LTS: Những bài vở trên đây không nhất thiết là quan điểm của diễn đàn. Mục đích để đóng góp tài liệu tham khảo, tài liệu lịch sử làm phong phú thêm trí tuệ, làm sáng tỏ sự thật, vạch trần tội ác tập đoàn việt gian Cộng Sản. tội ác tên Giặc Hồ Chí Minh và bè lũ tay sai việt gian bán nước đã cố tình bưng bít, dấu kín, xuyên tạc lịch sử Việt Nam, giết hàng chục triệu người dân vô tội, bỏ tù hàng triệu quân cán chính VNCH, bán đất dâng biển, làm nô lê cho Tàu, Nga..v.v..
" Hiểu một thời đại nghĩa là phải lấy con tâm và con mắt lịch sử, nghiệm qua các thời đại để mà đứng trên nền tảng với điều kiện đó để mà hiểu thời đại đó.""[HH-trang45]
" Để phục hưng và phục hoạt, phải lấy một con mắt nghiêm ngặt Việt, đứng siêu nhiên trên lập trường Việt, thi thiết bằng những chính sách và kế hoạch siêu nhiên và nghiêm ngặt, có một thái độ nghiêm ngặt và siêu nhiên lịch sử Việt."[HH-trang45]



HOME-Tro Ve Trang Chinh




Thursday, August 5, 2010

Thánh Tản và nguồn gốc lễ hội đền Và bị tàn phá

Thứ Tư, 14/01/2009,

“Bức tử” đền Và

TT - Vào những ngày đầu tháng 1-2009, có mặt ở đền Và (thôn Vân Gia, xã Trung Hưng, thị xã Sơn Tây, TP Hà Nội), chúng tôi đã chứng kiến cảnh di sản quý về lịch sử, kiến trúc và cảnh quan này biến thành một đại công trường xây dựng.

Khi tòa hậu cung hoành tráng này được dựng lại, chỉ còn mấy khúc tường đá ong là nguyên bản, tất cả là mới, trừ mấy khúc gỗ được tận dụng lại. Rõ ràng chúng ta sẽ khánh thành một ngôi đền khác, trong khi ngôi đền cũ còn lâu mới xuống cấp

Hệ thống tường thành cao và rộng (một kỳ quan) bị dỡ phá, đơn vị thi công biến nó thành nơi phơi cơm thừa canh cặn, xả rác thải

Quan sát bằng mắt thường có thể thấy bức tường đá ong khổng lồ nổi tiếng của đền đã bị phá một mảng lớn. Theo đơn vị thi công, họ phá di sản để lấy đường cho ôtô chở vật liệu vào “sửa chữa đền”. Xung quanh đền là lán trại căng nilông xanh đỏ của công nhân xây dựng, cơm khô, nồi niêu xoong chảo xếp chi chít trên mặt tường đền. Nhiều cây xanh bị chặt tơi tả. Toàn bộ khu đền chính (hậu cung) đã được dỡ ra, phủ giàn giáo, bạt vải kín bưng. Nghi môn (cổng vào đền) rất đẹp, vẫn còn trang hoàng cổ kính cũng bị dỡ ra, dựng lại từ đầu. Ông Vị, ông Thịnh là hai người trực tiếp có mặt quản lý thi công ở đền Và hiện nay cho biết sau Tết Nguyên đán họ sẽ dỡ nốt, xây lại gác chuông, gác trống... Đến lúc đó, đền Và sẽ không còn dấu vết cổ kính, là nơi đã “linh ứng” từ hơn 1.000 năm trước nữa!

“Đền Và phải 50 năm nữa mới xuống cấp!”

Ông Trần Đức Minh - trưởng ban đầu tư xây dựng của thị xã Sơn Tây - cho biết quyết định dự án trùng tu tôn tạo đền Và là do UBND tỉnh Hà Tây cũ (nay đã nhập vào Hà Nội) phê duyệt, với mức kinh phí ban đầu hơn 17 tỉ đồng. Mục đích đầu tư là tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị, phát huy di sản. Dự án được tiến hành từ cuối năm 2008 và còn kéo dài trong nhiều tháng nữa sau tết.

