LTS: Những bài vở trên đây không nhất thiết là quan điểm của diễn đàn. Mục đích để đóng góp tài liệu tham khảo, tài liệu lịch sử làm phong phú thêm trí tuệ, làm sáng tỏ sự thật, vạch trần tội ác tập đoàn việt gian Cộng Sản. tội ác tên Giặc Hồ Chí Minh và bè lũ tay sai việt gian bán nước đã cố tình bưng bít, dấu kín, xuyên tạc lịch sử Việt Nam, giết hàng chục triệu người dân vô tội, bỏ tù hàng triệu quân cán chính VNCH, bán đất dâng biển, làm nô lê cho Tàu, Nga..v.v..
" Hiểu một thời đại nghĩa là phải lấy con tâm và con mắt lịch sử, nghiệm qua các thời đại để mà đứng trên nền tảng với điều kiện đó để mà hiểu thời đại đó.""[HH-trang45]
" Để phục hưng và phục hoạt, phải lấy một con mắt nghiêm ngặt Việt, đứng siêu nhiên trên lập trường Việt, thi thiết bằng những chính sách và kế hoạch siêu nhiên và nghiêm ngặt, có một thái độ nghiêm ngặt và siêu nhiên lịch sử Việt."[HH-trang45]



HOME-Tro Ve Trang Chinh




Wednesday, October 13, 2010

Tiến sĩ Phạm Văn Lưu-Hiến Pháp 26.10.1956 và Thực Tại Chính Trị Dân Chủ Miền Nam

Hiến Pháp 26.10.1956 và

Thực Tại Chính Trị Dân Chủ Miền Nam

Tiến sĩ Phạm Văn Lưu

Trước đây, hơn 50 năm, vào đầu năm 1954, Việt Nam đã thực sự đứng trên bờ vực thẳm của một sự phá sản toàn diện. Thật vậy, tin Điện Biên Phủ thất thủ không những gây nên một không khí bi quan tột cùng tại Việt Nam, mà còn kéo theo một cơn lốc chính trị khiếp hải tại nghị trường Ba Lê, khiến chính phủ Laniel bị sụp đổ. Mandes France được quốc hội tín nhiệm lên làm thủ tướng với lời hứa hẹn sẽ giải quyết cuộc chiến tranh Đông Dương trong vòng 30 ngày, nghĩa là phải chấm dứt chiến tranh bằng mọi giá. Còn Hoa Kỳ, dù trước đó, được Pháp khẩn khoản yêu cầu can thiệp, Tổng Thống Eisenhower do dự, không dám quyết định, sợ mất uy tín vì viễn tượng vô cùng mờ mịt cả về quân sự lẫn chính trị tại Việt Nam.

Trước tình thế hầu như tuyệt vọng đó, Ông Diệm đã chấp nhận mọi thử thách để về nước chấp chánh. Không một quan sát viên quốc tế nào vào thời đó, dù lạc quan nhất đi nữa, dám tin rằng chính phủ Diệm có thể tồn tại hơn 6 tháng. Nhưng như một phép mầu, Ông Diệm đã vượt qua mọi khó khăn nghiệt ngã, cùng những âm mưu thâm độc đang vây hãm, muốn nhận chìm chính phủ của Ông từ trong trứng nước.

Thật vậy, nhờ một ý chí quật cường, một năng lực vô song, tài lãnh đạo sáng suốt, cùng một cuộc sống đạo đức cá nhân trong sáng, thánh thiện và một thành tích chống Pháp và chống Cộng không tì vết … đã giúp Ông Diệm thống hợp được ý chí dũng mãnh phi thường của toàn dân trong công cuộc đấu tranh giải phóng đất nước dành độc lập và tự do cho tổ quốc. Chỉ trong một thời gian ngắn, Thủ Tướng Ngô Đình Diệm đã thực hiện được nhưng thành tưu đáng kể như sau:

Biến một quân đội lệ thuộc ngoại bang và tình trạng nhiều quận đội trong một quân đội, thành một quân đội quốc gia độc lập và thống nhất, có tổ chức qui củ, có kỷ luật, có tinh thần chiến đấu bảo vệ tổ quốc.

Biến tình trạng nhiều quốc gia trong một quốc gia, do nạn giáo phái hung cứ mỗi nhóm một phương thành một quốc gia thống nhất, với một cơ chế chính quyền trung ương vững mạnh, đủ uy lực để huy động mọi tiềm năng quốc gia vào công cuộc phát triển kinh tế, canh tân xã hội và kiến tạo một đất nước dân chủ tiến bộ trong ổn định và thanh bình.

Thay đổi một cơ chế chính trị mơ hồ bằng một định chế chính trị dân chủ tiến bộ, với một bản hiến pháp, phù hợp với trào lưu chính trị thế giới, vừa đảm bảo được những quyền tự do cơ bản của mọi công dân, nhưng cũng vừa đủ mạnh để duy trì uy quyền quốc gia, nhằm đối phó với cuộc chiến tranh du kích, phá hoại và khuynh đảo do Cộng sản Bắc Việt chủ xướng. Đồng thời, tạo cơ hội để huy động mọi năng lực để tái thiết đất nước và xây dựng kinh tế thoát khỏi tình trạng nghèo đói và lạc hậu của một quốc gia bị đô hộ mới thu hồi độc lập.

Nhưng trong tất cả thành quả kể trên, Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã coi trọng và rất tự hào về việc ban hành Hiến Pháp 26.10.1956, vì theo Tổng Thống, các quốc gia láng giềng Á Châu, đã mất ít nhất một vài ba năm mới có thể kiện toàn cơ chế căn bản của nền dân chủ của họ, còn chế độ Việt Nam Cộng Hòa chỉ cần một năm đã ban hành được một bản Hiến Pháp dân chủ và tiến bộ, đồng thời đáp ứng được nhu cầu cấp thiết của đất nước về mọi phương diện.

Hình Thành Hiến Pháp 26.10.1956.

Nếu cuộc Trưng Cầu Dân Ý ngày 23.10.1955 là hệ quả của cuộc cách mạng tự phát do Ủy Ban Cách Mạng Quốc Gai gồm 18 chính đảng và đoàn thể cùng 29 nhân sĩ có uy tin của miền Nam lúc đó thực hiện (xem Nhị Lang, trang 287-297) thì việc hình thành Bản Hiến Pháp đầu tiên của thể chế Cộng Hòa Việt Nam lại là thành quả một cuộc tranh đấu lâu dài của chính vị nguyên thủ quốc gia thời đó. Điều nầy được chính Ông Diệm xác nhận:

“Cách đây 22 năm, khi tôi có trách nhiệm quan trọng trong chính quyền, tôi đã đòi hỏi thành lập một Quốc Gia Dân Cử. Nhưng người và hoàn cảnh hồi đó chống lại ý muốn ấy, nên tôi rời bỏ chính quyền. Ấy vậy, khai nguyên một chế độ dân chủ, chẳng phải vì tình thế, mà cũng là việc tôi hằng chủ trương tranh đấu”. (Niên Giám Quốc Hội Lập Hiến, Sàigon, 1956, tr17)

Tiếp đến Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã quan tâm rất nhiều đến tie^'n trình dự thảo Hiến Pháp 26.10.1956. Trong thực tế, bản văn pha'p lý căn bản nầy không chỉ là sáng quyền duy nhất của Quốc Hội Lập Hiến thời đó, mà còn có sự tham gia chỉ đạo rất tích cực của Tổng Thống Diệm nữa. Điều nầy đã thể hiện trong thông điệp của Tổng Thống gởi quốc Hội Lập Hiến trong ngày khai mạc 17.4.1956:

Việt Nam là một nước Cộng Hòa độc lập, thống nhất và bất khả phân.

