Năm Thứ 4889
www.vietnamvanhien.org
www.vietnamvanhien.net
www.vietnamvanhien.info
www.vietnamvanhien.com
Cuả Việt Nam và Tàu
Việt Nhân
( Việt lý Tố Nguyên: Lễ vấn danh cô gái Việt. Kim Định )
A.- Việc đặt tên cho một cá nhân
“ Người thái cổ coi việc đặt tên là một điều tối trọng, đến nỗi tên của một người được coi là quyết định vận mạng của người đó, thí dụ nếu vận số người này là vua , mà bị đăặ nhầm cho tên tiều phu sẽ cả đơờ đi kiếm củi, vì thế việc đặt tên trở nên rất quan trọng . Sự quan trọng hóa này có thể giải nghĩa cái mãnh lực ma thuật mà người thái cổ gán cho danh hiệu, hoặc vì người xưa rất thành tín bắt mỗi tiếng nói, mỗi danh từ phải có nội dung trung thực. vì thế mà đã có cả một môn phái triết học kêu là Danh gia. Người ta tin rằng ai biết gọi tên con vật là “ chinh phục “được nó. Thuyết Chính danh định phận có thể bắt nguồn từ niềm tin này. Vì thế mà việc đặt tên cho một người trở thành nghi lễ trang trọng, được kể là một trong 5 Gia lễ. Từ lâu lắm, mãi từ thời khuyết sử chúng ta đã nhìn ra dấu vết trong Hồng Phạm hoặc thiên Nguyệt lệnh trong Kinh Lễ, theo đó thì một ngươờ Viêm Việt có đến 5 tên và trải qua 3 lễ Đặt tên. 5 tên đó là :
Tính: 姓
Nhũ danh: 乳 名
Danh: 名
Tự ( hiệu ): 字
Thụy: 諡.
Hai tên trước không có nghi lễ, vì Tính là tên Họ như đã đ ược mang sẵn khi sanh ra ở Họ nào mang tên Họ ấy. Tên họ thường gắn liền với tên đất . ( Civ.292.)
Thứ đến là Nhũ danh là tên cha mẹ đặt tạm cho lúc mới sinh. Lúc đó cho là chưa có Hồn trên, mới chỉ có Phách là Hồn dưới vỉ hảy còn đỏ hoe, nên là phần Huyết đi với Mẹ , còn thiếu liên hệ với Cha là Khí biểu lộ bằng lông tóc. ( Civ. 382 ).
Sau 3 tháng thì đến lễ Đặt tên. Muốn đặt tên cho đúng Tính Mệnh thì phải tìm xem ngày sinh đẻ hợp với cung nào trong Ngũ Âm, Ngũ Vật, rồi từ đó liên lạc với Ngũ Vị, Ngũ Sắc trên căn bản Ngũ hành ( P.C. 407. Maspéro 101. 109 ) mà đặt tên, vì tên diễn tả được hồn, và vì thế tên thường liên quan tới một Vật linh tức là con vật biểu thị đức nào đó. Bởi vậy chữ vật vừa có nghĩa là con vật mà cũng có nghĩa là người theo nghĩa cao trọng, do đó hiện nay chỉ những ai đã “ thành công danh “ mới được gọi là “ nhân vật ” ( Dances 158 ). Gọi thế là mới xét về “ Nhân tước “ mà chưa xét về mặt “ Thiên tước “, vì Thiên tước đòi phải “ Thành Danh “ theo nghĩa hiện thực được đức tính của vật linh ghi trong bảng Nguyệt Lệnh. Xem vào bảng Nguyệt Lệnh ( Kinh Lễ. Couvreur p, t.I p.410 ), ta sẽ thấy cả một hệ thống tương ứng về màu, sắc, thanh, âm, khiến cho sự đặt tên tuy phải theo mùa mà cũng vẫn có thể biến chế, hoặc theo phần hình như tùy giai đoạn mà sự chú trọng để vào thần, trùng, vị, sắc, thanh. Trong đó thanh rất quan trọng tức là đặt tên theo âm thanh đứa trẻ phát ra khi mới sinh. Để nhân rõ âm thanh trẻ hợp với cung luật nào, hợp cho tháng nào (Ứng Chung, Hoàng Chương, Thái Thốc. . . ) thường phải nhờ nhạc sĩ dùng ống quyển thổi lên để định xem tiếng trẻ hợp với cung nào. Cũng có khi người trong họ đoán định lấy như trường hợp ghi trong Tả truyện ( Couvreur I p.584 ) Xem thế đủ biết người xưa tin vào âm thanh, dạng thức. . . có thể dẫn đến giết người, chứ không phải là điều thường coi khinh đi được.
Chữ Vật ( 物 ) vừa có nghĩa là Bản tính thâm sâu vừa có nghĩa là bản tính được biểu thị ( essence emblématique ) do sự liên hệ với con vật nào trong vòng Địa chi ( Tý, Sửu, Dần, Mão. . .). Vì thế con vật sẽ được vẽ là cờ người chết gọi là Minh Tinh ( Nghi lễ Couvreur 443. Dances 159 ) và lá cờ đó cũng gọi là vật được cắm lên bài vị tạm trong nghi thức đầu tiên của lễ An táng. Vì Danh đi với Hồn nên khi chết phải hú Hồn băằg Danh. Danh vì thế còn chỉ tính mệnh và sự sống ( Tả truyện Couvreur I .317 ), nên phải giữ kín và trong thường nhật phải dùng Nhũ danh, hoặc Tự mà không dùng Danh.
Lễ đặt thứ hai ( Tự ) gọi là “ Quan lễ “ hay lễ Gia Quan cử hành vào tuổi 20 để chấm dứt tuổi “ Vị thanh Nhân “, đặng ghi dấu bước vào đời Tự lập. Tên Tự là một đức tính mà người được đặt tên tự ý chọn lựa, nên nó là một bản tóm tắt chương trình của người đến 20 chú ý đến đức nào. Vì thế Tự là hiệu để làm khẩu hiệu cho người được gọi , bởi vậy người ta hay gọi tên này. Cuối cùng là tên Thụy, nôm na gọi là tên Cúng cơm là tên họ hàng đặt sau khi chết để biểu dương công đức hay sự nghiệp của người chết. Nếu tên tự là Chí nguyện là Dự phóng, thì tên Thụy kiểm soát xem dự phóng hiện thực đến đâu .
Đó là đại để 5 tên và 3 Lễ đặt tên đã có từ xa xưa và mỗi thời đổi thay chút ít, nhưng tựu trung có 2 điểm nên ghi chú. Trước hết là việc đặt tên cho một người rất quan trọng và chia ra nhiều giai đoạn gọi là Lễ. Hai là tên có liên hệ tới vật linh, vật Tổ, nên có thề xem đó mà luận đoán tính tình.
B.- Việc đặt tên cho một Nước
Đấy là nói về một cá nhân, huống chi trong việc đặt tên cho Nước còn cẩn thận hơn nữa, nên cũng có một hay nhiều Lễ đặt tên. Đã nói đến Lễ là nói đến cái gì linh thiêng cao cả, chứ không đưa xuống hạt tằng cơ sở được như chúng ta sẽ bàn đến ở sau khi giải nghĩa Giao Chỉ là Giao long hay hai ngón chân xoè ra!
Nói khác danh hiệu một Nước có liên hệ mật thiết vơi cơ cấu Tâm linh của dân ấy là một cái gì sâu xa ẩn khuất, muốn hiểu cũng cần phải có làm một Lễ “ Vấn Danh “ , tức xét cẩn thận những danh hiệu của Nước, mới được gọi là hợp “ Đồng văn “ tức là hợp với tinh thần văn minh Đông Á, chứ không thể coi thường mỗi khi muốn nghiên cứ nghiêm chỉnh vê nền triết lý Viễn Đông.
Người nghiên cứu Sử hay bác cổ mà sao nhảng điều đó là còn bỏ mất một phần quan trọng, đến như triết lý thì bỏ là bỏ mất cái tinh hoa nhất vậy.
C.- Nguồn gốc và quốc hiệu Nước Việt Nam
“Theo truyền thuyết thì Đế Minh là cháu 3 đời vua Thần Nông nhân di tuần thú qua miền Ngũ Lĩnh lấy Công chúa Vụ Tiên mà sinh ra Lộc Tục.
Đế Minh phong cho người con trưởng là Đế Nghi làm vua phương Bắc, còn Lộc Tục làm vua phương Nam xưng là Kinh Dương Vương, quốc hiệu là Xích Qủy.
Kinh Dương Vương lấy Long Nữ con gái Động Đình Quân sinh ra Sùng Lãm về sau nối ngôi cha xưng là Lạc Long Quân.
Đế Lai là con Đế Nghi sang ở phương Bắc, nhân nhớ tới họ hàng, nên cùng Âu Cơ xuống Nam, về sau nàng lấy Lạc Long Quân đẻ ra cái bọc 100 trứng, nở ra 100 con trai, rồi phong người con trưởng làm vua nước Văn Lang xưng là Hùng Vương truyền 18 đời, trị vì 2621 năm.
Đến năm 258 nhà Thục dứt, nhà Thục đặt tên nước lá Âu Lạc ( 257 – 208 ).
Đời Tần ( 214 ) chiếm lấy Âu Lạc chia làm 3 quận.
Triệu Đà ( 208 – 111 ) khôi phục lại và đặt quốc hiệu là Nam Việt.
Nhà Hán dứt họ Triệu đặt độ hộ trên Nam Việt, lấy tên là Giao Chỉ ( 111 – 618 ).
Nhà Đường ( 618 -907 ) gọi là An Nam đô hộ phủ
Nhà Đinh ( 968 – 980 ) gọi nước là Đại Cô Việt.
Nhà Lý đổi ra Đại Việt.
Nhà Tống công nhận là An Nam quốc.
Đời Gia Long đặt là Việt Nam.
Vua Minh mạng đổi là Đại Nam.
Đến thời Độc lập gọi là Việt Nam.
Như thế từ ngày độc lập tới nay nước ta có tất cả 11 danh hiệu, trong số đó có 5 danh hiệu đầu là quan trọng hơn cả, bởi vì nó thuộc thời Huyền sử, nên biểu lộ sử mệnh của nước cũng như quyết định về Hồn nước nhiều nhất, vì thế chúng ta cần tìm hiểu 5 danh hiệu đó là :
Xích Quỷ đời Kinh Dương Vương
Văn Lang đời Hùng Vương, cả hai thuôc họ Hồng Bàng
Âu Lạc đời Thục An Dương Vương
Nam Việt đời Triệu Đà
Giao Chỉ, Bắc thuộc lần thứ nhất.
Hồng Bàng: (鴻(厖)龐 )
Bây giờ chúng ta đi vào từng danh hiệu và trước hết hảy xét tới danh hiệu thời Hồng Bàng (鴻(厖)龐 ):Hồng là chim lớn ( Giang điểu ), còn Bàng là nhà Lớn ( trong có Rồng ở ) . Hai chữ này gợi cho ta nguồn gốc Viêm tộc, ban đầu thờ vật tổ Tiên mà biểu hiệu là Chim ( 1 ), là trời với lịch, liên hệ đến thời gian. Hồng được ngờ là một giống hạc rất lớn trong mìền sông Dương Tử, chim được sách Sơn Hải kinh kêu là Đế giang ( 帝 江 )hầu chắc là chim Hồng, vì Hồng kép bới chử Giang và Điểu, nên là Đế Giang đế Hồng ( Dances 543. 544,. 515 ). Các nbà lớn Viêm Việt thuộc Huyền sử được gọi là Tiên nữ, vì Tiên biết bay cũng như nói người phương Nam được gọi là có cánh ( Dances 339 ). Thí dụ: Tam Miêu là người có cánh chim, chắc là vì đó. Núi Tam Nguy nơi Tam Miêu bị đày cũng gọi là Vũ Sơn ( 羽 山)nghĩa là núi lông chim, nơi có loại chim chỉ có 1 đầu mà 3 mình ( Dances 243. 248 ) có màu xanh da trời, hình con tra trả . Cũng có sách gọi là cưu ( Dances 242 ), và do đó khí múa bài Si Vưu thì phải mang lông chim ( Dances 262 ).
Nên nhớ Si Vưu vừa là tên riêng vừa là tên chung chỉ lá cờ, và cũng chính là bài vũ của Tam Miêu . Sau nàu Điểu đi với Văn ( 2 ) , ngược lại với Võ gắn liền với Thú . Thú cũng như Võ đi với Hoa tộc , vì thế Hiên Viên lấy hiệu Là Hữu Hùng, Hùng là một loài gấu trắng, có lẽ vì đó mà các bà quan mặc áo thêu chim Trĩ, còn áo các ông thêu Rồng ( H. Maspéro 210 ), vì Rồng là một loai thú nhưng đã thăng hoá tức đã đồng hoá với Chim nên cũng biết bay?