Qua quan sát của chúng tôi suốt nhiều năm qua, các công trình bề thế, tuyệt kỹ vừa bị dỡ kể trên hầu như chưa hư hại gì. Cụ Thông - người coi sóc đền Và 12 năm nay - nói: “Đền còn vững lắm, nếu cứ để nguyên vậy thì ít nhất phải 30-50 năm nữa may ra mới xuống cấp. Thế mà nay người ta “dỡ trắng” (dỡ toàn bộ, chỉ còn mặt đất… bằng). Họ sẽ dỡ hết ra, dỡ hết bên khu hậu cung rồi dỡ tiếp khu nhà tiền tế, gác chuông, gác trống, tả vu, hữu vu, dỡ tất...”.

Không ra ủng hộ dự án xây mới đền Và, cũng chẳng vui mừng vì di tích quê mình được đầu tư gần 20 tỉ đồng, các cụ thôn Vân Gia cứ ngồi tiếp nhận lễ vật, hướng dẫn nhang khói cho khách thập phương lễ Thánh Tản “tạm” trong khu tiền tế. Tiếng máy móc đinh tai nhức óc. Nền hậu cung bị đào hang hốc lung tung. Cụ Thông tiếc nuối: “Các cụ chúng tôi không có kiến nghị sửa lại đền. Để nguyên thì đền Và của chúng tôi ít nhất vẫn còn vững chãi đến cả dăm ba chục năm trời nữa. Chắc là người ta muốn làm để nó kiên cố mãi mãi về sau cho con cháu”(?).

Tu tạo chứ không thể là “xây mới” !

Chúng tôi đã gặp nhiều du khách say mê vẻ đẹp thiên nhiên và kiến trúc của đền Và, nhìn “đại công trường” với toàn bộ hạng mục chưa có dấu hiệu xuống cấp bị dỡ ra, ai cũng xót xa. Vẻ đẹp, nét cổ kính của ngôi đền sẽ không còn nữa sau cuộc “đại trùng tu” này trong khi di sản cũ vẫn chưa hề hư hỏng gì nhiều. Tu sửa, với kiến trúc cơ bản còn nguyên vẹn như đền Và, chỉ nên bổ khuyết những chỗ hỏng nhẹ (nếu có), chứ không bao giờ được “dỡ trắng” toàn bộ di tích để xây mới. Các cụ đã dạy “để thì là tấm áo, dỡ ra sẽ là những miếng giẻ rách”. Họ dỡ ra, ngoài việc tận dụng vài chân cột, vài khúc cột cũ, mấy mảnh tường cũ cho “công trình” nhiều tỉ đồng mà họ đang dựng kia, rõ ràng họ đã làm một ngôi đền mới hoàn toàn trên nền đất vừa được “giải phóng mặt bằng”.

Trở lại cuộc trò chuyện với ông Vị - người tự giới thiệu mình phụ trách thi công “phá dỡ, dựng lại toàn bộ” đền Và, ông Vị thậm chí không biết đền xây dựng từ năm nào mà vẫn “dỡ trắng”, vẫn xây lại… tất tật. Ông chỉ biết: “Khi chúng tôi dỡ đền này ra, cột hỏng hết, hoành hỏng hết, rui mè hỏng hết” rồi đòi phải thay tất, lợp ngói mới tất (trong khi bằng mắt thường ai cũng biết ngôi đền hàng trăm năm qua vẫn lợp ngói âm dương và chưa bao giờ bị dột cả).

Ông Vị cũng hồn nhiên công nhận: khu tường thành kỳ vĩ kia sẽ không bị phá ra làm mới, mà “chúng tôi phá ra để cho ôtô đi vào” cho tiện. Tôi tỏ ý xuýt xoa trước vẻ đẹp của hệ thống rồng chầu, các linh vật bị gỡ xuống, ông Vị trề môi bảo: “Những thứ này chả biết làm từ bao giờ, nhưng nó là đồ mới hết cả” (ý nói không cần tôn trọng, bảo vệ). Ông mở nhà kho dẫn nhà báo vào thăm khu vực xập xệ mà họ đang lưu giữ các “đầu đao, con giống” của ngôi đền Và tuyệt kỹ. Rồng, lân bé tẹo nằm ở các góc, các đỉnh nóc của đền được cắt xuống, trói bó bằng dây thừng để trong nhà kho. Đến khi đền mới ra đời, trang hoàng ximăng vôi cát, họ sẽ đem rồng, lân cũ (số còn tận dụng được, số vỡ nát đã vứt bỏ), bả vôi cát ximăng gắn lên các vị trí cũ.

