cách "chú cháu" ngày trước, nhưng lại không có phản ứng gì đối với quan điểm của Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh, Cao Văn Sến.
- Để bảo vệ quan niệm bạo lực cách mạng, Nguyễn Tất Thành đưa ra biểu tượng Búa Rìu, của đảng cộng sản,nhưng lại giải thích bằng Hán tự và dùng ý nghiã Búa Rìu của Trần Cao Vân. Sau này Trần Huy Liệu cũng đề cao vai trò Trần Cao Vân nhưng bị Phan Khôi phản bác, Phan Khôi cho rằng Thái Phiên mới là người chủ chốt trong vụ vua Duy Tân, Trần Cao Vân chỉ là "nửa là nhà nho gàn, nửa là thầy bói kiêm thầy pháp". (Trong bài Địa vị của Thái Phiên và Trần Cao Vân trong cuộc biến ở Huế năm 1916, Sông Hương số 7, năm 1936).

Những sự kiện này, mới xem qua, gần như không đáng lưu ý, nhưng sự thực nó có tầm quan trọng: Việc đề cao Trần Cao Vân là để nâng cao biểu tượng Búa rìu của đảng cộng sản, gắn liềnBúa Rìu với hình ảnh cách mạng của vua Duy Tân. Và có lẽ Phan Khôi đã thấy chủ đích ấy, ông thấy nó trái ngược với sự thật lịch sử nên ông phản bác lại bằng loạt bài trên báo Sông Hương năm 1936.

Hai buổi họp mặt ở Marseille và Paris năm 1922, chứng tỏ Phan Châu Trinh sửa soạn con đường về nước, ông muốn chia sẻ quan điểm đấu tranh của mình và tìm sự hợp tác của Nguyễn Văn Vĩnh và Phạm Quỳnh.
Lá thư của Phan Châu Trinh và sự phản bác kịch liệt Tây Hồ của Tất Thành ở Montparnasse, chứng tỏ sự đoạn tuyệt giữa Phan Châu Trinh và Nguyễn Tất Thành, từ 1922.

Nguyễn Tất Thành, người (ban đầu) Phan thân nhất, coi như cháu, lại cùng chung một nền giáo dục nho học như ông, có thể Phan đã hy vọng Tất Thành sẽ "nối nghiệp", nhưng Tất Thành lại theo con đường trái ngược: chủ trương bạo động cách mạng và không về nước theo kế hoạnh "Ngũ Long tề khởi" do ông đề xướng.

Năm 1925, Phan Châu Trinh về nước tìm người thừa kế. Một câu hỏi được đặt ra: Tại sao Tây Hồ không chọn Nguyễn An Ninh? Mặc dù, Nguyễn An Ninh là nhà cách mạng nổi tiếng từ thời niên thiếu mà thành tích chống Pháp đã trở thành huyền thoại: "Thi đậu bằng Brevet Elémentaire [tương đương với Trung học phổ thông], nhà ái quốc đi làm báo tiếng Pháp, do người Pháp điều khiển. Trong thời gian làm báo, dù chỉ là một cộng sự viên tầm thường, lượm tin chó cán, nhưng Ninh đã nổi tiếng rồi, vì sự bất khuất, hay đập lộn với người Pháp, hay chưởi người Pháp. Chính trong thời gian nầy, trong nước xẩy ra nhiều chuyện bạo động, nào Phan Xích Long khởi nghiã, Trần Cao Vân rước vua Duy Tân rời kinh thành Huế, Lương Ngọc Quyến bạo động ở Thái Nguyên. Dù những phong trào ấy bị thất bại, song gieo vào lòng người dân thời đó một mầm mống sâu đậm trong cõi lòng, trong số đó có nhà ái quốc thanh niên Nguyễn An Ninh" (Nhà cách mạng Nguyễn An Ninh, Phương Lan Bùi Thế Mỹ, trang 10) (2).

Nhưng Nguyễn An Ninh Tây quá, sôi động quá. Phan Châu Trinh muốn một người nho học, điềm tĩnh, gần gụi với tư tưởng của ông hơn, và ông đã tìm thấy trong nhà nho Phan Khôi.

III. Đám tang Phan Châu Trinh - Sự xuất hiện của Phan Khôi

Phan Châu Trinh chủ trương "Ngũ Long tề khởi" từ năm 1922, nhưng đến tháng 6/1925, ông mới về được nước, và đến tháng 3/1926, ông mất.
"Cụ Phan Châu Trinh về Sàigòn một lượt với Ninh, đương ở nhà Ninh tại Quán Tre, kẻ thăm, người viếng rần rần rộ rộ" (Lê Văn Thử, Hội kín Nguyễn An Ninh, trang 25).
Nguyễn An Ninh bị bắt hôm trước (đêm 20/3/1926) thì hôm sau Phan Châu Trinh mất (24/3/1926). Phương Lan Bùi Thế Mỹ thuật lại như sau:

"Chính Đặng Văn Ký, theo sự uỷ thác của Ninh, vào tù, lo săn sóc bịnh tình cụ Phan Châu Trinh. Khi cụ Phan bịnh nặng, Ký cùng với các bạn đem dời cụ Phan lên nhà cụ Nguyễn An Cư; chú ruột của Ninh trị bịnh rồi cụ Phan mất tại đấy. Đặng Văn Ký hợp với Huỳnh Đình Điển, Phan Khôi đem cụ Phan về khách sạn Bá Huê Lầu, đường Pellerin giờ là Pasteur do Huỳnh Đình Điển là chủ nhơn khách sạn, thành lập ủy ban làm quốc táng, Phan Khôi đảm nhận viết lời hiệu triệu quốc dân. Đặng Văn Ký nhóm Jeune Annam lo liên lạc tìm đất chôn".(Nhà cách mạng Nguyễn An Ninh, Phương Lan Bùi Thế Mỹ, trang 130). Bùi Thế Mỹ viết nhầm một chi tiết: Ninh uỷ thác cụ Phan cho Đặng Văn Ký từ trước, trước khi vào tù. Vì khi Ninh vào tù thì cụ Phan mất.