Mỗi người công dân được sinh ra, đều được tự do và bình đẳng trước pháp luật. quốc gia phải bảo đảm cho họ những điều kiện đồng đều để họ hành xử quyền lợi của mình và hoàn thành các nhiệm vụ đã được giao phó. Chính phủ có bổn phận giúp đở và bảo vệ gia đình họ, để họ có thể phát phát triển một cuộc sống gia đình thuận hòa. Tất cả các công dân đều có quyền được hưởng một cuộc sống an bình, với mục tiêu duy nhứt là được làm việc với đồng lương xứng đáng để có thể tạo nên một sản nghiệp và nhờ đó có thể đảm bảo cho mình một cuộc sống đầy nhân phẩm và tự do, bảo đảm cho mình những quyền tự do dân chủ, và tạo cho mình cơ hội được phát triển đầy đủ bản chất riêng mình. Vì phúc lợi chung và vì ne^`n Cộng Hòa, chống lại những kẻ phá hoại nền tảng của cuộc sống cộng đồng và của Hiến Pháp.

Chủ quyền quốc gia thuộc vê Quốc Dân.

Quốc Hội Dân Cử được giao phó nhiệm vụ lập pháp.

Tổng Thống của nên Cộng Hòa được bầu ra bằng một cuộc phổ thông đầu phiếu, trực tiếp và kín, sẽ được ủy thác trách nhiệm hành pháp.

Tòa án phải được hoàn toàn ddộc lập để có thể đóng góp thiết thực vào việc bảo vệ được chế độ cộng hòa, trật tự, tự do và nền dân chủ.

Một Viện Bảo Hiến cũng phải được thành lập để có thể giải quyết những tranh chấp có lien quan đến các luật lệ hiến định.

Các lựu lượng kinh tế phải lien kết với nhau để hành xử quyền hành của họ bằng cách thiết lập nên một Hội Đồng Kinh Tế Quốc Gia (Ibid)

Thực tại chính trị Việt Nam .

Như mọi người đều biết, Hiến Pháp tự nó chỉ là một văn kiện pháp lý, không thể mang lại tự do dân chủ cho người dân, nếu chính quyền không thực tâm thi hành những điều khoản đã được long trọng công bố trong đó. Điều nầy thể hiện rõ nét trong thực tại chính trị tại các quốc gia cộng sản. Thực vậy, các quốc gia cộng sản cũng có những bản hiến pháp rất tiến bộ, qui định rất rõ rệt những quyền tự do căn bản của mọi công dân. Nhưng trong thực tế, đó là những chế độ độc tài toàn trị, chính quyền đã thâu tóm mọi quyền hành và những điều khoản căn bản mà Hiến Pháp đã dành cho người dân đều bị chính quyền chà đạp một cách thô bạo.

Từ ý nghĩ đó, người viết muốn tìm hiểu một cách khách quan vô tư về thực tại chính trị Việt Nam trong việc thực thi văn kiện văn kiện pháp lý căn bản của chế độ. Đồng thời, cũng xin minh xác ở đây, trong bài nầy sẽ không đề cập đến nội dung của Hiến Pháp 26.10.1956, vì luật sư Hà Như Chi, dân biểu của Quốc Hội Lập Hiến và cũng là thành viên trong Ủy Ban soạn thảo Hiến Pháp, đã trình bày khá đầy đủ trong quyển Kỷ Yếu Ghi Ơn Tổng Thống Ngô Đình Diệm, xuất bản tại California, 2005, dưới nhan đề Quốc Hội Lập Hiến và Hiến Pháp Đệ Nhất Cộng Hòa, tr 31-44.

Tổng Thống Ngô Đình Diệm độc tài?

Phần lớn những chính trị gia đối lập với chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa Việt Nam, mà người viết được tiếp xúc, đều cho là Tổng Thống Ngộ Đình Diệm là một người độc tài, không chấp nhận đối lập, không biết liên kết với đảng phái quốc gia để tạo thành những liên minh chính trị có qui mộ lớn để động viên sự ủng hộ của toàn dân, nhằm chống cộng sản hữu hiệu, như Bs Nguyễn tôn Hoan, một lãnh tụ Đảng Đại Việt, hệ phái Miến nam đã phê bình Ông Diệm:

Ông Diệm lúc đầu là một nhà cách mạng thật sự và đạo đức, tôi đã cộng tác với Ông trong những thời gian đầu của thập nên 1950. Nhưng đến khi Ông Diệm về nước cầm quyền 1954, Ông càng ngày càng tỏ ra độc tài không còn muốn nghe lời ai nữa, Ông không muốn chia xẽ quyền hành với các đảng phái quốc gia khác. Tôi không đồng ý với quan niệm đó và đã rời Việt Nam để sống lưu vong. (Bs Nguyễn Tôn Hoàn trả lời phỏng vấn của tác giả, tại San Jose, tháng 7,1986)

Trước đó nhiều năm, khi còn giảng sư Lịch sử Chính Trị Việt Nam Hiện Đại, tại Viện Đại Học Đalat, tôi có nhiều dịp tiếp xúc với ông Võ Văn Hải, bí thư của Tổng Thống Ngô Đình Diệm, và từ năm 1967-1975, ông cũng là giáo sư thỉnh giảng tại cơ sở giáo dục nầy. Khi tôi hỏi về thái độ của Tổng Thống Ngộ đình Diệm đối với các chính khách đối lập, ông Hải tiết lộ:

Tổng Thống Ngô Đình Diệm cho rằng phần lớn các chính khách Việt Nam không có một kiến thức chính trị thực tiển và không hiểu thực tại chính trị, kinh tế và xã hội của quốc gia chậm tiến mới thu hồi độc lập như Việt Nam, Việt Nam lúc ấy phải đối đầu với hậu quả của cuộc chiến tranh khốc liệt suốt 9 năm, trong đó mọi hạ tầng cơ sở bị tiêu hủy hoàn toàn, cầu cống, đường sá, hệ thống viễn thông … toàn bộ bị phá sập, cắt đứt. hệ thống ngân hàng sụp đỗ toàn diện vì không ai tin tưởng nữa. Từ đó kinh tế quốc gia đi vào ngỏ cụt đầy tăm tối … Chính trị thì vô cùng hỗn loạn, các giáo phái hùng cứ mỗi người một phương. Ngay tại đô thành Sàigon, lực lượng công an cảnh sát do Bình Xuyên nắm giữ, nhiệm vụ chính của họ không phải bảo vệ an ninh trậ tự cho dân chúng, mà để duy trì và củng cố mức thu nhập tài chánh cho các sòng bạc (Casino), các ổ điếm và các trung tâm hút thuốc phiện của Bảy Viễn. Quân đội do các sĩ quan Pháp nắm giữ, lúc nào cũng sẳn sàng thách thức quyền lực chính phủ, để bảo vệ quyền lợi của thực dân và tài phiệt Pháp. Thêm vào đó, đất nước bị chia đôi, chính quyền phải định cư cho gần 1 triệu đồng bào di cư từ miền Bắc vào Nam. Mặc dù, theo hiệp định Genève, cuộc chiến đã kết thúc và cộng sản tập kết ra Bắc, nhưng thực tế họ đã gài người ở lại để chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh du kích, phá hoại và khuynh đảo mới. Thực dân Pháp, dù tuyên bố trao trả chủ quyền cho Việt Nam, nhưng trong thực tế vẫn còn có nhiều ý đồ đen tối để duy trì đặc quyền, đặc lợi của giới tài phiệt Pháp tại đây … đất nước vừa mới thu hồi độc lập, dân chúng còn bỡ ngỡ trước quan niệm tự do dân chủ, dân chúng còn ngheo đói, không đủ ăn đủ mặc. Nếu đem áp dụng những quan niệm dân chủ lý tưởng của Tây Phương chắc chắn sẽ đưa đến hỗn loạn.

Trong hoàn cảnh đó, mà Bs Nguyễn Tôn Hoàn và Ks Phan Khắc Sữu .. đòi phải áp dụng chế độ Dân Chủ Đại Nghị của Đệ Tam Cộng Hòa Pháp Quốc, để đem hứng khởi lại cho người dân và cổ vũ cho mọi chính đảng tham gia vào mặt trận chính trị quốc gia nhằm đối đầu với cộng sản và thực dân …

Theo Ông Diệm, các cụ không theo dõi những biến chuyển chính trị trên thế giới, đặc biệt các quốc gia Á Phi, sau khi thu hồi độc lập, họ cần phải có một chính quyền mạnh để có thể thực hiện các cuộc canh tân khẩn cấp về chính trị và kinh tế, để có thể bắt kịp đà tiến hóa của thế giới sau nhiều năm bị kèm hảm trong sự chậm tiến dưới chế độ thực dân đô hộ. Và ngay quan niệm Dân Chủ Đại Nghị của Đệ Tam Cộng hòa Pháp Quốc, đã lỗi thời ngay cả ở nước Pháp, một quốc gia có truyền thống dân chủ lâu đời nhất thế giới nầy, vì nó gây nên quá nhiều bất ổn chính trị, có khi trong một tháng mà phải thay đổi chính phủ đến 2 lần, có khi chính phủ tồn tại có 3 ngày là sụp đỗ … thử hỏi, một người có chút công tâm, một chút nhận thức về thực tế chính trị đất nước và chiều hướng phát triển kinh tế chính trị tại các quốc gia Á Phi, sau thế chiến thứ 2 … có thể chấp nhận quan điểm dân chủ của cụ Hoàn, cụ Sữu … không?

Ông Diệm khẳng định, vì quyền lợi tối thượng của quốc dân và tổ quốc, Ông không thể chấp nhận quan điểm nầy.

Nhưng bất hạnh cho cá nhân Tổng Thống Ngô Đình Diệm và có thể cho toàn thể miền Nam không ngừng ở đó. Ngày 27.1.1960, Cộng sản lợi dụng dịp Tết Nguyên Đán, bất ngờ tấn công vào Trãng Sụp, thuộc tỉnh Tây Ninh, gần biên giới Việt Miên, với quân số cấp trung đoàn. Điều nầy chứng tỏ mức độ xâm nhập, phá hoại và khuynh đảo của cộng sản Bắc Việt đã đến độ nguy hiểm cho sự tồn vong của Việt Nam Cộng Hòa.

Trong chính tình hình đó, thật là khó hiểu và đầy mĩa mai, tháng 4 năm 1960, 18 chính kách tên tuổi của miền Nam họp tại khách sạn Caravelle, đưa ra một kiến nghị đòi Tổng Thống Diệm mở rộng chính phủ, thực thi những quyền tự do căn bản trong Hiến Pháp như quyền tự do báo chí, tự do hội họp … thật là đầy bí ẩn, khi đát nước đang ở trong tình trạng khẩn trương của chiến tranh, các cụ lại đi đòi hỏi thực thi những điều tự do quá lý tưởng và không thực tế nầy. Đến nỗi, một nhà bình luận người Anh có nhiều kinh nghiệm về Việt Nam, Ducanson đã nhận xét mà người viết có thể tóm lược như sau:

"Nếu bản kiến nghị nầy được đưa ra trong điều kiện chính trị ổn định của một miền Nam không bị cộng sản Hà Nội đe dọa tiêu diệt, thì đó là yêu sách đáng được cứu xét nghiêm chỉnh. Điều đáng tiếc nhất, là khi cộng quân đã tấn công cấp trung đoàn và các vụ sát hại các viên chức chính phủ hầu như xảy ra hằng ngày, thì đó là những yêu sách nếu không muốn bảo là ngớ ngẫn, thì ít ra cũng bắt nguồn từ sự thiếu khôn ngoan." (Ducanson, Denis J. Government and Revolution in Vietnam, 1968)

Dù vậy, nhưng biến cố nầy sau khi được nhà báo thiên tả như Jean Lacouture viết những bài tường thuật trên báo Le Monde tại Paris đã kết án chính quyền của Tổng Thống Ngô Đình Diệm là độc tài, không thực thi nghiêm chỉnh Hiến Pháp và không được sự ủng hộ của đa số chính khách đối lập trong việc theo đuổi chính sách chỉ đạo cuộc chiến tranh chống Cọng tại Việt Nam. Điều nầy đã làm xấu đi hình ảnh của Tổng Thống Ngô Đình Diệm tại chính trường Hoa Thịnh Đốn.