Bảo vệ di sản văn hóa theo kiểu “dỡ ra xây mới” như thế có khác gì “bức tử” di tích!

Một góc đền Và cổ kính, thâm nghiêm (ảnh chụp trước khi trùng tu) - Ảnh: Đ.L.Q

Một địa chỉ tín ngưỡng, một thắng cảnh nổi tiếng

Đền Và là Đông cung, cung to lớn và thiêng liêng nhất của Thánh Tản Viên (Sơn Tinh, người trị vì núi Ba Vì), vị thánh đứng đầu trong tứ bất tử của VN - một “tối linh thượng đẳng thần”. Đền có từ thời VN còn chịu ách đô hộ của nhà Đường (năm 618-907), đã được Nhà nước VN công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia từ năm 1964.

Trên toàn bộ quả đồi Và hình con rùa bơi về phía mặt trời mọc, rộng hơn 17.500m2 mà đền Và tọa lạc là một rừng lim cổ thụ, vòng gốc mấy người ôm, tứ thời sum suê. Xung quanh đền là hệ thống tường đá ong kỳ vĩ, bề rộng của tường hơn 1m, cao gần 3m. Cổng đền, các gác trống, gác chuông có hình giống Khuê Văn Các ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) với các cửa sổ tròn gồm năm con dơi xòe cánh ôm quanh (ngũ phúc)…; tiếp đến là tả vu, hữu vu cổ kính; nhà tiền tế, hậu cung hoành tráng.

Cách Hà Nội khoảng 50km về phía tây, lại nằm ở gần làng Việt cổ Đường Lâm, hệ thống khu du lịch di tích liên quan đến núi Ba Vì, thành cổ Sơn Tây, vì thế đền Và là một địa chỉ tín ngưỡng, một thắng cảnh nổi tiếng xứ Đoài, thủ đô và cả nước. Lễ hội ở đền Và vào rằm tháng giêng hằng năm - với nghi thức đánh cá thờ trên sông Tích, rước long ngai của “tam vị Đức Thánh Tản” qua sông Hồng sang đền Dội (tỉnh Vĩnh Phúc) - mang tầm vóc quốc gia.

ĐỖ LÃNG QUÂN


Họ đang gìn giữ hay đang phá hoại (?)

- Khi tôi ra đời thì cái cổng làng tôi không còn nữa. Người ta đã phá cổng làng mấy tháng trước đó. Lên năm, tôi đã chứng kiến họ phá Tam quan ở ngay dốc đê làng tôi rồi phá toàn bộ ngôi chùa cổ kính. Sau này lớn lên và có chút hiểu biết, tôi đã tìm nhiều cách lý giải như trò ngụy biện về việc phá những di tích văn hóa đó để cho lòng tôi bớt đau đớn và xấu hổ về chính những người làng tôi thời đó đã thừa lệnh phá những di sản văn hóa kia.


Nhưng bây giờ người ta vẫn tiếp tục phá hoại không ít những di sản văn hóa vô giá của dân tộc mà coi như chẳng có chuyện gì hệ trọng. Tôi không thể lừa dối mình một lần nữa với những lý do mơ hồ về chuyện phá hoại ấy. Chúng ta không còn con đường nào là phải nói ra sự thật.

Tất cả các di tích hay các hiện vật văn hóa đều phải phục chế và trùng tu
để lưu lại cho các đời sau. Ảnh: lenduong.gdc.vn


Những di tích văn hóa ngày nay đang bị phá hoại vì lý do gì? Có hai lý do cơ bản : Một, phá hoại do không hiểu biết. Hai, phá hoại do lòng tham và vô trách nhiệm nếu không muốn nói là vô văn hóa. Có không ít những di tích ở một phố địa phương đã và đang bị phá hoại. Những ai đã và đang phá hoại những di tích văn hóa này? Đó chính là những người quản lý ở những địa phương đó và những người trực tiếp phục chế hay trùng tu những di tích văn hóa đó.

Đối với tất cả các di tích hay các hiện vật văn hóa đều phải phục chế và trùng tu để lưu lại cho các đời sau. Bởi thời gian sẽ làm thay đổi và hủy hoại những di tích văn hóa. Nhưng việc phục chế và trùng tu những di tích văn hóa ở Việt Nam đối với không ít công trình lại đang trở thành kẻ thù của những di tích văn hóa đó.

