LTS: Những bài vở trên đây không nhất thiết là quan điểm của diễn đàn. Mục đích để đóng góp tài liệu tham khảo, tài liệu lịch sử làm phong phú thêm trí tuệ, làm sáng tỏ sự thật, vạch trần tội ác tập đoàn việt gian Cộng Sản. tội ác tên Giặc Hồ Chí Minh và bè lũ tay sai việt gian bán nước đã cố tình bưng bít, dấu kín, xuyên tạc lịch sử Việt Nam, giết hàng chục triệu người dân vô tội, bỏ tù hàng triệu quân cán chính VNCH, bán đất dâng biển, làm nô lê cho Tàu, Nga..v.v..
" Hiểu một thời đại nghĩa là phải lấy con tâm và con mắt lịch sử, nghiệm qua các thời đại để mà đứng trên nền tảng với điều kiện đó để mà hiểu thời đại đó.""[HH-trang45]
" Để phục hưng và phục hoạt, phải lấy một con mắt nghiêm ngặt Việt, đứng siêu nhiên trên lập trường Việt, thi thiết bằng những chính sách và kế hoạch siêu nhiên và nghiêm ngặt, có một thái độ nghiêm ngặt và siêu nhiên lịch sử Việt."[HH-trang45]



HOME-Tro Ve Trang Chinh




Wednesday, July 21, 2010

Văn hóa học: Nghệ thuật thanh sắc hát xoan Phú Thọ

Văn hóa học: Nghệ thuật thanh sắc hát xoan Phú Thọ


http://www.youtube.com/watch?v=9gx2P4NA0Ng&feature=related


HÁT XOAN PHÚ THỌ 1



http://www.youtube.com/watch?v=jCK08Lh95qU&feature=related

HÁT XOAN PHÚ THỌ 2



http://www.youtube.com/watch?v=JxEf6HsB4pE&feature=related

HÁT XOAN PHÚ THỌ 3


http://www.youtube.com/watch?v=vh2FJ0fPlgw&feature=related


HÁT XOAN PHÚ THỌ 4


http://www.youtube.com/watch?v=3E5oGHhe-wE&feature=related

HÁT XOAN PHÚ THỌ 5


http://www.youtube.com/watch?v=vuo6lXLsAYM&feature=related

HÁT XOAN PHÚ THỌ 6


http://www.youtube.com/watch?v=G9ixjZONVXs&feature=related


HÁT XOAN PHÚ THỌ 7


http://www.youtube.com/watch?v=FeBpS0DmM28&feature=related

HÁT XOAN PHÚ THỌ 8



http://www.youtube.com/watch?v=tKVa8nmXR1w&feature=related

HÁT XOAN PHÚ THỌ 9




http://www.youtube.com/watch?v=B0zjmA98zBQ&feature=related

Văn hóa học: đền Hùng xưa và nay



http://www.youtube.com/watch?v=pcOfqTurHwQ&feature=related

Hát Xoan còn có tên gọi là Khúc môn đình (hát cửa đình), đây là lối hát thờ thần, tương truyền có từ thời các Vua Hùng. Hội hát Xoan thường được tổ chức vào mùa xuân để đón chào năm mới.

Các tham luận tham dự hội thảo một lần nữa khẳng định hát Xoan là một di sản văn hóa độc đáo, giá trị, nhưng đang đứng trước nguy cơ mai một cần có biện pháp bảo vệ. Hội thảo cũng là cơ sở để Phú Thọ hoàn chỉnh hồ sơ, đề nghị UNESCO công nhận hát Xoan là Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp.


Báu vật sống của làng và câu chuyện tình đầy chất thơ

Nghệ nhân Nguyễn Như Lịch là một trong những "Trùm Xoan" còn sót lại của 4 phường Xoan cổ, thôn An Thái, xã Phượng Lâu, Việt Trì, Phú Thọ. Hiện nay bà đang mở nhiều lớp truyền dạy làn điệu Xoan cổ cho nhiều thế hệ, trong đó có cả những cụ ông, cụ bà tuổi ngoài 60.