Tiếp đến, một biến cố quân sự khác, đó là cuộc đảo chánh 11-11-1960 do Trung Tá Vương Văn Đông chủ xướng. Ông Đông là một sĩ quan thân Pháp, bất mãn với chính quyền Ông Diệm, kết hợp với một số sĩ quan gốc Bắc cũng bất mãn như ông, vì cho rằng Tổng Thống Ngô Đình Diệm kỳ thị địa phương, chỉ thích sử dụng người miền Trung (Đại Tá Phạm Văn Liễu đàm luận với tác giả tại California, 7-1986). Do đó, các sĩ quan nầy chủ động một cuộc đảo chánh quân sự một cách vội vã và thiếu tổ chức, chứ không có một hậu thuẩn chính trị nào đáng kể. Về phương diện chính trị, ông Đông có liên lạc với luật sư Hoàng Cơ Thụy, một người có họ hàng với ông, như là người phụ trách bộ phận chính trị của cuộc đảo chánh, nhưng ông Thụy không có liên lạc hay nối kết hoặc được sự ủng hộ của một chính đảng nào. (xem Vương Văn Đông, Binh Biến 11-11-1960, Phụ Nữ Diễn Đàn, Virginia, số 106 tháng 11/1992, tr 41-42). Chỉ khi Đại Tá Nguyễn Chánh Thi, người tham gia đảo chánh vào giờ chót, cho mời nhà văn Nguyễn Tường Tam, kỷ sư Phan Khắc Sữu, vì không nắm vững tình thế lúc đó, nên các cụ ủng hộ cuộc đảo chánh vào giờ chót, và sau này, các cụ đã gặp khá nhiều hệ lụy phiền phức với chính quyền. Trong khi luật sư Thụy, vì được CIA móc nối và khuyến khích thực hiện cuộc binh biến nầy từ trước, nên sau khi sự việc bất thành, CIA đã đưa vị luật sư nầy rời khỏi Việt Nam một cách an toàn.

Rồi ngày 20.12.1960, Cộng sản Bắc Việt chính thức khai sinh Mặt Trân Giải Phóng Miền Nam để phát động cuộc xâm lăng võ lực thôn tính Miền Nam.

Ba sự kiện trên đây, đối với người viết, xảy ra hoàn toàn riêng rẽ, không có một liên hệ hỗ tương, nhân quả hay luận lý nào với nhau. Nhưng đối với dư luận, nhất là tại Hoa Kỳ, họ cho rằng ba biến cố nầy đã có một liên hệ nhân quả mật thiết, nghĩa là chính quyền Diệm độc tài, đàn áp đối lập, hạn chế những quyền tự do căn bản …, xa rời quần chúng, khiến đa số chán ghét chế dộ Diệm nên đã có những thành phần trí thức bất mãn như nhóm Caravelle đòi hỏi cải cách chính trị, nhóm sĩ quan nhảy dù thực hiện đảo chánh quân sự và sau khi những nỗ lực nầy thất bại, những thành phần đối lập nầy, không còn phương cách nào khác hơn, đã phải nối kết lại với nhau dựng nên Mặt Trân Giải Phóng Miền Nam, hoàn toàn độc lập với Hà Nội, xử dụng võ lực để chống lại chính phủ Miền Nam. Điều thiếu may mắn nữa cho Ông Diệm và cũng cho Miền Nam, là quan điểm nầy lại được một chuyên gia rất có uy tín về Việt nam là G. Kahin, giáo sư của Địa Học nổi tiếng Cornell và cũng là cố vấn của Tổng Thống Kennedy về Việt Nam sau nầy nhiệt tình ủng hộ. (xem Kahin George, Intervention, 1986). Từ những nguyên nhân sau xa đó, uy tín của Tổng Thống Ngô Đình Diệm trong chính giới Hoa Kỳ ngày càng giảm sút nghiêm trọng, đến nổi, cuối năm 1961, những nhà làm chính sách tại tòa Bạch Ốc đã có lúc nghĩ đến việc ám sát Tổng Thống Ngô Đình diệm, nhằm thay đổi cơ chế lãnh đạo của Miền Nam.

Trong thời gian đó, chỉ có chính quyền Úc có một cái nhìn sâu sắc và thực tiển hơn về vấn đề xây dựng dân chủ và đường lối chính trị cứng rắn của Tổng Thống Ngô Đình Diệm trong chủ trương theo đuổi cuộc chiến tranh chống Cộng, Ngoại Trưởng R. G. Casey của Úc đã nhận xét:

"Hai sự việc cần được mọi người ghi nhớ khi muốn chỉ trích chính quyền Việt Nam . Thứ nhứt, Việt Nam đang ở tuyến đầu của cuộc chiến tranh lạnh. Chính phủ quốc gia đó, không thể để một khe hở nào cho đối phương khai thác. Một kẻ hở nào cũng sẽ cựuc kỳ nguy hiểm, không những cho Việt nam mà còn cho cả tự do của Đông Nam A` Châu nữa. Thứ hai, sự thực hiện dân chủ trên bình diện quốc gia là một quan niệm hoàn toàn mới mẻ tại Việt Nam và cần phải có thời gian để phát triển các định chế, các truyền thống, các tập tục hầu thực hiện các quyền dân chủ theo đường hướng xây dựng và có trách nhiệm". (Richard Lindhelm, Vietnam, the First five years Ann Arbor, Michigan, 1959, tr 344)

Quan Niệm Dân Chủ Việt Nam và Hoa Kỳ.

Sai Lầm của Mỹ

Điều khá khôi hài, khi quan niệm dân chủ của Tổng Thống Ngô Đình Diệm và của Tổng Thống Kennedy đều bắt đầu bằng hai chữ T. Đó là Dân Chủ Thành và Tín của Ông Diệm trong khi Dân Chủ của Kennedy là dân chủ thực tiển. Thật vậy, Tổng Thống Ngô Đình Diệm luôn luôn chủ trương rằng đời sống dân chủ nói cho cùng … chính là việc đem áp dụng các giá trị thành và tín vào cuộc sống hằng ngày một cách thật hoàn hảo. Trong khi đó, các giới chức của chính quyền Hoa Kỳ chủ trương dân chủ thực tiển, nghĩa là dân chủ phải thực tế, từ ngữ tự do dân chủ, chủ quyền quốc gia và công pháp quốc tế, chỉ một ý nghĩa vô cùng tương đối và tùy tiện, nhắm pphuc5 vụ cho quyền lợi của Hoa Kỳ thời đó đã khẳng định rằng, vì quyền lợi của nước Mỹ, không những họ có quyền mà còn có trách nhiệm để thay đổi cơ chế lãnh đạo Miền Nam lúc bấy giờ. Cũng như ngày nay, Hoa Kỳ chỉ đặt nhân quyền, tự do tôn giáo … với chính quyền Hà Nội, khi người Mỹ còn muốn mặc cả về những điều kiện kinh tế và thương mại cho giới tư bản Mỹ, nhưng khi những yêu sách nầy của Mỹ được Hà Nội thỏa mãn, thì những vấn đề nhân quyền … của Việt Nam chắc chắn sẽ không còn được chính quyền Hoa Kỳ đề cập đến nữa. Đó là những thực tại chính trị khá phủ phàng nhưng rất thực tế của nước Mỹ và cũng là nan đề trong việc thực thi dân chủ tại Miền Nam của Tổng Thống Ngô Đình Diệm mà người viết sẽ trình bày một cách chi tiết trong phần dưới đây.

