LTS: Những bài vở trên đây không nhất thiết là quan điểm của diễn đàn. Mục đích để đóng góp tài liệu tham khảo, tài liệu lịch sử làm phong phú thêm trí tuệ, làm sáng tỏ sự thật, vạch trần tội ác tập đoàn việt gian Cộng Sản. tội ác tên Giặc Hồ Chí Minh và bè lũ tay sai việt gian bán nước đã cố tình bưng bít, dấu kín, xuyên tạc lịch sử Việt Nam, giết hàng chục triệu người dân vô tội, bỏ tù hàng triệu quân cán chính VNCH, bán đất dâng biển, làm nô lê cho Tàu, Nga..v.v..
" Hiểu một thời đại nghĩa là phải lấy con tâm và con mắt lịch sử, nghiệm qua các thời đại để mà đứng trên nền tảng với điều kiện đó để mà hiểu thời đại đó.""[HH-trang45]
" Để phục hưng và phục hoạt, phải lấy một con mắt nghiêm ngặt Việt, đứng siêu nhiên trên lập trường Việt, thi thiết bằng những chính sách và kế hoạch siêu nhiên và nghiêm ngặt, có một thái độ nghiêm ngặt và siêu nhiên lịch sử Việt."[HH-trang45]



HOME-Tro Ve Trang Chinh




Monday, May 24, 2010

Ngôn ngữ ngoại giao của Trung Quốc khác với báo chí như thế nào?

Ngôn ngữ ngoại giao của Trung Quốc khác với báo chí như thế nào?

2010-05-22

Quan sát các bài phát biểu của các viên chức ngoại giao Trung Quốc cùng với ngôn ngữ mà báo chí nước này đưa tin, chúng ta nhận thấy có sự khác nhau rõ rệt.

AFP photo

Lực lượng đặc biệt hải quân Trung Quốc trên boong tàu chiến tên lửa hôm 13/04/2010

Trong ngoại giao, để đạt được mục đích, các viên chức Trung Quốc đã không thiếu những lời hoa mỹ nhằm thuyết phục các nước láng giềng nghe theo. Thế nhưng, có một ngôn ngữ khác mà báo chí Trung Quốc dành cho các nước trong khu vực, trái ngược hoàn toàn với ngôn ngữ hòa nhã vốn thường được các nhà ngoại giao nước này sử dụng.

Mời quý vị cùng chúng tôi tìm hiểu thêm hai loại ngôn ngữ trái ngược nhau này.

Trung Quốc không có ý định xâm lược các nước khác?

Đầu năm nay, trong chuyến viếng thăm Ban Thư ký Asean ở Jakarta, nhân vật đứng đầu trong việc xây dựng các chính sách đối ngoại của Trung Quốc, ông Đới Bỉnh Quốc, Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc đã hết lời ca ngợi khối Asean. Trong một bài phát biểu, ông Đới Bỉnh Quốc ca ngợi Asean trong 10 năm qua như, Asean đã trở nên "ảnh hưởng nhiều hơn về chính trị, cạnh tranh hơn về kinh tế, và đóng vai trò quan trọng và duy nhất trong việc bảo vệ và thúc đẩy sự ổn định trong khu vực”.

Cũng trong bài phát biểu này, ông Đới Bỉnh Quốc khẳng định rằng, Trung Quốc không bao giờ có ý định xâm lược các nước khác.

Hãy nhìn vào lịch sử của Trung Quốc. Trung Quốc có truyền thống và văn hóa xâm lược và mở rộng hay không? Tôi đã ghi nhận, rất nhiều người trên toàn thế giới nói "không".

Ông Đới Bỉnh Quốc

Ông nói: “Hãy nhìn vào lịch sử của Trung Quốc. Trung Quốc có truyền thống và văn hóa xâm lược và mở rộng hay không? Tôi đã ghi nhận, rất nhiều người trên toàn thế giới nói "không". Trung Quốc không muốn quyền bá chủ hoặc tìm kiếm mở rộng, ngay cả khi Trung Quốc mạnh nhất thế giới, với 30% GDP toàn cầu cách đây vài trăm năm.