Dầu sao thì mối liên hệ Điểu Thú đã có từ lâu đời, hầu chắc thuộc giai đoạn Tam Hoàng khi chưa có Thú của Hoa Tộc, nhưng đã có Rồng củaViêm Tộc, nghĩa là Tiên Rồng có trước lúc Hoa Tộc tràn vào. Ngay thời Thiếu Hạo đã có lệ dùng Chim làm trang sức cho quan Văn và Thú cho quan Võ ( Cordier 72 ). Về chữ Bàng là có thể nghĩ về lúc ấy còn nặng óc gia tộc nên nhấn mạnh đến nhà lớn, có thể là đại gia đình, đại gia tộc giai đoạn Thị tộc Mẫu hệ Chữ Bàng có thể gợi ý đến chữ Thất ( 室 ) là chữ có thể ngờ rằng Viêm Việt dùng để chì có nhà . Vì Viêm Việt đi vào nông nghiệp sớm, nên làm nhà đàng hoàng nơi đàn bà to quyền, nên dưới chữ Miên thì đến chữ Thất và chữ Khư chỉ đồ dệt vải của Chức Nữ đặt trên chữ Thổ, vì thế con gái chưa chồng kêu là “ Thất nữ “, Nam kêu Nữ là thất, nữ kêu Nam là Gia. Chữ Gia ( 家 )viết với bộ Thỉ ( 豕 )là con heo , người Tàu mấy tỉnh Thiểm Tây, Cam Túc, Hà Nam. Mãn Châu biết nuôi heo rất sớm ( Civ. 76 ) và nhhà thường khoét váo đất đỏ trong đó đồng cư cả người lẫn heo.
Bài “ chiết dương liễu ca : là một vbài thơ biểu lộ được phong thái đất Bắc có câu:
“ Ngã thị Lỗ gia nhi: Ta người trai đất Bắc
我 是 虜 家 兒
Bất giải Hán nhi ca : Sao hiểu được Hán ca “
不 解 漢 兒 歌
Ta nhận thấy chữ Gia chỉ người trai phương Bắc không hiểu được Hán ca. Vì sông Hán thuộc phương Nam. Lâu ngày thì chữ Gia bớt dần hơi heo để đi lên bậc khá tôn quý, đến nỗi đi kèm những chức bậc cao như thương gia, chính trị gia. Tất nhiên không thể lên cao bằng chữ Thất, vì Thất lên tới Thái Thất mà Thái Thất là then chốt văn hoá vẫn nằm trong quyền chi phối của Viêm Tộc coi trọng Nhà như Nước, nên đã gắn Nhà vào Nước để ra “ Nhà Nước “, hoặc sau biểu tượng Nước là Đế Điểu kêu là Hồng, thì đến biểu tượng Nhà là Bàng. Ngày nay nói đến Nhà Nước là nói đến Ý tưởng của tiền nhân lúc ấy là Hồng Bàng thị vậy.
Kêu là Hồng Bàng hay Thái Thất cũng là một: Cả hai danh từ đều chỉ nền Văn hoá nối Nhà với Nước.
Trên đây là những suy luận tuy có căn cứ trên một số dữ kiện nhưng không nên hiểu cách cố định, mà cần uyển chuyển rất nhiều, thí dụ tuy Điểu đi với Viêm tộc, còn Thú đi với Hoa tộc là câu nói không nên đặt biên giới kín mít vì có thể vật Tổ Thú đi với giai đoạn sanhái, còn Điểu đi vơi giai đoạn nông nghiệp.
Thí dụ: Thần Nông có đầu bò thì đầu bó có thể là ý nghĩa Nông nghiệp. Nên nhớ Thần Nông cũng có họ Khương ( 羌 ) có lẽ vì bộ dương ( 羊 ) nên nói Thần Nông có đầu bò, mà cũng có thể là dấu vết thời còn săn hái? Rồi sau đến con cháu thì mới đi hẳn sang Nông nghiệp với vật tổ là Tiên n( Dances 259 ) . Đó là vấn đề phiền toái, chỉ cần nhăc đến để có một ý niệm về hai loại Điểu và Thú, nhưng vì tính chất biến dịch tự Thú sang Điểu rất thường. Ông Cổn bị đày lên núi và hoá va Vũ ( 羽 )tức loài có cánh chim nghĩa là đồng hoá với Tam Miêu. Tam Miêu là loài cánh nhưng không bay được ( Dances 258 ). Rõ ràng vật tổ Tiên hay Điểu.
Ngoài ra biến dịch tính còn có phép giao thoa giữa THú và Điểu tức giữa hai nền văn hoá kiểu : “ Âm trung hữu Dương căn “ nên trở thành tế nhị. Thí dụ Phục Hy phải cầm Quym để Củ cho Nữ Oa vì Quy là Tròn đi với Trời, với Đực với Đàn ông, còn Củ là Vuông đi với Đất, Cái, Đàn bà. Thế mà đây Nữ Oa lại bồng Quy mới chết người taô số học giả lầm vì thế.
Vậy cần nhớ luôn là chúng ta đang ở trong bầu khí Kinh Dịch có tính cách giao thoa thẩm thấu với các bờ cõi nhập nhằng trồi trụt liên miên.
Xích Quỷ ( 赤鬼 )
Tên nước đầu tiên của ta là Xích Quỷ, hai chử này gợi ngay ra mọt tên quỷ đỏ, ít ra đỏ ở cái đít, nên hầu hết sách vở không dám bàn đến. Có người cho rằng đấy cũng là một vụ chài kiểu Si Vưu, và như vậy thì Xích trước kia là chữ Tử, còn Quỷ là chữ gì đó. Nhưng ta có thể giữ y nguyên danh hiệu, miễn là phải đặt vào đồng văn lúc đó.
Theo quyển Văn Hiến thông khảo của Mã Đoan Lâm thì chữ Qủy có nghĩa là lớn lao và hay đi vời Chủ ( Quỷ chủ ) 鬼 主 để chỉ người có quyền lớn ở vùng Nam ( Văn hiến 214 ). Miền Tứ Xuyên hay nói “ Đô quỷ chủ “ ( 都 鬼 主 ) có lẽ để chỉ người cầm đầu một ngàn nhà ( Văn Hiến 278 ). Theo Kinh Dịch thì Bắc chỉ Nước, Nam chỉ Lửa ( quẻ Li ) hai hành này phải giao nhau mới làm nên “ Linh phối “ . Theo ý đó Tư Mã Thiên ( III 369 ) dùng câu Ngạn ngữ “ Thủy dữ hoả hợp vi túy “ nhân khi nói tới hai ngôi sao Thủy tinh Hỏa tinh . Nói khác ( 368 ) ông có nhắc đến một bức chạm Nữ Oa và Phục Hy trong đó bên cạnh có con chim đỏ ( Chu tước ? ), còn bên cạnh Nữ Oa thì có Huyền Vũ ( guerrier sombre, xem thêm Dances 489 ), vì thế trong nền văn hoá cổ đại Việt Hoa thì Huyền là màu chỉ sự sống đi với nước, còn Xích chỉ lửa (đỏ ) hay quẻ Li chỉ văn minh tinh thần . Khi nói đến phần linh thiêng con Người thì dùng hai chữ Nhơn Qủy ( 人鬼 ) đối với Thiên thần và Địa chi 天 神 地 柢 vì thế vua quay về hướng Nam.
Cũng như trong mỗi nhà gia trưởng quay về hướng Nam ( P. C. 3697 ). Tất cả nói lên sự hướng vọng vể Văn minh. Khi nói các nước Văn minh là “ Chư Hạ “ thì cũng là ý đó. Vì hạ là mùa Hạ đi với phương Nam . Ý tưởng này phát xuất từ Ngũ hành Hà Đồ và Lạc Thư nên chắc phải có đã lâu đời lắm. Người ta còn tìm được dấu tích ởhai đời Ân và Chu có ba nước ở phương Bắc được xem là nước có Văn hiến thì nưcớ “ Qủy Phương “ là một, hai nước kia là Côn Di và Huân Dục ( Văn học sử Trung Quốc của Dịch Quận Tả. 42 ).
Như vậy khi đặt tên cho nước la Xích Quỷ thì tiên Tổ ta có thể nhằm một trong ba hay tất cả ba ý tưởng sau đây:
1.- Một là nói lên ý tưởng Văn minh, trong đó chữ qủy có nghĩa là quy hướng = “ Qủy quy dã “ . Liệt tử đã dùng chữ này trong khi nói về lúc sau chết, thì Thần và hình đều trở về chỗ chân thực sơ nguyên của mình . “ Tinh thần ly hình, các quy kỳ chân. Nên Xích qủy có nghĩa là đi về phía Văn minh chỉ thị bằng mặt trời phương Nam ( Nhật Nam ).
2. Có thể xưng mình là chủ lớn ở phương Nam. Điều này có thể thật khi nói về Viêm Việt, vẫn từ đầu đã làm chủ cả phương Nam lẫn phương Bắc. Rất có thể lúc ấy Hoa tộc đã tràn vào làm ung thối 6 tỉnh Hoàng Hà, nên Viêm Việt dùng danh hiệu Xích Qủy để nói lên ý chí quyết giữ chủ quyền phương Nam.
3.- Có thể tiền nhân nói lên ý chí duy trì di sản thiêng liêng của Viêm tộc được ghi trong chữ Xích . Theo truyền thuyết xa xưa còn ghi lại do Châu Diễn thì nước Tàu xưa kia kêu là “ Xích Huyện Thần Châu “ ( 赤 縣 神 州 ) mà Ông Needham dịch là “ The spiritual continent of the Red Region “ ( Need. II. 233 ).
Có lẽ đây là tên đặt cho Trung Hoa cổ đại đời Tam Hoàng để ghi nhớ việc khai sáng ra nền Văn minh ( Lửa ).
Đến sau Hoa tộc tràn vào đổi tên mới, thì Viêm Việt cố duy trì lại bằng danh hiệu Xích Qủy. Theo Trịnh Khang Thành thì Xích Đế có nghĩa ngang với Văn Tổ là Trời, tức là lấy phương Nam sáng lạng nhất ( Xích ) đẻ chỉ cái toàn thể là Văn Tổ.
Đó là 3 lý do phỏng định có lẽ không đúng về chi tiết nhưng nói lên được ý chí người xưa muốn làm chù phương Nam cũng như duy trì di sản tinh thần của tiên Tổ: Là hướng tới ánh sáng Văn minh, tuy danh từ nghe lạ cho người nay, nhưng cùng một ý nghĩa như hai chữ Nam Việt sẽ nói tới . Trong đó Việt là siêu việt là vươn tới, tương đương với Quỷ. Còn Nam là phương của quẻ Ly của lửa đỏ ( Xích ) .
( 1 ) : Hình như ban đầu có một giai đoạn Viêm tộc thờ vật Tổ Chim rồi từ đó tiến lên vật Tổ Tiên và Rồng. iều chắc là về sau Chim cũng như Núi, và đàn bà vẫn đi đôi với Tiên . Vì thế mà Chim chiếm một vai trò quan trọng trong văn hoá Viêm Việt.
( 2 ): Múa Văn thì cầm lông chim Trĩ và ống Sáo. Múa Vũ thì cầm cái Thuẫn và cái Búa. ( Kinh Thi . Bài GIản hề 380. Bản dịch Tạ Quang Phát tr. 189 )
Văn Lang ( 文 廊 ) (1)
Văn Lang là nước của những người có Văn hiến hay là nước những người có tục xâm mình?
Một số học giả hiện đại như Maspéro bảo chữ Văn Lang phải dịch là nước những kẻ xâm mình ( Royaume des tatoués et non rouaume des lettrés ) và tất nhiên được nhiều họcgiả khác theo. Nhưng chúng ta cho đó chỉ là óc Duy Sử, tức là một thứ khoa học cận thị xem thấy vỏ mà mất ruột. Trước hết là Duy Sử vì có nhắc đến tục vẽ mình. An Nam chí lược quyển I, “ Người châu Giao. . . vẽ mình bắt chước người Ngô Việt “ . Sách Cương Mục quyển I thì nói về Hùng Vưong có chép rằng: “ Thời ấy cư dân xuống nước hay bị Giao long làm hại, vua bèn dạy người lấy mực họa thủy quái lên mình, từ đấy mới khỏi bị hại, tục Van thân xâm mình bát đầu từ đấy “.
Còn thể kể thêm sách Toàn Thư ngoại kỷ quyển I, cà Hoài Nam Tử, chương I. . .nhưng dù có nhiều sử chứng tới đâu cũng chưa thể kết luận rằng Văn Lang là nước những người vẽ mình, vì nếu thế phải dùng cả hai chữ “ Văn thần “ mới được.
Đàng khác có thể hỏi : ừ thì vẽ Rồng trên mình để giống với Rồng, nhưng giống để làm gì? Để nó khỏi ăn mình hay mình ăn nó?
Bởi chưng nói rằng xâm mình để giống với Giao Long là một chuyện, còn giống với Giao Long để “ Làm gì “ là chuyện khác. Thưa câu thứ hai này sẽ biểu lộ cả một nền triết lý: Tức Duy Vât Sử quan hay Duy Linh Sử quan.
