LTS: Những bài vở trên đây không nhất thiết là quan điểm của diễn đàn. Mục đích để đóng góp tài liệu tham khảo, tài liệu lịch sử làm phong phú thêm trí tuệ, làm sáng tỏ sự thật, vạch trần tội ác tập đoàn việt gian Cộng Sản. tội ác tên Giặc Hồ Chí Minh và bè lũ tay sai việt gian bán nước đã cố tình bưng bít, dấu kín, xuyên tạc lịch sử Việt Nam, giết hàng chục triệu người dân vô tội, bỏ tù hàng triệu quân cán chính VNCH, bán đất dâng biển, làm nô lê cho Tàu, Nga..v.v..
" Hiểu một thời đại nghĩa là phải lấy con tâm và con mắt lịch sử, nghiệm qua các thời đại để mà đứng trên nền tảng với điều kiện đó để mà hiểu thời đại đó.""[HH-trang45]
" Để phục hưng và phục hoạt, phải lấy một con mắt nghiêm ngặt Việt, đứng siêu nhiên trên lập trường Việt, thi thiết bằng những chính sách và kế hoạch siêu nhiên và nghiêm ngặt, có một thái độ nghiêm ngặt và siêu nhiên lịch sử Việt."[HH-trang45]



HOME-Tro Ve Trang Chinh




Wednesday, July 21, 2010

Văn hóa tâm linh - đất tổ Hùng Vương

Tư liệu này được trích dẫn lại trong bài " Văn hóa tâm linh - đất tổ Hùng Vương " của tác giả Hồng Tử Uyên, trong tạp chí Nguồn Sáng số 23, trong dịp lễ hội giỗ Tổ Hùng Vương 1998.
"Từ nhiều năm nay, chúng tôi đã cố gắng sưu tầm các truyền thuyết thư tịch cổ, các ngọc phả các xã quanh vùng có đền thờ các vua Hùng như xã Hy Cương (Vĩnh Phú) hiện lưu trữ tại Vụ Bảo Tồn Bảo Tàng, Bộ Văn Hóa (số liệu HT.AE9) thì các tài liệu này không ghi chép là 18 đời vua Hùng mà lại ghi là 18 chi. Mỗi chi gồm nhiều đời vua, có cả năm can - chi lúc sanh và lúc lên ngôi. Các đời vua trong một chi đều lấy hiệu của vua đầu chi ấy.

Mười tám chi ấy như sau:

1. Chi Càn: Kinh Dương Vương, húy Lộc Tục, sinh năm Nhâm Ngọ (2919 tr.TL) lên ngôi năm 41 tuổi, không rõ truyền mấy đời vua ở ngôi tất cả 86 năm, từ năm Nhâm Tuất (2879 tr.TL) đến Đinh Hợi (2794 tr.TL). So ngang với Trung Quốc vào thời đại Tam Hoàng. (?)

2. Chi Khảm: Lạc Long Quân, húy Sùng Lãm, tức Hùng Hiền Vương, sinh năm Bính Thìn (2825 tr.TL) lên ngôi 33 tuổi, không rõ truyền mấy đời vua. Chi này ở ngôi tất cả 269 năm, đều xưng là Hùng Hiền Vương, từ năm Mậu Tí (2793 tr.TL) đến năm Bính Thìn (2525tr.TL) ngang với Trung Quốc vào thời Hoàng Đế (Ngũ Đế).

3. Chi Cấn: Hùng Quốc Vương, húy Hùng Lân, sinh năm Canh Ngọ (2570 tr.TL) lên ngôi khi 18 tuổi. Không rõ truyền mấy đời vua đều xưng là Hùng Quốc Vương. Từ năm Đinh Tỵ (2524 tr.TL) đến năm Bính Tuất ( 2253 trc. Tl) Ngang với Trung Quốc vào thời Đế Thuấn, Hữu Ngu.

4. Chi Chấn: Hùng Hoa Vương, húy Bửu Lang, không rõ năm sinh, lên ngôi năm Đinh Hợi (2254 tr.TL) không rõ truyền mấy đời vua đều xưng là Hùng Hoa Vương, ở ngôi tất cả 342 năm, từ năm Đinh Hợi (2254 tr.TL) đến Mậu Thìn (1918 tr.TL). Ngang với Trung Quốc vào thời Đế Quýnh nhà Hạ.

5. Chi Tốn: Hùng Hy Vương, húy Bảo Lang, sinh năm Tân Mùi (2030 tr.TL) lên ngôi khi năm 59 tuổi. Không rõ truyền mấy đời vua,đều xưng là Hùng Hy Vương, ở ngôi tất cả 200 năm, từ năm Kỷ Tỵ (1912 tr.TL) đến Mậu Tí (1713 tr.TL). Ngang với Trung Quốc vào thời Lý Quý (Kiệt) nhà Hạ.

6. Chi Ly: Hùng Hồn Vương, húy Long Tiên Lang, sinh năm Tân Dậu (1740 tr.TL), lên ngôi khi 29 tuổi, truyền hai đời vua, ở ngôi tất cả 81 năm, đều xưng là Hùng Hồn Vương, từ năm Kỷ Sửu (1712 tr.TL) đến năm Kỷ Dậu (1632 tr.TL). Ngang với Trung Quốc vào thời Ốc Đinh nhà Thương.

7. Chi Khôn: Hùng Chiêu Vương, húy Quốc Lang, sinh năm Quý Tỵ (1768 tr.TL) lên ngôi khi 18 tuổi, truyền 5 đời vua đều xưng là Hùng Chiêu Vương, ở ngôi tất cả 200 năm từ năm Canh Tuất (1631 tr.TL) đến năm Kỷ Tỵ (1432 tr.TL). Ngang với Trung Quốc vào thời Tổ Ất nhà Thương.

8. Chi Đoài: Hùng Vĩ Vương, húy Vân Lang, sinh năm Nhâm Thìn (1469 tr.TL) lên ngôi khi 39 tuổi, truyền 5 đời vua đều xưng là Hùng Vĩ Vương, ở ngôi tất cả 100 năm, từ năm Canh Ngọ (1431 tr.TL) đến năm Kỷ Dậu (1332 tr.TL). Ngang với Trung Quốc vào thời Nam Canh nhà Thương.

9. Chi Giáp: Hùng Định Vương, húy Chân Nhân Lang, sinh năm Bính Dần (1375 tr.TL), lên ngôi khi 45 tuổi, truyền 3 đời vua đều xưng là Hùng Định Vương, ở ngôi tất cả 80 năm, từ năm Canh Ngọ (1251 tr.TL) đến Kỷ Hợi (1162 tr.TL). Ngang với Trung Quốc vào thời Tổ Giáp nhà Ân.

10. Chi Ất: Hùng Uy Vương, huý Hoàng Long Lang, sinh năm Giáp Ngọ (1287 tr.), lên ngôi khi 37 tuổi, truyền 3 đời vua đều xưng là Hùng Uy Vương, ở ngôi tất cả 90 năm, từ năm Canh Ngọ (1251 tr.TL) đến Kỷ Hợi (1162 tr.TL) ngang với Trung Quốc thời Tổ Giáp nhà Ân.

11. Chi Bính: Hùng Trinh Vương, húy Hưng Đức Lang, sinh năm Canh Tuất (1211 tr.TL) lên ngôi khi 51 tuổi, truyền 4 đời vua, đều xưng là Hùng Trinh Vương, ở ngôi tất cả 107 năm, từ năm Canh Tí (1161tr.TL) đến năm Bính Tuất (1055 tr.TL) Ngang với Trung Quốc vào thời Thành Vương nhà Tây Chu.

12. Chi Đinh: Hùng Vũ Vương, húy Đức Hiền Lang, sinh năm Bính Thân (1105 tr.TL), lên ngôi khi năm 52 tuổi, truyền 3 đời vua đều xưng là Hùng Vũ Vương ở ngôi tất cả 96 năm, từ năm Đinh Hợi (1054 tr.TL) đến Nhâm Tuất (969 tr.TL). Ngang với Trung Quốc vào thời Mục Vương nhà Tây Chu.

13. Chi Mậu: Hùng Việt Vương, húy Tuấn Lang, sinh năm Kỷ Hợi (982 tr.TL) lên ngôi khi 23 tuổi, truyền 5 đời vua, đều xưng là Hùng Việt Vương, ở ngôi tất cả 105 năm, từ năm Quý Hợi (958 tr.TL) đến Đinh Mùi (854 tr.TL). Ngang với Trung Quốc vào thời Lệ Vương nhà Tây Chu.

14. Chi Kỷ: Hùng Anh Vương, húy Viên Lang, sinh năm Đinh Mão (894 tr.TL) lên ngôi khi 42 tuổi, truyền 4 đời vua, đều xưng là Hùng Anh Vương, ở ngôi tất cả 99 năm, từ năm Mậu Thân (755 tr.TL). Ngang với Trung Quốc vào thời Bình Vương nhà Đông Chu.

15. Chi Canh: Hùng Triệu Vương, húy Cảnh Chiêu Lang, sinh năm Quý Sửu (748 tr.TL), lên ngôi khi 35 tuổi, truyền 3 đời vua, đều xưng là Hùng Triệu Vương, ở ngôi tất cả 94 năm, từ năm Đinh Hợi (754 tr.TL) đến năm Canh Thân (661 tr.TL). Ngang với Trung Quốc vào thời Huệ Vương nhà Đông Chu.