Nhiều người trong số các bạn biết về các chuyến hải trình của Trịnh Hòa tới các vùng biển phương Tây. Dẫn đầu hạm đội mạnh nhất thế giới, Trịnh Hòa thực hiện bảy chuyến đi tới các vùng biển phương Tây, mang tới đó đồ sứ, tơ lụa và trà, chứ không phải chém giết, cướp bóc hay chủ nghĩa thực dân”.

Thế nhưng, trái ngược với những ngôn từ hoa mỹ của ông Đới Bỉnh Quốc sử dụng là giọng điệu kêu gọi chiến tranh của báo chí Trung Quốc. Trong những năm gần đây, báo chí nước này có những bài viết kêu gọi chính phủ Trung Quốc nên phát động cuộc chiến tranh chống Việt Nam và các nước trong khu vực, như báo Luận Đàn, Trung Quân Võng, Trung Hoa Võng (China.com), milchina.com và rất nhiều báo mạng khác.

Đáng chú ý nhất là tờ Hoàn Cầu Thời Báo, đây là nhật báo có uy tín tại Trung Quốc, với lượng phát hành mỗi số gần 2 triệu bản và phóng viên có mặt hơn 60 nước trên thế giới. Báo này liên tục có các bài liên quan đến Biển Đông với luận điệu hoàn toàn trái ngược ngôn ngữ ngoại giao mà Trung Quốc thường hay sử dụng.

bauxite-vn-305.jpg
Bài dịch của GS Vũ Cao Đàm đăng trên mạng Bauxite Việt Nam, từ một bài báo của TQ với tựa đề “Trung Quốc phải dùng vũ lực để tấn công bọn Việt Nam lòng lang dạ sói”
Chẳng hạn như, đầu tháng 7 năm ngoái, tờ Hoàn Cầu Thời Báo có bài viết với tựa đề: “92% dân mạng Trung Quốc tán thành việc dùng vũ lực giải quyết vấn đề Biển Đông”. Hơn 1 tháng sau, một bài báo khác đăng trên tờ báo này kêu gọi phát động cuộc chiến chống Việt Nam như: “Cuộc chiến ở Biển Đông: năm nguyên nhân lớn khiến Trung Quốc nên đánh cho Việt Nam tan tác”. Cuối tháng 10 năm ngoái, một bài báo khác trên tờ Hoàn Cầu có tựa đề: “Trung tướng Quân Giải phóng nói rất mạnh: ‘Đã chuẩn bị đánh ở Biển Đông rồi’”.

Mặc dù các trang mạng này cũng nhắc đến sự hiện diện của các nước khác trên Biển Đông như Philippines, Malaysia, Brunei, Indonesia và kêu gọi Trung quốc “phải dùng ‘binh’ nếu dùng ‘lễ’ không mang hiệu quả”. Thế nhưng, với Việt Nam họ kêu gọi nên sử dụng vũ lực, vì theo báo chí Trung Quốc, các học giả nước này cho rằng Việt Nam là đối thủ nguy hiểm nhất và cũng là đối thủ khó giải quyết nhất trong tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông.

Chính sách ngoại giao “hòa bình” của Trung Quốc?

Trong khi đó, đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc CRI đưa tin về chính sách ngoại giao của nước này như sau: “Trước sau như một, Trung Quốc thi hành nguyên tắc độc lập tự chủ, không ký kết liên minh với bất cứ nước lớn hay tập đoàn quốc gia nào, không tổ chức và tham dự tập đoàn quân sự, không tham gia chạy đua vũ trang, không tiến hành khuếch trương quân sự.