Năm 2008, UBND thành phố Nha Trang đã cho phép phường Phương Sơn phá bỏ Văn chỉ Vĩnh Xương lấy mặt bằng xây dựng trạm y tế. Văn chỉ Vĩnh Xương là nơi thờ Khổng Tử và các bậc hiến triết, tôn vinh đạo học và đào tạo nhân tài cho đất nước.

Người ta đã phá dỡ di tích văn hóa này và bán những cột, kèo, những liễn đối, hoành phi, khảm thờ Khổng Tử và nhiều hiện vật khác được chạm khắc tinh xảo đầy sáng tạo vô giá cùng khoảng 8000 viên gạch cổ với nhiều hiện vật cổ khác với một cái giá rẻ như mua đồ phế thải của mấy người làm nghề đồng nát.

Chúng ta hãy tự hỏi xem có nơi đâu phá một di tích văn hóa như phá một cái lều vịt như ở nơi này không? Nếu hành động này của một người nông dân thì chúng ta có thể hiểu được và có thể tha thứ vì sự hiểu biết của người nông dân ấy hạn chế. Nhưng đó là hành động của những người lãnh đạo một thành phố.

Cách đây mấy năm, tôi đi công tác ở một nước phương Tây. Một lần tôi thấy người ta lấy những tấm vải mền như một tấm chăn len bọc những thân cây bên đường. Hỏi ra mới biết, họ chuẩn bị sửa chữa đoạn đường đó và họ phải bảo vệ những cái cây ấy.

Tôi thực sự choáng váng và thấy xấu hổ. Chúng ta từng chứng kiến ở Việt Nam người ta đốn những cái cây cổ thụ hoặc xây dựng những công trình và làm chết những cái cây đó. Có nơi, người ta đã được chính quyền địa phương cho phép chặt một cái cây cổ thụ để dựng lên đó một quán bia hơi vó bò.

Nghe thật kinh hãi. Một ngôi nhà 10 tầng có bị đổ thì chỉ cần 3 năm người ta sẽ xây dựng lại. Nhưng một cây cổ thụ có tuổi 100 hay 200 năm thì ít nhất chúng ta phải mất từng đó năm để có lại nó. Họa sỹ Thành Chương kể rằng chính ông biết có những người được yêu cầu phục chế một chiếc bình gốm có tuổi chừng 500 năm bị sứt mẻ đã chụp ảnh chiếc bình đó đưa cho những người thợ gốm Bát Tràng làm lại còn chiếc bình kia thì đập đi.

Khu di tích Đền Và. Ảnh: dulichsuoimo.net


Một lần đến thăm đền thờ Tô Hiến Thành ở Hà Tây cũ, họa sỹ Phạm Minh Hải đã phát hiện ra một bức tượng Phật trong đền có một phần đang bị hư hại. Ông vội gọi điện cho tổ chức UNESCO Việt Nam mà ông là thành viên và yêu cầu cử người có trách nhiệm đến xem xét và cấp kinh phí cho việc phục chế bức tượng Phật cổ đó.

Chúng ta đâu thiếu những người hiểu biết, có trách nhiệm và không vụ lợi trong việc gìn giữ, phục chế và trùng tu những hiện vật và những di tích văn hóa. Nhưng hình như người ta đã không dùng đến những con người này và cũng không thèm nghe họ nói. Người ta dùng những người sẽ mang lại cho họ những lợi lộc trong cái gọi là bảo vệ và gìn giữ những di tích văn hóa.

Chúng ta đều biết, kinh phí cho việc trùng tu nhiều di tích văn hóa không hề nhỏ. Thế là cơ hội làm ăn của người ta đã đến. Làm sao lại có thể để cho những kẻ khác cản trở những lợi ích vật chất của người ta cơ chứ. Và thế là một đội quân “trùng tu” những di tích văn hóa như một đội quân phá hoại tinh nhuệ làm cho di tích văn hóa vô giá kia tan nát có thể chỉ trong một ngày.