16. Chi Tân: Hùng Tạo Vương (Thần phả xã Tiên Lát, huyện Việt Yên, tỉnh Hà Bắc, ghi đời thứ 16 là Hùng Tạo Vương, đóng ở Việt Trì, có thạch tướng quân đánh tan giặc Man, vua phong làm Chuyển Thạch Tướng Đại Vương – “Người anh hùng làng Dóng”, Cao Xuân Đỉnh, Nxb KHXH, 1969 tr.126 – 130), húy Đức Quân Lang, sinh năm Kỷ Tỵ (712 tr.TL) lên ngôi khi 53 tuổi, truyền 3 đời vua,tất cả 92 năm, từ năm Tân Dậu (660 tr.TL) đến Nhâm Thìn (569 tr.TL). Ngang với Trung Quốc vào thời Linh Vương nhà Đông Chu.

17. Chi Nhâm: Hùng Nghị Vương, húy Bảo Quang Lang, sinh năm Ất Dậu (576 tr.TL), lên ngôi khi 9 tuổi, truyền 4 đời vua đều xưng là Hùng Nghị Vương, ở ngôi tất cả 160 năm, từ năm Quý Tỵ (568 tr.TL) đến năm Nhâm Thân (409 tr.TL). Ngang với Trung Quốc vào thời Uy Liệt Vương nhà Đông Chu.

18. Chi Quý: Hùng Duệ Vương, huý Huệ Vương, sinh năm Canh Thân (421 tr.TL), lên ngôi khi 14 tuổi, truyền không rõ mấy đời vua (có lẽ 3 đời), vì ở đình Tây Đằng, huyện Ba Vì, Hà Nội có bài vị “Tam Vi Quốc Chúa”, ở ngôi tất cả 150 năm, từ năm Quý Dậu (408 tr.TL) đến Quý Mão (258 tr.TL). Ngang với năm thứ 17 đời Uy Liệt Vương, đến năm thứ 56 đời Noãn Vương nhà Đông Chu, Trung Quốc.

Đây là một tư liệu chứng minh cho sự tồn tại trên thực tế thời Hùng Vương kéo dài 2622 năm (Từ 2879 tr.CN đến 258 tr.CN) để tiện việc tham khảo. Dựa trên tư liệu này thì không có vị vua Hùng thứ 14 có tên là Hùng Nghi, hiệu Nhược Ngao "

Các bạn hãy thử nghĩ coi sao chúng ta không bị Hán hoá nhỉ.

Từ trước đến nay “chúng ta” thường nghĩ rằng “đời” vua Hùng là giai đoạn sinh sống của một vị vua thuộc họ Hồng Bàng, cho nên với 18 đời vua mà thời gian kéo dài đến 2622 năm thì có vẻ rất vô lý.

Gần đây công trình nghiên cứu của Trần Huy Bá về Hùng Vương và sự tích “Hùng Triều Ngọc Phả” do Nguyễn Như Đỗ sống vào thời nhà Lê ghi rõ ràng như sau:”Thời đại Hùng Vương kéo dài 2622 năm gồm 47 đời vua”. Theo Hùng Vương Ngọc Phả thì chữ Đời vua dùng trong tài liệu này phải hiểu là chữ “thế” trong Hán tự không phải là một đời người mà là “một dòng gồm nhiều đời”. Riêng thế (hay đời) tức là chi Hùng Vương thứ 18, chi cuối cùng của thời đại Hùng Vương đã gồm 3 đời vua trị vì suốt 150 năm (?). Hiện nay ở Đình Tây Đằng, huyện Ba Vì, tỉnh Vĩnh Phú, còn bài vị “Tam Vị Quốc Chúa”. thờ 3 vị vua cuối cùng thuộc thế (tức đời hay chi) Hùng Vương thứ 18 này. Thế này chấm dứt vào năm 258TCN, tức là vào cuối đời nhà Chu bên Tầu.

Theo sự tích Ngọc Phả thì mỗi dòng vua được gọi là một “CHI”. Mỗi chi gồm nhiều đời vua và được xếp theo thứ tự bát quáithập can như sau:

. Cũng theo sự tích Ngọc Phả này thì thời Hùng Vương gồm cả thảy 47 đời vua theo thứ tự như sau:

1/ Chi Càn: Kinh Dương Vương.

Đại Việt Sử Ký Toàn Thư của Ngô Sĩ Liên chép như sau:”Kinh Dương Vương là vị vua đầu tiên của nước Đại Việt ta, cùng với Đế Nghi ở phương Bắc lên ngôi năm 2879 TCN”. Kinh Dương Vương húy là Lộc Tục, sinh năm Nhâm Ngọ (2919 TCN), lên ngôi năm 41 tuổi, trị vì 86 năm từ năm Nhâm Tuất (2879 TCN) đến năm Đinh Hợi (2794 TCN).

2/ Chi Khảm: Lạc Long Quân.

Lạc Long Quân húy Sùng Lãm, tức Hùng Hiền Vương, sinh năm Bính Thìn (2825 TCN), lên ngôi năm 33 tuổi. Chi này kéo dài 269 năm, từ năm Mậu Tý (2793 TCN) đến năm Bính Thìn (2525 TCN). Thời kỳ này được truyện cổ tích về họ Hồng Bàng Truyền Kỳ gọi là huyền sử Rồng Tiên. Tài liệu không ghi rõ là có mấy đời vua của chi này.

3/ Chi Cấn: Hùng Quốc Vương.

Hùng Quốc Vương húy Hùng Lân, thế này trị vì từ năm Đinh Tỵ (2524 TCN) đến năm Bính Tuất (2253 TCN), kéo dài 271 năm. Thời kỳ này chính là thời kỳ ở bên Tầu, Hoàng Đế diệt Xuy Vưu, Du Võng mà cổ sử của Trung Hoa cho là khởi nguyên của dân tộc Hán. Tài liệu không ghi rõ là có mấy vị vua trong chi này.

4/ Chi Chấn: Hùng Hoa Vương.

Hùng Hoa Vương tức Hùng Bửu Lang. Lên ngôi năm Đinh Hợi (2254 TCN) chi này trị vì suốt 342 năm, tức là đến năm 1712 TCN, tài liệu cũng không ghi rõ gồm mấy vị vua.

5/ Chi Tốn: Hùng Huy Vương húy Bảo Lang sinh năm 2030 TCN, lên ngôi năm 59 tuổi. Chi này kéo dài 200 năm tới năm 1771 TCN. Không ghi rõ có mấy vị vua của chi này.

6/ Chi Ly: Hùng Hồn Vương.

Hùng Hồn Vương húy Long Tiên Lang, sinh năm 1740 TCN, chi này gồm 2 đời vua kéo dài 81 năm đến năm 1690 TCN.

7/ Chi Khôn: Hùng Chiêu Vương.

Hùng Chiêu Vương húy Quốc Lang, sinh năm 1702 TCN, lên ngôi năm 12 tuổi. Chi này gồm 5 đời vua kéo dài 200 năm từ năm 1690 TCN đến năm 1490 TCN.

8/ Chi Đoài: Hùng Vĩ Vương.

Hùng Vĩ Vương húy Văn Lang, sinh năm 1466 TCN, lên ngôi năm 31 tuổi. Chi này gồm 5 đời vua cả thảy là 100 năm, từ năm 1435 TCN đến năm 1335 TCN.

9/ Chi Giáp: Hùng Định Vương.

Hùng Định Vương húy Chân Nhân Lang, sinh năm 1381 TCN, lên ngôi năm 45 tuổi. Chi này gồm 3 đời vua kéo dài được 80 năm từ năm 1336 TCN đến năm 1256 TCN.

10/ Chi Ất:Hùng Uy Vương.

Hùng Uy Vương húy Hoàng Long Lang, sinh năm 1294 TCN, lên ngôi năm 37 tuổi, chi này gồm 3 đời vua kéo dài được 90 năm, từ năm 1257 TCN đến năm 1167 TCN.

11/ Chi Bính: Hùng Trinh Vương.

Hùng Trinh Vương húy Hưng Đức Lang, sinh năm 1218 TCN, lên ngôi năm 51 tuổi. Chi này gồm 4 đời vua kéo dài 107 năm, từ năm 1168 TCN dến năm 1061 TCN.

12/ Chi Đinh: Hùng Vũ Vương.

Hùng Vũ Vương húy Đức Hiền Lang, sinh năm 1114 TCN, lên ngôi năm 52 tuổi, chi này có 3 đời vua, kéo dài 96 năm từ năm 1062 TCN đến năm 966 TCN.

13/ Chi Mậu: Hùng Việt Vương.

Hùng Việt Vương húy Tuấn Lang, sinh năm 990 TCN, lên ngôi năm 23 tuổi, chi này có 5 đời vua kéo dài 105 năm từ năm 967 TCN đến năm 862 TCN.

14/ Chi Kỷ: Hùng Anh Vương.

Hùng Anh Vương húy Viên Lang, sinh năm 905 TCN, lên ngôi năm 43 tuổi, chi này có 4 đời vua kéo dài từ năm 862 TCN đến năm 779 TCN tức là 83 năm.

15/ Chi Canh: Hùng Triệu Vương.