Bối Cảnh Lịch Sử Chính Trị, ‘Chia để Trị’

Tổng Thống Ngộ đình Diệm thường tâm sự với các cộng sự viên thân tín:

Người Mỹ không có khả năng phân biệt được thế nào là uy quyền quốc gia và chủ quyền dân tộc với lối cai trị độc tài … Vì truyền thống xã hội Việt Nam, bối cảnh chính trị và lịch sử của đất nước, đòi buộc các nhà lãnh đạo Việt Namphai3 chú trọng đến việc nâng cao chủ quyền quốc gia (Ngô Đình Luyện đàm luận với tác giả tại Ba Lê, tháng 9,1986).

Thật vậy, xuyên qua lịch sử Việt Nam, quốc gia nầy đã bị người Trung Hoa cai trị gần một ngàn năm và hơn 80 năm bị người Pháp đô hộ. Những người thống trị ngoại bang nầy đã áp dụng một chính sách chia để trị nhằm chia rẽ Việt Nam và kiềm hảm quần chúng trong cảnh thất học, nghèo đói và chậm tiến. Cũng theo Tổng Thống Ngô đình Diệm, chính sách nầy đã để lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho xã hội Việt Nam trên nhiều bình diện khác nhau:

Trước hết là tình trạng phân hóa. Điều nầy thể hiện khá rõ rệt trong lịch sử đất nước chúng ta. Sauk hi Ngô Quyền dành độc lập cho tổ quốc và chấm dứt thời kỳ lệ thuộc vào phương Bắc, đất nước chúng ta đã phải trãi qua thời kỳ Thập Nhị sứ quân. Và đến thế kỷ thứ 15, dân tộc nầy phải sống trong cảnh Nam Bắc Phân Tranh gần 100 năm. Dưới thời Pháp đô hộ, chính quyền thức dân đã chia Việt Nam thành 3 miền khác nhau: Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ và được đặt dưới những chế độ chính trị khác nhau:

Thật vậy, trên nguyên tắc, Bắc Kỳ và Trung Kỳ được đặt dưới chế độ Bảo Hộ (Protectorate), nhưng trong thực tế, cách thức cai trị ở Bắc kỳ và Trung Kỳ cũng khác nhau. Ở Bắc Kỳ, người Pháp đòi buộc Triều Đình Huế ủy quyền cho một viên chức Pháp gọi là Thống Sứ để đại diện Hoàng Đế Việt Nam điều hành công việc hành chánh tại miền đất nầy. Trong khi Trung Kỳ thuộc thẩm quyền của các Vua Triều Nguyễn, cai trị dân chúng dưới sự chỉ đạo của Khâm Sứ Pháp tại Huế. Còn Nam Kỳ được đặt dưới chế độ thuộc đia (colony) hoàn toàn do người Pháp cai trị. Người dân sống từ vùng nầy sang vùng khác; ví dụ như Bắc Kỳ vào Nam Kỳ, phải xin giấy thông hành (passport) giống như người từ quốc gia sang quốc gia khác vậy. Rồi vào thập niên 1950, người Pháp đặt Cao Nguyên Trung Phần dưới một thể chế cai trị đặc biệt được mênh danh là Hoàng Triều Cương Thổ. Và tiếp theo, người Pháp cũng cắt một số tỉnh miền Dông và miền Tây Nam Kỳ đặt dưới quyền cai trị riêng của hai giáo phái Cao Đài và Hòa Hảo.

Áp dụng biện pháp cai trị đó, người Pháp nhằm mục đích tạo tình trạng phân hóa giữa người Việt và làm ung thối tiềm năng đấu tranh dành độc lập của dân tộc. Theo ông Ngô Đình Luyện, khi về nước cầm quyền, Ông Diệm đã phải đối dầu với tình trang chia rẽ trầm trọng. Do đó, chính phủ không còn cách nào khác hơn là tập trung quyền hành để thống nhất uy quyền quốc gia, nhằm xây dựng độc lập cho dân tộc, phát triển kinh tế, cải tạo xã hội và ngăn cản âm mưu khuynh đảo của cộng sản.

Ngoài ra, để dễ dàng duy trì chế độ thực dân, người Pháp đã kiềm chế dân tộc Việt Nam trong cảnh thất học. Họ đã hạn chế việc xuất bản sách báo và kiểm soát gắt gao việc mở trường dạy học. Trong thực tế, chính quyền thực dân chỉ mở một số ít các trường học nhằm đào tạo một số công chức cấp thấp để phục vụ cho guống máy cai trị của họ tại Đông dương. Chủ ý của họ là tạo nên một giới thư ali5 thụ động, thiếu trách nhiệm, chỉ biết vâng lệnh và không biết tự tìm cách giải quyết các vấn đề. Do đó, khi thu hồi độc lập, chính quyền trung ương đã phải giải quyết tất cả mọi vấn đề trên toàn quốc. Theo ông Ngộ Đình Luyện, trong nội các của Ông Diệm năm 1955, chỉ có 2 đến 3 tổng trưởng là dám nhận lãnh trách nhiệm để điều hành các công việc thuộc phạm vi quyền hạn của họ. Còn những người còn lại, vì sợ trách nhiệm hoặc không đủ hiểu biết chuyên môn để giải quyết các vấn đề khó khăn; do đó, đã tìm mọi cách để tránh né và chuyển gánh nặng hành chánh của họ lên vai Tổng Thống Diệm. Chính vì tình trạng nầy, vào những năm sau cùng của chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa, Tổng Thống Diệm đã phải gởi hang núi hồ sơ cho ông Ngô đình Nhu, người cố vấn thân tín nhất của Tổng Thống để giải quyết. Đó là lý do giải thích tại sao hằng ngày Tổng Thống Diệm đã phải làm việc hết sức cực nhọc từ 5 giờ sáng đến nửa khuya và đôi khi đến 1 hy 2 giờ sáng ngày hôm sau.

Như điều tai hại cho Tổng Thống Diệm, là những người cộng sự viên thiếu tinh thần trách nhiệm nầy, thường bí mật phàn nàn với cố vấn Mỹ, là Tổng Thống Diệm không biết ủy quyền cho các thuộc cấp, muốn tập trung tất cả quyền hành vào trong tay mình, cho nên đã tạo nên nhiều sai lầm nghiêm trọng. (Theo Ngô Đình Luyện, đàm luận với tác giả). Chính vì vậy, mà Hilsman, Thứ Trưởng Ngoại Giao, Đặc Trách Viễn Đông Sự Vụ, khi quan sát tình hình Việt Nam vào đầu năm 1963, đã kết luận:

Dù có biện hộ hay né` tránh thế nào đi nữa, vấn đề cuối cùng vẫn là nơi Ông Diệm.

(Xem Hilsman, To Move A Nation, tr 460)

Phương Cách Thực Thi Dân Chủ.