"Lễ quốc táng của nhà chí sĩ Phan Châu Trinh được tổ chức châu đáo vĩ đại. Quàn xác gần một tuần, tại Bá Huê Lầu của Huỳnh Đình Điển, người chen chúc vô dâng hương nhà chí sĩ không biết bao nhiêu mà đếm. Nườm nượp ra vô cả ngày lẫn đêm. Ngày đưa đám thiên hạ trùng trùng điệp điệp từ bốn phương xa gần tụ họp tới. Sấp hàng từ đầu cầu Mống, cái cầu ở tận trên đường Thống Nhất. Câu đối, tràng hoa tiễn đưa vô số kể." (Phương Lan Bùi Thế Mỹ, trang 164).

Sự thành công trong việc tổ chức đám tang vĩ đại của Phan Châu Trinh là do nhiều yếu tố hợp lại, chúng tôi sẽ bàn đến trong một dịp khác. Ở đây chỉ xin nhắc đến sự đóng góp của một người, ở hậu trường, đã nổi trội, có "công" hơn: Nhiều dấu hiệu cho thấy từ khi về nước, Phan Châu Trinh đã tìm Phan Khôi để gửi gấm "đại sự".
Về việc này, Nguyễn Q. Thắng viết: "...năm 1925 khi về nước, Phan Châu Trinh đã cho vời Phan Khôi vào Sàigòn để viết một quyển sách về đời hoạt động và sách lược cứu nước của Tây Hồ. Phan Khôi đã viết xong bản thảo có tên "Phan Châu Trinh" nhưng bị phủ toàn quyền Đông Dương cấm in. Bản thảo đã thất lạc (theo "mật báo về tác phẩm Phan Châu Trinh của Phan Khôi" của sở mật thám Nam Kỳ, gởi thống đốc Nam Kỳ ký ngày 1/6/1926). Sách "Phan Châu Trinh" dày 94 trang đánh máy, do nhà in Xưa Nay của Nguyễn Háo Vĩnh xuất bản nhưng không phát hành được." (Nguyễn Q. Thắng, Phong Trào Duy Tân, những khuôn mặt tiêu biểu, trang 478).

Vậy Phan Khôi là ai? Năm 1925, Phan Khôi chưa phải là một tên tuổi nổi trội trong giới báo chí tranh đấu như Nguyễn An Ninh, Phan Văn Trường. Nhưng Phan Khôi đã bắt đầu sự nghiệp làm báo với hai nhà báo lừng danh Nguyễn Văn Vĩnh và Phạm Quỳnh, những người mà Phan Châu Trinh tìm gặp năm 1922 ở Pháp.
Phan Khôi được Phan Châu Trinh giao cho việc viết lại lịch sử đời mình.

Từ trọng trách ấy, Phan Khôi đảm nhiệm viết lờiHiệu triệu quốc dân trong đám tang Phan Châu Trinh.

Phụ lục : Nguyễn Ái Quốc, lai lịch và văn bản (phần 2a)
Bìa quyển "Bản án chế độ thực dân Pháp" thời vừa được xuất bản.
Bìa quyển "Bản án chế độ thực dân Pháp" thời vừa được xuất bản.
Thụy Khuê

Trong bài trước, chúng tôi đã đưa ra những dữ kiện chứng minh bút hiệu Nguyễn Ái Quốc là của chung ba người: Phan Văn Trường, Nguyễn An Ninh và Nguyễn Thế Truyền. Bài này sẽ dùng phương pháp phân tích văn bản để đi xa hơn: thử xác định tác giả một số bài viết qua văn cách khác nhau của mỗi người và dựa vào những chi tiết chứa đựng trong nội dung văn bản.

II. Khảo sát văn bản Nguyễn Ái Quấc/Quốc

Việc xác định những văn bản ký tên Nguyễn Ái Quấc/Quốc là của Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền và Nguyễn An Ninh, dẫn tới vai trò chủ yếu của Phan Văn Trường, những năm đầu và của Nguyễn Thế Truyền, những năm cuối, trong hoạt động của nhóm Người An Nam yêu nước (1919-1927). Đó là cơ sở đầu tiên của những ngòi bút chống thực dân trên đất Pháp.

1. Vai trò của Phan Châu Trinh tại Pháp

Vai trò lãnh đạo thường được nhiều người coi là của Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường chỉ là người thông dịch tư tưởng của Phan Châu Trinh ra tiếng Pháp. Sự thật có lẽ khác hẳn: Trong thời kỳ đấu tranh ở Pháp, Phan Châu Trinh, dù được dân tộc quý mến, nhưng ông vẫn là nhà nho, tư tưởng của ông đã trở thành lạc hậu, so với những người Tây học.