Hùng Triệu Vương húy Chiêu Lang, sinh năm 745T CN, lên ngôi năm 35 tuổi, chi này gồm 3 đời vua kéo dài từ năm 780 TCN đến năm 686 TCN tức là được 94 năm.

16/ Chi Tân: Hùng Tạo Vương.

Hùng Tạo Vương húy Đúc Quân Lang, sinh năm 740 TCN lên ngôi năm 53 tuổi, chi này có 3 đời vua kéo dài từ năm 687 TCN đến năm 595 TCN, tức là được 92 năm

17/ Chi Nhâm: Hùng Nghi Vương.

Hùng Nghi Vương húy Bảo Quang Lang, sinh năm 605 TCN, lên ngôi năm 9 tuổi, chi này có 4 đời vua kéo dài từ năm 596 TCN đến năm 336 TCN tức là được 260 năm.(Đoạn "Chi" này chưa rõ ràng)

18/ Chi Quý: Hùng Duệ Vương.

Hùng Duệ Vương húy Huệ Vương, sinh năm 350 TCN lên ngôi năm 14 tuổi, chi này có 3 đời vua kéo dài từ năm 337 TCN đến năm 258 TCN tức là được 79 năm.(Không phải 150 năm)..." Các vua Hùng đóng đô ở Phong Châu, nay là thành phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ. Kinh đô Phong Châu có 2662 năm lịch sử.

Một số bài viết nói rằng :"Theo phả hệ thì sau đó còn có Hùng Kinh Vương nhưng do trị vì trong thời gian quá ngắn, chỉ có 6 năm nên không được tính". Nhưng lại được biết Thục Phán là thủ lĩnh bộ lạc Âu Việt có người cô họ Lê lấy Hùng Duệ Vương, Duệ Vương từ đó không còn thường xuyên trông coi triều chính, cuối cùng bị Thục Phán và Cao Lỗ lừa chuốc rượu. Sau Thục Phán cướp ngôi lấy hiệu An Dương Vương triều đại các vua Hùng kết thúc.


Hùng Triều Ngọc Phả










Theo Nguyễn Khắc Thuần thì tài liệu mang tên “Hùng Triều Ngọc Phả” cho biết họ Hồng Bàng truyền được 18 đời gồm :





1- Hùng Vương tức Lộc Tục.



2- Hùng Hiền tức Sùng Lãm.



3- HÙng Lân.



4- Hùng Việp.



5- Hùng Hy.



6- Hùng Huy.



7- Hùng Chiêu.



8- Hùng Vĩ.



9- Hùng Định.



10- Hùng Uy .



11- Hùng Trinh.



12- Hùng Võ.



13- Hùng Việt.



14- Hùng Anh.



15- Hùng Triều.



16- Hùng Tạo.



17- Hùng Nghị.



18- Hùng Duệ.



.



Từ trước đến nay “chúng ta” thường nghĩ rằng “đời” vua Hùng là giai đoạn sinh sống của một vị vua thuộc họ Hồng Bàng, cho nên với 18 đời vua mà thời gian kéo dài đến 2622 năm thì có vẻ rất vô lý.



.











Gần đây công trình nghiên cứu của Trần Huy Bá về Hùng Vương và sự tích “Hùng Triều Ngọc Phả” do Nguyễn Như Đỗ sống vào thời nhà Lê ghi rõ ràng như sau:”Thời đại Hùng Vương kéo dài 2622 năm gồm 47 đời vua”. Theo Hùng Vương Ngọc Phả thì chữ Đời Vua dùng trong 18 đời vua Hùng không phải là một đời người mà là “một dòng (chi) gồm nhiều đời”. Riêng dòng Hùng Vương thứ 18, chi cuối cùng của thời đại Hùng Vương đã gồm 3 đời vua trị vì. Hiện nay ở Đình Tây Đằng, huyện Ba Vì, tỉnh Vĩnh Phú, còn bài vị “Tam Vị Quốc Chúa”. thờ 3 vị vua cuối cùng thuộc dòng Hùng Vương thứ 18 này. Chi này chấm dứt vào năm 258TCN.



.





Theo sự tích Ngọc Phả thì mỗi dòng vua được gọi là một “Chi”. Mỗi chi gồm nhiều đời vua và được xếp theo thứ tự bát quái và thập can như sau:



.





Càn, Khảm, Chấn ,Cấn ,Khốn, Ly, Khôn, Đoài và Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỳ, Canh,Tân, Nhâm, Qúy. Cũng theo sự tích Ngọc Phả này thì thời Hùng Vương gồm cả thảy 47 đời vua theo thứ tự như sau:



.





1/ Chi Càn: Kinh Dương Vương.



Đại Việt Sử Ký Toàn Thư của Ngô Sĩ Liên chép như sau:”Kinh Dương Vương là vị vua đầu tiên của nước Đại Việt ta, lên ngôi năm 2879.TCN”. Kinh Dương Vương húy là Lộc Tục, sinh năm Nhâm Ngọ (2919TCN), lên ngôi năm 41 tuổi, trị vì 86 năm từ năm Nhâm Tuất (2879TCN) đến năm Đinh Hợi (2794TCN).



.





2/ Chi Khảm: Lạc Long Quân.



Lạc Long Quân húy Sùng Lãm, tức Hùng Hiền Vương, sinh năm Bính Thìn (2825TCN), lên ngôi năm 33 tuổi. Chi này kéo dài 269 năm, từ năm Mậu Tý (2793TCN) đến năm Bính Thìn (2525TCN). Thời kỳ này được truyện cổ tích về họ Hồng Bàng gọi là huyền sử Rồng Tiên. Tài liệu không ghi rõ là có mấy đời vua của chi này.



.





3/ Chi Cấn: Hùng Quốc Vương.



Hùng Quốc Vương húy Hùng Lân, thế này trị vì từ năm Đinh Tỵ (2524TCN) đến năm Bính Tuất (2253TCN), kéo dài 271 năm. Tài liệu không ghi rõ là có mấy vị vua trong chi này.



.





4/ Chi Chấn: Hùng Hoa Vương.



Hùng Hoa Vương tức Hùng Bửu Lang. Lên ngôi năm Đinh Hợi (2254TCN) chi này trị vì suốt 342 năm, tức là đến năm 1712TCN, tài liệu cũng không ghi rõ gồm mấy vị vua.



.





5/ Chi Tốn: Hùng Huy Vương húy Bảo Lang sinh năm 2030TCN, lên ngôi năm 59 tuổi. Chi này kéo dài 200 năm tới năm 1771TCN. Không ghi rõ có mấy vị vua của chi này.



.





6/ Chi Ly: Hùng Hồn Vương.



Hùng Hồn Vương húy Long Tiên Lang, sinh năm 1740TCN, chi này gồm 2 đời vua kéo dài 81 năm đến năm 1690TCN.



.





7/ Chi Khôn: Hùng Chiêu Vương.



Hùng Chiêu Vương húy Quốc Lang, sinh năm 1502TCN, lên ngôi năm 12 tuổi. Chi này gồm 5 đời vua kéo dài 200 năm từ năm 1690TCN đến năm 1490TCN.



.





8/ Chi Đoài: Hùng Vĩ Vương.



Hùng Vĩ Vương húy Văn Lang, sinh năm 1466TCN, lên ngôi năm 31 tuổi. Chi này gồm 5 đời vua cả thảy là 100 năm, từ năm 1435TCN đến năm 1335TCN.



.





9/ Chi Giáp: Hùng Định Vương.



Hùng Định Vương húy Chân Nhân Lang, sinh năm 1381TCN, lên ngôi năm 45 tuổi. Chi này gồm 3 đời vua kéo dài được 80 năm từ năm 1336TCN đến năm 1256TCN.



.





10/ Chi Ất: Hùng Uy Vương.



Hùng Uy Vương húy Hoàng Long Lang, sinh năm 1294TCN, lên ngôi năm 37 tuổi, chi này gồm 3 đời vua kéo dài được 90 năm, từ năm 1257TCN đến năm 1167TCN.



.





11/ Chi Bính: Hùng Trinh Vương.



Hùng Trinh Vương húy Hưng Đức Lang, sinh năm 1218TCN, lên ngôi năm 51 tuổi. Chi này gồm 4 đời vua kéo dài 107 năm, từ năm 1168TCN dến năm 1061TCN.



.





12/ Chi Đinh: Hùng Vũ Vương.



Hùng Vũ Vương húy Đức Hiền Lang, sinh năm 1114TCN, lên ngôi năm 52 tuổi, chi này có 3 đời vua, kéo dài 96 năm từ năm 1062TCN đến năm 966TCN.



.





13/ Chi Mậu: Hùng Việt Vương.



Hùng Việt Vương húy Tuấn Lang, sinh năm 990TCN, lên ngôi năm 23 tuổi, chi này có 5 đời vua kéo dài 105 năm từ năm 967TCN đến năm 862TCN.



.





14/ Chi Kỷ: Hùng Anh Vương.



Hùng Anh Vương húy Viên Lang, sinh năm 905TCN, lên ngôi năm 42 tuổi, chi này có 4 đời vua kéo dài từ năm 863TCN đến năm 779TCN tức là 89 năm.



.





15/ Chi Canh: Hùng Triệu Vương.