Phản đối chủ nghĩa bá quyền, giữ gìn hòa bình thế giới, chủ trương các nước không phân biệt lớn nhỏ, mạnh yếu, giầu nghèo đều là thành viên bình đẳng trong cộng đồng quốc tế. Giữa các nước giải quyết các cuộc va chạm và tranh chấp thông qua hiệp thương hòa bình, không nên dùng vũ lực hay đe dọa dùng vũ lực, không kiếm cớ can thiệp công việc nội bộ của nước khác.

Fact box
- Báo South China Morning tường trình, ngày 17-18/04/2010
- tàu chiến Trung Quốc chạy qua dãy đảo đầu tiên của Nhật, Đài Loan và Philippines để diễn tập cách phòng chống tàu ngầm.

Nguyện thiết lập và phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị với tất cả các nước trên cơ sở tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không xâm phạm lẫn nhau, không can thiệp công việc nội bộ của nhau, bình đẳng cùng có lợi, và cùng chung sống hòa bình.

Và ông Đới Bỉnh Quốc cũng đã lặp lại chính sách ngoại giao của Trung Quốc như đài CRI đưa tin: “Hãy nhìn vào các chính sách cơ bản của Trung Quốc. Không tìm kiếm quyền bá chủ là chính sách quốc gia cơ bản của chúng tôi và sự lựa chọn chiến lược. Trung Quốc muốn tình hữu nghị, không phải quyền bá chủ. Trung Quốc luôn luôn theo đuổi chính sách láng giềng tốt và thân thiện.

Trung Quốc là đại diện cho sự bình đẳng giữa tất cả các nước, dù lớn hay nhỏ, mạnh hay yếu, giàu hay nghèo và tôn trọng các quyền của người dân của họ, được lựa chọn con đường phát triển của họ một cách độc lập.

Chúng tôi sẽ tuân theo sự hợp tác đôi bên cùng có lợi và tiến bộ chung. Sự ổn định lâu dài của Trung Quốc, phát triển và thịnh vượng đã được chứng minh là cơ hội cho các nước láng giềng, không phải là một thách thức, không phải là một thảm họa”.

Tàu Trung Quốc bắt tàu đánh cá Việt Nam hồi năm 2009. Photo  courtesy of Lyson Forum.
Tàu Trung Quốc bắt tàu đánh cá Việt Nam hồi năm 2009. Photo courtesy of Lyson Forum.
Thế nhưng, ngày 14 tháng 5, mạng milchina.com đăng bài của Thượng tướng Trì Hạo Điền, nguyên phó Chủ tịch Quân ủy, kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, với lời lẽ kêu gọi Trung Quốc nên phát động một cuộc chiến trong khu vực. Nhà nghiên cứu Dương Danh Dy đã dịch bài viết này, trong đó có đoạn ông Trì Hạo Điền viết như sau:

Để ngăn cản, làm chậm thời gian bùng nổ cuộc chiến ở eo biển Đài Loan, trước tiên phải đưa cuộc chiến ở eo biển Đài Loan lên mức ‘quyết chiến chiến lược đối xứng’, vừa là trình tự cá chết thì lưới cũng rách, nếu chúng ta không thắng được trong cuộc chiến ở eo biển Đài Loan thì hậu quả chiến bại còn thê thảm hơn cuộc chiến tranh Giáp Ngọ. Vì vậy không đánh thì thôi, đã đánh là phải tiêu diệt toàn diện Nhật Bản, đánh cho Mỹ tàn phế, điều này chỉ có chiến tranh hạt nhân mới làm tròn nhiệm vụ.

Cầu thiện được ác, đó là kết cục cuối cùng của chính sách hiện nay của chúng ta, cầu ác được thiện, chỉ có năng lực tiêu diệt toàn diện Nhật Bản, đánh cho Mỹ tàn phế thì mới giành được hòa bình, nếu không vấn đề eo biển Đài Loan kéo dài không quá 10 năm, trong 10 năm tất có đại chiến”.

Vì vậy không đánh thì thôi, đã đánh là phải tiêu diệt toàn diện Nhật Bản, đánh cho Mỹ tàn phế, điều này chỉ có chiến tranh hạt nhân mới làm tròn nhiệm vụ.