Nghệ nhân Nguyễn Như Lịch. Ảnh: Tự Lập

Một cụ ông cho biết: làng An Thái này là mảnh đất sản sinh ra làn điệu hát Xoan cổ và bà Nguyễn Như Lịch là di sản quý, là báu vật sống của đất Tổ này.

Bà Lịch say mê kể lại những gì còn lưu giữ được: dân ca Xoan là một loại hình nghệ thuật độc đáo ở vùng đất Tổ, nó gắn liền với lời truyền tụng từ xa xưa rằng: vợ Vua Hùng mang thai, tới ngày sinh nở, đau bụng mãi mà không sinh được. Một hầu gái tâu rằng: Nên đón nàng Quế Hoa xinh đẹp, múa giỏi, hát hay, về múa hát, có thể đỡ đau và sinh nở được.

Hoàng hậu nghe lời, cho mời Quế Hoa đến. Giọng hát trong veo như chim hót, suối ngân, tay múa chân đi dẻo như tơ, mềm như bún, khiến cho Hoàng hậu quên cả đau, sinh con dễ dàng. Vua Hùng mừng rỡ, hết lời khen ngợi Quế Hoa và truyền cho các công chúa học lấy điệu múa và lời hát ấy.

Từ khi biết được điều đó, bà Lịch càng thêm nâng niu những giá trị lịch sử của một thời huy hoàng và trân trọng giá trị văn hóa của ông cha để lại. Rồi bà tươi cười kể và hát cho chúng tôi nghe câu chuyện tình, đầy chất thơ xen lẫn những làn điệu Xoan của bà.

"Đúm này ta dặn thì nghe
Đúm bay cho tới áo the đúm vào
Đúm vào người hỏi làm sao
Em là quả đúm, em vào kết duyên

Tam thanh một cảnh huê cau
Đôi ta thấp bé lấy nhau cũng vừa
Tam thanh một cảnh huê hò
Lòng anh muốn lấy trọ nhà họ xoan".

Đó là câu hát "Cài huê" đậm nét trữ tình nơi cửa đình An Thái, nó đã làm say mê biết bao chàng trai, cô gái hai bên bờ sông Lô. Mỗi khi có hội hè, đình đám thì con sông hùng vĩ và thơ mộng ấy lại là nhân vật chứng kiến những khúc hát giao duyên giữa trai Đức Bác (Vĩnh Phúc) và gái Phượng Lâu (Việt Trì - Phú Thọ).

Các "chàng trai xoan" đứng dưới bóng cây mai nở trắng như chờ người yêu mà hát rằng: "Lẳng lơ đứng dưới cây mai - Bóng tối, tôi ngỡ bóng ai tôi nhầm". Khi người mình yêu và các bạn gái đến, chàng trai tươi rói nụ cười duyên trước những lời chân thật lễ phép của họ. "Bái ra ta xá bái ra - Đôi tay sửa mũ đồng ca đội đầu - Đôi anh lại đây cho em thết trầu". Sau khi các chàng trai nhận miếng trầu, đôi bên sôi nổi hát lên những điệu hát trong "14 quả cách" duyên dáng và tình tứ.

Nghệ nhân Nguyễn Như Lịch (giữa) đang truyền nghề cho các học sinh. Ảnh Tự Lập

Những câu hát đó không chỉ là những lời mô tả lao động, sinh hoạt ở nông thôn, ca ngợi cảnh vật thiên nhiên, kể các tích chuyện xưa. Đó còn là chốn những cô đào vấn khăn, quần láng, những chàng kép khăn lợt, khăn xếp, áo the thâm bày tỏ nỗi niềm tình cảm, làm cho tình yêu đôi lứa thêm thắm đượm, nồng nàn.


Đêm hát Xoan bên thềm đại lễ 25/4/2010

Vào những ngày đầu khai hội Giỗ Tổ Hùng Vương, mấy phường hát Xoan dưới chân núi Hy Cương, men bờ sông Lô tưng bừng tập dượt lần cuối để vào cuộc thi ngày chính hội.