Hùng Triệu Vương húy Chiêu Lang, sinh năm 745TCN, lên ngôi năm 35 tuổi, chi này gồm 3 đời vua kéo dài từ năm 780TCN đến năm 686TCN tức là được 94 năm.



.







16/ Chi Tân: Hùng Tạo Vương.



Hùng Tạo Vương húy Đúc Quân Lang, sinh năm 740TCN lên ngôi năm 53 tuổi, chi này có 3 đời vua kéo dài từ năm 687TCN đến năm 595TCN, tức là được 92 năm.



.





17/ Chi Nhâm: Hùng Nghi Vương.



Hùng Nghi Vương húy Bảo Quang Lang, sinh năm 605TCN, lên ngôi năm 9 tuổi, chi này có 4 đời vua kéo dài từ năm 596TCN đến năm 336TCN tức là được 160 năm.



.





18/ Chi Qúy: Hùng Duệ Vương.



Hùng Duệ Vương húy Huệ Vương, sinh năm 350TCN lên ngôi năm 14 tuổi, chi này có 3 đời vua kéo dài từ năm 337TCN đến năm 258TCN tức là được 79 năm.

Việt học
nguyễn quang nhật
hùng triều ngọc phả (sử 7) PDF In E-mail

Tiền nhân người Việt Nam đã truyền lại cho đời sau nhiều chuyện cổ tích, đặc biệt là những truyện trước công nguyên. Trong những câu chuyện trên có phần hư cấu, mới đọc tưởng là chuyện tà ma, yêu thuật nhưng khi dùng chìa khoá Dịch Lý để mở mới nhận ra chính là tâm huyết của người xưa, khi đưa các mã tin của Dịch Lý vào các câu chuyện cổ tích – kết hợp với cổ sử Trung Hoa và Việt Nam đối chiếu với những khám phá của một số ngành khoa học hiện đại ta có thể phục dựng lại nguyên bản của lịch sử, đúng như những gì đã xảy ra, rửa sạch các lớp sơn ô uế mà ai đó đã phủ lên lịch sử của con dân Việt Nam – con dân Họ Hùng trong số đó quan trọng nhất là Hùng triều ngọc phả.

A- Hùng triều ngọc phả :

Dựa theo phả hệ Hùng Vương 18 đời được lưu truyền từ xa xưa và con dân Việt coi như chính sử:

1 Hùng Dương Vương

2 Hùng Hiển Vương

3 Hùng Quốc Vương hay Thuấn Vương – Lâm Lang

4 Hùng Nghi Vương – Bảo Lang ( dị bản: Tân Lang)

5 Hùng Hy Vương – Viêm Lang ( dị bản: Hùng Anh Vương)

6 Hùng Hoa Vương – Hải Lang̣

7 Hùng Huy Vương – Long Tiên Lang

8 Hùng Chiêu Vương – Quốc Tiên Lang

9. Hùng Ninh Vương – Thừa Văn Lang

10. Hùng Uy Vương – Hoàng Hải Lang ( dị bản: Hùng Vĩ Vương)

11. Hùng Trịnh Vương – Đức Hưng Lang

12. Hùng Vũ Vương – Hiền Đức Lang

13. Hùng Việt Vương – Tuấn Lang

14. Hùng Định Vương – Chân Lang

15. Hùng Triệu Vương – Cảnh Triệu Lang (dị bản: Cảnh Thiều)

16. Hùng Tạo Vương – Đức Quân Lang (dị bản: Đức tân)

17. Hùng Nghị Vương – Quang Lang( dị bản : Diệp hay Việp vương)

18. Hùng Duệ Vương – Huệ lang (dị bản: Duệ Đức)

Riêng tư liệu do Nguyễn Hồng Sinh sưu tầm có thêm Hùng Vương thứ 19: Hùng Kính Vương?

B-Tóm tắt một số truyện cổ tích Việt .

Để giúp bạn đọc đặc biệt là các bạn trẻ dễ dàng nắm bắt ý trong bài viết xin tóm tắt một số truyện cổ tích Việt được dùng làm tư liệu dẫn chứng cho cả loạt bài viết về lịch sử họ HÙNG .

1. Sự tích họ Hồng Bàng

Đế Minh là dòng dõi 3 đời của Viêm Đế Thần Nông, đi dạo chơi phương nam đến núi Ngũ Lĩnh gặp và kết duyên cùng nàng Vụ Tiên (có dị bản chép là con gái bà Vụ Tiên), sinh ra con trai đặt tên là Lộc Tục. Đế Minh rất thương yêu và có ý định truyền ngôi “đế” cho Lộc Tục, nhưng Lộc Tục quyết không dám nhận vì còn anh trai lớn cùng cha khác mẹ là Đế Nghi. Sau Đế Minh truyền ngôi cho Đế Nghi và phong là vua phương bắc, Lộc Tục là vua phương nam. Lộc Tục lên ngôi lấy hiệu là Kinh Dương Vương – đặt tên nước là Xích Quỉ. Kinh Dương Vương kết duyên cùng Long Nữ (dị bản chép là Long Mẫu, là nàng Áng Mây) con gái của Động Đình Quân, vua vùng hồ Động Đình, hạ sinh một con trai đặt tên là Sùng Lãm. Sùng Lãm nối ngôi cha xưng là Lạc Long Quân. Lạc Long Quân kết duyên cùng Âu Cơ con gái của Đế Lại và là cháu của Đế Nghi. Âu Cơ sinh ra một cái bọc trong có 100 quả trứng, sau nở ra 100 người con trai. Một hôm, Lạc Long Quân nói với Âu Cơ, “Ta là dòng dõi rồng vốn sống ở dưới nước, nàng là dòng dõi tiên sống trên cạn nên không thể sống mãi cùng nhau được” rồi Lạc Long Quân đưa 50 con xuống biển, Âu Cơ dẫn 50 con lên núi Phong Châu, các con theo Âu Cơ tôn người con trưởng lên làm vua lấy hiệu Hùng Vương – đặt tên nước là Văn Lang nước Văn lang bắc giáp hồ Động đình, Đông giáp Nam hải, tây giáp Ba thục và nam giáp nước Hồ tôn. Dòng giống Việt được hình thành từ đấy.

2. Truyện Sơn Tinh – Thủy Tinh

Sơn Tinh tên là Nguyễn Tuấn, sau còn các tên: Nguyễn Huệ, Nguyễn Chiêu Dung, con của Nguyễn Cao Hạnh và bà Đinh thị Dung, sau khi cha chết, mẹ con dẫn nhau lên ở núi Ngọc Tãn. Ở đây Sơn Tinh được Ma Thị là chủ núi nhận làm con nuôi, Nguyễn Tuấn được thần núi cho cây gậy thần có đầu sinh đầu tử, do cứu được một con rắn (dùng gậy đầu sinh) vốn là con vua thủy tề, được trao “sách ước” đễ tạ ân, sách ước có 3 trang (không rõ 3 trang gì).

Vua Hùng Vương thứ 18 mở hội kén chồng cho Mỵ Nương Ngọc Hoa là con gái yêu của vua. Cả Sơn Tinh và Thủy Tinh đều đến cầu hôn, vua Hùng phân vân không biết chọn ai, vua quyết định ai đem sính lễ đến trước sẽ gả công chúa cho. Sơn Tinh nhờ có sách ước (?) nên chuẩn bị nhanh chóng lễ vật và đến trước, vua Hùng ưng ý và gả công chúa Ngọc Hoa cho Sơn Tinh. Thủy Tinh đến sau nên không lấy được vợ, nổi giận dâng nước lên đánh Sơn Tinh, nhưng Sơn Tinh nhờ có sách ước, gậy thần làm phép hể nước dâng lên thì núi cao lên thêm mãi, và nhờ gậy thần “đầu sinh đầu tử” nên binh tôm tướng cá tan tành phúc chốc, đất nước hưởng thanh bình, Thủy Tinh đành chịu thua và rút lui. Sau Hùng Vương truyền ngôi cho con rể là Sơn Tinh vẫn lấy hiệu là Hùng Vương.

3. Chuyện bánh dày bánh chưng

Vua Hùng đã già bèn nghỉ ra cách để tìm người kế vị. Vua bèn ra lệnh cho các hoàng tử (các Lang) ai dâng lên cho vua được món ăn ngon nhất và ý nghĩa nhất sẽ được vua truyền ngôi. Trong khi các anh em đổ đi khắp nơi để tìm của ngon vật lạ thì hoàng tử Lang Liêu vốn cảnh sống rất thanh bạch và không muốn dành ngôi vua nhưng bản tính hiếu thảo nên vẫn băn khoăn không biết lấy gì dâng cho vua cha, chợt tối ngủ Lang Liêu được một vị thần hiện ra chỉ dẫn: Lấy gạo nếp tinh tuyền đã nấu chín giã ra làm bánh màu trắng hình tròn, đặt tên là bánh dày. Lấy gạo nếp đổ trên lá, giữa cho nhân đậu xanh và thịt heo gói lại thành hình vuông đem luộc chín gọi là bánh chưng. Khi dâng vua, vua cha cho các món ngon vật lạ của các hoàng tử khác đều là tầm thường. Riêng bánh dày và bánh chưng của Lang Liêu được vua khen ngon và hỏi ý nghĩa thì Lang Liêu tâu: Bánh dày hình tròn tượng trưng cho trời. Bánh chưng hình vuông tượng trưng cho đất. Vua khen trời tròn đất vuông là trọn ý nghĩa của đạo trời đất, và vua quyết định truyền ngôi cho Lang Liêu.