Thượng tướng Trì Hạo Điền

Hay các bài viết với những ngôn từ hiếu chiến đã được đăng trên báo tiếng Trung có tựa đề “Hãy giết chết bọn giặc Việt Nam để làm vật tế cờ cho trận chiến Nam Sa” và “Trung Quốc phải dùng vũ lực để tấn công bọn Việt Nam lòng lang dạ sói”, do GS Vũ Cao Đàm dịch, mà chúng ta có thể tìm thấy trên các tờ báo mạng, đủ để thấy sự mâu thuẫn giữa ngôn ngữ ngoại giao và báo chí của Trung Quốc như thế nào.

Liệu các nước trong khu vực có còn tin vào những ngôn từ ngoại giao hoa mỹ, mâu thuẫn với luận điệu báo chí và hành động thực tế của Trung Quốc, hay đã đến lúc các nước nhàm chán vì phải nghe những ngôn từ ngoại giao này?


Trung Quốc xâm phạm vùng biển quốc tế?

2010-05-21

Các hành động hiếu chiến của Trung Quốc trên đại dương như hải quân nhanh chóng mở rộng và chiến lược toàn cầu mới cho thấy động cơ của Bắc Kinh nhằm chứng tỏ sức mạnh về địa chính trị nhiều hơn là kinh tế.

AFP photo/

Lực lượng bán quân sự Trung Quốc đang tập luyện chống bạo động tại một căn cứ quân sự thuộc tỉnh Tứ Xuyên.

Đó là lý do tại sao Hoa Kỳ hoặc là điều tiết để sớm trở thành lực lượng hải quân là "đối thủ ngang hàng" hoặc là phải đối mặt với nguy cơ về các cuộc xung đột quân sự với một siêu cường đang nổi lên.

Hành động khiêu khích

Tuần trước, Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản bày tỏ quan ngại về sự công kích quân sự của Trung Quốc đang phát triển. "Tôi sẽ không sử dụng từ 'đe dọa' - nhưng chắc chắn chúng ta cần phải xem xét một cách thật cẩn thận về các kho vũ khí hạt nhân và khả năng của hải quân Trung Quốc", ông Katsuya Okada nói với báo Wall Street Journal.

Ông Okada đệ trình một phản đối cho Bắc Kinh hồi đầu tháng này về "hành vi gây cản trở" của một chiếc tàu khảo sát Trung Quốc ở Biển Hoa Đông. Ông Okada phàn nàn rằng, tàu Trung Quốc đã đuổi một tàu bảo vệ bờ biển Nhật Bản, mà Tokyo nói đang tiến hành khảo sát biển trong phạm vi vùng (đặc quyền) kinh tế của Nhật Bản.

Đây là lần thứ ba Trung Quốc đã khiêu khích trong một tháng qua. Ngày 10 và 21 tháng 4, một đội tàu nhỏ từ Hạm đội Đông Hải của Trung Quốc đi qua eo biển Miyako của Nhật Bản, khu vực giàu khoáng sản đang tranh chấp giữa hai cường quốc châu Á.

Quân sự của Trung Quốc đã bắt đầu phát triển các vai trò, nhiệm vụ, và khả năng mới để hỗ trợ lợi ích gia tăng trong khu vực và và lợi ích toàn cầu của họ.

Nghiên cứu của Lầu Năm Góc 2010


Mỗi lần đi qua, các máy bay trực thăng của Trung Quốc lượn vòng gần các tàu khu trục Nhật Bản. Những sự cố này gây khó chịu cho Nhật Bản đã xảy ra chỉ vài ngày sau khi các tàu chiến từ Hạm đội Bắc Hải của Trung Quốc trở về từ nơi mà Trung Quốc gọi là “các cuộc tập trận đối đầu” ở Biển Đông, theo Stratfor, một nhóm tình báo Mỹ cho biết.