Đối với Tổng Thống Diệm, dân chủ kiểu Mỹ là một sản phẩm xa xỉ hoàn toàn không thích hợp với một quốc gia chậm tiến như Việt Nam . Cũng theo Ông, xã hội Việt Nam, đa số dân chúng hơn 80% sống ở thôn quê, còn đói nghèo, thất học, không có an ninh, luôn bị du kích Cộng sản đe dọa; thì những tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do bầu cử chẳng có ý nghĩa gì cả đối với họ. Điều mà dân chúng ở nông thôn mong muốn là một chính quyền mạnh mẽ, đủ để bảo đảm an ninh cho họ chống lại sự khủng bố của Việt Cộng. Hằng đếm, du kích Cộng sản dùng sung hăm dọa để thu thóc gạo, cưởng bách con em họ phải tham gia hang ngũ cán binh Việt Cộng. Ngoài ra, dân quê cần chính quyền tạo cho họ một đời sống đủ ăn, đủ mặc chống lại sự bóc lột của chủ đất, và của một thiểu số có thế lực và giàu có. Rồi từ đó, họ có đủ phương tiện gởi con em họ đến trường học, hấp thụ được một nền giáo dục căn bản, đủ kiến thức chính trị cần thiết. Lúc đó, người dân quê sẽ biết xử dụng quyền tự do căn bản của họ, để thực sự tham gia các cuộc bầu cử và ứng cử nhằm ngăn chận những người địa chủ và một thiểu số giàu có, lợi dụng sự nghèo đói và thất học của họ đã khai thác và bóc lột họ.

Lý thuyết của Tổng Thống Diệm đã được áp dụng vào thực tế qua những chương trình sau đây:

Chương trình cải cách ruộng đất, được mệnh danh là chương Trình Người Cày Có Ruộng trong đó chính phủ mua đất của các địa chủ phát cho người nghèo.

Chương Trình Dinh Điề, chính phủ đã thực hiện một công cuộc di dân từ các làng xã dân cư đông đúc và nghèo khổ; ở đó dân không đủ đất để cày hoặc đất đai quá cằn cổi, đến những vùng đất đai trù phú hơn ở Cao Nguyên để khẩn hoang lập nghiệp. Trong thời gian đầu, chính phủ giúp cho dân chúng đầy đủ các vật dụng để xây cất nhà cửa, các nông cụ canh tác. Đồng thời, chính phủ cũng cung cấp đầy đủ lương thực và quần áo để sống trong vòng 6 tháng đầu tiên để chờ đợi mùa màng sinh hoa lợi.

Chương trình Khu Trù Mật, chính phủ đã chọn một số địa điểm ở thôn quê, để xây dựng các cơ sở với những tiện nghi của thành phố như lập nhà máy điện, đào gieng61 nước được trang bị máy bom tối tân, xây bệnh viện, trường học .. để dân chúng nông thôn hưởng thụ những tiện ích của đời sống văn minh.

Chương trình Ấp Chiến Lược. Đây là chương trình rất quan trọng nằm trong sách lược của quốc gia nhằm chống lại cuộc chiến tranh khuynh đảo do chính quyền Hà Nội chủ xướng.

Qua chương trình nầy, chính quyền địa phương đã thực hiện một cuộc thanh lọc để loại trừ những thành phần cộng sản nằm vùng ra khỏi dân chúng. Sau đó, chính quyen62 đoàn ngũ hóa dân chúng thành những tổ chức chiến đấu để chống lại sự khủng bố của cộng sản. (…)

Về phương diện kinh tế, mỗi ấp đã trở thành một đơn vị phát triển kinh tế tự túc. Thật vậy, lúc đầu với một máy sản xuất gạch ngói có tính cách tiểu công nghệ do chính phủ giúp đở, với lối làm việc vầnn công và đổi công, chẳng bao lâu trong ấp, tất cả các nhà tranh được thay thế bằng các nhà gạch với mái ngói khang trang với vườn cây ăn trái tốt tươi và xinh đẹp.

Về phương diện chính trị, mỗi ấp tự bầu lên một ban trị sự để điều hành mọi công việc trong ấp. đây là phương cách hữu hiệu và thực tiễn để người dân quê có thể tiếp tục xử dụng những quyền tự do dân chủ căn bản để bầu người đại diện của mình vào cơ cấu hành chánh xã ấp.

Theo Tổng Thống Diệm, đây là cách thực hiện dân chủ hiệu quả nhất của một quốc gia chậm tiến đang phải đối phó với cuộc chiến tranh phá hoại và khủng bố do Cộng sản điều động từ bên ngoài. Nói một cách khác, đây là cách phát triển dân chủ từ hạ tầng cơ sở đến thượng tầng kiến trúc của quốc Gia. Chỉ trong cơ cấu nầy, người dân quê cô thế và thất học mới thật sự được thụ hưởng những quyên tự do căn bản của con người. Cũng theo Tổng Thống Diệm, phương cách chính trị phù hợp với truyền thống dân chủ ngàn xưa của dân tộc Việt. Đó là người dân được quyến quyết định mọi việc trong làng, phép vua thua lệ làng. Và thượng tầng, vẫn được duy trì được uy quyền tối thượng của quốc Gia.

Tổng Thống Diệm cũng thường nói với cộng sự viên thân tín như sau:

Nếu đem áp dụng một cách cứng ngắt kiểu dân chủ Mỹ vào Việt Nam, không những không đem lại lợi ích cho Quốc Gia, mà còn tạo thêm cho một thiểu số giàu có bóc lột những người dân nghèo thất học, giúp phương tiện cho những chính trị gia cơ hội, xu thời và những thành phần thân Cộng ở các thành phố dùng các phương tiện truyền thông để chỉ trích chính phủ, gây thêm rối loạn trong một quốc gia cần sự ổn định, để theo đuổi cuộc chiến tranh sống còn chống lại âm mưu khuynh đảo của Cộng sản. (Võ Văn Hải, đàm luận với tác giả, tại Đalat, 1973)

(còn tiếp)

-Sai Lầm của Mỹ

-Dân Chủ Theo Lối Mỹ

-Nhầm Lẫn Chết Người

Trong khi đó, những nhân vật trí thức cấp tiến của Bộ Ngoại Giao Mỹ, Harriman, Hilsman, đã không hiểu được bản chất của cuộc chiến tranh Việt Nam nên đã có những nhận định và chính sách sai lầm khi theo đuổi cuộc chiến tranh chống Cộng. Sau nầy, Tổng Thống Nixon đã phân tích điều đó trong tác phẩm No More Vietnam của ông. Ông cho rằng các chuyên gia của chính quyền Kennedy thời đó đã lầm lẫn cho rằng cuộc chiến tranh Việt Nam là một cuộc chiến tranh cách mạng. Trong khi đó, thực tế, đó là cuộc chiến tranh du kích, phá hoại, khủng bố, đột nhập từ bên ngoài do Cộng sản Hà Nội điều động.