Sự ngây thơ của Phan Châu Trinh, cũng đã được Phan Văn Trường phân tích khá cạn kẽ, khi viết chân dung ông, trong chương X, cuốn hồi ký. Phan Văn Trường mô tả như sau:
Ông Phan Châu Trinh là người thông minh thiên bẩm, uyên bác và có kinh nghiệm sống, nói chuyện hay, nhưng dường như những ưu điểm trên đây bị sự khinh suất khó mường tượng và sự ngây thơ lạ lùng phá vỡ. Những lời lẽ hạ mình đối với chính quyền thực dân trong Đầu Pháp chính phủ thư, thực vô ích, vì ông không hiểu rõ thâm ý của chính quyền thuộc địa, mà hậu quả còn bị bọn quan lại thâm thù và kết án tử hình nếu hội nhân quyền Pháp không kịp thời can thiệp. Phan Châu Trinh đến Pháp với con trai là Phan Châu Dật, 12 tuổi, để lại nhà vợ và 2 con gái. Chính phủ Pháp trợ cấp mỗi tháng 420 francs. Hai cha con ở một nhà trọ, có vài công chức cao cấp của chính quyền thuộc địa thỉnh thoảng đến thăm. Ông được đồng bào nhiệt liệt hưởng ứng, người Việt ở Paris đến thăm và nghe ông nói chuyện, để thoả lòng nhớ nước, Phan Văn Trường viết: "vị nhân sĩ này tượng trưng xã hội An Nam xưa. Ông ra vào văn phòng của bộ Thuộc địa như một nhân vật được ưu ái tín nhiệm (personna grata), ông trình bày những quan điểm chính trị, đặc biệt yêu cầu ân xá cho những người bạn cùng cảnh ngộ còn ở trong tù, nhưng không bao giờ ông nhận được trả lời ngoài sự im lặng khinh bỉ.
Sự chăm sóc hời hợt của chính quyền thuộc địa lúc đầu, lạnh dần để cuối cùng chuyển sang ác cảm và thù nghịch." (Hồi ký PVT, trang 72).

Vẫn theo Phan Văn Trường, sự chăm sóc hời hợt này chỉ là cái cớ để dễ bề trừng phạt khi Phan Châu Trinh dám bàn (phiếm) đến chính sách chính trị ở Đông Dương, và cùng Phan Văn Trường, làm một bản Thỉnh nguyện gửi hội Nhân Quyền, nhờ can thiệp cho những người bạn còn bị tù Côn đảo vì biến cố 1908. Thế là một loạt báo Pháp ở Đông dương (được lệnh) phát triển phong trào bôi nhọ, viết bài ngụ ý tiếc rằng chính quyền Đông Dương đã không để xử tử (Trinh) cho rồi, và quy kết hai người (Trinh và Trường) vào tội tổ chức cuộc nổi dậy chống Pháp tại Đông Dương.
Sau vụ này, Phan Châu Trinh vẫn còn được trợ cấp, ông sống rất chật vật, phải gửi con vào nội trú tỉnh nhỏ và ông ở khách sạn, ăn cơm rẻ tiền. Mặc dù ở trong tình trạng khốn đốn, Phan Châu Trinh là người bền chí, ông vẫn còn tin vào chính quyền thực dân, ông đến Bộ Thuộc địa thường xuyên, tìm gặp những công chức cao cấp phụ trách vần đề Đông Dương để bày tỏ lòng trung thực của mình.

Nhưng sau những hớ hênh của ông (Phan Văn Trường muốn nói đến việc Phan Châu Trinh tin cậy mật thám Nguyễn Như Chuyên, coi như môn sinh), ông và tôi bị bắt, bị giam 11 tháng. Tháng 7/1915, ra tù, đang trong chiến tranh, chính quyền thuộc địa cúp hết trợ cấp, hy vọng, không biết tiếng Pháp, không có nghề, bắt buộc ông phải về xứ. Nhưng Phan Châu Trinh không về, ông ở lại, học nghề rửa ảnh và sống ung dung.
Sau những bài học đắng cay như thế, tưởng Phan Châu Trinh sẽ hết lạc quan, nhưng không, ông vẫn tiếp tục thái độ triết nhân của mình, coi như không có chuyện gì xẩy ra, vẫn đến Bộ thuộc địa, tìm gặp những kẻ đã đày đọa mình, và xin hội kiến Albert Sarraut hết lần này đến lần khác.
Phan Văn Trường viết: "Tạm nói mà không hề có ý miệt thị rằng, người này- vẫn bám vào chính quyền thuộc địa, bị đuổi cửa trước thì luồn vào cửa sau- người mà chính quyền thuộc địa hai lần buộc tội âm mưu chống Pháp!
Phan Châu Trinh là một người thông minh, một người tử tế, một người bạn tốt; nhưng những đức tính này không đủ để làm nên một người cách mạng" (PVT, trang 73-74-75).
So với lời Phan Châu Trinh phê phán Phan Bội Châu, trong bài "Nước Việt Nam mới sau khi liên hiệp với Pháp", thì lời Phan Văn Trường phê phán Phan Châu Trinh, cũng còn là nhẹ.

Chân dung này, Phan văn Trường viết khoảng 1923, mục đích bênh vực Phan Châu Trinh, bị Pháp kết tội oan, vì không hiểu rõ chủ trương Pháp Việt đề huề của ông.
Nhưng đồng thời cũng nói lên sự khác biệt trong chủ trương tranh đấu của Phan Văn Trường với Phan Châu Trinh, đó cũng là sự khác biệt sâu xa giữa những người Nho học và Tây học.

Tinh thần Tây học này, lại được xác định một lần nữa trong nhận định của Hoàng Xuân Hãn.
Về "Đầu Pháp chính phủ thư" của Phan Châu Trinh, Hoàng Xuân Hãn viết: "Lời lẽ trong thư kịch liệt, có thể kích thích sĩ khí, nhưng lại vô tình hay hữu ý ngoa ngoắt bôi nhọ quốc dân và quan lại, dường như để nhử chính quyền tin mình mà nhận lời mình. Kết quả là không những ý mình không toại, mà thực dân đã dùng quan lại để trừ khử ông: ông bị kết án tử hình; rồi may nhờ Hội Nhân quyền Pháp can thiệp, chỉ bị đầy ra Côn Đảo. Giả sử thực dân bấy giờ khôn ngoan hơn, biết thấy lợi xa mà nghe lời ông, thì lập trường của ông trong giai đoạn nầy có lẽ sẽ có lợi cho dân ta trong quá trình tìm giải phóng. Trái lại, sự thất bại của ông đã làm cho người ngày nay, khi đọc lại thư ông, chỉ có cảm tưởng ông ngây thơ về chính trị và cảm thấy tức tối khi ông mạt sát quá đáng đồng bào, mà tâng bốc vượt mức thực dân. Tuy vậy, ta không thể không nhận rằng ông có óc hiện thực, biết quan sát, phân tích và có thái độ can đảm và thẳng thắn." (Hoàng Xuân Hãn, Tựa cuốn Những hoạt động của Phan Châu Trinh tại Pháp của Thu Trang, Đông Nam Á, Paris, 1983, trang 8).