Hải quân Hoa Kỳ đã từng là nạn nhân của sự "đối đầu" của Trung Quốc. Năm 2001, các máy bay chiến đấu Trung Quốc đã chặn và đâm vào một chiếc máy bay Hải quân Hoa Kỳ Orion P-3 và buộc máy bay này hạ cánh ở một sân bay quân sự của Trung Quốc. Cuối năm 2007, tàu ngầm loại Song của Trung Quốc chạy trên mặt nước gần tàu sân bay Hoa Kỳ USS Kitty Hawk một cách nguy hiểm trong một cuộc tập trận ở Thái Bình Dương. Năm ngoái, các tàu Trung Quốc đã thao diễn một cách hung hăng khi đến gần tàu Hoa Kỳ trong vòng 25 feet, tàu Impreccable USNS, là tàu khảo sát đại dương không vũ trang ở Biển Đông.

Những hành động hung hăng cho thấy, hải quân Trung Quốc là một nhân vật mới và nguy hiểm.

Hành vi hiếu chiến của hải quân Trung Quốc đi kèm với sự thèm khát dường như không thể thoả mãn ngày càng gia tăng của chế độ đối với tài nguyên thiên nhiên và việc vận động cho các sản phẩm của họ, nhằm duy trì nền kinh tế phát triển nhanh. Điều đó có nghĩa là Bắc Kinh phải phụ thuộc vào tuyến đường biển để vận chuyển hàng hóa, trở thành một yếu tố tạo thành hành vi hải quân chiến lược của họ.

Lợi ích kinh tế

000_Hkg3189759-250
Một chiếc trực thăng S-70C của Đài Loan sắp hạ cánh trên một tàu khu trục của Pháp gần căn cứ quân sự Cao Hùng hôm 27/1/2010. AFP photo/ Sam YEH
Động lực của Bắc Kinh về một lực lượng hải quân lớn thì phức tạp hơn là thương mại. Có một xu hướng đang lên về chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc nhắm vào Nhật Bản và Hoa Kỳ, là các đối thủ hải quân của Trung Quốc trong thời gian dài. Một lực lượng hải quân lớn hơn nuôi dưỡng niềm tự hào quốc gia của Trung Quốc bằng chi phí của các đối thủ của họ và cung cấp cho Bắc Kinh công cụ để cuối cùng sẽ thống nhất “tỉnh nổi loạn” của Đài Loan bằng vũ lực, nếu cần thiết. Và nó giúp kiểm soát tranh chấp nhóm đảo ngoài khơi của Trung Quốc, tạo thành một vành đai an ninh quốc phòng mới bên ngoài.

Động lực đa dạng này thúc đẩy sự chuyển đổi chiến lược quân sự của Trung Quốc. Nghiên cứu Quốc phòng bốn năm một lần của Lầu Năm Góc trong năm 2010 phác thảo sự chuyển đổi "quân sự của Trung Quốc đã bắt đầu phát triển các vai trò, nhiệm vụ, và khả năng mới để hỗ trợ lợi ích gia tăng trong khu vực và và lợi ích toàn cầu của họ".

Chúng tôi đang đi từ phòng thủ ven biển cho tới phòng thủ ngoài khơi”, ông Trương Hoa Trần, Thiếu tướng Hải quân, Phó chỉ huy Hạm đội Đông Hải nói với Tân Hoa xã, hãng tin của chính phủ Trung Quốc. Ông Trương Hoa Trần giải thích: "Do việc mở rộng các lợi ích kinh tế của đất nước, hải quân muốn bảo vệ tốt hơn các tuyến đường vận chuyển của đất nước cũng như bảo đảm sự an toàn trên các tuyến hàng hải chính".