Chính vì vậy, những chuyên gia nầy luôn luôn đòi hỏi phải mở rộng tự do báo chí, tự do hội họp và lập các đoàn thể, tạo điều kiện cho các chính trị gia đối lập tham gia vào nội các để có thêm hậu thuẩn trong quần chúng. (xem Nixon, op.cit., 1982)

Đây là những điề kiện mà theo Tướng Taylor của Mỹ nhận xét, ngay chính nước Mỹ cũng không thể áp dụng được trong thời chiến tranh như Thế Chiến Thứ Hai chẳng hạn. Và ngày nay, sau khi cuộc chiến tranh Việt Nam chấm dứt, thực tế càng cho thấy một cách rõ ràng hơn của các cố vấn chính trị của Tổng Thống Kennedy. Thật vậy, Miền Nam đã mất, không phải vì Cộng sản thành công trong việc kêu gọi dân chúng nổi dậy lật đổ chính quyền như sách lược khuynh đảo trong chiến tranh cách mạng do cộng sản chủ xướng. Nhưng thực tế, Miền Nam đã sụp đổ vì Cộng sản đã xử dụng thiết giáp, chiến xa, đại pháo và quân đội chính quy tiến vào Dinh Độc Lập, nghĩa là những phương tiện của một cuộc chiến tranh qui ước đột nhập từ ngoài vào, phối hợp với những hoạt động du kích phá hoại từ bên trong.

Chính vì thế, Tổng Thống Diệm đã than thở:

Chúng ta có một người bạn quí giúp đở tiền bạc nhưng không hiểu chi cả về chuyện Việt nam.

(Nguyễn Văn Châu, 1989, tr.228)

Trong khi đó, ông Nhu cũng thường tâm sự với cộng sự viên thân cận của ông như sau:

Mỹ có thói quen bắt buộc các đồng minh phải rập khuôn như họ … nhưng ở Mỹ khác, ở Á Châu nầy khác … Trong một quốc gia hòa bình thì lại hoàn toàn khác với một quốc gia đang có chiến tranh. Tổng Thống kennedy khuyến cáo Việt Nam cải tổ cơ chế dân chủ có nghĩa là phỏng theo phong cách sinh hoạt chính trị xã hội Mỹ . .. Ông cha chúng tôi đã có nhiều kinh nghiệm chia rẽ, nạn kỳ thị và phe phái … Nếu ở Việt Nam áp dụng dân chủ như Mỹ thì chỉ đi đến tình trạng hổn loạn. Mà Việt Nam thì không thể chấp nhận được tình trạng hổn loạn giữa lúc đang có chiến tranh. (Bs trần Kim Tuyến, đàm luận với tác giả, Cambridge, tháng 9, 1986)

Có lẽ một cách tổng quát phải nói rằng, đối với quan niệm Dân Chủ Tây Phương và tinh thần quản trị khoa học của Mỹ, lề lối làm việc của Tổng Thống Diệm không thể chấp nhận được và Tổng Thống Diệm quả là nhà độc tài vì Ông ta không biết cách ủy nhiệm quyền hành và phân quyền trong guồng máy cai trị quốc gia.

Tuy nhiên, trong thực tại chính trị Việt Nam, có lẽ cũng là một sai lầm nếu nghĩ rằng những phương pháp đem lại kết quả tốt ở Phương Tây, nó cũng sẽ đạt được những thành tích như vậy, khi đem áp dụng ở Phương Đông. Và những nhà làm chính sách ở Hoa Thịnh Đốn càng không thể tránh được những lỗi lầm nghiêm trọng, khi họ quá tự phụ về những hiểu biết của họ, nhưng trong thực tế, họ rất nghèo nàn trong kiến thức về văn minh và lịch sử Việt nam.

Dân Chủ Theo Lối Mỹ

Có một sự thật hết sức mĩa mai, các viên chức thuộc Bộ Ngoại Giao Mỹ luôn luôn đòi hỏi Tổng Thống mở rộng tự do, đề cao dân chủ pháp trị cho phép những đảng phái tham gia vào nội các, nhằm lôi cuốn sự ủng hộ của quần chúng về phía chính quyền. Đồng thời, chính họ lại là những người bất chấp cả những nguyên tắc căn bản của công pháp quốc tế, bí mật xử dụng quyền lực của Mỹ để lật đổ chính quyền Ông Diệm.

Thật vậy, từ năm 1954, những nhà làm chính sách của Mỹ tại Bộ Ngoại Giao nghĩ rằng họ có quyền thay đổi chính phủ Việt nam, nếu quyền lợi của nước Mỹ đòi hỏi như vậy. William C.Gibbons đã phân tích chính sách đó như sau:

Từ lúc khai sinh ra chính quyền Diệm vào năm 1954, nhiều nhà làm chính sách Mỹ đã cho rằng, trong những trường hợp nhất định nào đó, Mỹ quốc không những có quyền mà còn có trách nhiệm đem đến một sự thay đổi tại Việt nam. Đường lối nầy cũng khá phổ biến trong việc bang giao cũa Mỹ đối với chính quyền của những quốc gia khác trên thế giới, mà ở đó quyền lợi của Hoa Kỳ đòi hỏi những hành động như thế. Và để theo đuổi triết lý nầy, Hoa Kỳ đã sắp đặt và hổ trợ những cuộc đảo chánh tại Ba Tư và Guatamala để thay thế những nhà lãnh đạo của những chính phủ của các nước đó, bằng những người lãnh đạo do Hoa Kỳ chọn lựa.

(xem William C.Gibbons, quyển II, 1961-1964, tr 140-141)

Một sự thật khác cũng khá ngộ nghĩnh, các viên chức dân sự có học thức tại Bộ Ngoại Giao Mỹ thường tỏ ra thái độ bảo thủ, thực dân, khinh thường chủ quyền của các dân tộc khác. Trong khi đó, các tướng lãnh và các nhà quân sự tại Bộ Quốc Phòng lại là những người có đầu óc tiến bộ, ôn hòa, biết kính trọng chủ quyền cùa các quốc gia khác và lại am hiểu tình hình Việt Nam một cách sâu rộng hơn. Thật vậy, khi điều trần trước quốc Hội Mỹ, Thượng Nghị Sị Church đặt câu hỏi, liệu Mỹ có thể xử dụng áp lực buộc Ông Diệm phải thay đổi chính sách không? Tổng Trưởng Quốc Phòng Mỹ MacNamara trả lời:

Vâng, việc xử dụng áp lực nằm trong khả năng của chúng ta. Nhưng việc bảo đảm để [Diệm] hành động phù hợp với những điều khuyến cáo của chúng ta, nó vượt ra ngoài khả năng của chúng ta. Đây là một chính quyền độc lập và tôi nghĩ rằng thật không thích hợp để chúng ta cho rằng, đó là một thuộc địa [của chúng ta]. (xem Gibbons, op.ct., tr.192)

Trong khi đó Tướng Taylor cũng đã xét một cách chính xác về tài lãnh đạo của Tổng Thống Diệm, khi ông phát biểu trước Ủy Ban Ngoại Giao của Thương Viện Mỹ vào ngày 8.10.1963:

Chúng ta cần một người cứng rắn để lãnh đạo quốc gia nầy, chúng ta cần một nhà độc tài trong thời gian chiến tranh và chúng ta đang có nhân vật đó. Quốc gia nầy đang trải qua một cuộc nội chiến và tôi nghĩ rằng cố gắng áp đặt những điều mà chúng ta gọi là những tiêu chuẩn dân chủ bình thường đối với chính quyền nầy là một điều không thực tế. (Ibid.)

