Nếu nói về sự nghiệp của Tổng Thống Ngô Đình Diệm, mà không nói tới ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu thì thật là một thiếu sót lớn. Bởi vì ông Ngô Đình Nhu được coi như là một Kiến Trúc Sư, đã góp phần xây dựng nền móng vững chắc cho chế độ Cộng Hòa Việt Nam. Là một cố vấn, ông đã giúp Tổng Thống Ngô Đình Diệm, giải quyết nhiều công việc khó khăn lúc ban đầu. Ông đã hoạch định và phát triển chương trình Ấp Chiến Lược ở nông thôn, trong công cuộc chống Cộng Sản, đã đạt được nhiều kết quả rất khả quan.
Ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu
Kính chuyển đến Quý Diễn Đàn bài viết về "Ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu", trích trong quyển " CHÍNH BIẾN 1-11-1963 & TT NGÔ ĐÌNH Diệm" nơi trang 85 của tác gỉa Ngô Đình Châu.Nhưng tiếc rằng, sau khi làm đảo chính, tướng Dương Văn Minh lên cầm quyền, ông đã ra lệnh phá hủy tất cả các Ấp Chiến Lược, thành ra Việt Cộng đã có các vùng thôn, ấp bỏ ngỏ rất an toàn để ẩn náu và hoạt động mạnh mẽ trở lại, đưa đến hậu quả góp phần mất toàn miền Nam ngày 30 tháng 4 năm 75, khiến Dương văn Minh đã phải nhục nhã đọc lệnh đầu hàng Bắc Việt.
Ông Ngô Đình Nhu sinh ngày 7 tháng 10 năm 1910 tại Huế, nhưng nguyên quán ở làng Đại Phong, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Khác với hai người anh của mình là Ngô Đình Khôi và Ngô Đình Diệm xuất thân Nho Học và ra làm quan cho triều Nguyễn. Còn ông Ngô Đình Nhu thì lại theo Tây Học. Giữa thập niên 1930 khi du học tại Pháp, ông là thủ lãnh sinh viên Việt Nam, ông đã phụ giúp sinh viên biểu tình ủng hộ Mặt Trận Bình Dân Pháp do nhà xã hội Léon Blum cầm đầu, và về sau ông đã giúp Tổng Thống Ngô Đình Diệm thu nhận nhân tài tại Pháp về nước giúp xây dựng và phát triển Miền Nam Việt Nam.
Sau khi đỗ Cử nhân Văn Chương tại Pháp, ông Ngô Đình Nhu theo học ngành Archiviste Palégraphe trong trường Quốc gia Cổ Tự Học (École National des Chartres) là một trường rất nổi tiếng tại Paris.Năm 1938, (28 tuổi) ông Ngô Đình Nhu trở về Việt Nam và đảm nhận chức vụ thống kê viên Nha Văn Khố Trung Ương Hà Nội từ năm 1938 –1943. Sau đó ông làm Chủ sự Phòng Văn Khố Tòa Khâm Sứ Huế. Và cũng đã được ông Trần Văn Lý, Đổng Lý Ngự Tiền Văn Phòng của Nam Triều mời giữ chức vụ Chủ Tịch Hội Đồng Chỉnh Đốn Châu Bản của Văn Khố nhà Nguyễn.
Năm 1945, (35 tuổi) sau khi Nhật đảo chính Pháp, ông được chính phủ Trần Trọng Kim cử giữ chức Giám Đốc Văn Khố Trung Ương tại Hà Nội. Trong thời gian này ông có viết một tác phẩm bằng tiếng Pháp, nhan đề là "La Fête de l’ouverture du Printemps a Hanoi sous les Postérieurs".
Từ thập niên 1950, ông Ngô Đình Nhu đã bắt đầu hoạt động chống Cộng Sản với sự thành lập Liên đoàn Lao động Công giáo.
