Tiêu chuẩn của thế giới Tây Phương nói chung là bảo vệ động vật, gia súc, bảo tồn thiên nhiên. Khi Việt Nam mởi cửa đón du khác nhưng không phổ biến thông tin về bảo vệ đông vật hoang dã, cấm bán những món thịt rừng trong danh sách bảo vệ động vật của thế giới . Các hàng quán vùng ngoại ô Việt Nam vẫn công khai làm thịt, trích lấy máu, lấy mật, hay nhốt các động vật quí hiếm là hành động đã man, hành hạ động vật v.v. trong sự quan sát của du khách ngoại quốc.
xin xem những hình ảnh sau đây
audio lưu trữ
http://www.youtube.com/watch?v=tZJ_RH-tLdM
Một đoạn phim vừa được tung lên YouTube đang gây xôn xao cộng đồng mạng: một nhóm quay phim người nước ngoài quay một quán ăn ở Việt Nam có nuôi nhốt gấu thì bị bà chủ quán lao ra, rút dép quật túi bụi và mắng chửi ầm ĩ với lời lẽ hết sức thô tục.Xem video (Lưu ý: đoạn video có những lời lẽ thô tục, không phù hợp với độc giả chưa trưởng thành)
Các cơ quan chức năng phát hiện vượn đen má trắng nuôi nhốt trái phép tại Công ty Trà King Lộ, Lâm Đồng đầu tháng 6-2010 (ảnh do Chi cục Kiểm lâm Lâm Đồng cung cấp) |
Nhóm quay phim đó là những người cứu hộ động vật hoang dã. Đoạn phim chỉ 40 giây nhưng để lại trong người xem những cảm xúc ngổn ngang và trên hết là sự xấu hổ. Đoạn phim sau đó được bình luận trên một đài truyền hình nước ngoài. Và chắc chắn người xem trên toàn thế giới có thể biết câu chuyện diễn ra ở Việt Nam, về cách hành xử kém văn hóa, không chỉ với những người cứu hộ mà với cả các loài động vật hoang dã.
Bất cứ người Việt nào ban đầu xem đoạn phim này cũng sẽ bật cười. Có lẽ vì nó quá hài hước. Nhưng sau đó sẽ phải thấy xấu hổ, xấu hổ tận cùng: người nước ngoài muốn cứu những con gấu tội nghiệp, còn người mình xông ra hùng hổ như những con gấu hung tợn để cố che giấu việc làm đáng xấu hổ của mình!
Sừng tê giác, cao hổ cốt, cao khỉ, mật gấu hoặc heo rừng, chồn hương, cheo, nai, mễn, nhím… luôn là những món quà quý để tặng nhau hoặc đãi đằng nhau của không ít người. Người chức to hoặc người nhiều tiền lại càng có cơ hội sở hữu các món “quà quý” đó và có nhiều “bữa ăn hoang dã” hơn.
Mấy năm trước, Việt Nam thu hút sự chú ý của thế giới bởi một phát hiện chấn động: có một quần thể tê giác cư ngụ tại rừng Nam Cát Tiên. Nhưng cách đây vài tháng, con tê giác - có thể là cuối cùng - đã bị bắn hạ.
Cũng trong thời gian này, liên tục bảy con voi rừng ngã lăn ra chết bí hiểm ở khu vực tỉnh Đồng Nai mà nhiều khả năng do bị đánh thuốc độc. Rồi hàng chục con voọc chà vá chân đen bị bắn và phanh thây ở Khánh Hòa. Nhiều con voọc ngũ sắc khác bị bắt, giết ở các tỉnh miền Trung. Ở Bắc Trung bộ, cháo khỉ, óc khỉ sống là món được coi là đặc sản (!). Ở TP.Sài gòn , giới đại gia kháo nhau có thể mở tiệc bằng một con bò rừng thui tươi roi rói mà dứt khoát khi cần là có!
Ai cũng muốn sống nhưng ít ai quan tâm đến sinh mạng của các loài khác. Ai cũng sợ một ngày trái đất không còn sự sống nhưng mạnh ai nấy tàn sát sự sống trên Trái đất này. Rừng bị tận diệt, thú bị tận diệt và thiên tai trên Trái đất cũng ngày càng dữ dội, nghiệt ngã. Chưa nói trên thế giới nhiều nước vừa qua chịu cái nắng nóng lên đến 50OC, ngay tại nước ta năm nay hạn hán nghiêm trọng và kéo dài đến khắc nghiệt.
Sông Hồng trơ đáy, mặn xâm nhập đồng bằng sông Cửu Long hàng chục kilômet, lũ lụt dữ dội ở miền Trung và Tây nguyên… Những chỉ dấu đó là hệ quả của lối sống vô độ của chính con người, vốn được xem là loài động vật tiên tiến nhất trên hành tinh này.
Ngày nào đó chúng ta sẽ thức tỉnh, khi bên bờ vực của sự hủy diệt. Nhưng sao không phải là hôm nay? Hãy biết xấu hổ hoặc giận dữ, hoặc đơn giản là biết từ chối một món thịt rừng, một lạng cao hổ cốt là chúng ta đã bắt đầu có một ứng xử văn hóa, công bằng và có trách nhiệm với hành tinh này.
ĐẶNG PHƯƠNG