Nhầm lẫn chết người

Nhưng sự khác biệt quan trọng hơn hết là những lý do thầm kín bắt nguồn từ quyền lợi của hai quốc gia. Đối với Tổng Thống Diệm, con người đã hy sinh cả cuộc đời của Ông để tranh đấu cho độc lập và chủ quyền của Quốc Gia. Đối với Ông, đó là những thứ thiêng liêng nhất, không thể bị hy sinh, không thể dùng để đổi chác bất cứ điều gì. Đối với Ông, nếu để người Mỹ can thiệp vào nội bộ Việt Nam , thì chủ quyền Quốc Gia bị xâm phạm, chính nghĩa của cuộc tranh đấu chống Cộng cũng mất Do đó, dù có nhận bao nhiêu viện trợ của Mỹ đi nữa Miền Nam sẽ thua Cộng sản. Bài học của thực dân Pháp tại Việt Nam 1946-1954 đã cho thấy điều đó. Ông Diệm đã thẳng thắn bày tỏ quan điểm đó cho Đại Sứ Nolthing biết:

Việt Nam không muốn trở thành một xứ bảo hộ [của Mỹ] ( Viet Nam does not want to be a protectorate)

Xa hơn nữa, một nhà nho như Ông Diệm được đào tạo theo một hệ thống giáo dục đặt nặng trên những giá trị đạo đức cá nhân và gia đình theo quan niệm của Khổng Tử và Ông cũng hấp thụ quan niệm dân chủ cổ điển và lý tưởng Montesquieu, Voltaire, Jean Jacques Rousseau … từ thế kỷ 19 của Pháp. Do đó, Ông Diệm rất khó hiểu được thực tế chính trị văn minh nước Mỹ, một nên văn minh chú trọng đến những quyền lợi kinh tế vật chất và thực tiễn của đời sống. Tổng Thống Diệm đã lầm lẫn khi nghĩ rằng dù có những bất đồng quan điểm với những nhà làm chính sách Mỹ, nhưng vì sự nghiệp đấu tranh cho Tự Do Dân Chủ và chống Cộng chung của hai Quốc Gia, Hoa Kỳ là đồng minh mà Ông có thể dựa vào lúc chung cuộc.

Nhưng đây chính là sự lầm lẫn hết sức nghiêm trọng có lẽ đã dẫn đến cái chết của Tổng Thống Diệm. Vì cho đến lúc chết, Ông Diệm vẫn không tin rằng chính Tổng Thống Kennedy đã chính thức chấp thuận một cuộc đảo chánh lật đổ chế độ của Ông. Trong thực tế, nếu Ông Diệm biết cuộc đảo chính do người Mỹ sắp đặt, Ông ta nghĩ rằng đó chỉ là một số nhân viên trong chính quyền Mỹ và những nhân viên CIA chống Diệm mà thôi.

Thật vậy, chính Tổng Thống Diệm cho đến 10 giờ sáng ngày 1.11.1963, vẫn còn tin rằng chỉ có CIA Mỹ nhúng tay vào vụ đảo chánh, cho nên Ông đã phàn nàn với Đại Sứ Lodge về âm mưu đó:

Tôi biết sẽ có một cuộc đảo chánh xảy ra, nhưng tôi không biết ai sẽ thực hiện.

I know there is going to be a coup, but I don’t know who is going to do it.

(Điện văn của Tòa Đại Sứ Sài Gòn số 841 ngày 1.10.1963)

Lodge còn long trọng trả lời Tổng Thống Diệm:

Ngài có thể an tâm, nếu có bất cứ người Mỹ nào có hành động sai trái nầy, tôi sẽ trục xuất họ ra khỏi nước nầy.

(You can be sure if any American committed an impropriety, I [would] snd him out of the country. (Ibid.)

Trong khi đó, Tổng Thống Diệm đã không thể nào hiểu được rằng, chính Tổng Thống Kennedy, nhà lãnh đạo chính quyền nước Mỹ, một quốc gia thượng tôn pháp luật và dân chủ, đã chính thức chấp nhận cuộc đảo chánh để ám hại Ông.

Tóm lại, sau khi duyệt xét lại những liên hệ ngoại giao giữa Mỹ và Việt Nam , cùng những khác biệt quan điểm dân chủ giữa Tổng Thống Diệm và chính quyền Kennedy ta thấy những đổ vỡ khó có thể tránh được. Và viên đạn mà các tướng lãnh Việt Nam quyết định bắn vào đầu Tổng Thống Diệm và Ông Nhu, cố vấn của Ông vào ngày 2.11.1963 đã là một sáng kiến của người Mỹ, được lưu trử trong tài liệu Hội đồng An Ninh Quốc Gia Mỹ từ năm 1961, mặc dù đã được bôi xóa một cách cẩn thận. Thật vậy, trong bản lược thuật ngày 5.10.1961 gởi cho Carl Kaysen, một thành viên trong ban Tham Mưu của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia, Frank C.Child, một cựu nhân viên trong Phái Bộ Viện Trợ của Đại Học Tiểu Bang Michigan tại Việt Nam , đã viết:

Chỉ có một cuộc đảo chánh quân sự - hay là một viên đạn ám sát – mới thay thế quyền lãnh đạo tại Việt Nam .

Từ những dữ kiện nầy cho thấy một số giới chức tại Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã chuẩn bị cho cuộc đảo chánh và có ý định tiến hành một cuộc ám sát Tổng Thống Diệm từ lâu.

Và cuộc đảo chánh ngày 1.11.1963 bắt nguồn từ những lý do sâu xa, đó là khác biệt giữa hai nền văn hóa Đông - Tây, giữa quan niệm về Dân Chủ Tự Do, những định chế chính trị và hoàn cảnh xã hội của Quốc Gia phát triển kỷ nghệ và một Quốc Gia chậm tiến, cộng thêm với sự hiểu biết về bản tính cá nhân và mâu thuẩn quyền lợi quốc gia đã khiến nhà lãnh đạo của nước Mỹ phải chính thức quyết định một cuộc đảo chánh lật đổ vị lãnh đạo của một quốc gia gọi là Đồng Minh với họ.

Có lẽ các lãnh đạo Hoa Kỳ đã không hiểu rõ hay không đánh giá đúng mức tầm quan trọng của những khác biệt đó cho nên sau khi đã lật đổ Tổng Thống Diệm, lập lên được những chính phủ quân nhân như họ mong muốn, họ vẫn thất bại không đem đến sự ổn định và dân chủ cho dân chúng Miền Nam. Có lẽ cũng chính vì lý do đó, mà với phương tiện chiến tranh hết sức qui mô và tối tân của một siêu cường bậc nhất trên thế giới, họ đã thua cuộc chiến tranh tại phần đất nghèo nàn và nhỏ bé như Việt Nam .

Tiến sĩ Phạm Văn Lưu

Melbuorne 10.2006

Counter