Một lãnh đạo ở Long An giải thích việc phá bỏ công trình kiến trúc cổ này là do tỉnh không có kinh phí trùng tu di tích và vì tòa nhà làm mất mỹ quan khu trung tâm của tỉnh và khi nào có tiền sẽ làm lại tòa nhà di tích như cũ. Đây không chỉ là một công trình kiến trúc cổ mà còn là một di tích lịch sử cách mạng.

Chuyện trên có thật mà còn hơn cả chuyện bịa. Một tư duy “quỷ quái” khi người ta cho rằng đập tan một di tích văn hóa để khi nào có tiền thì xây lại. Hiện thực chứng minh hùng hồn rằng : các nước trên thế giới có những năm tháng dằng dặc đói khát và chiến tranh nhưng họ chưa hề đập tan những di tích văn hóa của dân tộc mình để đợi khi giàu có thì xây lại.

Trong khi đó, chúng ta bây giờ đang có một đời sống kinh tế rất phát triển. Đây không phải vấn đề tiền. Đây là sự vô cảm và vô trách nhiệm với những di tích văn hóa dân tộc. Đây có thể nói là sự phản bội lại nền văn hóa của dân tộc.

Lại thêm một ví dụ nữa về sự phá hoại những di tích văn hóa: chuyện Đền Và. Người ta phá bỏ một phần khu di tích này để trùng tu. Nhưng có người lý luận rằng phá để đưa cái cần cẩu vào. Trời ơi! Sao lại có thể nói như thế được. Tôi cam đoan rằng đâu cứ phải cần đến cái cần cẩu máy kia mới có thể trùng tu được Đền Và.

Chúng ta chỉ cần vào Internet là có thể biết được trên thế giới họ tiến hành trùng tu những di tích văn hóa khổng lồ như thế nào. Họ trân trọng cả từng cái mạch nữa, từng viên ngói, từng bậc đá… của những công trình đó. Việc làm ở Đền Và là hoàn toàn sai trái. Không một ai có thể dùng phép xảo ngôn để bảo vệ hành động đó được.

Vì thiếu hiểu biết, nhiều người đã vô tình làm mất đi giá trị của những di tích văn hoá.
Ảnh: otofun.com


Quả thực, có những địa phương người dân tự quyên góp kinh phí để trùng tu những di tích văn hóa ở địa phương họ. Và vì họ thiếu hiểu biết mà vô tình đã làm mất đi giá trị của những di tích văn hóa. Thực sự họ rất hào hứng dùng tiền của mình để thay những viên gạch men hoa thời công nghiệp láng bóng vào những viên gạch nung có tuổi đến hàng trăm, hàng nghìn năm.

Nhưng một câu hỏi đặt ra là: tại sao những người có trách nhiệm quản lý những di tích văn hóa lại để cho người dân làm việc đó. Việc bảo vệ các di tích văn hóa hay lịch sử phải có quy chế, có luật chứ không thể bảo vệ một cách tùy tiện và thiếu hiểu biết. Việc trùng tu phải được giám sát nghiêm ngặt bởi các nhà quản lý và chuyên môn. Vì đâu phải cái chùa ở làng bạn là của bạn và bạn tùy tiện sửa chữa thành bất cứ thứ gì bạn muốn. Đó là tài sản vô giá của Quốc gia.

Nhưng thực tế hầu hết những di tích văn hóa được xếp hạng thì việc trùng tu hay phục chế những hiện vật thuộc di tích đó lại do chính những người quản lý và có trách nhiệm thực hiện gián tiếp hoặc trực tiếp. Và không ít người trong số đó được học hành chuyên môn và có hiểu biết về luật di sản. Nhưng chính họ đã phá hoại những di tích văn hóa mà họ dang tiến hành bảo vệ như việc trùng tu chẳng hạn.

Những ví dụ tôi đưa ra ở trên chỉ là một số trong nhiều ví dụ đau lòng của sự phá hoại những di tích văn hóa của dân tộc. Tại sao họ lại làm như vậy? Câu trả lời chắc chắn đã có trong mỗi bạn đọc hiểu biết và có trách nhiệm với những di sản văn hóa của dân tộc. Mỗi bạn đọc hãy tự nguyện làm một người lính canh giữ trung thành những di tích văn hóa của dân tộc chúng ta. Cái cổng làng tôi bị đập phá giờ đã được xây lại. Người làng tôi xây cổng làng là để thực hiện khát vọng dựng lại bốn chữ viết trên cổng làng xưa. Bốn chữ ấy là: Vọng tự nhập xuất.