2. Con đường tư tưởng

Khảo sát các tư liệu, chúng ta có thể xác định Phan Văn Trường mới thực sự là thủ lãnh phong trào Việt kiều yêu nước, chính ông đã xây dựng nền móng, rồi cùng với Nguyễn Thế Truyền và Nguyễn An Ninh hình thành đường lối chính trị và tư tưởng chống Pháp:

- Bằng ngòi bút, đả kích trực tiếp thực dân bằng cách trình bày những tội ác của thực dân trên báo chí Pháp. Đối lập nước Pháp cộng hoà với nước Pháp thực dân: Nói rõ tội trạng của bọn thực dân để người Pháp phải xấu hổ mà bác bỏ chính sách dã man đó đi.
- Liên kết với các nhà văn và nhà chính trị phái tả, và các báo L'Humanité (Nhân loại) và Le Populaire (Người bình dân) của đảng Xã Hội; La vie ouvrière (Đời sống thợ thuyền), La revue communiste (Tạp chí Cộng sản), Le Paria (Người cùng khổ) của đảng Cộng sản, Le libertaire (Người tự do tuyệt đối) của nhóm anarchiste...
- Từ 1922 trở đi, nhóm Ngũ long, nhất là Nguyễn Thế Truyền, đã sử dụng Hội Liên Hiệp thuộc địa và báo Le Paria (Người cùng khổ) của đảng Cộng sản, làm bàn đạp để kết giao với các nhà hoạt động cách mạng trên các thuộc địa Châu Phi, Madagascar, tạo thành phong trào chống thuộc địa toàn cầu.
- Tác phẩm Le procès de la colonisation francaise (Bản án chế độ thực dân Pháp) là thành quả của sự hợp tác này. Và cũng từ cuối năm 1923, khi mọi người đã rời khỏi Paris, một mình Nguyễn Thế Truyền đứng mũi chịu sào (với sự giúp sức của chú ruột Nguyễn Thế Phu, em ruột Nguyễn Thế Song, người cùng làng Nguyễn Thế Thạch, và các đồng chí và môn đệ như Nguyễn Văn Luận, Tạ Thu Thâu...) đã mở rộng cuộc đấu tranh, không những về phía Châu Phi, Madagascar, mà còn viết bài ký tên Nguyễn Ái Quốc trên báo Inprekorr của Nga, ấn bản tiếng Pháp. Tham vọng "toàn cầu hoá" cuộc tranh đấu chống thực dân là của Nguyễn Thế Truyền.

Phan Châu Trinh là nhà nho, không thạo tiếng Pháp, nên ông không thể hiểu được con đường chính trị này. Vì vậy, không những ông không tha thiết, mà tỏ ý còn chống lại việc viết báo tiếng Pháp cho người Pháp đọc. Những đề tài viết về một người boxeur da đen như Siki của Nguyễn Thế Truyền có thể là vô bổ đối với Phan Châu Trinh, nhưng đối với cuộc tranh đấu tranh chung, đó là một cái nhìn thấu suốt tình hình thế giới.

Ngoài niềm tự hào dân tộc mãnh liệt, ba cây bút Tây học ký tên Nguyễn Ái Quốc luôn luôn đề cao tư tưởng phương Đông: Phan Văn Trường nghiêng về văn minh Trung Hoa, Nguyễn An Ninh nghiêng về văn minh Ấn Độ, và Nguyễn Thế Truyền nghiêng về lịch sử và văn hoá dân tộc. Đó là điểm khác biệt giữa ba người. Tinh thần này không thấy ở các nhà nho, dường như họ bị choáng ngợp trước nền văn minh Tây phương, mà Phan Châu Trinh là tiêu biểu: chống Pháp nhưng luôn luôn hạ mình một cách quá đáng trước người Pháp. Sau này Hồ Chi Minh tôn Mác-Lê nin làm thày, ngoài cái nhục chư hầu, còn là sự hạ mình cố hữu của nhà nho, và cũng nói lên nội dung khác biệt sâu xa giữa những bài ký tên Nguyễn Ái Quốc và những điều Hồ Chí Minh nói và viết sau này.

Trí thức ở Pháp có truyền thống theo cánh tả. Trong bối cảnh chính trị đầu thế kỷ XX, các trí thức Việt nam như Phan Văn Trường, Nguyễn An Ninh, Nguyễn Thế Truyền... muốn tranh đấu cho đất nước, chỉ có thể dựa vào trí thức cánh tả, trong các đảng xã hội, đảng cộng sản, nhóm anarchiste... nhờ họ làm hậu thuẫn để chống lại chính sách thực dân... Tuy vậy, Phan Văn Trường và Nguyễn An Ninh không vào đảng nào, Nguyễn Thế Truyền và Nguyễn Tất Thành vào đảng Xã hội, rồi đảng Cộng sản.

Bản Tuyên ngôn Cộng sản của Marx- Engels viết cho một xã hội Tây phương đã công nghiệp hoá, không có điểm gì chung với một xã hội Việt nam chưa có kỹ nghệ, 80% là nông dân "tay làm hàm nhai". Vậy tại sao Phan Văn Trường lại cho in bản Tuyên ngôn của đảng cộng sảntrên báo La cloche fêlée, Ngô Văn giải thích:
"Vào thời kỳ này [thập niên 1920] ở Pháp, bản tuyên ngôn của Các Mác và Ăng ghen được phổ biến rộng rãi, in ra sách nhỏ rẻ tiền. Nó không chứa đựng điều gì làm choáng váng đầu óc của tầng lớp thanh niên trí thức An Nam", nhưng "chương trình quá độ sơ thảo trong bản tuyên ngôn có thể làm cho thanh niên suy nghĩ" (Ngô Văn, trang 63-63).