4- Truyện Thánh GIÓNG.

Giặc Ân sang xâm chiếm nước ta, thế giặc mạnh mẽ lắm nhà vua cho truyền rao khắp nơi kêu gọi người tài ra chống giặc cứu nước.

Ở làng Phù đổng tổng Võ ninh có 1 cậu bé đã 3 tuổi mà chưa biết nói vậy mà khi thiên xứ của vua đến bỗng đứa trẻ ấy lên tiếng xin nhà vua ban 1 con ngựa sắt và 1 cây gậy sắt để đi chống giặc, rồi cậu dục cha mẹ thổi cơm cho mình ăn để lên đường cho kịp lệnh vua, ăn hết nồi này cậu lại đòi thêm nồi khác đến khi nhà hết gạo thì cả dân làng tật trung nồi và gạo để thổi cơm cho cậu ăn... khi đã no đứa bé đứng dậy vươn vai 3 lần biến thành chàng thanh niên cao lớn khoẻ mạnh phi thường, vừa kịp khi nhà vua cho mang ngựa sắt và roi sắt đến chàng liền phóng lên ngựa cầm roi sắt phi ra trận tiền ,ngựa đi đến đâu giặc tan tác đến đó hết lớp này đến lớp khác đến nỗi gãy cả gậy sắt chàng liền nhổ tre vung lên đánh giặc hết bụi này đến bụi khác. xác giặc và tre vươn vãi khắp nơi nên về sau khắp nước ta đâu đâu cũng có tre mọc.

Phá xong giặc ngài cưỡi ngựa sắt bay về trời ở vùng núi Sóc sơn,từ đó nước ta mãi mãi vua cho lập đền thờ và phong là Phù Đổng Thiên Vương , dân gian gọi ngài là thánh GIÓNG.

5. Chuyện nỏ thần

Thục An Dương Vương xây thành ở đất Việt Thường, nhưng thành xây mãi không xong, cứ xây rồi lại đổ. Nhà vua lập đài cầu khấn thì thần Kim Qui hiện lên xưng là Thanh Giang Sứ Giả chỉ cho vua cách trừ yêu quái nên thành xây không đổ nữa. Thành xây 9 lớp và xoáy như hình con ốc, vua đặt tên là Thành Cổ Loa. Trước khi giả từ thần Kim Qui còn tặng vua một cái vuốt để làm vật báu trấn quốc. An Dương Vương sai tướng quân Cao Lỗ dùng vuốt rùa chế thành nỏ thần gọi là “Thần nỏ rùa vàng”, khi giặc xâm lăng vua mang nỏ thần ra bắn thì quân giặc tan tác ngay. Thấy vậy, Triệu Đà vua nước kế bên vẫn có dã tâm thôn tính nước ta, lập kế cầu hòa, xin cho con là Trọng Thủy lấy con gái An Dương Vương là Mỵ Châu, ở rể tại Âu Lạc. Vốn sẵn âm mưu Trọng Thủy hỏi dò vợ về nỏ thần; Mỵ Châu mất cảnh giác đem nỏ thần cho xem, Trọng Thủy bèn tráo và trả lại cái nỏ giả, rồi về nước báo tin cho cha. Được tin Triệu Đà cất quân đánh An Dương Vương; vì đã mất nỏ thần nên An Dương Vương thua chạy – cha con đến cửa biển Nghệ An khấn thần Kim Qui, thần hiện lên bảo “Giặc đang ngồi sau lưng nhà vua đấy”, nhà vua biết muôn sự do Mỵ Châu gây ra, nên tuốt gươm chém con rồi cầm sừng Văn Tê 7 tấc đi vào biển.

6. Sự tích trầu cau

Hai anh em trai tên là Tân và Lang giống nhau như 2 giọt nước, cha mẹ mất sớm nên 2 anh em vô cùng thương yêu và đùm bọc lẫn nhau. Rồi người anh là Tân lấy vợ, anh em vẫn ở chung nhà; vì 2 người giống nhau như 2 giọt nước nên người chị dâu không thể phân biệt được chồng và em, khiến Tân nhiều khi hiểu lầm nghi oan cho em. người em bỏ nhà ra đi, đi mãi tới bên bờ suối kiệt sức ngồi nghỉ rồi chết biến thành tảng đá. Người anh thấy mất em, vô cùng ân hận và ra đi, quyết tìm cho được em, nhưng đi mãi đi mãi vẫn không tìm được, thấy có tảng đá thì ngồi đấy khóc mãi cho tới chết, và cạnh tảng đá mọc lên một cây cau. Người vợ cũng ra đi tìm chồng và em. Khi đến bờ suối thấy có tảng đá và cây cau liền ngồi nghỉ và chết tại đấy, hồn biến thành dây trầu không mọc leo từ tảng đá quấn lấy cây cau.

Vua Hùng tuần du đến đấy nghe kể chuyện thì rất xót xa cho tình nghĩa anh em và vợ chồng bèn sai nung đá thành vôi, ăn vôi với trầu và cau thì thấy có hương vị đặc biệt và tạo nên chất nước đỏ thắm, mọi người đi theo đều bắt chước vua. Từ đó có tục ăn trầu ở nước ta, cũng do tích này trầu và cau trở thành của sính lễ cầu hôn bắt buộc trong phong tục người nước mình.

7. Sự tích tục xâm mình

Thời vua Hùng, dân ở núi xuống nước đánh bắt cá thường bị loài thuồng luồng làm hại, bèn cùng nhau tâu lên vua, vua phán: “Các giống ở trên núi khác với giống loài ở dưới nước. Các loài ở nước chỉ ưa những gì giống với mình và ghét những gì khác mình vì vậy dân ta mới bị gây hại.” Nói rồi vua ra lệnh cho những ai xuống nước phải lấy màu xâm lên mình hình giống thủy quái. Từ đó không bị thuồng luồng làm hại nữa. Tục vẽ mình của dân Việt có từ đó.


Chương I
THẾ THỨ CÁC TRIỀU VUA
THỜI SƠ SỬ Ở VIỆT NAM






I – VÀI NIÊN ĐẠI CẦN BIẾT VỀ TIỀN SỬ Ở VIỆT NAM
Trên đại thể, chúng ta có thể tạm chia lịch sử dân tộc ta thành mấy thời đại lớn sau đây:
- Thời đại trước khi có nhà nước (Tiền sử).
- Thời đại Hùng Vương – An Dương Vương (Sơ sử).
- Thời đại bị phong kiến Trung Quốc đô hộ (Bắc thuộc).
- Thời đại độc lập và tự chủ.
- Thời đại bị thực dân Pháp thống trị (Pháp thuộc).
- Thời đại hiện đại (từ Cách mạng Tháng Tám đến nay).
Chương này nói về thế thứ các triều vua thời sơ sử, nhưng để dễ hình dung về khung thời gian của thời sơ sử, chúng tôi cung cấp thêm vài niên đại cần biết về tiền sử ở Việt Nam như sau:
1 - Cách đây khoảng 30 vạn năm: Người - vượn đá có mặt trên lãnh thổ nước ta. Họ để lại dấu tích ở các hang Thẩm Hai và Thẩm Khuyên (Lạng Sơn).
2 - Thời kì đồ đá ở Việt Nam: Mở đầu cách nay khoảng 30 vạn năm và kết thúc cách nay khoảng 4 ngàn năm với các nền văn hoá tiêu biểu sau đây:
- Đồ đá cũ: Chấm dứt cách nay khoảng trên một vạn năm. Hai nền văn hoá đồ đá cũ nổi bật nhất là Núi Đọ (Thanh Hoá) và Sơn Vi (Phú Thọ).
- Đồ đá giữa: Bao hàm toàn bộ lịch sử phát triển của nền văn hoá Hoà Bình, mở đầu cách nay khoảng trên một vạn năm và kết thúc cách nay khoảng gần một vạn năm. Cũng có người gọi văn hoá Hoà Bình là văn hoá đồ đá mới trước gốm.
- Đồ đá mới: Mở đầu cách nay khoảng gần một vạn năm và kết thúc cách nay khoảng bốn ngàn năm, với các nền văn hoá quan trọng sau đây:
• Văn hoá Bắc Sơn (Lạng Sơn): sơ kì.
• Văn hoá Quỳnh Văn (Nghệ An): trung kì.
• Văn hoá Hạ Long (Quảng Ninh): hậu kì.
• Văn hoá Phùng Nguyên (Phú Thọ): đỉnh cao tột cùng của thời đại đồ đá và là sơ kì của thời dại đồ đồng.
3 - Thời kì đồ đồng ở Việt Nam
- Sơ kì: Văn hoá Phùng Nguyên (Phú Thọ), cách nay khoảng 4 ngàn năm.
- Trung kì: Văn hoá Đồng Đậu (Phú Thọ), cách nay khoảng 3 ngàn năm.
- Hậu kì: Văn hoá Gò Mun (Phú Thọ), cách nay gần 3 ngàn năm.
Đỉnh cao tột cùng của thời kì đồ đồng ở Việt Nam là văn hoá Đông Sơn (Thanh Hoá), có niên đại cách nay khoảng hơn 2500 năm.Từ khi bước vào thời kì đồ đồng, xã hội nguyên thuỷ ở nước ta chuyển hoá ngày một mạnh mẽ, để rồi đến văn hoá Đông Sơn, nhà nước đã xuất hiện. Như vậy, có hai vấn đề quan trọng cần lưu ý: một là tiền sử Việt Nam bao hàm toàn bộ thời kì đồ đá cộng với toàn bộ thời kì đồ đồng; hai là cách đây bốn ngàn năm, với sự có mặt của đồ đồng, xã hội nguyên thuỷ ở nước ta đã chuyển hoá ngày càng mạnh mẽ, nhưng tiền sử ở nước ta chỉ thực sự cáo chung từ văn hoá Đông Sơn, cách nay khoảng 2500 năm mà thôi. Đây là điểm khác biệt căn bản nhất về niên đại, giữa ghi chép của sử cũ (trừ bộ Đại Việt sử lược) với kết quả nghiên cứu của giới sử học hiện nay.
Nói khác hơn, sơ sử ở Việt Nam chỉ thực sự mở đầu từ văn hoá Đông Sn, cách ngày nay khoảng trên dưới 2500 năm mà thôi.