Nếu Duy Vật thì bảo để nó khỏi ăn mình. Ta nhận xét đời nào người xưa ngu đến độ ngh ĩrằng có thể đánh lừa con vật bằng mấy nét chấm để nó nhận là đồng tông. Như vậy lẽ này quá yếu, nhất là khi ta nhận thấy những nơi có tục xân mình thì thường lại dành riêng cho những hàng qúy tộc, nghĩa là những người không phải xuống mò cá. Việt Sử lược quyển III, mục Lý Anh Tôn , năm 1157 chép về việc vua “ xuống chiếu ban luật. . . cấm nô gia của các vương hầu không được thích hình Rồng ở bụng. . . “ tức là giữ độc quyền xâm mình cho quý phái mà thôi. Không riêng ở nước ta, mà đâu cũng thế , việc vẽ mình đều dành riêng cho quý tộc cả. Trong quyển “ Văn Hiến Thông khảo “ của Mã Đoan Lâm ( tr. 401 ) có nói đến con gái qúy tộc bên đảo Hải Nam trước khi kết bạn cũng có tục xâm mặt gọi là “ Thêu mặt:tú diện “ ( 繍 面),cô nào càng sang thì xâm càng nhiều nét, còn dân gian thì không được phép xâm. Vậy thì xâm mình Rồng vào mình không phải để khỏi nạn Rồng ăn mà chì là một cách “Đeo lon “ để phân cấp, chắc tục lệ này phát xuất từ lúc chưa mặc quân áo, nên lon không có chỗ khâu mới phải xâm thẳng vào mình để bi1êt cháo đại úy hay thiếu tướng. . ..
Trong quyển Văn Hiến thông khảo “ , Mã Đoan Lâm có nhắc đến việc Hán Vũ Đế “ lâu lâu xâm mình Rồng cho một ông Hoàng của chư hầu thì người ấy lấy làm ơn trọng đại như được nhập họ hàng Thiên tử ( Văn hiến 144 ) .
Như vậy đã rõ con Rồng ở đây đã trở thành thứ Long linh vật Tổ, chứ không phải là Giao Long ăn thịt người chi cả.
Ngược lại chính người ta ăn Giao Long, ăn không phải lấy no lấy béo, nhưng để chịu lấy linh lực của vật Tổ. Đó là nghi lễ ăn vật Tổ đã biến dạng dần để trở thành vẽ hình vật Tổ lên mình hoặc mặc áo bằng lông vật ( nguyên nghĩa của chữ Phục:服 ) ( Sơn Hải Kinh ) là một loại sách Thần thoại nhằm dạy cách tận dụng những linh lực của các con vât, có viết rằng muốn làm chủ được những đức tính của con vật nào thì chỉ cần ăn thịt nó , hoặc mặc áo bằng da nó . Ăn thịt con tinh tinh (đười ươi ) thì có sức đi mau lạ lùng. Ai mang trong thắt lưng một miếng da hay mấy cái lông con ngựa đầu trắng có vằn như con hùm mà đuôilại đỏ thì rất dễ nhiều con trai. Ai mang lông chim cú, mặt như mặt người , mà lại chỉ có một chân thì không phải sợ sấm sét, ai mặc áobằng da một thứ cá bay thì khỏi lo sét đánh hay khí giới nào câm phạm “ phục chi bất uý lôi, khả dĩ ngự binh “ ( Dances 261 ) . Con cóc là cậu ông Trời hễ đã mở miệng xin là Trời nể phải cho mưa, nên ai đeo bùa làm bằng da cóc thì tránh được tên bắn của địch . ( Dances 530 ).
Theo sự tin tưởng như trên, ta không lạ gì khi người ta tìm cách ăn thịt Giao Long. Vì Long là vật thiêng, nên xưa các vua giữ độc quyền cho mình .
Nước ta từ thời lập quốc quân sĩ đều thích đấy long văn ở bụng và hai bắp vế gọi là “ Thể long “ . Đó cũng là hợp với tục dùng chữ Long để chỉ những ông vua mạnh nhất. Tên Lạc Long Quân hẳn là ở vào trường hợp này ( Văn hiến 141 ).
GIải nghĩa như thế chúng ta mới hiểu đúng hiện tượng vẽ mình và khi người xưa như Triệu Ung hay Cao Du cho là cốt để tránh Giao Long thì nên hiểu là các ngài đã mất ý th1ưc về ý nghĩa vất linh rồi vậy. Cho nên cần đề cao ý nghĩa tiêu biểu trang sức như chính giáo sư Hòa đã viết đến hai lần ( tr. 149 - 151 ) mà tại sao lại còn giữ ý nghĩa trứ hình?
Đáng khac tục xâm mình có thể không liên hệ chi tới “ Văn Lang “ , bới chưng đó là một tục lệ chung nhiều miền từ hai miền Dương Tử giang xuống đến Mả Lai, Océanie. . . đều có tục này, tại sao không gọi tất cà là Văn Lang, mà lại chỉ có nước của họ Hồng Bằng miớ đặt tên là Văn Lang ? Nói cho đúng ra cũng có vài người Tàu dùng tiếng “ Văn thân “để gọi ( xem Văn hiến tr.302 ) nhưng đó không phải là tên nước mà là nói phớt đến trong 3 chữ “ Văn diện bộc “ và xếp vào cùng một loại với những miền có tục kỳ dị như “ Xích khẩu “ ( xoa môi cho đỏ ) ; triết phủ : bẻ gãy xương sống khi con mới sinh . . . ) . Nhưng gọi thế chỉ vì những nhà mạo hiểm nghe hay xem thấy thế rồi về ghi lại trong dăm ba chữ , để chỉ một miền bé nhỏ xa lạ chưa ai biết đích xác ra sao. Và như thế là rất khác trường hợp nước ta thuộc Bách Việt đã lâu đời chiếm cứ 12 tỉnh miền Nam Trung Hoa, nghĩa là rộng hơn miền Hoàng Hà gấp đôi . Cũng không thể bảo rằng lúc ấy chữ Văn mới chỉ có nghĩa là xâm mình mà chưa đạt nghĩa văn vật , bới vì lúc đó người ta đã dùng chữ Văn để đặt tên Thuỵ cho những người có công lớn trong Văn học, như năm 154 trước d. l. nhà Hán phong cho quan Thái thú Tứ Xuyên chức Văn và người trong miền quen xưng tụng là “ Văn ông “ vì có công lập ra trường học đầu tiên để đào tạo và tuyển lựa nhân tài, đến măm 124 nhá Hán theo đó lập ta trường đào tạo và tuyển lựa “Bác sĩ quan “ ( theo sách Tiền Hán thư chương 89.p.2b ff và Neeham I. p. 106 ).
Lên cao nữa là danh cho Văn Vương nhà Chu. Trên cùng tột phải hiểu là Văn Tổ.
Các sách thường không dám giải nghĩa Chữ Văn Tổ, chỉ đề là khuyết nghi, riêng có Mã Dung thì giải nghĩa là Trời, giải như thế là đúng, nhưng không đưa ra lý chứng nên không được mọi người theo. Chính ra Văn Tổ là Trời, hay nói cho thật chính xác thì phải nói cả
Trời cả Đất theo câu “ duy Thiên Đia vạn vật chi phụ mẫu “ ( Kinh Thư Thái Thệ thượng ) và ý nghĩa này đã được dùng vào việc xếp đặt sông nước . Thí dụ về nước thì đời ông Vũ đã nói đến Ngũ Nhạc là 5 núi thánh của nước Tàu xếp đặt trong 4 hướng ông, Tây, Nam, Bắc, trung là Thái Sơn (泰 山)về phía Đông nên cũng gọi là Đông nhạc ( 東 岳 )thuộc tỉnh Sơn Đông, Hoa sơn (華 山 ) thuộc tỉnh Thiểm Tây, Nam nhạc là núi về phía Nam gọi là Hành sơn ( 衔 山 ) thuộc tỉnh Hồ Nam , Bắc nhạc là Hằng sơn ( 恆 山 ) thuộc tỉnh Sơn Tây , còn Trung nhạc là núi Trung ương tên là Tung sơn (嵩 山 ) thuộc tỉnh Hà Nam. Năm ngọn núi nói trên nói tắt là Thái, Hoa, Hành, Hằng, Tung ( xem Kinh Thư, Thuấn điển, câu 8, bản duịch Thẩm Quýnh tr.48 ). Tung sơn cũng gọi là Sùng Sơn ( 崇 山 ) hay Sùng Cao ( 崇 高 ) hoặc Thái thất (太 室 ).( Legge III. 131 ), Thái thất cũng là Văn Tổ, Văn Tổ cũng là Nghệ Tổ (文 祖:乂 祖 ). Chữ Nghệ viết được cả đơn và kép (乂 藝 ),nhưng viết bộ đơn vẫn hay hơn , vì nói lên được hai nét Đất Trời giao hợp , do đó nảy sinh ra chữ Văn (文) cũng cùng ý nghĩa. Chữ Văn được Legge ( III. 36 ) dịch khá sát là “ the accomplished ancestor “ nghĩa là Tổ trọn vẹn hoàn hảo . Vậy mà trọn vẹn hoàn hảo cùng cực phải là “ Trời Đất giao hội “ và đó là nghĩa thâm thuý nhất hợp cho Minh triết là đợt thứ ba sau Bái vật và Ý hệ, vì thế lẽ ra mỗi khi ta nói đến “ Văn hiến chi bang “ hay “ Văn hoá “ là phải hiểu tới đó, hiểu tới bầu khí mà tơi gọi là “ Tâm linh sử quan “ . Bấu khí đó đã chớm nở trên bốn ngàn năm nay và được ghi lại trong Kinh Điển và nổi bật trong chương Hồng Phạm . Bởi thế nói rằng khi tiên Tổ ta đặt tên nước là Văn Lang thì những phần tử ý thức nhất trong các ngài đã đạt bầu khí Tâm linh, đó là câu nói có bằng chứng chính xác. Vì thế phải hiểu chữ Văn Lang không phải theo nghĩa là nước những người có học ( lettrés ) mà còn phải hiểu theo nghĩa cao cả nhất của chữ Văn lang trong Văn Tổ mới trúng đại đồng văn ( le grand context ). Và lúc ấy chữ Văn bao hàn hết mọi ý nghĩa từ thấp đến cao, mà thấp nhất là nét rằn ri ủa gỗ hay đá hoặc ngọc gọi là Văn , Như Văn thân, sau cùng Văn Tổ như sau:
1.- Văn thân: là nét vẽ hay nét rằn ri trong gỗ đá.
2.- Văn học: theo nghĩa thông thường hiện nay.
3.- Văn công : Như Lễ Nhạc
4.- Văn đức: Khi đã khởi đầu hiện thực vào ban thân, dã cảm nghiệm.
5.- Văn Tổ: đã thể nghiệm. thể Đạo, tức đạt Đạo.
Và khi xưng là “ Văn hiến chi bang “ thì phải bao hàm tất cả 5 ý nghĩa trên.
Đã biết đặt tên nước Xích Quỷ thì có khó chi mà không đạt độ đặt tên nươc là Văn lang tức là nước lấy Văn hoá làm nền tảng, một đợt mà Âu Châu từ đời Phục Hưng đã khởi công đi vào mà đến nay vẫn chưa lọt.
( 1 ): Trong quyển Việt Hùng sử quan Ông Trần Văn Hợi có đề nghị viết Làng thay cho Lang . Vì trong sách Thủy Kinh Chú coi nước Van Lang mọi rợ như sái lang . Tuy lý không được vững, vì đó chỉ là lối giải nghĩa của địch thủ. Nhưng chữ Làng nói lên tính chất quan trọng của làng Việt nam. Nên chúng ta có thể nhận để đặt nổi yếu tố ước trị của lang, nhưng không cần bỏ chữ Văn lang .
Lời góp ý của người trích:
Trước hết ta nên chiết tự chữ Văn 文 để hiểu thêm cấu tạo của chữ viết.
Chữ Văn gồm hai phần : Bộ đầu và chữ Nghệ: 文 = 亠 + 乂.
Bộ đầu gồm nét chấm và nét gạch ngang: 丶 + 一 . Nét chấm tượng trưng cho cái Nòng hay là Âm ( vật ), còn nét ngang tượng trưng cho Cái Nọc hay là Dương ( vật ) . Vậy bộ đầu tượng trưng cho Âm Dương, Vợ Chồng, Tiên Rồng.
Trong tập sách” Hùng Vương Sự tích Ngọc phả cổ truyền có lời rằng: “ Vua Kinh Dương Vương vâng ngọc chỉ phụng mệnh trời về núi Nam Miên Sơn lập đô ở phía Hoan Châu thuộc NGHỆ AN xứ “ .
Vậy chữ Nghệ có liên quan đến Tổ tiên ta ngay từ thời lập quốc. Chữ Nghệ gồm nét phẩy và nét mác 乂 = ノ + ㄟ.
Nét mác quay ngược chiều kim đồng hồ là quay về phía Tả ( Tả nhậm: phía Âm ), còn nét phẩy cùng chiều Kim đồng hồ ( Hữu nhậm: phía Dương ) . Chữ Nghệ là sự giao thoa của Âm Dương .
Vậy Văn là nền tảng của cặp đối cực Nòng Nọc hay Âm Dương giao thoa, là nền tảng của Dịch Việt ( hay là Tiên Rồng gặp nhau trên cánh Đồng Tương ) . Cặp đối cực đó được triết gia Kim Định gọi là nét Song trùng lưỡng hợp, nét song trùng lưỡng hợp này là sợi chỉ hồng xuyên suốt nền Văn hoá Việt.
Còn Chữ Lang 廊: cái chái nhà trong đó có chữ Lang 郎: tức “ con trai, đàn ông, lang quân “ (. Hán Việt từ điển của Đào Duy Anh ) ở trong đó.