3. Phan Văn Trường

Hồ Hữu Tường viết về Phan Văn Trường như sau:
"Tôi ở chung với cụ Phan Văn Trường được hơn tuần thì cụ về xứ [tháng 2/1930, sau khi Phan Văn Trường ra tù lần thứ nhì, ba năm trước khi ông mất]. Trong thời gian đó, ngày nào tôi cũng quấn quýt theo bên cụ, mà nghe cụ kể những mẩu chuyện thăng trầm của đời tranh đấu mình. Cụ rất vui tính, cười hề hề, dầu cho chuyện bi đát, cụ cũng tìm thấy vài nét ngộ nghĩnh để mà trào lộng. Cụ là một bực học giả uyên thâm, các sách hay của Đông phương lẫn Tây phương cụ đều đọc cả. Cụ nói:
"Tôi đọc được nhiều là nhờ nghèo. Mùa lạnh ở nhà rét quá chịu không nổi, mà mình không đủ tiền mua than củi để sưởi. Đành vào thơ viện từ chín giờ sáng đến mười giờ tối. Gián đoạn bằng hai lượt đi ăn. Vào thơ viện, phải im phăng phắc, thì đọc sách là việc bắt buộc.
Triết học, kinh tế học, xã hội học, tôn giáo... sách nào căn bản, cụ đều có nghiên cứu kỹ. Luận án thi tiến sĩ luật của cụ bàn về chủ nghiã Bôn-sê-vích ở Nga [Hồ Hữu Tường ghi nhầm có lẽ đây là luận văn cử nhân, còn luận án tiến sĩ của Phan Văn Trường về Luật Gia Long] đem áp dụng vừa được cuộc cách mạng. Nhưng mà trong thâm tâm, cụ chê tất cả các triết gia Tây phương, ngay cả Marx nữa:
Bọn nó vì tự cao ám thị mà chẳng chịu ngó đến văn hóa Đông phương, thành chui rút vào tháp ngà, không có một cái nhìn thống quản. Riêng có anh chàng Schopenhauer khiêm tốn, đọc sách Phật, nên tác phẩm của y đọc dễ chịu hơn". (Hồ Hữu Tường, 41 năm làm báo, trang 20).

Những điều Hồ Hữu Tường viết về Phan Văn Trường được thể hiện rõ ràng trên bản Thỉnh nguyện của dân tộc An Nam.

Tháng 6/1919, bản Thỉnh nguyện của người An Nam được đưa đến Versailles và gửi cho báo chí. Ngày 18/6/1919 L'Humanité đăng bản Thỉnh nguyện dưới tựa đề: Les droits des peuples(Quyền của các dân tộc). Điện tín từ phủ toàn quyền ở Hà nội gửi sang, cho biết bản Thỉnh nguyện cũng đã đến tay báo chí ở Việt nam. Từ đó, chính quyền thuộc địa mới chú ý đến tên Nguyễn Ái Quốc, ra lệnh theo dõi, điều tra, xem Nguyễn Ái Quốc là ai?
Đọc bản Thỉnh nguyện của người An Nam, trên báo L'Humamité, độc giả Pháp phải chú ý vì giá trị độc đáo của văn bản: Lời lẽ nhũn nhặn mà kiêu kỳ: tự xưng nước mình là Đế Quốc (L'Empire d'Annam), ngụ ý coi kẻ xâm lăng là tiểu quốc. Xin Pháp trả tự do và dân chủ cho dân mình, nhưng lại bảo họ phải làm điều đó vì bổn phận của họ đối với dân tộc họ và đối với nhân loại, nếu họ không làm thì ô nhục cho quốc thể của họ. Bút pháp Phan Văn Trường có lý lẽ của một luật sư, có kiến thức của một học giả, có sự xử dụng chữ nghiã của một văn tài. Văn bản đã được gửi về Việt nam qua nhiều ngả. Nhờ vậy, mà người Việt lấy lại niềm tự hào dân tộc. Bản Thỉnh nguyện của người An Nam trở thành bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền của người Việt.

Và bọn thực dân bắt đầu lên tiếng phản bác trên báo chí. Phan Văn Trường bắt buộc phải trả lời. L'Humanité ngày 2/8/1919 đăng bài La question des indigènes en Indochine (Vấn đề người bản xứ tại Đông Dương) của Phan Văn Trường, ký tên Nguyễn Ái Quốc. Vấn đề Nguyễn Ái Quốc và nhóm An Nam Yêu nước bị/được đem ra Hạ viện bàn cãi.
Quả bom Phan Văn Trường đã ném trúng đích: lần đầu tiên một kẻ indigène dám lên tiếng ngạo nghễ đòi tự do dân chủ.

Tại sao chúng ta có thể xác định La question des indigènes en Indochine (Vấn đề dân bản xứ ở Đông dương), là do Phan Văn Trường viết?
Nhờ những chi tiết sau đây:
- Coi những yêu cầu trong bản Thỉnh nguyện tám điểm năm 1919 là của chính mình. Thuật lại lập luận của đối phương cho rằng các yêu sách của mình, đã gây chấn động trong giới thực dân. Đây là hiện tượng sự thực toát ra từ vô thức của ngòi bút: chỉ Phan Văn Trường mới viết như vậy, những người khác không thể và không dám nhận bản Thỉnh nguyện là của mình vì không do họ viết ra.
- Nhắc đến bản Thỉnh nguyện năm 1912, đòi trả tự do cho các sĩ phu bị tù Côn đảo, đăng trong Bulletin officiel de la Ligue des droits de l'homme ngày 31/10/1912. Văn bản này do Phan Văn Trường viết dùm Phan Châu Trinh. Ngoài Phan Văn Trường, không mấy ai biết và nhớ đến việc này.
- Biết đích xác việc một sĩ quan cao cấp trong quân đội được lệnh tịch thu các bản Thỉnh nguyện 1919 trong tay lính thợ Việt nam. Chỉ có Phan Văn Trường, cựu quân nhân, có đường dây trong quân đội mới dám cam đoan biết đích xác việc này.