II- THẾ THỨ THỜI HÙNG VƯƠNG
1 - Lãnh thổ nước Văn Lang của các vua Hùng
Nước Văn Lang của các vua Hùng là một sự thật của lịch sử Việt Nam. Sách Đại Việt sử kí toàn thư là bộ chính sử đầu tiên của nước ta chép về Văn Lang, và theo đó thì nước Văn Lang “Đông giáp Nam Hải, tây giáp Ba Thục, bắc giáp Hồ Động Đình, nam giáp nước Hồ Tôn” (1).
Nam Hải tức biển Đông. Nước Ba Thục là một vương quốc cổ, có lãnh thổ nay là vùng tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc). Hồ Động Đình là một thắng cảnh nổi tiếng ở tỉnh Hồ Nam (Trung Quốc). Và, cùng với Chăm-pa, Chiêm Thành, Hoàn Vương… Hồ Tôn là một trong những tên gọi quốc gia của người Chăm. Quốc gia này đại để, có lãnh thổ tương ứng với vùng từ Quảng Bình đến Bình Thuận của nước ta ngày nay.
Giang sơn rộng lớn nói trên có lẽ không phải là của riêng Văn Lang mà là của chung các tộc người thuộc Bách Việt. Điều đáng lưu ý là sử cũ vừa phác họa một biên cương bao la cho Văn Lang, lại vừa thống kê được 15 bộ (2) mà địa chỉ của 15 bộ đó lại nằm rải rác trên vùng đất tương ứng với lãnh thổ của nước ta từ tỉnh Thừa Thiên – Huế trở ra và lan sang một ít ở hai tỉnh của Trung Quốc là Quảng Đông, Quảng Tây.
Chúng ta không có tài liệu đáng tin cậy nào về dân số của nước Văn Lang, nhưng dựa trên cơ sở thống kê hộ tịch của nhà Hán thống trị sau này và căn cứ vào một số cơ sở khác, các nhà nghiên cứu đoán định rằng, dân số nước ta thời Văn Lang áng chừng một triệu người.
2 - Thế thứ thời Hùng Vương
a – Hùng Vương là gì?
Các nhà nghiên cứu hiện nay cho rằng tên gọi Hùng Vương gồm hai thành tố khác nhau. Thành tố thứ nhất là Hùng. Thành tố này có thể là do phiên âm Hán Việt một từ Việt cổ nào đó, có ngữ âm và ngữ nghĩa gần với chữ Kun, Khun hay Khuntz của đồng bào các dân tộc anh em như: Mường, Thái và Mun-đa. Trong đồng bào các dân tộc anh em nói trên, những từ như Kun, Khun, Khuntz đều có nghĩa là trưởng, thủ lĩnh, người đứng đầu. Thành tố thứ hai của Hùng Vương là Vương. Thành tố này hoàn toàn do người chép sử đời sau thêm vào, cốt để chỉ rằng, thủ lĩnh hay người đứng đầu (Hùng) là của cả nước. Người đứng đầu quốc gia thì không đế cũng vương mà thôi.
Tóm lại, Hùng Vương là tên của một chức danh, hình thành do phiên ám một từ Việt cổ nào đó.
b - Có hay không có 18 đời Hùng Vương?
Các bộ sử cũ đều chép rằng, mở đầu lịch sử nước ta là họ Hồng Bàng. Mở đầu họ Hồng Bàng là Kinh Dương Vương (tức Lộc Tục), làm vua nước Xích Quỷ. Kinh Dương Vương lấy con gái của Động Đình Quân là Thần Long, sinh ra Lạc Long Quân (tức Sùng Lãm). Lạc Long Quân lấy Âu Cơ, sinh ra 100 người con. Sau, con trưởng của Lạc Long Quân được phong làm Hùng Vương Hùng triều ngọc phả cho hay họ Hồng Bàng truyền được 18 đời, gồm:
1 - Hùng Dương (tức Lộc Tục).
2 - Hùng Hiền (tức Sùng Lãm).
3 - Hùng Lân.
4 - Hùng Việp.
5 - Hùng Hy.
6 - Hùng Huy.
7 - Hùng Chiêu.
8 - Hùng Vỹ.
9 - Hùng Định.
10 - Hùng Hy (3).
11 - Hùng Trinh.
12 - Hùng Võ.
13 - Hùng Việt.
14 - Hùng Anh.
15 - Hùng Triều.
16 - Hùng Tạo.
17 - Hùng Nghị.
18 - Hùng Duệ.
18 đời nối nhau trị vì 2622 năm (từ năm 2879 trước công nguyên đến năm 258 trước công nguyên). Đó là những con số rất khó thuyết phục người đọc. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, với người Việt, số 9 là số thiêng, các bội số của số 9 (như 18, 36, 72, 99 v.v… ) cũng là những số thiêng tương tự như vậy. Cho nên, con số 18 đời Hùng Vương mà Hùng triều ngọc phả nói tới cũng chỉ là con số ước lệ, biểu tượng của một ý niệm thiêng liêng nào đó.
Trái với ghi chép của chính sử cũ và các tài liệu dã sử khác, các nhà nghiên cứu cho rằng, nước Văn Lang của các vua Hùng chỉ tồn tại trong khoảng 300 năm, và niên đại tan rã là khoảng năm 208 trước công nguyên chứ không phải là năm 258 trước công nguyên. Với 300 năm, con số 18 đời vua Hùng là con số dễ chấp nhận. Tuy nhiên, cũng không vì thế mà khẳng định rằng nước Văn Lang thực sự có đúng 18 đời vua Hùng nối tiếp nhau trị vì.
Tóm lại, nước Văn Lang là một thực thể có thật của lịch sử nước ta, nhưng Văn Lang chỉ tồn tại trước sau trong khoảng ba trăm năm và con số 18 đời Hùng Vương cho đến nay vẫn là con số của huyền sử.



III - THỜI AN DƯƠNG VƯƠNG
1 - Nước Âu Lạc của An Dương Vương
Trong sử cũ, nước Âu Lạc có niên đại tồn tại từ năm 258 trước công nguyên đến năm 208 trước công nguyên, cộng là 50 năm. Lập bảng đối chiếu văn bản của các bộ sử cũ, các nhà sử học hiện nay cho rằng, cả niên đại mở đầu lẫn niên đại kết thúc nói trên đều không đúng. Kết quả nghiên cứu mới nhất cho thấy nước Âu Lạc của An Dương Vương chỉ tồn tại trong khoảng 30 năm, từ năm 208 trước công nguyên đến năm 179 trước công nguyên.
Cũng trong sử cũ, nhân vật An Dương Vương bị coi là “ngoại nhập” (4). Kết quả nghiên cứu hiện nay cho thấy Thục Phán An Dương Vương không phải là người có nguồn gốc ngoại lai mà là người có nguồn gốc bản địa. Tuy nhiên, bản quán cụ thể của An Dương Vương hiện nay vẫn chưa xác định được chính xác. Nhiều người đoán định rằng rất có thể Thục Phán sinh trưởng ở vùng Việt Bắc ngày nay.
Lãnh thổ của Âu Lạc cũng chính là lãnh thổ của Văn Lang, khác chăng chỉ là nhà nước Âu Lạc giàu năng lực quản lí đất đai và quản lí dân cư hơn nhà nước Văn Lang mà thôi.
Kinh đô của Âu Lạc là Cổ Loa (nay ở ngoại thành Hà Nội). Dấu tích của kinh đô Cổ Loa này vẫn còn. (Xem hình).




Hình 1 - Bản đồ Cổ Loa


2 - Vua của Âu Lạc
Nước Âu Lạc chỉ có một đời vua, đó là An Dương Vương. Nhà vua sinh năm nào không rõ, chỉ biết ông mất vào năm 179 trước công nguyên. Truyền thuyết nói ông mất tại Nghệ An. Tục truyền, đền Con Côông (tức con Công) ở Mộ Dạ (Nghệ An) chính là đền thờ An Dương Vương.
An Dương Vương mất vì thất bại trong cuộc chiến đấu chống quân Nam Việt xâm lăng.