Vậy nước Văn Lang ta có thể hiểu là nước của những người có nền Văn hoá Giao chỉ
tức là “ đại Đạo Âm Dương hoà “.
Đây cũng là một trong những lý chứng để người Việt nhận lại chủ quyền của Dịch Việt.
Tuy Việt Nam không có văn tự như người ta thường hiểu, đó là kể từ khi nhà Tần thống nhất nước Tàu, còn trước kia, phía Mẹ Âu Cơ có chữ chân Chim (Điểu tích tự ), còn Lạc Long Quan thì có chữ con Quăng ( Chữ Khoa Đẩu mà người ta tìm được trong vách
nhà đức Khổng Tử.) Đến Đời nhà Tần thống nhất văn tự bắt các chủng khác phải bỏ chữ của mình mà dùng chữ Lệ tức là chữ Nho, nên văn tự của ta bị tiêu trầm.
Nhưng trong các chữ Nho đó, ta cũng tìm được cái cơ cấu của nền Văn hoá Việt tộc. Thí dụ như chữ Kỳ là linh thiêng có gốc từ chữ Khoa đẩu: 示. Chữ Kỳ gồm hai nét ngang ở trên = và 3 nét dọc ở dưới 〣. Số 3 là số lẻ tượng trưng cho Trời, 2 là số chẵn tượng trưng cho Đất, Trời nhẹ ở dưới bốc lên, Đất nặng ở trên rơi xuống, hai bên Trời Đất giao thoa làm thành tinh hoa của con người. 2 - 3 là cơ cấu nền văn hoá Đông Nam của Việt tộc.
Ta có thể nghĩ rằng khi nòi Hoa Hán chiếm được Bách Việt, không những họ chiếm
người đất đai của cải, những phát minh, nhất là văn hoá. Trong công trình hình thành chữ Lệ không thể không có bàn tay đóng góp của người chủng Việt, vì người du mục
luôn ngồi trên lưng ngựa di chuyển luôn luôn làm gì có thì giờ mà phát minh ra văn hoá.
Âu Lạc ( 甌 貉 )
Theo sự nghiên cứu tỉ mỉ của giáo sư Trần Kinh Hoà (đăng trong tạp chí Đại học Huế trong 2 số 15 và 16 năm 1960 ) thì Tây Ây là quốc danh, còn Tây Âu Lạc chỉ dân Lạc ở nước Tây Âu.
Vậy vị trí nước Âu lạc ở đâu. Hai ông Maspéro và Aurousseau thì cho là Tonkin Annam. Trái lại ông Camille Saison dịch giả An Nam chí lược của Lê Tắc thì cho là thuộc địa phận tỉnh Giang Tây. Lại có người cho là Chiết Giang. Giáo sư người Nhật Nobuhiro bác đi và cho là phải trên Bắc nữa, nhưng không nói ở đâu. Giáo sư Trần Kinh Hòa dẫn lời Quách Phác trong Sơn Hải Kinh cho rằng “ Mân Việt tức tây Âu nay thuộc huyện Kiến An ( Hoà ( 184 ).
Ngần ấy ý kiến theo ý kiến nào?
Các học giả đều bác bỏ nhau để nhận một. Theo tôi thí tất cả tac giả đã bỏ sót một yếu
tố quan trọng là sự kiện người Việt Nam liên miên di cư từ Bắc chí Nam trước sức xâm lăng của Bắc phương. Đây là một sự kiện lớn lao nhất, kéo dài nhất trong lịch sử Việt Nam. vậy mà lại không được các học giả chú ý cân xứng. Sở dĩ như vậy vì nó đã xẩy ra lâu đời trước vào thời khuyết sử, nên không ghi lại nhiều sử kiện. Tuy nhiên nó vẫn còn tái diễn phần nào trong thời có sử, vì thế chúng ta có thể coi các ý kiến trên kia đều chấp nhận được cả miễn là biết đặt vào giai đoạn khác nhau.
Ý kiến đặt Âu Lạc ở Trung Bắc Việt đúng vào lúc cuối cùng tức chung quanh đời Tần Hán dăm ba thế kỷ. Ý kiến cho là ở Chiết Giang hay Giang Tây cũng đúng nhưng phải đặt lùi về trước ít ngàn năm . Và sau cùng đến ý kiến của sách Sơn Hải Kinh cho là ở miền Kiến An cũng lại đúng miễn phải ngược lên nữa để tìm ra gốc tích cái tên Lạc có lẽ không phải ở kiến An ở tỉnh Phúc Kiến bên dười Chiết Giang, mà có lẽ là tên xưa đã thất lạc để chỉ một miền có liên hệ đến sông Lạc mà tiên Tổ xưa đã ở . Vì sông Lạc cũng dài lăm theo Địa Hán chỉ là 1970 dặm ( Legge III 140 ) , nên rất có thể một số cha ông ta
đã có mặt ở một miền nào đó trên bờ sông Lạc, và vì thế ta phải lên đến bờ sông này mới tìm ra nơi cư trú đầu tiên và lúcc ấy ta có đủ lý do để suy đoán ra rằng mỗi khi tiên Tổ Việt tộc phải di cư thì quảy luôn cả tên cũ để đặt cho những miền đất mới định cư, y như các trại Bùi Chu Phát Diệm di cư cả tên vào Nam vậy.
Khắp nươc ta thiếu gì những tên trùng hợp với tên cũ bên Tàu như Hà Nội, Hà Nam, Sơn Tây, Kiến An, Gia Định là do tâm lý đó cho nên danh hiệu có một mà địa vực lại nhiều nơi . Bởi đó với triết lý việc định vị trí khu vực Lạc Việt, Âu Lạc không quan trọng cho bằng quy định nội dung của chính cai tên. Thế mà xét về nội dung thì hai Chữ Âu lạc đều đầy ý nghĩa. Sách “ Toàn Thư ngoại kỷ “ quyển I chép rằng: “ Vua Lạc Long Quân cưới con gái vua Đế Lai tên là Âu Cơ sinh ra trăm con, ấy là Thuỷ Tổ giống Bách Việt.
Giáo sư Hòa ( tr. 142 ) cho hai âm Âu 嫗 trong Âu Cơ và Âu 甌 trong Âu Lạc, cũng
như Lạc 貉 trong Lạc Long Quân và Lạc trong Âu Lạc hoàn toàn giống nhau và đối ứng nhau. Hơn thế nữa trong sách “ Sử Ký tập giải Hán thư văn nghĩa “ rằng Lạc tức là Việt “ 一 貉 越 也 ( Hoà 183 ). Sách Thủy Kinh Chú ( quyển 37 ) dẫn Giao Châu ngoại vực ký rằng: “ Ngày xưa lúc Giao Chỉ chưa có huyện thì trên đất có Lạc điền , theo nước triều lên xuống dân khẩn cày ruộng ấy làm ăn, nhân đó gọi là Lạc dân. Lạc hầu làm chủ toàn bộ các quận huyện. Mỗi quận huyện thì phần nhiều đặt lạc tướng ( Hòa 190 ) . Đọc đến đây ta nhận thêm ra một mối liên hệ của tiên Tổ ta với nước, nên sau này hay đến nước như “Sơn tinh, Thủy tinh “ và “ Thần Kim quy “ được gọi là “ Thanh Giang sứ giả “và dùng con vật sống dưới nước Giao Long làm vật biểu cũng như khi phải bay lên trời còn cố dùng loại chim nước, như chim Hồng hộc trong Hồng Bàng cũng như chữ Hồng Phạm 洪 範 viết với bộ thủy ( xem đồ bản vẽ hình 3 loại qua một thứ giao của giáo sư Hòa tr.153 chỉ rõ điểm này . Sở dĩ có mối liên hệ chặt chẽ vì nước không những đem lại chất sống ( Lạc điền ) nhưng còn đem lại ánh sáng văn minh là Lạc Thư , làm sao không dan díu với nước. Vì thế mà trong thế giới duy có Việt Nam dùng một chữ Nước để chỉ cả nước Sông và Nước “ Quốc “ , cho nên chĩ lạc ban đầu viết với bộ Thủy như sông Y sông Lạc 洛 trong Kinh Thư ( Thiên Vũ Cống câu 14 ) . Về sau nhà Hán thuộc Hỏa kỵ Thủy đổi ra bộ nhai 佳 rồi sau đổi ra bộ chuy 隹 mà viết Lạc 雒 và có lẽ vì đó mà sau này chữ Lạc vìết khác nhau: Sữ ký viết bộ mã 駱 . Lĩnh Nam chích quái bộ trãi 豸 ( 貉 ) . An Nam chí lược bộ chuy 隹 ( 雒 ). Vì thế ý kiến giáo sư Hòa cho tiếng Lạc là có ý dịch chữ Alauk của tiếng Chàm cũng có nghĩa là ruộng thì tôi cho là rất yếu vì nó không hợp cho đồng văn tức là thói tục thông thường của Việt Nam đã từ lâu toàn dùng chữ Nho để đặt tên sông, núi, miền và nhất là người.
Cho nên nếu người xưa khi dùng chữ Lạc có nghĩ tới chữ Alauk thì cũng là một sự ngẫu nhiên không mấy quan trọng, điều được các ngàì chú trọng hơn cả khi đặt tên nước là Âu Lạc là cốt để kỷ niệm chôn chôn nhau cắt rốn của Lạc Long Quân một ông vua nếu không cai trị Lạc Ấp, Lạc Dương, Lạc Nam. . thì cũng có liên hệ nào đó với con sống Lạc là sông gắn liền với Lạc Thư tức một nền Minh triết có nền tảng Mẹ như đã nói trên về Âu Cơ (Âu Cơ túy ).
Nam Việt 南 越 (1)
Bây giờ chúng ta bàn đến danh hiệu Nam Việt có tự đời Triệu Đà. Hai chữ này có thể chỉ những người có lý tưởng siêu việt nhất ở phương nam, muốn đại diện cho đoàn người Bách Việt đông đảo ở khắp nơi trên nước Tàu . Chữ Nam cũng cần hiểu theo cung Ngũ hành, chỉ phương Nam đối với phương Bắc, nên là miền sáng láng, chỉ văn minh. Như vậy tuy danh hiệu nhưng vẫn nói một điểm y như chữ Xích Quỷ là chủ phương Nam thuộc Hỏa màu đỏ, thì Nam Việt cũng là cái gì siêu việt nhất ở vùng Nam, con cháu của những người liên hệ tới lửa: Viêm Đế, Đế Minh, Trùng Lê . . . Thực ra nếu xét kỹ thì Việt Nam chỉ là miền đất ở phía Nam Việt Giang, nhưng phải xét lên cao hơn nữa lúc
Tổ tiên đặt tên sông là Việt , thì tiền nhân không thể không gói thêm vào đó ý nghĩa siêu lên kiểu Chữ Nam đi với chữ hạ, cũng như tên Kinh Dương Vương, Hoa Hạ, vì Dương với muà Hạ và miền Nam là một, tất cả đều chỉ lửa đỏ, sáng. Bới thế nói được rằng chữ Việt Nam cũng chỉ là một cách canh tân lại ý chí làm tròn sứ mệnh là bảo toàn và phát huy nền văn hoá nông nghiệp gắn liền với lửa ( Viêm Đế, Thái Hạo, Đế Minh . . )
( 1) : Chữ Việt xưa viết với bộ Mễ, ( 粵 ) nay quen viết với bộ Tẩu. ( 越 ).
Có ý kiến cho là người Tàu đổi đi để ngụ ý chửi Việt Nam như con chó chạy. Đó là một ý kiến không có bằng chứng nào khác ngoài việc tán tự, tức là loại lý chưng rất bấp bênh. Tôi không tin là các cụ xưa lại khờ đến nỗi chấp nhận sự thoá mạ đó.
Nhà khảo cứu Lê Văn Ẩn ở Úc cho rằng chử Việt gồm chữ Tẩu và chữ Qua,chứ không phải chữ Tuất
( 越 = 走 + 戉 ). Qua là cái giáo ( ta gọi can qua ) dài như cái thương có dầu nhọn để đâm và có câu móc,dùng để câu người ngồi trên ngựa xuống. Còn chữ Tẩu là chạy vì khi người Việt đánh với quân Du mục Hoa Hán thì dùng cái qua vừa đâm và móc quân du mục ngồi trên lưng ngựa xuống , lại vừa đánh vừa chạy.
Giao Chỉ 交 止
Bây giờ bàn đến tiếng Giao Chỉ, có phải Giao là miền của Giao long ( cá sấu) , còn chỉ là miến đất những người có hai ngón chân cái xoè ngang, hay chỉ là miền chân núi. Còn Giao có nghĩa như Nam Giao trong đầu Kinh Thư?
Chúng ta có thể thưa rằng giải nghĩa chữ “ Giao Chỉ “ theo nghĩa ngón chân giao nhau là lối giải quá duy vật nên không đúng. Trước hết khoa giải phẩu chứng minh là không có giống người hai ngón chân đâm ngang ( tên khoa học là hallux varux ). Tuy nhiên ở những vùng chưa văn minh quen đi chân không cũng có một số người ngón chân cái hơi dẽ ra nhưng đó là tật chung ở khắp nơi trên thế giới kể cả Âu Châu. vậy không thể căn
cứ theo đó nhất là nó không hợp đồng văn của nền văn hoá tâm linh Việt Nho rất coi trọng việc đặt tên, không thể lấy cái tật ở một số người mà đặt tên cho cả một nước.