Bài Phong trào cộng sản quốc tế Đông dương đăng trên La revue communiste, số 15, tháng 5/1921, thường được trích dẫn trong các bài viết về tư tưởng Hồ Chí Minh, và được coi là "nền tảng tư tưởng Hồ Chí Minh", cũng có những dấu ấn cho thấy đây là bài viết của Phan Văn Trường, căn cứ vào nội dung đề cao văn minh phương Đông một cách ngạo nghễ:
- 5000 năm trước, Hoàng Đế đã áp dụng chính sách phân phối ruộng đất.
- 2205 năm trước Công Nguyên, nhà Hạ đã đặt ra chế độ cưỡng bức lao động.
- 551 năm trước Công Nguyên: Khổng Tử đã khởi xướng thuyết Đại đồng và nguyên tắc: Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh. Phan Văn Trường sẽ ghi câu này dưới tên báo La Cloche fêlée (từ số 52) thay thế câu Organe de propagande démocratique (Cơ quan truyền bá dân chủ) của Nguyễn An Ninh, để chứng minh rằng dân chủ phát xuất từ phương Đông.
Năm 1921, khi Phan Văn Trường viết bài báo này, chủ nghiã cộng sản mới bắt đầu phát triển ở châu Âu, và được một phần trí thức ngưỡng mộ, ông đưa ra ý kiến: nên phát triển chủ nghiã cộng sản ở Á Châu (để đuổi thực dân), nhưng vẫn ngụ ý cao kỳ: những nguyên tắc mà chủ nghiã cộng sản ở phương Tây của các anh đưa ra, phương Đông chúng tôi đã áp dụng từ bốn, năm ngàn năm nay rồi! Chúng tôi hiện đang mắc vào hiểm hoạ thực dân, hãy đợi khi nào chúng tôi đuổi được bọn thực dân, chúng tôi sẽ giúp các anh "tự giải phóng". Đó là cái ý thâm trầm sâu sắc của Phan Văn Trường trong bài Phong trào cộng sản quốc tế Đông dương.
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20101119-phu-luc-nguyen-ai-quoc-lai-lich-va-van-ban-phan-2a

(Xem tiếp phần 2 b : Bút pháp Nguyễn Thế Truyền và Tư tưởng Nguyễn An Ninh)


http://www.viet.rfi.fr/node/15660



Đón đọc: Phan Khôi và và sự chôn vùi Phan Khôi.

http://www.viet.rfi.fr/node/36422


NHÂN VĂN GIAI PHẨM

Nhân Văn Giai Phẩm là phong trào tranh đấu cho tự do dân chủ của văn nghệ sĩ và trí thức miền Bắc có tầm vóc lớn lao, khởi xướng đầu năm 1955 và bị chính thức dập tắt tháng 6 năm 1958.

Trang nhất báo Le Paria (Người Cùng Khổ) số tháng 9-10/1925
05/09/2010 - NHÂN VĂN GIAI PHẨM

Hai gia đình cách mạng đã có công lớn đối với đất nước trong thế kỷ XX, là gia đình cụ Lương Văn Can ở Bắc và cụ Nguyễn An Khương trong Nam.

Ảnh chụp tờ báo Việt Nam Hồn số tháng giêng năm 1926.
05/09/2010 - NHÂN VĂN GIAI PHẨM

Huyền thoại Hồ Chí Minh bắt nguồn từ cái tên Nguyễn Ái Quốc.

Bìa tập thơ Trăng Ngục của Phùng Cung
27/06/2010 - NHÂN VĂN GIAI PHẨM

Phùng Cung là nhà thơ đầu tiên dùng những hình ảnh khốc liệt như "Rừng thu tắm máu, máu thu gội chiều" để viết về ...

Phùng Cung và bìa tác phẩm "Truyện và Thơ"
17/06/2010 - NHÂN VĂN GIAI PHẨM

Truyện ngắn Mộ phách là tiếng khóc tiễn đưa thi ca, âm nhạc về bên kia thế giới trong một thời mà nghệ thuật đích thực bị xử lý như một phạm nhân.

Bìa tập "Truyện và Thơ" do Nhà Xuất Bản Văn Nghệ (Hoa Kỳ) phát hành
05/06/2010 - NHÂN VĂN GIAI PHẨM

Tư tưởng của Phùng Cung độc đáo và ngược hướng với những người cùng thời, kể cả các thành viên NVGP và thế hệ ngày nay, trên ...

Bìa tập thơ Về Kinh Bắc của Hoàng Cầm (Nhà xuất bản Văn Học - Hà Nội - 1994)
07/05/2010 - VĂN HỌC

Hoàng Cầm, một tên tuổi lớn của thi ca Việt Nam trong thế kỷ 20, một gương mặt tiêu biểu trong phong trào Nhân Văn Giai Phẩm, đã qua đời tại Hà Nội ngày 06/05/2010.

11/04/2010

Cuộc đời Văn Cao gắn bó với toàn bộ sinh hoạt văn nghệ Việt Nam trước kháng chiến, trong kháng chiến và sau kháng chiến. Văn Cao ở trong cả ba bộ môn: thơ, nhạc, họa, cho nên được giới nghệ thuật ba ngành kính phục. Là tác giả quốc ca, nhưng Văn Cao suốt đời bị chính quyền nghi ngờ, tác phẩm bị trù dập, phân biệt đối xử.