----------------------------------


Chú thích:
(1) Ngoại kỉ. quyển 1, tờ 3-a.
(2) Tên 15 bộ đó theo Đại Việt sử kí toàn thư là: Văn Lang. Giao Chỉ, Vũ Định, Vũ Ninh. Lục Hải. Ninh Hải, Tân Hưng, Phúc Lộc, Chu Diên, Dương Tuyền, Cửu Chân, Hoài Hoan, Cửu Đức, Việt Thường và Bình Văn.
Các sách khác như Đại Việt sử lược, Lĩnh Nam chích quái, Ức Trai dư địa chí v.v… cũng chép con số 15 bộ nhưng tên của các bộ có khác chút ít.
(3) Tuy cùng đọc là Hy nhưng mặt chữ Hán của hai chữ Hy này hoàn toàn khác nhau.
(4) xem Đại Việt sử kí toàn thư (Ngoại kỉ quyển 1)


Nhớ xưa đương thủa triều Hùng...

Bài ca dao lịch sử:
Nhớ xưa đương thủa triều Hùng
Vũ Ninh nổi đám bụi hồng nẻo xa
Trời thương Bách Việt sơn hà
Trong nơi thảo mãng nảy ra kỳ tài
Lên ba đương tuổi anh hài
Roi ngà ngựa sắt ra oai trận tiền
Một phen khói lửa dẹp yên
Sóc Sơn nhẹ gót thần tiên lên trời.


Ai cũng hiểu đây là bài ca dao nói về Phù Đổng Thiên Vương. Nhưng ít ai suy nghĩ kỹ những dữ liệu lịch sử nằm trong bài ca dao này:
- Bài ca dao chỉ rõ triều Hùng là vua của cả khối "Bách Việt sơn hà". Thánh Gióng đánh giặc... Ân, mà giặc Ân ở tận Hoàng Hà. Vậy đất của Bách Việt triều Hùng này không thể chỉ là Bắc Việt ngày nay. Đại Việt sử ký chép nước Văn Lang của vua Hùng "bắc giáp Động Đình Hồ, Nam giáp Hồ Tôn, đông giáp Nam Hải, tây giáp Xuyên Thục". Thế mà nhiều nhà nghiên cứu lại cho rằng như vậy là quá rộng, đây phải là đất của cả khối Bách Việt, còn dòng Lạc Việt chỉ có mảnh đất nhỏ hơn... Không phải người Việt chúng ta có đất nhỏ mà thực sự là chúng ta có ... đầu óc quá nhỏ và tự ti về quá khứ. Vua Hùng đã là tổ chung của cả khối Bách Việt chẳng nhẽ lại còn có nước Lạc Việt riêng?
Nói ca dao là văn tự truyền miệng, không xác thực, vậy hãy xem câu đối chữ Hán đề ở đền Thượng (đền Hùng) còn tới nay:
"Thiên thư định phận, chính thống triệu Minh đô, Bách Việt sơn hà tri hữu tổ.
Quang nhạc hiệp linh, cố cung thành tụy miếu, Tam Giang khâm đái thượng triều môn"
Dịch nghĩa:
"Sách trời định phận, chính thống Minh đô đất chúa, núi sông Bách Việt nay có Tổ.
Núi tỏa linh thiêng, cung cũ lập thành miếu, ba sông một dải hướng về nguồn".

Câu đối trên còn nhiều bí ẩn, ví dụ Tam Giang là gì mà đối lại được với "Bách Việt". Rồi Minh đô là tên gọi đô thành nào? Nhưng rõ ràng ở đây cho biết đền Hùng thờ vua Hùng là tổ chung của Bách Việt.

- "Vũ Ninh nổi đám...", nhiều người cho rằng Vũ Ninh là quê Thánh Gióng ở đâu đó quanh Bắc Ninh ngày nay. Nhưng đây đang nói cả một "triều Hùng" "Bách Việt" gặp nạn, sao lại chỉ là đất quê Thánh Gióng? Có cách hiểu khác: Vũ Ninh là đất của Ninh Vương Cơ Phát, người đã diệt Trụ (Ân) lập nên nhà Chu, xưng Chu Vương. Sử Việt chép là Hùng Ninh Vương (trong Hùng triều ngọc phả). Ngọc phả đền Hùng cũng chép "Hùng Vương sau khi dẹp xong giặc Ân lập cửu trùng thiên điện ở núi Nghĩa Lĩnh để tế trời đất...". Như vậy đền Hùng là do Chu Vũ Vương sau khi được Thánh Gióng giúp đánh đổ vua Trụ lập nên...

- "... bụi hồng nẻo xa", chữ Hồng được đặt đúng vần của câu ca dao cũng gây nhiều suy nghĩ. Hồng là "quốc màu" xưa của tộc Việt. Thời Hùng Vương chúng ta có nước Hồng Bàng (hay Hồng Bang), nước Xích quỉ hay Quẻ đỏ, cũng là màu hồng. Chuyện sự tích trầu cau, trầu cau vôi nhai chung cho "nước đỏ". Chuyện Mai An Tiêm, dưa hấu "xanh vỏ đỏ lòng", nói tới tộc người ở ngoài biển (xanh vỏ) nhưng vẫn là người Việt (đỏ lòng). Dưa hấu ngày nay vẫn là một "đặc sản" được trồng nhiều ở vùng Việt Trì - Phú Thọ...
Trời thương Bách Việt sơn hà
Trong nơi thảo mãng nảy ra kỳ tài


Đền Hùng nằm trên núi Nghĩa Lĩnh còn có tên là núi cả, núi cao nhất 175 mét trong quần thể 100 ngọn núi ở Vĩnh Phú. Theo Hùng triều Ngọc phả, Thần phả xã Tiên Lát huyện Việt Trì tỉnh Hà Bắc thì đến đời Hùng Vương thứ 16 là Hùng Tạo Vương huý Đức Quân Lang mới dời đô xuống Việt Trì, Phong Châu. Hùng Tạo Vương trị vì từ năm Tân Dậu 660 TDL đến năm Nhâm Thìn 569 TDL ngang với thời Chu Linh Vương đời Đông Chu. Sử quan triều Thanh là Tiền Hi Tộ đã nhân sự kiện này sửa đổi kéo lùi niên đại lập quốc của Văn Lang trong Đại Việt Sử Lược để xoá nhoà dấu tích về nước Văn Lang Việt cổ xưa như sau: Đến đời Trang Vương nhà Chu(696-682TCN), ở bộ Gia Ninh có người lạ, dùng ảo thuật áp phục được các bộ lạc, tự xưng là Hùng Vương, đóng đô ở Văn Lang, hiệu là nước Văn Lang, phong tục thuần hậu, chất phác, chính sự dùng lối thắt nút. Truyền được 18 đời đều gọi là Hùng Vương. (*)

Theo học giả Trần Quốc Vượng thì Việt Trì và vùng xung quanh Vĩnh Phú là đỉnh cao nhất của tam giác châu sông Hồng. Sông Hồng là tên gọi muộn màng ở cuối thế kỷ thứ XIX do màu nước của sông này. Sách Thuỷ Kinh chú ở thế kỷ thứ VI gọi nó là Tây Đạo, cái tên chữ Hán Việt này là sự phiên âm từ một tên Tày cổ Nậm Tao mà tên Việt hiện nay còn giữ được ở Việt Trì là sông Thao. Tam giác châu sông Hồng được giới hạn bởi dải núi Tam Đảo ở rìa Đông Bắc và dải núi Tản Viên ở rìa Tây Nam. Nói theo ngôn ngữ Phong thủy cận địa lý học thì đất tổ với trung tâm điểm Việt Trì ở ngã ba Bạch Hạc ngoảnh mặt hướng biển hậu chấm xa là dải Hoàng Liên Sơn chất ngất trời Nam, tayLong là dải Tam Đảo với dưới chân nó là sông Cà Lồ. Tay Hổ là dãy Tản Viên với dưới chân nó là sông Tích, sông Đáy. Trước mặt là sự Tụ thuỷ rồi Tụ nhân trên đôi bờ nhị thuỷ với các đầm lớn trũng lầy như đầm Vạc Vĩnh Yên, ao Vua, suối Hai Sơ Tây … Thế đất đó bảo đảm một viễn cảnh phát triển ngàn năm, hơn bốn ngàn năn nếu tính từ người Việt cổ Phùng Nguyên đến ngày nay. Bao quanh điểm Việt Trì là những núi đồi lô nhô như bát cơm mà tư duy vũ trụ luận dân gian hình dung thành bầy voi trăm con mà tới 99 con chầu về đất tổ.

Đền Hùng gồm Đền Hạ, Đền Trung, Đền Thượng và Lăng vua Hùng. Từ dưới đi lên qua cổng Đền cao 8m1, nóc cổng hình dáng tám mái, hai bên là phù điêu hình 2 võ sĩ cầm đao và chuỳ bảo vệ đền. Bước lên 225 bậc đá lên đến đền Hạ. Tương truyền nơi đây mẹ Aâu đã sinh ra bọc trăm trứng sau nở thành trăm người con trai. Bước thêm 168 bậc thang đá là đến Đền Trung toạ lạc ngang sườn núi Nghĩa Lĩnh, theo tương truyền thì đây là nơi Lang Liêu đã gói bánh dày bánh chưng dâng vua cha để cúng tiên tổ nhân ngày Tết. Chính tại nơi đây, vua Hùng thường hội các Lạc Hầu Lạc Tướng để bàn việc nước.