Vì thế thuyết này không thể đứng vững như giáo sư hòa đã bác đi sau những nghiên cứu
tỉ mỉ về hết mọi phương diện, nên tôi xin miễn nói tới và chỉ xin trưng lạilẽ chính của giáo sư là các sách cổ nhất khi nói đến tên Giao Chỉ như sách Phong Tục Thông, sách Thượng Thư, sách Sơn Hải Kinh, BácVật chí, Hậu Hán Thư. . . đều không có nói đến cái chân xòe ra, chỉ mãi 6, 7 trăm năm sau mới có những họcgiả nhân vì chữ Giao Chỉ mới cho tên là do đó. . . Sở dĩ tôi trưng lại lẽ này của giáo sư Hòa vì cho đây là lẽ mạnh nhất, mạnh đến nỗi còn dư sức chống luôn cả ý kiến của chính giáo sư muốn cắt nghĩa Giao Chỉ là miền có những “ cá sấu “ gọi là Giao Long, và vì thế giáo sư phải thêm vào chữ Giao bộ Trùng và chữ Chỉ bộ Túc để viết là 蛟 趾 thay vì 交 止. Tôi cho sự thêm thắt này là do quan niệm duy vật hay là vẽ rắn thêm chân nảy sinh về sau không ăn nhằm chi tới quan niệm tâm linh sử quan bên ta, nơi mà ý niệm đó được biểu dương cách cực kỳ long trọng bằng lễ Nam Giao, một lễ đầu não nhất, nên cũng biểu lộ óc tâm linh hơn bất cứ lễ nào, và vì thế mọi người suy tư phải lấy nó làm sợi dây ghi đường trong việc quy định nội dung hai cữ Nam Giao và Giao Chỉ, nếu không thì có đưa ra bao suy luận dựa trên thổ tục học, lịch sử học, ngôn ngữ học . . . cũng không giúp cho khỏi lạc lối vào vòng ngụy biện để chạy theo những cái chân của răn thêm vào sau. Vì thế chúng ta cần phải trở lại nguồn đi về thực xa, và ở đấy chúng ta nhận ra rằng những bản khắc xưa nhất lại chỉ viết có 交 止 không có chân hay sâu chi cả. Nguyễn Nguyên nói trong sách xưa đều chép Giao Chỉ 交 止 cũng có chỗ chép 交 趾 . . . Riêng tôi cho rằng bộ phụ 卩 này báo hiệu một sự sa đoạ to lớn được ghi dấu bằng cả một chữ Thổ, Châu, Bộ, Di. .
vì từ đời Hán về sau người ta bỏ chữ Chỉ và thay vào bằng những chữ khác như Giao Châu, Giao Thổ, Giao Bộ, Giao Binh, Giao Di. . . ( Hòa 216 ). Còn gì tỏ lộ sự đi sâu vào sa đọa rõ bằng đầu hết là chữ 止 có nghĩa triết lý là ở như chữ cư trong Kinh Thư trưng lại ở Đại học “ Chỉ ư chí thiện “ hoặc cái cùng cực cái chí thiện như câu “ Khâm quyết chỉ “ Kinh Thư. Thái Giáp thượng , câu 7 = Hãy kính cẩn định lấy cái cứu cánh cùng tột. Sau đó thì tụt xuống nghĩa địa dư như Giao Châu, Giao Thổ, sau cùng trụt xuống bậc nữa đến nghĩa chính trị, có óc xâm lăng, nhiều khi điểm chút kỳ thị như biểu lộ trong chữ di 夷 ( Giao Di ) và tự đấy học giả chỉ căn cứ vào những chữ viết sau này mà suy luận thêm ra : tự chỉ 止 đ ến có nghĩa triết lý là ở như chữ cư trong Kinh Thư trưng lại ở Đại học “ Chỉ ư chí thiện “ hoặc cái cùng cực cái chí thiện như câu “ Khâm quyết chỉ “ Kinh Thư. Thái Giáp thượng , câu 7 = Hãy kính cẩn định lấy cái cứu cánh cùng tột. Sau đó thì tụt xuống nghĩa địa dư như Giao Châu, Giao Thổ, sau cùng trụt xuống bậc nữa đến nghĩa chính trị, có óc xâm lăng, nhiều khi điểm chút kỳ thị như biểu lộ trong chữ di 夷 ( Giao Di ) và tự đấy học giả chỉ căn cứ vào những chữ viết sau này mà suy luận thêm ra : tự chỉ 止 đến 阯 rồi sau vẽ rắn thêm chân, viết với bộ túc là 趾 và lúc ấy phải thêm bộ trùng vào chữ Giao cho ra 蛟 để chỉ miền của Giao Long. Ta có thể nói hầu hết trên thế giới đâu cũng có cá sấu nhưng chỉ có Việt Nam mới có thuyết lấy tên cá sấu làm địa danh chỉ vì nó có tên là Giao. Sự việc xẩy ra y hệt với chữ Chỉ để trỏ ngón chân tréo ngang vậy. Tại sao Giáo sư Hòa đã bác được thuyết ngón chân giao nhau mà lại rơi vào thuyết Giao long? Vì sự thưc cả hai thuyết đều thuộc “ Duy vật sử quan “, là vì đã không chú ý đến toàn thể là bầu khí “ Tâm linh sử quan “.
Vậy để theo được tâm linh chúng ta phải ngược dòng về tận ngọn nguồn, và lúc ấy sẽ gặp những ý nghĩa cao hơn như sau:
Theo sách “ Thuyết Văn “ thì chữ Chỉ 止 là nền dưới vì tượng cây cỏ mọc có nền, cho nên lấy làm chân. Chính ý nghĩa này đem đến cho chữ Chỉ bộ túc 足 và ý nghĩa lớn nhất của túc là Miền Chân Núi và đó là ý nghĩa nhiều học giả qui chi Giao Chỉ như Tư Mã Thiên ( SMT.I 38 ). Ta có thể chấp nhận ý này nhưng cần được bổ sung như nhau. Khi người Tàu xem xuống mạn Nam thì bên tay mặt phía Tây Bắc là rặng núi Côn Luân , rồi đổ xuống Nam là dãy Tần Lĩnh , có thể được coi như Côn Luân hay Hy Mã lạp Sơn nối dài , và vì thế có thuyết gọi là Nam Lĩnh. Nhưng chính ra Nam Lĩnh về phía Đông khởi
đầu ở những tỉnh An Huy, Chiết Giang và Giang Tây và mang tên là Tiên Hà Sơn Mạch . . .Khi đến hai tỉnh Giang Tây và Phúc Kiến thì gọi là Vũ Di Sơn, và ở vào quảng Hồ Nam. Quảng Đông và Quảng Tây thì gọi là Ngũ Lĩnh Sơn Mạch, vào đến tỉnh Quý Châu thì gọi là Miêu Lĩnh. . . Nhưng tên gọi chung tất cả dãy núi là Nam Lĩnh để có thể coi như đối với Tây Lĩnh khởi đầu từ núi Côn Luân với Tần Lĩnh rồi bắt đầu xoải dâầ xuống triền sông Cửu Long phía Nam và Dương Tử Giang phía Đông, để dừng lại gặp dãy Lĩnh Nam ơ vùng Quảng Tây và Bắc Việt . . . Rặng núi phía Tây này có Ngũ Khê, mà ta chỉ nên hiểu cách co dãn vì có khi cũng kêu là Tam Hạp ( Văn Hiến. 18 ) để đối với Ngũ Lĩnh phía Đông. Sự đối đáp này được thấy trong Sơn Hải Kinh với 12 ngọn núi chia ra Bắc 3, Nam 3, Đông 4, Tây 4, và nó cũng chỉ là quảng diễn theo khung Ngũ Hành “ NGũ Nhạc “ đã nói ở trên. Những lối đặt tên tiên thiên kiểu này nhieêu khi phải gọt thực tế cho ăn với nhau, chứ không cân hẳn có 5 khê, 5 lĩnh, nhưng có thể hơn hay kém, cũng y như Cửu Long thì Cửu không cần là 9 vậy. Đó là đại để ý thứ hai của Chỉ là Chân, nhưng ý này chỉ hiểu đúng được khi biết quy chiếu vào ý thứ nhất là nền tảng. Và đấy mới là then chốt. Vậy ý then chốt này sẽ được ghi lại trong cuốn sách có lâu đời nhất gọi là Thượng Thư hiểu là Thượng Cổ, đó là Kinh Thư ngay phần mở đầu gọi là Nam Giao đối với Bắc phương gọi là Sóc Phương, đó là một sự đối đáp tiên thiên và cao trọng nhất trong nên Văn hóa Việt Nho không nên tách ra khỏi cơ cấu đó để đi tìm ý nghĩa bên ngoài. Giáo sư Hòa đã đặt được phương trình Giao Chỉ là Nam Giao mà không chú ý đủ lại đi tìm nghĩa Giao cá sấu . Ta cần tìm nghĩa Giao ở ngay nơi nó. Nếu đem ánh sáng Kinh Dịch dọi vào mà nhìn thì ta sẽ thấy ý đó nổi bật lên . Ai cũng biết ngay Sóc là mồng một, nên sóc cũng có nghĩa là khởi đầu, là phương Bắc, còn Giao là Giao hợp , giao hòa. . . là trọn vẹn thì ở phương Nam. Sự xếp đặt này được nói rõ lên trong câu “ số vãng giả thuận, tri lai giả nghịch : Số đã đi qua thì theo chiều thuận, còn để biết việc tương lai thì theo chiều nghịch “ ( Thuyết quái ). Chiều nghịch cũng như chữ Vãn đi theo tay trái, nơi có trái tim, để chỉ tâm linh và cũng chỉ đàn bà vì giàu cảm tình và có tài trực thị là thấy thẳng, một đức tính cần cho được biết tương lai mà Kinh Dịch gọi là Tương “ Tâi Thiên thành Tượng “ và chỉ thị bằng các số Sinh: 1, 2, 3, 4. Ngược lại là chiều thuận cũng như chữ Vạn đitheo kim đồng hồ tức theo tay mặt và chỉ Đất “ Tại Địa thành Hình “ và quy cho đàn ông chạy vòng ngoài, được Kinh Dịch chỉ thị bằng các số Thành ( tức đã thành Hình ) là số 6, 7, 8, 9.
Bây giờ ta sắp đặt 2 dãy số trên theo câu Kinh Dịch là “ Số vãng giả thuận, tri lai giả nghịch “ thì ta sẽ thấy 2 số 1 – 5 khởi đầu ở phương Bắc, còn 2 số 4 – 8 giao nhau ở phương Nam như hình sau:
- 乂 = 文 = 交
1 2 3 4 5
Sự giao nhau này được tượng ý bằng chữ Nghệ, hình 2, và từ chữ Nghệ vươn lên chữ Văn, hình 3, từ chữ Văn lên chữ Giao, hình 4. Tất cả được minh họa bằng hình Phục Hy Nữ Oa, hình 5.
Ta lại biết rằng Tiên Thiên Bát quái Phục Hy xếp theo thứ tự: Kiền 1, Đoài 2, Li 3, Chấn 4, Tốn 5, Khảm 6, Cấn 7, Khôn 8. Và theo thứ tự ta xếp lại như hình trên ta cũng sẽ có 2 quẻ khởi đầu Kiền, Tốn ở phương Bắc , 2 quẻ Chấn Khôn giao hội ở phương Nam. . . Còn nếu xếp theo Hậu Thiên Bát quái thì 2 quẻ giao nhau là Cấn Khảm = Sơn Thủy là hai biểu tượng quen đi đôi. Và rất có thể vì đó mà có tên Giao Chỉ, vì quẻ Cấn có nghĩa là Chỉ “ Cấn chỉ dã : 艮 止 也 “ ( Thuyết quái VII )
Bây giờ đến đàn ông và đàn bà xếp vào vòng đó. Xếp cho ông bên nào?.
Nếu bảo “ Nam Tả Nữ Hữu “ là theo Hàn Nho, chứ Việt Nho thì sẽ nói “ Nữ Chiêu Nam Mục “, vì Chiêu cao hơn Mục, hay đúng hơn tế vi hơn Nam , vì “ Tại Thiên mới thành có Tượng, còn Nam vì “ Tại Địa đã thành Hình “ và như vậy phải xếp Nữ Oa bên Chiêu với cái quy tròn, Phục Hy bên Mục với cái củ vuông và ta sẽ có hình hai ông bà đầu quay hướng Bắc, còm” đuôi “ hai vị giao hội ở phương Nam.