Tôi không biết Hán văn. Những người già của làng tôi nói nghĩa của bốn chữ đó là: nhìn chữ để biết việc ra vào. Và tôi hiểu: Chữ ở đây là Văn hóa. Việc “ra vào” ở đây là phép hành xử với cuộc đời. Không có văn hóa thì không biết sống như thế nào. Khi những công dân không hiểu văn hóa của dân tộc mình thì đó là những công dân bất hạnh. Nhưng khi những công dân phản bội lại văn hóa của dân tộc mình thì họ trở thành những tội phạm.

  • Hạnh Nguyên
Mấy bản khắc gỗ này treo ở trên cao và có lẽ cũng chưa ai để ý đến nó, xem chừng không ai để ý đến, nước sơn đã cũ, nếu không chụp hình có lẽ khó đọc được
Nhân đây qua diễn đàn kính nhờ các anh em bạn bè quý vị nào có thể đọc nôm xin dịch giúp, và cũng xin được cảm ơn chư vị trước.
Kính thư
Bản thứ nhất:








Ảnh (bản) thứ hai chép:
景 興 四 十 四 年 癸 卯 清 明 節
(mùa xuân năm 1783, cuối đời nhà hậu Lê)

Tạm phiên âm các bác góp ý:
Phụng họa Cảnh Hưng Canh Thìn khoa Tiến sĩ Sơn Tây Hiệp trấn Nguyễn Công cung đề Đông Thần cung Hàn luật nguyên xướng (Kính họa nguyên vận bài thơ Hàn luật vịnh cung Đông Thần của quan Hiệp trấn tỉnh Sơn Tây họ Nguyễn, Tiến sĩ đỗ khoa Canh Thìn niên hiệu Cảnh Hưng):

Ba Vì cao ngất ... tay ...
...hướng Đông Thần mở rộng (?) thay
Đất trẻ .......mây phủ Tản
Giếng khơi mặt kính đá sây đài
Cá nghe quyển ước ngăn dòng suối
Hạc ngóng (?) thơ tiên lấp bóng trời
Ruộng sách nhớ ơn tiêu sái khắp
Bõ công cho kẻ .... non Đoài


Bài thơ nôm thứ hai (bản 1)

Lớp lớp tầng tầng núi dạng ...
Thần cung cháy tối vị tam thai
Đống xây mình hổ cây che Tản
Giếng mở hàm long cảnh đối đài
Quyển ước .......ba chữ đá
Tiếng thiêng lừng lẫy bốn phương trời
Lại xem xa dựng non nam bắc
Ngảnh mặt chầu theo một xứ Đoài

Đính chính bài 1
Câu 2: Cắm hướng Đông Thần mở động thai
Câu 4: xây đài

Ba Vì cao ngất đâm? () tay ngai ()
cắm hướng Đông Thần? () mở rộng? thay (洞台)
đất trẻ vai lồng? (?) mây phủ () Tản ()
giếng khơi mặt gương () đá xây đài

Cá nghe quyển ước (卷約) ngăn () dòng suối
Hạc ngóng chày tiên rợp? () bóng trời
Ruộng sách () nhờ ơn tiêu sái (瀟洒) lấp/khắp? ()
bù/Bõ () công cho kẻ cấy () non Đoài

2.
Lớp lớp () tầng tầng núi dạng? khải? (樣凱)
Thần cung (宸宮) cháy chói () vị Tam thai
Đống xây mình hổ cây che Tản
Giếng mở hàm long cảnh đối đài (對臺)

Quyển ước chật? (+?) khư? () ba chữ đá
Tiếng thiêng lừng lẫy bốn phương trời
Trải xem xa dựng/rặng? non nam bắc
Ngảnh mặt chầu? () theo một xứ Đoài ()

Bác Ngọc Hà kính,

Xin cám ơn Bác đã đính lên văn bản này. Tui xin cùng với các bác khác cố gắng phiên âm các bài thơ trong đó nhé. Những chỗ do cận nặng mà khg đọc rõ được thì xin để thêm dấu hoa thị (*) ở sau. Còn chỗ nào khg đọc được thì xin để … thay thế:


Phụ họa Cảnh Hưng Canh thìn khoa tiến sĩ Sơn Tây Hiệp trấn Nguyễn công Cung đề Đông Thần Cung Hàn luật nguyên xướng:

Ba vì cao ngất nấm tay ngai
Cắm hướng Đông Thần mở động đài/thai
Đất chẻ vai rùa mây phủ tán
Giếng khoi/khơi* mặt kính đá xây đài
Cá nghe quyển ước ngăn dòng suối
Hạc ngóng chày tiên thấp bóng* trời
Ruộng sách nhờ ơn mưa rưới khắp*
Bõ công cho kẻ cấy non đoài

Phụng chất
Tiên trượng ước thư thần tích linh dị tương truyền đông thần cung thần tự lập hướng dã bốc địa quy kiên tiền hữu ngọc tỉnh, hậu hữu hạc hình, tả biên thạch ngư quần trấn thủy khẩu … chưởng sơn đạc vãn niên cầu tự hữu đảo thi khất linh vu
Thần, cố kết cú dụng ngạn ngữ cập chi: "Rủ* nhau đi cấy xứ Đoài, Công lênh chẳng được, được và* chút* con"

Bính thân niên cung đảo
Đông thần cung chiếm/chiêm bút bái lục

Chính khí ngang tiêu* ủng thể hà
Tản sơn nhất ải diễn vân già
Quy chinh chế xuất đường thiên tử
Nhạc giáng quang phù ngã quốc gia
Thạch tỉnh thiên nhiên khai cổ kính
Kim thành nhất trúc trấn trường xà
Ước thư tưởng tượng linh thanh tại
Tâm … khiền tương đảo tuế hoa

… … Kỷ sửu khoa phó bảng Quang lộc tự thiếu lang* lĩnh trấn Sơn Tây Đốc học Đặng Quý bái đề

Thành Thái thập tứ niên thập nhị* nguyệt, thập nhất nhật
Lớp lớp tầng tầng núi dường ngai
Thần cung cháy* chói* vị tam thai/đài*
Đống xây mình hổ cây che táng
Giếng mở hàm long cảnh đối đài
Quyển ước chất khư/gò ba chữ đá
Tiếng thiên lừng lẫy bốn phương trời
Trải xem mấy rặng non nam bắc
Ngoảnh mặt chầu* theo một xứ đoài

Quang lộc tự thiếu lang* cao* tá Sơn Tây tỉnh Tống Yêm Nguyễn Trọng Điển tịnh* bộ nguyên vận cẩn…



Xin nhờ các Bác phủ chính.

Kính

Khúc Thần

Hạc ngóng chày tiên lấp bóng* trời .

(Vì "lấp" đối với ngăn ở câu trên trong thơ Đường



Ba vì cao ngất nấm tay ngai . Hình như không phải chữ "Nấm"
Có lẻ là chữ Rủ vì có bộ (thủ +dụ) = rủ

+rủ

Date: March 02, 2008 01:19AM
Vài góp ý nhỏ: (trong ngoặc đơn)
Ba vì cao ngất nấm tay ngai (có lẽ là rủ tay ngai)
Cắm hướng Đông Thần mở động đài/thai (Tôi nghĩ đọc là động thai, vì trong bài họa sau dứt khoát phải đọc là tam thai)
Đất chẻ vai rùa mây phủ tán
Giếng khoi/khơi* mặt kính đá xây đài
Cá nghe quyển ước ngăn dòng suối
Hạc ngóng chày tiên thấp bóng* trời
Ruộng sách nhờ ơn mưa rưới khắp* (rải?)
Bõ công cho kẻ cấy non đoài

Chính khí ngang tiêu* ủng thể hà (thái hà)
Tản sơn nhất ải diễn vân già (nhất mạch)
Quy chinh chế xuất đường thiên tử
Nhạc giáng quang phù ngã quốc gia
Thạch tỉnh thiên nhiên khai cổ kính
Kim thành nhất trúc trấn trường xà
Ước thư tưởng tượng linh thanh tại
Tâm … khiền tương đảo tuế hoa (kiền tương)

… … Kỷ sửu khoa phó bảng Quang lộc tự thiếu lang* lĩnh trấn Sơn Tây Đốc học Đặng Quý bái đề (thiếu khanh. Sơn Tây, không có trấn. Đặng Quỹ)