Đền Trung thờ phượng các vua Hùng và dòng dõi, có cả bệ thờ công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa. Ngay ở gian giữa đền Trung treo bức đại tự Hùng Vương Tổ miếu nghĩa là miếu thờ Tổ Hùng Vương, gian bên phải treo một bức đại tự Triệu Tổ Nam bang nghĩa là Tổ muôn đời của nước Nam, gian bên trái treo bức Hùng Vương Linh tích nghĩa là Huyền tích linh thiêng của vua Hùng. Bước thêm 132 bậc thang đá nữa là tới đền Thượng. Đền Thượng có 4 nếp nhà : Nhà chuông trống, nhà Đại Bái, nhà Tiền Tế, Cung thờ. Trên vòm cung cửa chính ra vào được trang trí phù điêu hình 2 vệ sĩ phương phi làm nổi bật bức hoành phi 4 chữ Nam Việt Triệu Tổ nghĩa là Tổ muôn đời của nước Việt Nam. Trong nhà Đại bái có câu đối bất hủ :

Thác thuỷ khai cơ, Tứ cố sơn hà qui bản tịch ..
Đăng cao vọng viễn, quần phong la liệt tự nhi tôn ..!

Mở lối đắp nền bốn hướng non sông về một mối
Lên cao nhìn rộng, nghìn trùng đồi núi tựa đàn con ..


Trong nhà Tiền tế đặt một Hương án trên để tráp thờ bên trong đặt một triện gỗ hình vuông có khắc 4 chữ Hùng Vương tứ phúc. Đặc biệt có treo một bức hoành phi trong đó có câu : Quyết sơ dân sinh nghĩa là cuộc sống của nhân dân là điều quyết định đầu tiên của người lãnh đạo. Ngay từ thời vua Hùng đã lấy dân làm gốc Tất cả vì dân, do dân và của nhân dân còn giá trị mãi đến muôn đời. Bên phải đền Thượng là cột đá thề của An Dương Vương, bên trái đền Thượng là Lăng vua Hùng nhìn về hướng Đông Nam, kiến trúc theo hình khối vuông, trên có cổ diêm 8 mái, đỉnh chóp đắp hình rồng uốn lượn nổi lên 3 chữ khắc chìm Hùng Vương Lăng. Trên mỗi mặt tường đều đắp mặt hổ phù, thành bậc đắp kỳ lân, cửa chính của Lăng nổi lên 2 câu đối tri ân Quốc Tổ Hùng Vương :

Lăng tẩm tự năm nào, núi Tản sông Đà, non nước vẫn quay về đất Tổ …
Văn minh đương buổi mới, con Hồng cháu Lạc, giống nòi còn biết nhớ mồ ông ..!


Hàng năm vào ngày mồng tám tháng ba là ngày lễ hội Hùng Vương được xem như Quốc lễ của cả một dân tộc. Thời xưa đích thân nhà vua đứng chủ tế với đủ nghi thức tế lễ long trọng. Lễ vật gọi là lễ Tam sinh gồm nguyên một con heo, một con bò và một con dê. Bánh chưng và bánh dày là lễ vật không thể thiếu được cũng như khi cử hành tế lễ phải có đầy đủ bộ nhạc cụ đặc biệt là chiếc trống đồng độc đáo của Việt tộc.

Sau phần tế lễ là phần lễ hội với cuộc rước bánh dày bánh chưng và rước cỗ chay, Rước voi và cuối cùng là lễ Rước kiệu bay truyền thống của dân gian các làng xung quanh vùng đất Tổ. Mỗi làng đều đem theo kiệu riêng của làng mình từ các làng do vị bô lão dẫn đầu rồi đến thanh niên trai trẻ mặc võ phục thuở xưa tay cầm đủ loại cờ quạt sắc màu rực rỡ. Tất cả tề tựu dưới chân đền chờ cử hành tế lễ tạo nên một rừng người, rừng cờ hoa với đủ sắc màu. Mọi người nô nức dự lễ hội, già trẻ rộn rã tiếng cười nhưng khi tiếng chiêng tiếng trống khai lễ thì không khí trang nghiêm u mặc bao trùm cả một vùng đất Tổ.

Sau phần tế lễ rước kiệu là phần hội hè với đủ mọi trò vui chơi cho nam thanh nữ tú tham dự thưởng ngoạn. Mở đầu là cuộc thi đua thuyền truyền thống của các đội thuyền Rồng của các làng trong hồ Đá Vao ngay cạnh chân núi. Dọc bờ hồ vòng quanh ven chân núi đủ các trò vui chơi nào là những rạp tuồng chèo, những cây đu tiên, những trò chơi dân gian như đánh cờ người, trò tung còn giữa thanh niên thiếu nữ ngày xuân, những phường hát Xoan của các nơi về tụ hội tổ chức hát Xoan với những làn điệu dân ca truyền thống mỗi độ xuân về.

Việt tộc là cư dân nông nghiệp nên thường tổ chức lễ tết hội hè quanh năm suốt tháng nhưng lễ hội đền Hùng mang một ý nghĩa hết sức cao đẹp. Dự lễ hội đền Hùng chính là cuộc hành hương trở về nguồn cội dân tộc trong tâm thức mỗi con dân đất Việt. Lễ hội đền Hùng không đơn thuần là cuộc chơi xuân với những hội hè đình đám mà để chúng ta hướng vọng về Quốc tổ Hùng Vương, người truyền thừa sự sống và khai mở đất nước Văn Lang cho tất cả chúng ta. Trên thế giới ngày nay, có lẽ chỉ có dân tộc Việt Nam có Quốc tổ để tôn thờ và có một huyền thoại Rồng Tiên đẹp như áng sử thi để chúng ta có quyền tự hào gọi nhau là đồng bào, là anh em ruột thịt cùng một mẹ sinh ra :

Nhớ xưa Quốc Tổ dựng nền,
Truyền thống văn hiến sử thiên Việt hùng ..
Bọc điều trăm họ thai chung,
Đồng bào tiếng gọi vô cùng Việt Nam


Chúng ta hãy lắng nghe lời của Hoàng Đế Quang Trung, vị anh hùng tài ba lỗi lạc, một vị vua anh minh tài đức nhất trong lịch sử Việt nói với thế hệ hệ cháu con chúng ta về Nguồn gốc tộc Việt của chúng ta như sau:

Chúng ta đều do Tổ Tiên sinh ra, không cớ là trai gái, già trẻ, không cứ là chi tộc nào, dòng họ nào .. Mọi người đều là CON RỒNG CHÁU TIÊN, đều từ một bào thai của Mẹ Aâu nên tất cả từ một họ sinh ra các ngành các chi mà thôi .

Cành cây lớn muôn lá, gốc vốn ở rễ. Nước có nghìn dòng sông, muôn ngọn suối, vốn có gốc từ một ngọn nguồn. Cảnh vật còn như vậy, huống chi là con người chúng ta. Con người sinh ra đời, đời đời nối tiếp về sau, đều do các người đời trước nuôi nấng dìu dắt vậy .

Ngưỡng mộ và tưởng nhớ tổ tiên, Chúng ta hãy lấy việc siêng năng mà bồi đắp cho gốc rễ. Lấy sự cần kiệm làm răn .. Rồi tu nhân tích đức, giàu lòng thương người hơn là chê bai ghen ghét người .

Là con cháu thì chúng ta phải nối tiếp truyền thống của Tổ tiên, chứ lẽ nào con cháu mà lại không suy nghĩ về ý nghĩa thâm trầm cao đẹp nói trên hay sao?

HOÀNG ĐẾ QUANG TRUNG
Nói chuyện với các bô lão làng Vân Nội
(BÁCH VIỆT TỪ ĐƯỜNG TỘC PHẢ)
Thuyết minh của La Sơn Phu Tử

* Nguyên bộ sử có tên là Đại Việt sử lược của một tác giả vô danh đời Trần. Bộ sử đã bị quân Minh tịch thu và tiêu hủy. Bản duy nhất còn lưu giữ trong Tứ Khố Toàn Thư của Triều Thanh sau khi đã bị Tiền Hy Tộ sữa chữa lại và đổi tên là Việt sử lược. Đặc biệt nói về sự thành lập quốc gia Văn Lang, ngoài việc kéo lùi thời gian thành lập để xoá nhoà nguồn cội gốc tích Việt. Tiền Hy Tộ còn xuyên tạc ý nghĩa của sự hợp nhất 15 bộ để chống Hán tộc xâm lăng là do một người lạ dùng ảo thuật áp phục được các bộ lạc rồi tự xưng là Hùng Vương? Tiền Hi Tộ còn chép Hai Bà Trưng là nổi loạn, xuyên tạc ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa của Hai Bà … Thế mà một số người lại nhân danh khoa học lịch sử hiện đại đã bác bỏ niên đại 2879 TDL mở đầu và nhất loạt cho rằng niên đại mở đầu của thời sơ sử ở Việt Nam được xác định là cách ngày nay khoảng từ 2.600 năm đến 2.500 năm để phù hợp với sự sửa đổi Việt sử lược của Tiền Hy Tộ. Sử quan đóng khung trên đã phủ nhận cội nguồn và đi ngược lại quyền lợi của dân tộc, phản bội dân tộc.



.

Counter