Nhà thơ Hữu Loan
19/03/2010 - VIỆT NAM

Theo báo chí trong nước, Thi sĩ Hữu Loan đã từ trần tại nhà riêng ở Thanh Hóa vào chiều tối ngày 18/03/2010. Tên tuổi Hữu Loan đặc biệt gắn liền với bài thơ "Mầu tím hoa sim" đã từng làm rung động trái tim của biết bao thế hệ.

15/03/2010 - VIỆT NAM - VĂN HÓA

Về Kinh Bắc là bản hùng ca bi tráng, vào đêm. Đêm của người thất trận, nhưng không thoái gót. Về Kinh Bắc là về đất mẹ Luy Lâu (Kinh Bắc), kinh đô văn hoá đầu tiên của nước Việt, để dâng sớ kể tội "triều đình" đàhttp://www.rfi.fr/actuvi/pages/001/page_32.aspn áp tư tưởng, càn qu

VĂN HỌC NGHỆ THUẬT

Nhân Văn Giai Phẩm phần XII : Hoàng Cầm

Cuộc đời Hoàng Cầm gắn bó với lịch sử, không chỉ lịch sử kháng chiến, lịch sử Nhân Văn Giai Phẩm, mà lịch sử dân tộc. Từ tác phẩm đầu tay Hận Nam Quan, Hoàng Cầm đã xác định con đường dân tộc: phải đề phòng phương Bắc. Nhưng hơn nửa thế kỷ qua, đất nước Việt Nam vẫn còn chưa thoát khỏi cái nhục nô lệ Bắc phương: Khóc trong lòng ghi nhớ Hận nam Quan.

02/03/2010 17:47 TU

VĂN HỌC NGHỆ THUẬT

Trần Dần từ "Giai Phẩm" (1956) đến "Thơ" (1987)

Nhân Văn Giai Phẩm phần XI : Trần Dần

"Tiễn đưa anh [Trần Dần] về cõi vĩnh hằng, tôi chỉ có thể nhắc lại cùng anh vế đối của Ngô Thì Nhậm nói cái lẽ tất yếu: "Gặp thì thế, thế thì phải thế". Cả nước biết lúc nào anh cũng có tư tưởng Nhất định thắng, dù cho ý chí ấy anh không đạt được thì cũng vẫn là phẩm giá cao đẹp của một con người." (Nguyễn Hữu Đang)

27/01/2010 09:15 TU

VĂN HỌC NGHỆ THUẬT

Nhà thơ Lê Đạt, từ Nhân Văn Giai Phẩm đến ''Đường chữ''

Nhân Văn Giai Phẩm phần X : Lê Đạt

Sự tranh đấu của Lê Đạt thể hiện trên 2 mặt : về chính trị, chống chính sách đảng trị, đòi tự do dân chủ; về văn nghệ, chủ trương tự do sáng tác và đổi mới thơ ca. Ông thất bại trong đấu tranh chính trị, nhưng thành công trên trận đồ chữ nghĩa, trở thành 1 trong những nhà thơ cách tân hàng đầu của Việt Nam trong thế kỷ 20

23/01/2010 17:53 TU

VĂN HỌC NGHỆ THUẬT

Nguyễn Hữu Đang và hình bià tập san Giai Phẩm số 1(Ảnh : DR)

Nhân Văn Giai Phẩm phần IX : Nguyễn Hữu Đang

Là một trong những khuôn mặt trí thức dấn thân tranh đấu cho tự do dân chủ can trường nhất trong thế kỷ XX, là cột trụ của phong trào Nhân Văn Giai Phẩm, Nguyễn Hữu Đang đã bị bắt, bị cầm tù, bị quản thúc và mất quyền tự do phát biểu trong suốt 59 năm, từ tháng 4/1958 đến tháng 2/2007, khi ông mất.

05/12/2009 19:16 TU

VĂN HỌC NGHỆ THUẬT

Chân dung nữ văn sĩ Thụy An(Ảnh : DR)

Nhân Văn Giai Phẩm phần VIII : Thụy An

Là phụ nữ duy nhất, không viết bài cho Nhân Văn Giai Phẩm, nhưng tên bà bị nêu lên hàng đầu trong "hàng ngũ phản động", bị quy kết là "gián điệp quốc tế", lãnh án 15 năm tù cùng với Nguyễn Hữu Đang. Tại sao lại có sự căm thù ghê gớm đối với nhà thơ, nhà văn, nhà báo phụ nữ tiên phong của Việt Nam ? Người đầu tiên thực hiện nữ quyền bằng ngòi bút và hành động. Người chủ trương giải phóng phụ nữ không bằng lý thuyết mà bằng việc làm. Người xác định vị trí phụ nữ như một công dân tự do, thấm nhuần tinh thần dân chủ.

05/12/2009 19:24 TU

VĂN HỌC NGHỆ THUẬT

Nhân Văn Giai Phẩm phần VII : Biện pháp thanh trừng

"Lịch sử nhân loại đã chứng minh rằng không bao giờ số đông quần chúng có thể khai quang được một lối đi trong rừng rậm của dốt nát, thành kiến, hèn hạ, để tiến về phía ánh sáng mặt trời. Trong thành Athènes, kinh đô của hiền triết, Socrate đã phải uống cạn cốc độc cần, để lại bài học cho trí thức trên thế giới suy nghiệm và noi theo: người trí thức phải giữ vai trò tiên phong, hướng đạo, trên con đường khó khăn và nhọc nhằn để dẫn dân tộc đến niềm vui và hạnh phúc" (Nguyễn Mạnh Tường)

05/12/2009 19:28 TU

VĂN HỌC NGHỆ THUẬT

Từ trái sang phải và từ trên xuống dưới : Phan Châu Trinh - Hoàng Đạo - Phan Khôi - Nguyễn Mạnh Tường(Ảnh : DR)

Nhân Văn Giai Phẩm phần VI : Trí thức và dân chủ tại Việt Nam trong thế kỷ XX, một truyền thống đấu tranh từ Phan Châu Trinh, Hoàng Đạo đến Nhân Văn Giai Phẩm. (Bài 1)

"Ngày nay cái phong trào dân chủ trong thế giới nó mãnh liệt lắm: ai thuận theo nó mà đi thì thuận buồm xuôi gió, ai không thuận theo nó thì cũng bị xô đẩy mà đổ lướt đi như rác cỏ" (Phan Châu Trinh). "Ngày nào dân Annam có quyền, trong sự tự do, tự kén chọn lấy những người cầm quyền cai trị họ, ngày ấy nguyện vọng của người Nam đã đạt được nhiều rồi vậy” (Hoàng Đạo).