Sau 3 chứng liệu trên, bây giờ chúng ta sẽ nhận ra thế nào là Giao Chỉ. Giao Chỉ là sự giao hội của hai cực, cũng gọi là “ Thiên Địa chi đức, Âm Dương chi tú khí, Quỷ Thần chi hội “. Qủy Thần ẩn ẩn hiện hiện: không thể gọi tên. Có thể vì đó mà Kinh Thư chỉ nió đơn sơ là Nam Giao, mà không nói “ Viết Giao Chỉ ‘, vì đây cũng là chỗ cùng cực của yêu thương, của “ Tình thâm nhi văn minh “, theo nghĩa cao cả của Văn là Trời Đất giao hội sinh nền văn minh Tâm linh cũng gọi là Đạo, vì “ Đạo là chỗ chí cực của vật: Đạo: Vật chí cực”, nên cũng bất khả ngôn, vì “ hễ đã ngôn thì không còn là Đạo Thưòng “, nên không thể gọi tên, và vì thế chỉ còn có tế lễ Nam Giao mới biểu lộ được phần nào ý nghĩa cao siêu ấy.
Vậy khi Tiền nhân ta đặt tên cho Nước là Giao Chỉ thì không có lý do gì lại không nghĩ tới lễ Nam Giao được thực thi trọng thể mỗi năm một lần: cũng như được ghi lại ngay đầu Kinh Thư. Cho nên đặt danh hiệu GIao Chỉ cho Nước là nói đến sứ mạng cao cả của những người sống trong nước ấy vậy.
Tên Nước với Vật biểu
Chúng ta đã biết rằng giữa danh hiệu với Vật Tổ có mối liên hệ Tâm linh nghĩa là đã thiết lập theo một cơ cấu lý tưởng, nương theo ý tưởng đó mà xét các tên Nước ta trong dĩ vãng chúng ta nhận thấy hai điểm đáng ghi chú:
1.- Trước hết là tên Nước Việt Nam gắn liền với Điểu và Thú, ví ý tưởng là muốn có hai đức tính.
2.- Điểm hai là hai đức tính đó được đặt ngang nhau trong thế Hoà Hợp: Điểu Thú đi đôi, cũng như Núi Sông gặp gỡ ( Ngũ Lĩnh giao thoa với Ngũ Khê, để cho “ Văn Chất bân bân: Chất gia đi với Văn gia “ làm nên Văn Lang ( socio.27 ).
Rõ rệt là hai nét đặc trưng của Kinh Dịch là Âm Dương lưỡng nghi và hòa hợp Giao Chỉ làm nên Đạo: “ Nhất Điểu nhất Thú. . . nhất Âm nhất Dương chi vị Đạo” , cả hai được đúc kết khăng khít ít ra trong dự tính khi tiền nnhân đặt danh hiệu cho nước . Hai đức tính là Nam / Bắc, là Bố / Cái, là Hiếu / Trung, là Làng / Nước . . . Hễ chú trọng đến một vế đơn thuần là chưa hiểu được nền văn hoá Dân tộc luôn lưỡng diện, lưỡng tính.
Đấy là Đạo lý đã được ghi vào những danh hiệu đầu tiên là Xích Qủy, một danh hiệu đánh dấu sự chuyển hướng từ Hà Vu tới Hà Lạc ( Bái vật tới Minh triết ) . Rồi nội dung đó được trao sang danh hiệu Văn Lang, một danh hiệu nói lên đúng nhất sứ mạng của Việt Nam là một nền “ Văn hiến chi bang “ , cho nên không lạ chi đó là một danh hiệu quan trọng nhất được giữ lâu nhất tức hơn 26 thế kỷ.
Các danh hiệu về sau chỉ là lặp lại kiểu khác cái ý hướng của hai danh hiệu trên kia không quan trọng lắm nên cũng chỉ giữ được một quảng ngắn : Âu Lạc độ 10 năm, Nam Việt được non 100 năm. Tất cả đều thua Văn Lang, vì chữ Văn nói lên rõ nhất sự đúc kết này. BỚi vật danh hiệu Văn Lang đáng chú trọng hơn cả để chỉ một nước đã vượt qua được 2 đợt Vu hiến và Ý hiến mà đạt đợt Văn hiến để lập nên một nền “ Văn hiến chi bang “ với sứ mạng duy trì mãi mãi có Hồn của Viêm tộc, của Tam Miêu, của Bách Việt , của Lạc Việt, của Đông Việt.
Đứng về phương diện Viêm tộc thì không cứ gì người Việt, nhưng là cả Thái Lan, Ai Lao, Đại Hàn . . . cũng là một gốc Viêm tộc, cùng một nền văn minh nghiệp, tuy nhiên xét về danh hiệu thì danh hiệu Việt Nam là có tính cách thừa kế một di s3n thiêng liêng của cả một dân tộc lớn đã sinh sống ở Viễn Đông trước đấy trêm 5, 6 ngàn năm , rồi sau rút về vùng Nam Dương Tử Giang trở xuống, và cuối cùng thu mình trong mảnh đất Việt Nam hiện nay. Cho nên nếu lấy về danh hiệu thì dân Việt Nam có liên hệ với Viêm tộc như họ máu hàng Dọc, có nhiệm vụ phải duy trì cái sứ mạng thiêng kliêng đó: Một nền văn hoá nông nghiệp duy nhất còn sót lại trước sự tràn lấn các các ý hệ phát xuất từ nền móng Công Thương.
Liệu Việt Nam có đủ sức thi hành nổi sứ điệp gói ghém trong các danh hiệu của nước nhà chăng?
D.- Quốc hiệu và Vật biểu ( Tổ ) của Tàu
Việt Nam đã bị Tàu đô hộ hơn 1000 năm, lại có cùng gốc Nho giáo, và đã có sự giao lưu văn hoá, nên cần phải đề cập tới ba thực thể Việt Nho Tàu để làm sáng tỏ vấn đề:
I .- Ba thực thể : Việt, Nho,Tàu
(Nguồn Đạo gốc Nước: Âm vang hai chữ Việt Nho: tr 7- 10. Kim Định )
“ Việt có nghĩa là siêu việt. Thông thường nói đến siêu việt người ta hiểu là bỏ khởi điểm để sang đáo điểm, nhưng với Việt tộc thì siêu lên vẫn giữ đáo điểm.
Thí dụ từ 2 lên 1 thì vẫn giữ 2 để hợp với 1 thành 3, tức là vượt mà vẫn có hai bên: cả chẵn cả lẻ, cả vuông cả tròn, cả Có cả Không, cả Hữu hình cả Vô thể. Dấu hiệu là hai vật biểu Tiên Rồng hay non nước. Tiên bay lượn trên núi cao, Rồng lặn dưới biển sâu.
Vì hai con số kỳ lạ mà văn hoá Việt có một vị trí hết sức đặc trung trong thiên hạ, đến nỗi nguồn gốc Nước cũng chính là nguồn gốc Đạo, vì Đạo cũng phải có cả trong lẫn ngoài, cả chim Thiên nga, cả Rồng dưới biển: Thiên nga là chim Hồng, Rồng nước là Bàn Cổ . Hồng chỉ mẹ Tiên trên non, Bàn ( Quỳ ) chỉ cha Rồng dưới nước, nên quê hương cũng gọi là Non Nước, là núi sông, là sơn hải, rất hợp với tính thể vạn vật, vì bất cứ cái gì cũng đều có đối cực như vậy cả.
Điểm đặc biệt khác là Đạo, vì nó cũng hợp với khoa học cùng tột hiện nay là điện tử, phải có hai cực Âm Dương ( tiêu tích ). Nói theo khoa vi thể là điện tử ( electron ) xoay xung quanh nhân tử ( positon ).
Nói kiểu Siêu hình là “ thái cực sinh lưỡng nghi “ .
Nói kiểu Huyền sử là “Âu Cơ tổ mẫu để cái bọc 100 trứng nở 100 con, 50 con theo Mẹ lên núi Nhân, 50 con theo cha xuống biển Trí, rõ ràng là Mẹ non Nhân, Cha nước Trí.
Cặp số 5 vừa nhắc được ăn mùng ngày mồng 5 tháng 5 , gọi là Tết Trùng Ngũ . Ngũ là số 5 , xưa viêt nhu chữ nghệ ( 乂 ) , thành bởi nét phẩy và nét mác ( xem tự điển English – Chinese Mathews trang 1070 ) , chữ Nghệ chính là Thập tự nhai ( 十 ) viết chéo chỉ Tính thể con người kép bởi 2 + 3 = 5 ( 2 là số chẵn chỉ Đất, 3 là số lẻ chỉ Tròi ) và trở nên xương sống của Việt Đạo , vì thế 十 được bồng trong tay Oa Hoàng Thái Mẫu, do đó số 5 được nhận làm quốc số , bởi đạo nước cũng chính là đạo người, cả hai số xung quanh số Ngũ: lấy đó là điểm “ Chí Trung Hoà cực thịnh hồ Ngũ “.
Như vậy Việt cũng y như Nho, hay đúng hơn nói Việt hay Nho là một thực thể chỉ khác có tên gọi.
Nếu hỏi Việt Nho có tự lúc nào thì không thẻ nói đích xác, nếu nói từ văn hoá Hoà Bình tưởng không có gì bác bỏ được. Mà Hoà Bình sớm là 50 ngàn năm, muộn là 12 ngàn năm.
Nơi phát xuất sơ nguyên có thể là biển khơi như các diễn đề trong Trống Đồng gợi ý, kèm theo hai truyện nền tảng là Sách Ước, Gậy Thần, và truyện hiền triết Tanê lên thăm kho trời nhận được 2 hòn đá quyền lực và 3 thúng khôn đều xảy ra dưới biển cả. Đấy là giai đoạn sơ nguyên ấp trứng. ( Đây là Thái Nho có cơ cấu là 2 – 3 )
Giai đoạn hai có thể gọi là nở ra chim với Bàn Cổ, Oa Hoàng , Âu Cơ, Phục Hy. . . , mà trung tâm là 3 vùng chân vạc: Lưỡng Việt ( Quảng Đông Quảng Tây ), Động Đình Hồ và núi Thái Sơn. “
“ Nho gồm Nhu lẫn Cương, cả trong lẫn ngoài, cả Trời lẫn Đất, ý nghĩa như chữ Việt, cho nên Nho được định nghĩa là người thông được cả đạo Trời, đạo Đất “ Thông Thiên, Địa, Nhân viết Nho “
Xem đó thì Nho và Việt có ý nghĩa như nhau, đều chỉ đạo sống theo bản tính con người.
Danh từ Nho có lâu trước đời Khổng Tử, ta thấy ông khuyên môn đệ phải học làm quân tử Nho, mà không là tiểu nhân Nho.
Đấy là nói về danh từ, chứ về nội dung thì Nho có ngay tự đầu, tự Bàn Cổ lớn lên tới Trời, chân lún sâu vào lòng Đất. Đó là cách nói ý “ thông Thiên, Địa, Nhân viết Nho “
Những đều này đã bị quên, nên người ta hiểu Nho là chữ Nho với Tứ Thư, Ngũ Kinh và Khổng Mạnh . . .
Điều đó không sai, nhưng chỉ là cái tuỳ phụ đến sau để trình bày cái tinh hoa của Nho đã có lâu trước là thông được cả Thiên lẫn Địa .
Các thuyết khác chỉ có được một bên hoặc Thiên hoặc Địa, còn Nho thì được cả hai.
Cho nên muốn nói tinh tuý của Nho thì phải nói đế cả hai bên, nói theo nay thì Nho chính là cái biết chu tri ( holistic knowledge ) mà con người đang tìm kiếm.
Đó là cái biết tròn đầy viên mãn gồm cả trong lẫn ngoài.
Khi róc hết cái tuỳ phụ đi rồi thì Nho với Việt y như nhau: cả hai đều thành bởi số 2, cả hai đều bao gồm cả vật chất lẫn tinh thần, cả hai đều gọi được là Minh Triết - là khoa dạy cho biết làm thế nào để đạt hạnh phúc an vui .
Nói tóm lại cái làm ra Nho không phải chữ Nho cũng không phải kinh sách Nho, mà con số 2, kèm theo số 3 , 5 .
Chính bộ số này làm co Nho khác hẳn thiên hạ và trở thành Minh Triết dạy cách làm sao gây hạnh phúc cho mọi người .
Việt Đạo cũng thành bởi số 2, 3 , 5 cho nên là một với Nho, nên ta có thể nói Việt tộc dựng nên Nho, muốn đúng hơn thì phải nói Nho chính là truyền Đạo Việt vậy.
Chính con số 5 do 2 + 3 hợp lại thành ra Ngũ hành, mà Ngũ hành là là bộ xương sống của Việt Đạo bao gồm những chân lý nền tảng chỉ đường dẫn đến hạnh phúc như ta sẽ trình bày trong những trang sau.
Cũng vì đặt tinh hoa Việt Nho mãi trên tầng Số Chế, nên Việt Nho bao gồm cà Mã Lai, Nam Dương, Đông Ấn Độ. . . theo luật “ nội hàm càng nhỏ, ngoại toả càng to “
Nội hàm chỉ còn vài bộ số 2 – 3, nên bao thêm nhiều nước dù chưa học kinh sách Nho như các nước Lào, Mên, Thái, Mã, Nam Dương . . .
Nói đến Tàu thường được hiểu là một chủng tộc riêng biệt, khác với dân xung quanh, và chính Tàu đã sáng tạo ra Nho. Đó là những sai lầm cần được thải bỏ, vì chúng có hại cho con đường tiến hoá của chúng ta.
Có hai thứ Tàu: Một là nước Tàu chính thức trên giấy tờ, phần nhiều ở thành thị, khác với các nước xung quanh, và mới có tự thời Tần Hán.