Năm 1954, khi TT Ngô Đình Diệm lên cầm quyền, ông thành lập đảng chính trị Cần Lao, dựa vào một chủ thuyết do ông khởi xướng là học thuyết Cần Lao Nhân vị để hỗ trợ chính quyền. Vì thế ông được coi như là cha đẻ của Đảng Cần Lao, dựa vào thuyết Nhân Vị (personnalisme) qua đúc kết hai xu hướng của triết gia công giáo Emmanuel Mounier và Jacques Maritain. Dưới sự giúp đỡ của người Mỹ, đảng Cần Lao phát triển nhanh chóng, thâm nhập vào hàng ngũ quân đội, công chức, trí thức và cả giới kinh doanh và trở thành chính đảng lớn nhất thời bấy giờ. Đồng thời, ông cũng cho thành lập một tổ chức có tên là "Thanh niên Cộng Hòa", do ông làm Tổng thủ lãnh. Một tổ chức khác dành cho phụ nữ có tên là "Phụ nữ liên đới" cũng được thành lập và do vợ ông làm Tổng thủ lãnh. Ông là Chủ tịch Ủy ban Liên bộ đặc trách Ấp chiến lược, tổ chức thực hiện kế hoạch quốc phòng Ấp chiến lược từng gây khó khăn cho Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, nói chung là bọn Việt Cộng.
Trên danh nghĩa, ông chỉ là một Cố Vấn Chính Trị. Nhưng hầu hết các tài liệu, đều ghi nhận ông là kiến trúc sư của chế độ, là người khởi xướng mọi chủ trương chính sách cho nền Đệ Nhất Cộng Hòa. Ông cũng cho lập nhiều cơ quan tình báo và mật vụ để chống lại Cộng Sản nằm vùng. Câu nói nổi tiếng của ông Nhu là "Cộng sản có gì hay mà ta phải học!".
Tướng Cao Văn Viên, trong một cuộc phỏng vấn cuối đời, đã có nhận định về Ngô Đình Nhu, cũng như so sánh ông Ngô Đình Nhu với Tổng Thống Ngô Đình Diệm như sau:
Tệ mạt hơn nữa là sau ngày đảo chánh 1-11- 63, trong cuộc họp báo, Thiếu Tưóng Tôn Thất Đính đã vô liêm sỉ khi nói rằng:
1)- Chủ tiệm giày ở đường Lê Thánh Tôn bị thủ tiêu cũng chỉ vì vô tình đứng trên lầu nhìn sang Dinh Gia Long thấy đào đường hầm, sợ bị tiết lộ nên ông Nhu ra lệnh thủ tiêu.
2)- Trong Sở Thú có hầm át xít dùng để thủ tiêu người.
3)- Trong ngày đảo chánh Tổng Thống và ông Cố Vấn đã thoát ra khỏi Dinh Gia Long bằng đường hầm bí mật, v.v...
Bây giờ tôi xin tường thuật lại từng vụ để quí vị thấy rõ là phản tướng Tôn Thất Đính đã vu cáo đê tiện:
1)- Vụ chủ tiệm giày trên đường Lê Thánh Tôn chết, là do bà vợ tên Tống Thị Lý ngoại tình, bị chồng biết được nên bà ta cùng tình nhân đã ra tay hạ sát chồng, vụ này báo chí Saigòn đã đăng tải rùm beng.
2)- Vụ hầm át xít trong Sở Thú, thì báo chí đã có đến Sở Thú để tìm hiểu và không thấy có hầm nào chứa at xít cả, chỉ thấy những hầm làm từ thời Pháp, Nhật đề chứa đạn mà thôi.
3)- Vụ thứ ba là nói Tổng Thống và ông Cố Vấn thoát khỏi Dinh Gia Long bằng hầm bí mật. Trong khi sự thật là do ông Cao Xuân Vỹ lái xe 2 chevaux (2 mã lực), đưa Tổng Thống và ông Cố Vấn ra khỏi Dinh Gia Long, chứ không phải ra bằng đường hầm nào cả. Điều này có thể hỏi ông Cao Xuân Vỹ hiện ở Califonia để xác nhận.