Lớp lớp tầng tầng núi dường ngai (theo nguyên vận thì đúng là ngai khắc sai)
Thần cung cháy* chói* vị tam thai/đài*
Đống xây mình hổ cây che táng
Giếng mở hàm long cảnh đối đài
Quyển ước chất khư/gò ba chữ đá
Tiếng thiên lừng lẫy bốn phương trời (thiêng)
Trải xem mấy rặng non nam bắc
Ngoảnh mặt chầu* theo một xứ đoài

Quang lộc tự thiếu lang* cao* tá Sơn Tây tỉnh Tống Yêm Nguyễn Trọng Điển tịnh* bộ nguyên vận cẩn. (thiếu khanh. thương tá. tục bộ)

"Rủ nhau đi cấy xứ Đoài Công lênh chẳng được, được vài mụn con
Đem về bế bế hôn hôn Đánh tiếng ứ hự rằng con xứ Ðoài"
(câu số 5718 )
->[e-cadao.com]

: March 02, 2008 05:25AM
Xin sửa và tóm tắt lại như sau:

Phụng họa Cảnh Hưng Canh thìn khoa tiến sĩ Sơn Tây Hiệp trấn Nguyễn công cung đề Đông Thần Cung Hàn luật nguyên xướng:

Ba vì cao ngất rủ tay ngai 1/5: rủ (2 bác Nhàn & kt; xem lai thì giống "rủ" hơn là "nấm/nắm")
Cắm hướng Đông Thần mở động Thai/đài 2/7: Thai (bác kt))
Đất chẻ vai rùa* mây phủ tán
Giếng khoi/khơi mặt kính đá xây đài
Cá nghe quyển ước ngăn dòng suối
Hạc ngóng chày tiên thấp bóng* trời
Ruộng sách nhờ ơn mưa rưới khắp* 6/6: rải (bác kt); 6/7: lấp (bác Nhàn)
Bõ công cho kẻ cấy non đoài

Phụng chất
Tiên trượng ước thư thần tích linh dị, tương truyền Đông Thần cung thần tự lập hướng dã bốc địa quy kiên, tiền hữu ngọc tỉnh, hậu hữu hạc hình, tả biên thạch ngư quần trấn thủy khẩu, …, chưởng sơn đạc vãn niên cầu tự hữu đảo thi khất linh vu Thần, cố kết cú dụng ngạn ngữ cập chi: "Rủ* nhau đi cấy xứ Đoài, Công lênh chẳng được, được vài* [+] chút*+con [+]"

Bính thân niên cung đảo Đông Thần cung chiếm bút bái lục

Chính khí ngang tiêu* ủng thể hà 1/7: thái (bác kt; thái=thể)
Tản sơn nhất mạch diễn vân già 2/4: mạch (bác kt;ở đây tui đọc lầm)
Quy chinh chế xuất đường thiên tử
Nhạc giáng quang phù ngã quốc gia
Thạch tỉnh thiên nhiên khai cổ kính
Kim thành nhất trúc trấn trường xà
Ước thư tưởng tượng linh thanh tại
Tâm [?] kiền tương đảo tuế hoa 8/3: kiền (bác kt; tui đã gõ lầm "kiền" ra "khiền")

Mộc* () triệu* () Kỷ sửu khoa phó bảng Quang lộc tự thiếu khanh, lĩnh trấn Sơn Tây Đốc học Đặng Quý bái đề

Thành Thái thập tứ niên thập nhị* nguyệt, thập nhất nhật
Lớp lớp tầng tầng núi dường ngai
Thần cung cháy* chói* vị Tam Thai/đài* 2/7: Thai (bác kt)
Đống xây mình hổ cây che tán
Giếng mở hàm long cảnh đối đài
Quyển ước chất khư/gò* ba chữ đá
Tiếng thiêng lừng lẫy bốn phương trời 6/2: thiêng (bác kt; tui gõ lầm ra "thiên")
Trải xem mấy rặng non nam bắc
Ngoảnh mặt chầu theo một xứ đoài

Quang lộc tự thiếu khanh Thương tá Sơn Tây tỉnh, Tống Yêm Nguyễn Trọng Điển tục bộ nguyên vận cẩn… [ở đây thiếu một chữ]


Chắc còn phải xem lại phần phiên âm trên. Xin kính mời các Bác góp ý kiến.

Kính

Khúc Thần

http://www.viethoc.org/phorum/read.php?11,34193




Counter