Một bài xã luận hồi tháng 4 trên báo Global Times, một tờ báo thuộc sở hữu nhà nước Trung Quốc, đã cố gắng xua tan mối lo ngại về việc lớn mạnh của hải quân nước này: "Trung Quốc không có ý định thách thức Hoa Kỳ ở Trung tâm Thái Bình Dương hoặc tham gia vào một cuộc đụng độ quân sự với Nhật Bản ở vùng biển lân cận". Tờ (Global) Times đã viết như thế. Nhưng lời tuyên bố đó đã mở rộng một cách triệt để định nghĩa trước đây của Trung Quốc về “lợi ích cốt lõi” hiện bao gồm cả Biển Đông và toàn bộ khu vực phía Tây Thái Bình Dương.

Đặc biệt quan tâm đến các yếu tố hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc, cho thấy nó được thiết kế để thách thức quyền tự do hành động của chúng ta trong khu vực

Đô đốc Robert Willard


Bài xã luận sau đó cảnh báo, đến lúc Mỹ và Nhật Bản “điều chỉnh quan điểm của họ khi xem xét các hành động của Trung Quốc. Cái thời mà mà các cường quốc thống trị và tận hưởng ‘phạm vi ảnh hưởng’ không chia sẻ trên khắp thế giới thì đã qua”. Sau đó, bài báo kết luận: “Hải quân Trung Quốc phát triển là một biểu tượng của sự phát triển hòa bình của Trung Quốc”. Nhưng quan điểm đó mâu thuẫn với hành vi quả quyết của Trung Quốc và sự ham muốn của họ về một lực lượng hải quân lớn, có khả năng tấn công.

Gia tăng sức mạnh hải quân

Hai thập kỷ gia tăng việc chi tiêu lên tới hai con số đã làm cho hải quân Trung Quốc phát triển nhanh chóng. 225.000 quân của Hải quân Trung Quốc được tổ chức thành ba hạm đội và được trang bị với 260 tàu, gồm 75 “tàu chiến quan trọng” với hơn 60 tàu ngầm. Hải quân Hoa Kỳ có 286 tàu chiến, mặc dù hạm đội Mỹ có khả năng vượt trội so với hải quân Trung Quốc.
Trong tháng 3, Đô đốc Robert Willard, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ ra điều trần về sự phát triển của hải quân Trung Quốc là “khá ấn tượng”. “Đặc biệt quan tâm đến các yếu tố hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc, cho thấy nó được thiết kế để thách thức quyền tự do hành động của chúng ta trong khu vực”, Đô đốc nói.

Sự phát triển "khá ấn tượng" của Bắc Kinh gồm các kế hoạch triển khai hai tàu sân bay vào năm 2015. Họ đã mua bốn tàu sân bay ngưng hoạt động: một tàu từ Úc và ba tàu của Liên Xô cũ. Ngày 21 tháng 3, tàu sân bay Liên Xô cũ, tàu Varyag, rời khỏi ụ cạn ở Đại Liên, Trung Quốc, sau khi tân trang và bây giờ đang trải qua quá trình cài đặt các thiết bị điện tử và vũ khí. Một báo cáo của Lầu Năm Góc năm 2009 cho biết, Trung Quốc đang huấn luyện 50 phi công hải quân cho máy bay Sukhoi SU-33s (navalized Flankers), cho các hoạt động máy bay trên tàu sân bay.

ngu-chinh-2009-250
Tàu ngư chính Trung Quốc tuần tiễu vùng biển Đông năm 2009. AFP Photo
Hải quân Trung Quốc sử dụng mạng lưới phát triển quốc tế ở các cảng được gọi là “chuỗi hạt ngọc trai” (pearl necklace). Các căn cứ cố định của Trung Quốc dọc các bờ biển Ấn Độ Dương và các tuyến hàng hải đến eo biển chiến lược Malacca: Maldives , Miến Điện, Bangladesh , Sri Lanka , Seychelles và Pakistan . Bắc Kinh cũng đang tích cực đàm phán với một số nước châu Phi để sử dụng các cảng thường xuyên.