Còn một Tàu khác thầm lặng, nhưng có ngay tự đầu cùng với Việt là một..
Đó là thứ Tàu cùng một chủng với các dân Đông Á. Đó là thứ Tàu chưa bị bóp méo, chưa bị lôi ra khỏi quỷ đạo của Tổ tiên, thứ Tàu mà học giả Grenet gọi là nước Tàu thôn dã.
Nước Tàu này chiếm đến 90% ( thuộc thành phần Sĩ Nông của Bách Việt ). Tàu thành thị chỉ chừng 10%., ( Thuộc thành phần Công Thương ), về chủng tộc có khác chút ít, nhưng khác nhiều về đàng chính trị, mà chính trị là yếu tố quyết định việc đổ khuôn cho nếp sống, nếp suy tư cảm nghĩ hơn hết, nhưng lại bị áp đặt do những thế lực võ biền từ ngoài, thường từ phía Tây Bắc như Hiên Viên, như nhà Châu, rồi nhà Tần, nhà Đường, hoặc cũng có từ phía Đông Bắc như nhà Hán, nhà Thanh. . .
Đó toàn là những thế lực đã đem cất bá đạo vào Nho và phá vỡ nền thống nhất dân tộc, làm cho Tàu Việt vốn cùng dòng tộc, cùng văn hoá mà lại quay ra hận thù nhau.
Vì trong dĩ vãng người ta đã dùng bạo hành với “ cái miệng nhà sang có gang có thép “để trình bày thể chế nào mà những kẻ bị trị thôn dân lại đi đến chỗ tung hô ngợi hát những kẻ chinh phục mình, để quên đi những trò đán áp bóc lột mình, đến độ coi mình đất đai mình như tài sản của chúng, đến nỗi không ngần ngại xưng mình là “ dân nhà Hán, dân nhà Đường. . . “để rồi quay lại khinh dễ anh em ruột thịt, gọi là Man Di cách khinh khi, quen béng rằng Man chính là Tổ tông của mình .
Di cũng thế, đều là anh em cùng tộc với mình, trong đó có ông Thuấn là Tổ sư của Khồng Tử .
4.- Sự thực lịch sử trải dài suốt dòng trình sử của Tàu
Mở đầu bằng mấy yếu tố như chức thiên tử, luật hình, binh đội chuyên nghiệp, hoạn quan. Đó là những yếu tố bá đạo đưa vào Nho do nhà Châu rồi được nối tiếp qua các nhà Tần, Hán, Nguyên, Thanh cho đến Trung Cộng, tuy xa cách về thời gian và không gian, nhưng cũng là một bàn tay chuyên chính ngoại lai đàn áp dân lành qua những vụ như Tần Thuỷ Hoàng đốt sách chôn Nho, cho đến vụ sinh viên bị xe tăng Trung Cộng nghiền nát cho thấy rõ hai nước Tàu :
Một nước Tàu thôn dân hiền lành luôn bị đàn áp thống trị do nước Tàu quỷ quyệt nắm giữ hết binh quyền thế lực và làm cho mọi người tin chỉ có mình họ là Tàu, không còn lý chi tới những mối liên hệ chủng tộc văn hoá với các lân bang, thành ra mối liên hệ giũa các nước Đông Á bị thẩm thấu bằng những cảm tình tiêu cực do chính trị như căm thù, nghi kỵ ngờ vực, khinh khi mà lẽ ra phải cảm tình do văn hoá và thân tộc như tương thân tương kính.
Đó là điều tới nay chưa xảy ra, vì mọi người đã quên trọn nguồn cội của mình, cả về Dòng Tộc lẫn Văn Hoá. Nay muốn điều chỉnh sự thế tất phải bắt đầu bằng việc nhìn trở lại nguồn gốc chung trước hết để nhận rõ lại liên hệ dòng tộc cũng như văn hoá chung xa xưa, rồi từ đó nảy ra các mối tình tương thân tương kính như anh em một nhà, để dần tiến tớí tình của “ Tứ hải giai huynh đệ “.
Đó là điều cần thiết cho con người ngày nay đang bị khủng hoảng tinh thần không biết hướng vào đâu. Các triết học gia đã tốn không biết bao nhiêu công sức mới tìm tra chút tia sáng nơi Đạo Nho, và tuy thấy Nho cũng đang tàn lụi, nhưng nhìn khắp trong vũ hoàn không thấy gì khác hơn, đành phải chọn Nho, nhưng rồi Nho không làm được gì vì mấy nước nhỏ theo Nho đã quên trọn Đạo Tổ, đến độ đã không ngần ngại từ bỏ vị trí lãnh đạo tinh thần của mình để thi nhau đi làm học trò cho cái chủ thuyết hèn hạ và tối ư bạo tàn .Quả là :
Phương Hoàng cắt cánh đuổi đi,
Rước loài Bìm Bịp đem về chăm nuôi.
Nho bị cắt cánh đuổi đi thì còn làm sao gầy dựng nổi tư thế mà đáp lời mời của các triết gia thế giới cho được!
5.- Ai cắt cánh Phượng Hoàng, Ai rước Bìm Bịp về nuôi ?
Thưa cái nước Tàu ngoại lại có khi gọi là nhà Châu, nhà Hán, có khi gọi là Trung cộng tuy danh hiệu khác nhau nhưng cũng tính cách chuyên chính bóc lột.
Hảy lướt sơ qua về nước Tàu này:
Vào quảng 23 thế kỷ trước lúc mà trên đất Tàu nay có hàng vạn quốc, thì trong số đó có quốc của hai ông Nghiêu Thuấn. Quốc đó chỉ rộng bằng một huyện nằm trong Bộc Châu của Việt tộc ( Việt tộc cũng có tên là Bộc Việt ) ở tỉnh Trực Lệ nay. Nước đó có tên là Tào ( trong kinh Thi gọi là Tào Phong ) xã chính ( tạm gọi là Kinh đô ) tên là Đào, người Tàu phát âm là Taou, người Việt Nam đọc là Tàu. Đây là giai đoạn huyền thoại do Khổng Tử đặt nổi lên, để có ít mẫu mực cho một nước đại trị, chứ chưa có gì đáng kể. Nước đó được tiếp nối do hai tộc Thương và Ân hơn kém nhau cũng còn huyền thoại.
Rồi đến giai đoạn hai ở thời Xuân Thu Ngũ Bá ( 821 – 468 ) thì nước chính thức dưới tên nhà Châu đã có chút sử, nhưng nước cũng chỉ mới vào hạng nhỏ nhất trong các Bá ( trong vụ đốt Phong Hoả đài chư hầu chạy ngựa một đêm đã tới Kinh đô ! )
Mãi tới thời Xuân Thu mà nước nhà Châu cũng chỉ bằng một tỉnh nhỏ, như thế thì đủ biết những truyện về nhà Châu toàn là thêu dệt tuyên truyền.
Cuối cùng đến giai đoạn đế quốc hiện nay xảy ra cuối đời Chiến Quốc khi Tần Thuỷ Hoàng ( 235 – 209 ) thôn tính toàn cõi Bắc sông Dương Tử trở lên rồi luôn cả ba nước miền Nam là Ngô, Việt, Sở để làm ra đế quốc Tần ( Tàu phát âm là Ts’in, do đó có tên La Chine ngày nay ), nên đúng ra phải gọi Tàu là Tần. Mà Tần, Tấn, Ngô, Sở gì cũng đều từ một gốc Bàn Cổ mà ra.
Không có tộc Hán, tộc Hoa nào hết. Hán là người nông gia cổ Việt, khi mới lên ngôi xưng mình là Hán Man ( Man là do Bàn ). Còn Hoa thì có nghĩa là vinh hoa cao cả, đó chỉ là một tĩnh tự có thể nảy sinh từ chữ Trung đã được vẽ thêm chi chành xung quanh.
Như vậy nước Tàu không có tên nước, không có tên chủng tộc, mà chỉ là một khối lớn dân thuộc dòng Bách Việt và trước nữa là Việt, trên cùng là Bàn tộc (đọc trại ra là Mông Cổ ) mà thôi. Và Bàn tộc là Tổ chung của cả Tàu, Việt, Hàn, Nhật. . . , nhưng phe chuyên chính đã cố làm cho quên gốc cũ để dễ nhét vào thực thể mới do chúng dựng nên, nhưng đó chỉ là cái tên chính trị, chứ về văn hoá thì rổng tuếch.
Vậy khi ta nói nước Tàu không có đóng góp chi vào việc hình thành Nho giáo là có ý nói đến nước Tàu ngáo ộp này. Mới có tự đời Tần Hoàng, chứ tuyệt nhiên không có ý nói đến dân tộc sống trong nước Tàu, vì đó là những người cùng Việt tộc, cũng gọi là Bàn tộc là anh em họ hàng của chúng ta, đã cùng nhau là nạn nhân của những kẻ chuyên chính, bóc lột chúng ta cho đến cả Tổ chung cũng không trừ . “
( Hết trích )
“ Trong khi nói Việt Nho cũng có ít nhất là 70% dân Tàu, là tôi nghĩ tới một hiện tượng kỳ lạ không mấy ai để ý, tức nước Tàu không có tên riêng, phải mượn tên Tần ( Ts'in: Chine ) là một nước của Tứ Di hay Nhung. Còn chữ Trung Quốc không là tên chỉ nguồn gốc hay dòng tộc chi cả, đó là tên nguyện ước là “ nước ở giữa “ các nước khác “ nước trung ương “, nó nảy sinh từ “ tộc Hạ “ và từ đấy có đôi người gọi người Tàu là ” Hạ dân “, nhưng tên này không ổn lắm vì Hạ chỉ là mảnh đất “ước ao “ hơn là có thực vì nó ở mạn Nam sông Hoàng Hà, mà mãi đến đời thứ ba là Tankang ( – 2188 - -2159 ) tộc Hạ mới sang qua sông Hoàng Hà đóng ở Zhenxun tỉnh Hà Nam ( phía Tây Nam Gong district ngay nay ( 121 Wu ). Vì thế khi ông Vũ đi kinh lược 4 phương rồi mà trở về tính sổ với các thần thì phải đến “ Cối Kê ” kinh đô của U Việt nằm mãi phía Đông Nam bên dưới Hoàng Hà xa lắm. Cho nên đã rõ chuyện Đại Vũ trị thuỷ được các nhà nghiên cứu Tây Âu xếp vào loại Huyền thoại, nên tên Hạ không ổn, đến nhà Chu phải thêm vào Hạ tiếng Hoa thành Hoa Hạ có nghĩa là vinh hiển. Sau cùng chữ Hoa thay thế hẳn cho chữ Hạ ( Xem Wu 107 – 110 và Tả truyện: Đinh Công năm thứ 10 ).
Như vậy chữ Trung trong Trung Quốc và chữ Hoa đều là hình dung từ chứ không là danh từ chỉ tên đất, tên Tổ chi cả.
Điều đó ngầm chỉ rằng ít ra 70% người Tàu là gốc Di hay Việt.
( Hết trích )
E.- Vật biểu của Việt và Tàu
I.- Từ Vật Tổ qua Vật biểu
Nếu đưa mắt nhìn ra năm Châu, ta thấy nước nào cũng có vật ( Tổ ) biểu đơn:
Ấn Độ là con Voi
Pháp là con Gà
Anh là con Sư tử
Đức là con Gấu
Mỹ là Chim Ưng
Tàu trước là Bạch Hổ sau là Rồng
Còn Việt Nam lại có vật biểu kép, cả Tiên lẫn Rồng.
I.- Vật biểu của Việt
Vật biểu của Việt là vật biểu kép: Tiên Rồng.
Đây là nước duy nhất trên thế giới có vật biểu kép. Vật biểu kép này lại là nền tảng cho Kinh Dịch.
Vât biểu được bắt nguồn từ Vật Tổ. Vật Tổ của chủng Việt là Chim và Cá sấu.
Vật Tổ Chim trước hết là Chim Trĩ, đây là dương điểu, Trĩ bay về hướng mặt Trời, ( Thuận Thiên ) Trĩ xếp cánh bên Tả ( Tả nhậm ), Trĩ có lông Ngũ sắc ( Ngũ hành ) . . ., sau đến loại chim lưỡng thê như Hồng hộc, Thiên Nga, Hải Âu. . . những loại chim này bay trên Trời và cũng có thể kiếm ăn dưới nước, đây là giống Lưỡng thê, có thể sống trong hai môi trường.
Đợt cuối cùng là chim – Vật Tổ - được thăng hoa thành Vật biểu: Tiên.
Tiên được gắn liền với Non Nhân. ( Đây là đợt Thù đồ phát triển bản sắc của của Mẹ) , chứ không phải chia tay ly dị nhau.
Còn Vật biểu Rồng xuất phát từ các Vật Tổ: Rắn, Cá sấu, đến Xà Long, Giao Long được thăng hoa thành Rồng. Rồng không những ở dưới biển sâu mà có thể tung lên không làm mưa làm gió.
Rồng được gắn liền với Nước Trí. ( Đây là đợt thù đồ phát triển bản sắc của Cha ).
Nhờ tính chất lưỡng thê mà Tiên và Rồng có thể gặp nhau cả trên Trời cao vút lẫn dưới Thủy phủ thẳm sâu ( cánh Đồng Tương ) nên Tiên và Rồng có thể lập mối Tương quan để sống đời sống “ Tình Lý tương tham “.