Còn nói ông Nhu tàn ác thì lại càng không đúng, nếu nói ông Nhu mưu lược thì đúng hơn. Tôi xin đơn cử một vài trường hợp như sau:
Nếu như ông Nhu tàn ác thì làm sao ông Phan Quang Đán có thể yên thân sống để tham gia cuộc đảo chính ngày 11 tháng 11 năm 1960. Rồi đám Dương Quỳnh Hoa,Thanh Nghị, Trịnh Đình Thảo làm sao có thể công khai cấu kết với Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam được, và chắc chắn không có ngày 1 tháng 11 năm 1963 xảy ra.
Những vụ này tôi biết rất rõ vì tôi nắm trong tay hồ sơ của những vụ này. Như vụ bác sĩ Phan Quang Đán lúc còn mở phòng mạch tại đường Nguyễn Thái Học, ông đã bất mãn với chế độ, chỉ vì ông Đán không được chia một ghế nào trong nội các. Ông ta bèn liên lạc bắt mối với CIA mà phái bộ Michigan đặt ở đường Pasteur, để cung cấp tài liệu và những hoạt động của Chính Phủ VNCH cho CIA và nhận chỉ thị của họ. Sau nhiều ngày theo dõi, tôi đã nắm được đầy đủ tài liệu và chứng cớ về mọi hoạt động của ông ta. Tôi báo cáo về văn phòng ông Nhu và xin lệnh tạm bắt giữ Phan Quang Đán, nhưng ông Nhu chỉ cườì và nói:
- Cấm không được có hành động nào với ông Đán, cứ tiếp tục theo dõi để biết những hoạt động của ông ta thôi.
Đến Dương Văn Minh, sau khi dẹp được Bình Xuyên và phạm lỗi để cho Bảy Viễn thoát được, rồi vụ Dương Văn Minh tịch thu vàng bạc và tiền của Bình Xuyên, đã không giao nạp vô Ngân Khố Quốc Gia, khi bị triệu hồi về Tham Mưu Biệt Bộ, Tướng Minh tỏ vẻ bất mãn, có ý tạo phản, móc nối các sĩ quan cùng phe. Tôi được tin này bèn báo cáo với ông Nhu thì ông Nhu cũng chỉ cười và nói:
- Xếp lại ! Minh thì làm được gì .
Tiếp theo vụ Dương Quỳnh Hoa, Thanh Nghị tôi cũng có đầy đủ tài liệu và báo cáo lên ông Nhu xin tạm giữ. Nhưng ông Nhu cũng không chấp thuận, vì thế trong một buổi chiều đã có xe của Toà Đại sứ Pháp đến bí mật chở bọn họ đi.
Để buộc tội ông, mà nói ông độc tài, kiêu căng là không đúng. Thực ra ông Ngô Đình Nhu có tính chủ quan, nên mới xảy ra cuộc chính biến ngày 1 tháng 11 năm 1963. Nói ông nóng tính cũng không đúng, vì ông luôn trầm tĩnh, ít nói. Còn phê phán ông là quan liêu hách dịch thì lại càng sai, vì ông là người rất biết lắng nghe những lời nói chính đáng, hợp lý lẽ.
Dư luận còn gán cho ông Ngô Đình Nhu đã ra lệnh hạ sát Tướng Trình Minh Thế, trong khi tên Sanvani thuộc Phòng Nhì Pháp, đã thú nhận hắn được lệnh giết Tướng Trình Minh Thế, để gây bất lợi cho Chính Phủ của Thủ Tướng Ngô Đình Diệm theo chủ ý của Pháp (sách Soldats Perdus et Fous De Dieu của Jean Larteguy, trang 244-245 thuật lại)
Những năm 1960 - 1963 khi tôi giữ chức vụ Tham Mưu Phó kiêm Trưởng Phòng 2 của Lực Lượng Đặc Nhiệm An Ninh Quốc Lộ 15, các thôn ấp nằm dọc trên Quốc Lộ này,ban đêm thường bị bon VC về vơ vét lương thực, tuyên truyền, dụ đỗ và bắt đi theo. Chúng tôi đã phục kích và bắt được nhiều tên. Nhưng bọn chúng vẫn tiếp tục mò vào các thôn ấp tuyên truyền quấy phá, bắt dân và sách nhiễu đồng bào nộp lương thực, thuốc men cho chúng, mỗi khi vắng bóng chúng tôi, vì lực lượng của chúng tôi thì thường xuyên di chuyển trên cả một Quốc Lộ dài từ đầu cầu xa lộ Biên Hòa ra tới Vũng Tàu.