Các đơn vị hải quân Trung Quốc cũng đang làm nhiệm vụ ở các địa điểm mới. Từ năm 2008, Hải quân Trung Quốc đã duy trì ba tàu ở Vịnh Aden để tiến hành tuần tra chống cướp biển và tháng 3 này, hai tàu chiến Trung Quốc thả neo ở Abu Dhabi, lần đầu tiên Hải quân Trung Quốc đã viếng thăm một cảng ở Trung Đông. Trung Quốc cũng đang đàm phán để sử dụng một căn cứ mới ở Iran .

Hoa Kỳ phải làm gì?

Các lợi ích thương mại mở rộng của Trung Quốc kết hợp với chiến lược hải quân mới và có khả năng, đòi hỏi Washington ra các quyết định cứng rắn.
Hoa Kỳ có nên duy trì sự hiện diện ở châu Á để bảo vệ lợi ích kinh tế và an ninh của mình không? Dường như chính phủ Obama có kế hoạch duy trì một lực lượng đáng tin cậy trong khu vực hiện nay. Gần đây, Hoa Kỳ đã chuyển một số tàu ngầm hạt nhân từ Đại Tây Dương đến Thái Bình Dương giúp theo dõi lực lượng tàu ngầm của Trung Quốc.

Nhưng để giữ số lượng cần thiết nhằm đáp ứng những thách thức của Trung Quốc và thử thách trên toàn cầu, có thể không phải là ưu tiên của Tổng thống Obama. Tuần trước, ông Robert Gates, Bộ trưởng Quốc phòng đã cảnh báo, "Việc chi tiêu quân sự tràn lan đã không còn, và sẽ tránh xa trong một thời gian dài".

Ông Gates hỏi: "Liệu số số tàu chiến mà chúng ta có và đang xây dựng thêm có thực sự đặt Mỹ vào mối nguy hiểm khi các hạm đội tàu chiến của Mỹ lớn hơn hải quân 13 nước cộng lại, mà 11 nước trong số đó thuộc về đồng minh và đối tác (của chúng ta)?" Tuyên bố đó không có lý, dựa trên báo cáo năm 2009 của Lầu Năm Góc về sức mạnh quân sự của Trung Quốc cho thấy Bắc Kinh đã có 260 tàu (và ngày càng tăng) so với 286 tàu của Mỹ.
Chúng ta cũng có thể đào tạo và trang bị cho các đồng minh trong khu vực như Nhật Bản, nhưng hầu hết các đồng minh châu Á không đủ khả năng triển khai các tàu biển để bảo vệ lợi ích sống còn của họ từ hạm đội siêu cường của Trung Quốc.

Gần đây, Hoa Kỳ đã chuyển một số tàu ngầm hạt nhân từ Đại Tây Dương đến Thái Bình Dương giúp theo dõi lực lượng tàu ngầm của Trung Quốc.

Cuối cùng, Mỹ nên tham gia với Trung Quốc để loại bỏ bức màn bí mật của mình về các chương trình quân sự và các ý định về địa chính trị. Các chương trình hợp tác an ninh – diễn tập chung, trao đổi – có thể giảm bớt căng thẳng và các thỏa thuận về không gian diễn tập, giúp tránh các cuộc đối đầu không cần thiết.

Trung Quốc là một cường quốc hải quân lớn mạnh sẽ sớm trở thành “đối thủ cạnh tranh” của Mỹ. Washington cần tham gia với Bắc Kinh trong mọi cơ hội để thúc đẩy tính minh bạch và hợp tác trong khi duy trì sự ngăn chặn đáng tin cậy ở châu Á. Nếu không, lợi ích an ninh và kinh tế của chúng ta chắc chắn sẽ va chạm nhau và chúng ta có thể dễ dàng rơi vào cuộc chiến tranh lạnh mới hoặc tồi tệ hơn.


Robert Maginnis, 20-05-2010

Ông Maginnis là một trung tá quân đội về hưu, và là phân tích gia về an ninh quốc gia và các vấn đề đối ngoại cho các đài phát thanh và truyền hình và một nhà chiến lược cao cấp của quân đội Mỹ.

Dịch từ: http://www.humanevents.com/article.php?id=37081

Counter