Đây là đợt linh phối “ Cao minh phối Thiên “ và “ Bác hậu phối Địa “. Đây là đợt Đồng quy của Mẹ Tiên Cha Rồng
Thế là đã làm trọn đợt “ Thù đồ nhi đồng quy của Cha Mẹ”. Đây là gốc đoàn kết của Quốc Tổ.
Đó là quá trình “ Vi Nhân “ dài lâu, nên mới un đúc được những giá trị Nhân, Trí, Dũng:Mẹ ( Âu Cơ ) Non Nhân, Cha ( Lạc Long ) nước Trí sinh ra con ( Hùng vương ) hùng cường .
Đây không là một chuyện hoang đường mà là kết quả của một quá trình hình thành và thăng hoa dài lâu qua hàng bao thế kỷ.
Nét Lưỡng hợp này ( Tính chất Lưỡng thê ) là nền tảng của nền Văn hoá Đông Ánhất là của Việt Nam.
Nét Lưỡng hợp cũng là nền tảng của Việt Nho được thể hiện qua nếp sống hàngngày và được biểu lộ qua biết bao Huyền thoại, truyền thuyết thường đi cặp đôi như: Đất với Nước, Chim với Rồng, Cái với Đực, Ông Đùng với Bà Đà, Ông Cồ với Bà Cộc.
Chúng ta được hưởng tinh hoa của con Rồng cháu Tiên nên phải là những kẻ thông tuệ, cao cả.
Là cháu Tiên, tất phải rất cao cả:
“ Cao cả là khi con người biết lấy Đạo ( lý ) làm luật, lấy Nhân ái làm cách xử thế, lấy Tinh thần làm trọng, và khi đó con đường Tâm linh trở (về với Vô ) nên một đường lối tối ư quan trọng đi tới lòng Nhân ái, là gốc của con người.
Là con Rồng thông tuệ nên không thể hèn yếu:
Hèn yếu là khi nhân loại dơ quả đấm lên làm luật, lấy miếng ăn làm lẽ sống duy nhất, lấy đấu tranh đâm chém làm vinh quang của mình, nhưng những thứ này chuyên tạo ra bất công, gây khổ đau cho con người và làm rối loạn xã hội”.
( Những dị biệt. . . : Kim Định ).
“ Thế giới ngày nay đã đạt tới độ Lưỡng hợp trong khoa học như electron -proton trong nguyên tử, rồi sang triết thuyết tương đối của Einstein mà tinh hoa là Thời - Không - nhất – phiến tức là Thời gian và Không gian đúc lại làm một ( Time – Space continuum ) nhưng còn thiếu nét Song Trùng ( Vợ chồng, Tiên Rồng ) cho văn hoá , tại sao không cố công thử đem ra đóng góp, bởi vì nét Song Trùng là hạt ngọc ( Long Toại ) quý nhất cho con Người.”
( Kinh Hùng khải triết : Nét Song trùng. Kim Định )
II.- Vật biểu của Tàu
“ Bây giờ chỉ còn nói đến Vật biểu ( heraldic animal ) để chỉ cái sức mạnh, sức mạnh làm bằng võ lực, kinh tế, chính trị nhiều hơn là văn hoá. Hay nói khác là văn hoá được trợ lực quá hùng hậu do ba quyền lực kia, nên sức mạnh võ biền vẫn trội hơn sức mạnh văn hoá. Vì thế họ nghiêng về vật biểu thú. Vật tổ ( Totem ) của dân Mông Cổ là con Chó Sói , hậu duệ của Mông Cổ là người Tàu cổ sơ cũng thờ con chó Đại bản. . .
Khi Hiên Viên chiến Si Vưu thì ông dẫn đến 4 thú dữ: Hùm, Beo, Hổ , Báo ( Tôi ngờ rằng người Tàu đã mượn hèm Rồng của ta, có lẽ vào lúc Hoàng Đế lập ra Vân kỷ. Chữ Vân là tiếng của Lạc Việt: Đó là giả thuyết làm việc ) .
Ngược với phương Nam thiên về vật biểu chim hoặc thú hiền ( nai, lân, quy ) Câu “ Hồ mã tế Bắc phong, Việt điểu sào Nam chi '“ có liên lạc với hai vật biểu kia đến đâu ? Nói vật biểu là có ý nói tránh vấn đề vật tổ quá rắc rối, còn khi xét như là vật biểu, hay trang trí, hoặc nghệ thuật thì người Tàu thiên trọng về Thú hơn Chim. Như có thể thấy rõ trong nghệ thuật miền thảo nguyên làm bằng thú ( Xem L'empire des stepes p. 623, 627 the Animal Style ) “.
( Nguồn gốc văn hoá Việt Nam. K. Vật biểu. tr. 29. Kim Định )
III.- Vấn đề Huyền thoại
Đây là vấn đề phức tạp, cho đến nay những người duy sử còn cho Huyền thoại là
những chuyện hoang đường, vua Tự Đức cho là chu ện trâu ma thần rắn. Muốn giải tỏa được những vấn đề này thì ta phải nghiên cứu về Cơ cấu luận và tâm lý miền sâu thì mới đi tới tận cơ cấu được. Ở đây, ta chỉ nói một cách sơ qua : Trong con Người ta có hai
phần: Phần thứ nhất là Tình, phần thứ hai là Lý .
Tình là những thứ u linh man mác như Tình yêu không thể lý luận mà hiểu rõ, mà phải
cảm nghiệm, phải thể nghiệm nghĩa là phải đem vào sự sống mới cảm thấy được. Đây
thuộc lãnh vực Tâm linh. Còn Phần lý thì cái gì cũng phải rõ ràng khúc chiết . Đây
thuộc lãnh vực thế sự. Hai lãnh vực này ngược nhau : Muốn đi vào Tâm linh thì phải quy tâm, hướng Nội để tu dưỡng Tình người. Những người vô thần từ chối lãnh vực này
nên đánh mất Tình Người.
Muốn ra sống theo Thế sự thì phải hướng Ngoại, dùng lý trí để khám phá vũ trụ để nâng cao đời sống tinh thần và vật chất.
Huyền sử là sử của Huyền thoại thuộc lãnh vực Tâm lình, còn Lịch sử thuộc lãnh vực
Thế sự.
Những chuyện như Tiên Rồng và một số chuyện trong Lĩnh Nam chích quái đều là những Huyền thoại thuộc huyền s ử. Huyền sử là những mẫu minh triết của Tổ tiên nhờ trực
giác mà cảm nghiệm được, mà truyền lại cho con cháu, nó vượt không gian và thời gian. Còn lịch sử là những sự kiện xẩy ra trong không và thời gian rõ ràng. Đem lý trí mà tìm hiểu huyền sử là lạc lãnh vực. Bỏ Huyền sử là bỏ mất gốc, bỏ mất thời sáng tạo của nền
văn hoá. Cái lỗi lầm lớn nh ất của D ân tộc ta là bỏ quên Huyền sử , cho nên mới tan
tác như ngày nay.
Câu chuyện Tiên Rồng là Gốc của Dân tộc, vì không hiểu ý nghĩa theo minh triết của Huyền sữ cho là chuyện hoang đường , nào Mẹ Âu cơ và Cha Lạc Long ly dị anh em lấy nhau là lấy lý trí vụn để hiểu minh triết bao la! ( nên nhớ đây là thời mẫu hệ mới chuyển
qua phụ hệ ).
Nên hiểu thêm Việt có nghĩa là siêu V ệt, như Chim siêu lên thành Tiên,( Mẹ Non Nhân ) Giao long Xà long thành Rồng ( Cha Nước Trí ). Tiên Rồng kh ông phải là hai con vật
có th ật , mà hai vật biểu trừu tượng để chỉ những giá trị siêu việt , nhờ biết th ăng hoa để trở nên siêu việt, nghĩa là vươn lên từ lượng thành phẩ , từ cụ thể lên trừu tượng ừ
tục lên thanh.. .
Đây là quá trình “ vi nhân “ của Tổ tiên phải trải qua hàng bao thế kỷ. Nếu từ chối con đường siêu thăng này thì chúng ta sẽ tuột dốc về thời mông mu ội.
Thử hỏi mọi người Việt Nam đều ăn ở yêu thương nhau theo Tinh thần đồng bào,( Bọc
Mẹ Âu Cơ: lá lành đùm lá rách , tay đứt ruột xót, chị ngả em nâng. . . ) và trau dồi cho đủ Nhân Trí, Dũng như cha ông xưa thì phỏng có bị sa đoạ như ngày nay không. Tại mình là những con cháu yếu hèn bất lực kém cỏi lại đổ lỗi cho cha ông thì là hết chỗ
nói!
IV.- Nho là Gốc của Việt
Từ trước tới nay, khi nói tới Nho thì ai cũng nghĩ là của riêng Tàu. Thực ra Nho được gọi là Khổng giáo do đức Khổng Tử thuật lại từ nền Văn hoá phương Nam có nguồn gốc từ nền văn hoá Nông nghiệp của đại chủng Việt, mà đa số dân Tàu cũng đều thuộc chủng Việt. Nhưng thứ Nho mà đức Khổng Tử thuật lại đã bị các nhà cai trị theo nền văn hoá Du mục từ nhà Chu, đến nhà Tần nhất là nhà Hán cạo sửa, giải thích sai lạc để tôn quân nên nền văn hoá Vương đạo đã trở thành Bá đạo,thay vì lấy Dân làm gốc, lo phúc lợi cho toàn dân, thì lại tôn Quân lên mây xanh, chỉ phục vụ cho một nhóm người, đến nay lại phục vụ cho một thiểu số đảng viên độc tài chuyên chế . Các nhà cai trị chuyên chế này bắt đầu từ Hiên Viên Hoàng đế, đến Tần, Hán, Tấn, Nguyên ,Minh. Thanh, đến Trung cộng đều cai trị theo đường lối Du mục bạo động và bành trướng.
Đến nay chủ nghĩa Mác đã bị phá sản, Cộng sản Tàu đã mất hướng, nên lại muốn lấy cái áo Khổng giáo ( áo cừu ) khoác cho Hán Nho để phò đảng ( lòng sói ) mà tiếp tục con đường bạo lực và bành trướng.
Nguyên nhân chính là do nếp sống theo nền văn hoá Du mục, có vật Tổ độc chuyên:
Đời Hiên Viên Hoàng Đế là chim Cú , Hiên Viên Hoàng Đế đi đâu cũng có Hùm Beo Hổ Báo đi theo. Đến sau thì dùng Bạch mã, rồi mới nhận Rồng. Do đấy là nền văn hoá độc Dương đã đánh mất tính chất gấp đôi ( twofold ), cũng như nền văn hoá Tây Âu là thứ triết lý Duy Lý một chiều, nền triết lý mà Heidegger đã nói: Văn hoá Tây Âu truyền đi tới đâu thì gieo máu và nước mắt tới đó.
Qua những luận cứ trên ta thấy muốn trở thành một “ Văn hiến chi bang” Tổ tiên chúng ta đã phải trải qua một quá trình thật lâu dài mới xây dựng nên một nền triết lý nhân sinh siêu việt, nhưng khốn nỗi nước ta lại ở vào vị thế gần một nước khổng lồ đầy tham vọng cướp bóc và bành trướng, nên đã đưa đến tình trạng lãng quên và đánh mất tinh tuý của nền văn hoá, bị nhận chìm trong đói rét và ngu dốt, nên ngóc đầu không nổi.
Nhìn lại Lịch sử nước Tàu được bắt đầu từ Hiên Viên Hoàng Đế mới được thiết lập sau đời Hồng Bàng là 182 năm ( 2879 – 2797 ), nên chưa đủ thời gian để hình thành được cơ cấu cho một nền Văn hoá “ Khoan nhu dĩ giáo. . .” của đại chủng Việt có gốc từ nên văn hoá lâu đời Hoà Bình, cách nay vào quảng từ 12 đến 32 thế kỷ.
Lại nữa những người sống đời sống Du mục luôn luôn đó đây trên lưng ngưa với cây gậy mục đồng để điều khiển súc vật buộc tuân răm rắp theo ý mình ( Thượng Đồng ) đâu còn có thì giờ yên lặng quan chiêm trời đất để nhận ra “ Thiên lý tại Nhân Tâm “, nên đã lãng quên Tâm là Nguồn Tình và lý công chính.
Tuy ngày nay lối sống Du mục lang thang đó đây không còn, nhưng căn tính Duy lý gây ra bạo hành, chiếm đoạt và bành trướng đã ăn sâu vào Tâm khảm họ.
Điều này giúp chúng ta hiểu được lối sống “ Dĩ cường lăng nhược: Cá lớn nuốt cá bé“ đã gây ra bao nhiêu khổ đau xưa nay trên thế giới, mà Việt Nam là nạn nhân ngàn đời của nền chính trị bá đạo đó của Bắc phương.
( Các vấn đề trên đã được bàn kỹ trong cuốn Việt Nam văn hiến chi bang )
Việt Nhân
Trang Nguồn Gốc Quốc Hiệu Việt Nam
www.vietnamvanhien.net
www.vietnamvanhien.org
www.vietnamvanhien.info
www.vietnamvanhien.com
Email: thuky@vietnamvanhien.net