Nắm vững được sinh hoạt về đêm của bọn VC, tôi bèn cho mở chiến dịch "kêu gọi cán binh về qui thuận" và soạn ra một tờ truyền đơn mang tên PHIẾU BIỆT ĐÃI đem lên cục Tâm Lý Chiến xin duyệt, thì ở trên nói, không có lệnh của Phủ Tổng Thống họ không dám ký, hãy chờ xin lệnh ......
Tôi liền chạy sang Tổng Nha Thông Tin để xin kiểm duyệt, ông Tổng Nha cũng sợ trách nhiệm không dám ký, tôi bèn trình bày và năn nỉ nhạc sĩ Nguyễn Hiền, sau đó ông Hiền chịu ký "thừa lệnh Trưởng Phòng Kiểm Duyệt". Có chữ ký rồi, tôi đưa truyền đơn qua nhà in, yêu cầu họ in gấp cho tôi mấy trăm ngàn tờ PHIẾU BIỆT ĐÃI .
Có truyền đơn rồi, tôi xin trực thăng đem đi rải trong các Mật Khu Hắc Dịch và Dương Minh Châu. Đồng thời chúng tôi cũng mở các cuộc hành quân, tung truyền đơn vào các thôn ấp, cũng như phân phát cho đồng bào tại các xóm, chợ đông người. Sau mấy ngày thì bọn VC chúng cầm PHIẾU BIỆT ĐÃI ra "trình diện". Chúng tôi giải giao những hàng bình này cho Trung Tâm "Thẩm Vấn Tù - Hàng Bình" của Phòng Nhì Tổng Tham Mưu để họ khai thác. Khai thác xong thì cung từ được Phòng Nhì gởi về văn phòng ông cố vấn Ngô Đình Nhu, trong Phủ Tổng Thống và gởi cả cho chúng tôi nữa. Khi nhận được cung từ của Phòng Nhì gởi đến, ông Cố Vấn cho gọi tôi lên từ tốn hỏi:
- Ai cho phép làm? Tại sao không trình trước? Lấy tiền ở quỹ nào ra in?
Tôi bèn trình bày với ông Cố Vấn:
- Tôi nghĩ là mới chỉ là thí điểm, trong phạm vi Lực Lượng của chúng tôi, nhưng không ngờ kết quả đạt được quá tốt đẹp. Còn tiền in thì tôi lấy ở quỹ đen của Lực Lượng Đặc Nhiệm.
Nghe xong ông Cố Vấn ngẫm nghĩ một lúc rồi nhỏ nhẹ nói với tôi:
- Làm việc thì cũng phải nhớ nguyên tắc, phải trình xin ý kiến và chờ được chấp thuận mới làm ...
Cá tính trầm tĩnh, hiểu người biết việc của ông Ngô Đình Nhu là thế, nên Đại Tá Lansdale rất quý mến, hàng tuần hai ông thường gặp nhau để đàm đạo. Và theo Ông Đoàn Thêm nhận xét về phương diện trí thức, trình độ nhận thức của ông Ngô Đình Nhu rất cao, với nền học vấn cổ điển, nhân bản rộng rãi và vững chắc. Ngoài ra ông Ngô Đình Nhu còn là người không thích phô trương, rất kín đáo, ăn mặc giản dị, đơn sơ, ít xuất hiện trước công chúng. Ông Nhu quả thật không phải là mẫu người của đám đông. Nhưng ông có khả năng giải quyết những vấn đề quốc gia đại sự đầy phức tạp khó khăn.