05/12/2009 19:29 TU


VĂN HỌC NGHỆ THUẬT

Các cột mốc quan trọng của phong trào Nhân Văn Giai Phẩm

Nhân Văn Giai Phẩm phần VI : Trí thức và dân chủ tại Việt Nam trong thế kỷ XX, một truyền thống đấu tranh từ Phan Châu Trinh, Hoàng Đạo đến Nhân Văn Giai Phẩm. (bài 2)

"Đã đến lúc phải thanh toán lối đàn áp tự do tư tưởng, khinh miệt quần chúng, mệnh lệnh, độc đoán, để mở đường cho trăm hoa đua nở, trăm nhà đua nói. Tự do tư tưởng của văn nghệ sĩ là bất khả xâm đoạt. Không có tự do tư tưởng thì không thể có nghệ thuật chân chính được. Đó là một chân lý bất di bất dịch" (Trương Tửu).

05/12/2009 19:29 TU

VĂN HỌC NGHỆ THUẬT

Trang nhất tờ Nhân Văn số một (1956)(Nguồn : Tư liệu G. Boudarel)

Nhân Văn Giai Phẩm phần V : Nội bộ báo Nhân Văn

Nhân Văn, với những bài viết của Nguyễn Hữu Đang, Lê Đạt... mở mặt trận đấu tranh chính trị. Giai Phẩm với những bài của Trương Tửu, Trần Đức Thảo... mở mặt trận tư tưởng. Phan Khôi như một vị thủ lĩnh tinh thần của hai tờ báo. Toàn bộ Nhân Văn Giai Phẩm là một kết hợp chặt chẽ giữa văn nghệ sĩ và trí thức trong cuộc đấu tranh cho tự do sáng tác và tự do dân chủ. Hai hình thái đấu tranh này đi đôi với nhau, không thể tách rời, như lời Trần Đức Thảo: "Văn nghệ và chính trị không thể tách được, không có tự do dân chủ, làm sao có tự do sáng tác ?"

05/12/2009 19:28 TU


VĂN HỌC NGHỆ THUẬT

Bìa hai quyển Giai Phẩm mùa thu (1956)(Ảnh ghép : RFI)

Nhân Văn Giai Phẩm phần IV : Nguyên nhân đưa đến cuộc cách mạng mùa thu của tư tưởng

Chủ tịch Hồ Chí Minh có trách nhiệm như thế nào về vụ Nhân Văn Giai Phẩm ? Nguyễn Hữu Đang trả lời : "Cụ Hồ lúc nào cũng là người có đầy đủ quyền hành, lúc nào cụ cũng sáng suốt, linh lợi, lúc nào cụ cũng có uy tín với dân và cũng có quyền đối với các đồng chí trong đảng, đối với những người lãnh đạo khác. Cho nên uy tín của cụ Hồ, quyền hành của cụ Hồ bao giờ cũng rất vững, cụ Hồ biết hết cả, và việc đó cụ Hồ cũng đồng tình làm".

05/12/2009 14:15 TU

VĂN HỌC NGHỆ THUẬT

Hình bìa Giai Phẩm Mùa Xuân và Mùa Đông xuất bản năm 1956(Nguồn : Tư liệu G. Boudarel)

Nhân Văn Giai Phẩm phần III : Giai phẩm mùa xuân

Giai phẩm mùa xuân là tạp chí văn học đầu tiên ở miền Bắc sau Cách mạng tháng Tám, đáp ứng hai đòi hỏi : tự do sáng tác đổi mới văn học do Lê Đạt, Hoàng Cầm chủ trương, với sự cộng tác của Trần Dần, Văn Cao, Tử Phác...

05/12/2009 14:08 TU


VĂN HỌC NGHỆ THUẬT

Trang bià báo Nhân Văn số 1 và Giai Phẩm Muà Xuân(Ảnh : DR)

Nhân Văn Giai Phẩm phần II : Nguyên nhân phát xuất

Với những tư liệu hiện hành, chúng ta có thể xác định : mọi sự bắt nguồn từ quân đội, những người đầu xướng là Trần Dần, Tử Phác với sự cộng tác của Hoàng Cầm, Lê Đạt, trong hai vụ việc : Phê bình tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu và Bản "Dự thảo đề nghị cho một chính sách văn hoá".

05/12/2009 13:56 TU

VĂN HỌC NGHỆ THUẬT

Nhân Văn Giai Phẩm Phần I : Tìm hiểu phong trào

Nhân Văn Giai Phẩm là phong trào tranh đấu cho tự do dân chủ của văn nghệ sĩ và trí thức miền Bắc có tầm vóc lớn lao, khởi xướng đầu năm 1955 và bị chính thức dập tắt tháng 6 năm 1958. Tìm hiểu phong trào NVGP dẫn đến những đầu mối đan cài vô cùng phức tạp giữa các khuynh hướng chính trị, văn hoá khác nhau như Việt Minh, Quốc Dân Đảng, Đệ Tứ, trong mối tương giao không xé ra được.

05/12/2009 13:42 TU


ét nhân tài.

Counter