Hát xoan nơi cửa đình như tên gọi xưa, "Khúc môn đình".


Đã từ lâu tôi nghe nói hát Xoan Phú Thọ đặc sắc và lâu đời. Tỉnh Phú Thọ đang hoàn chỉnh hồ sơ trình Chính phủ đề nghị UNESCO công nhận hát Xoan là Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp.

Tìm về phường hát Xoan cổ nổi tiếng Phượng Lâu, chúng tôi may mắn được gặp trùm phường Xoan Nguyễn Thị Lịch. Bà chưa nhiều tuổi lắm. Nét mặt tươi tắn, cởi mở, dễ bén chuyện. Tương truyền Phượng Lâu là nơi phát xuất hát Xoan đầu tiên, từ thời vua Hùng.

Dân ở đây kể lại rằng: Trong một lần kinh lý trở về Phong Châu tìm đất định đô Văn Lang, vua Hùng ngồi nghỉ dưới bóng cây cổ thụ. Bãi cỏ, lây phây mưa bụi, vua nhìn thấy lũ trẻ chăn bò vừa hát, vừa ríu ra múa nhảy hồn nhiên theo nhịp tay vỗ. Một khung cảnh thanh bình giữa trời xuân non nước. Thích thú với điệu hát trẻ nhỏ, vua đến gần lũ trẻ. Chúng xấu hổ ù té chạy. Nhưng khi biết người lạ chính là vua, chúng quây quần bên nhau và hát lại những bài đồng dao, dân giã vua yêu thích. Vua vỗ tay đệm nhịp và hướng dẫn cho trẻ chăn bò nhiều điệu khúc quen thuộc cung đình. Và từ đó hát Xoan ra đời, mang trong nó hai phong cách nghệ thuật dân gian và bác học cung đình.

Hát Xoan còn có tên là "Khúc môn đình", là lối hát thờ thần, tương truyền có từ thời các Vua Hùng. Ðây là một loại hình dân ca lễ nghi, phong tục gắn với hội mùa, thờ thành hoàng, cũng như hát dặm, hát dô ở đồng bằng sông Hồng. Thuở xa xưa người Văn Lang tổ chức các cuộc hát Xoan vào mùa xuân,mở đầu cho múa hát để đón chào năm mới, không chỉ để vui chơi mà còn là để cầu Trời cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt và chúc tụng Vua Hùng. Xoan gắn liền với lễ hội, với nhu cầu tâm linh.

Hát xoan - Di sản văn hóa phi vật thể đất cội nguồn

Theo truyền thuyết dân gian vùng đất tổ Phú Thọ, nghệ thuật hát xoan có từ thời các vua Hùng dựng nước nước (hơn 2000 năm trước Công nguyên). Người ta tổ chức hát xoan không chỉ để vui chơi, chúc tụng các vua Hùng mà còn để cầu mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt, ca ngợi cảnh vật thiên nhiên, mô tả lao động, sinh hoạt ở nông thôn...

Tập "truyền thuyết Hùng Vương" đã ghi sự tích của hát xoan như sau: "Vợ vua Hùng mang thai đã lâu, tới ngày sanh nở, đau bụng mãi mà không sanh được. Có một người hầu tâu với vua Hùng về nàng Quế Hoa xinh đẹp, múa hát rất hay, nên đón nàng về múa hát có thể làm cho đỡ đau và sinh nở được. Vợ vua Hùng nghe lời, cho mời nàng Quế Hoa đến. Quế Hoa vâng theo lời triệu, đến chầu vua Hùng. Bấy giờ vợ vua Hùng đang lên cơn đau dữ dội, mới bảo nàng Quế Hoa đứng trước giường múa hát. Quế Hoa vâng lời miệng hát, tay múa, đi qua, đi lại trước giường. Giọng hát trong vắt , khi cao, khi thấp như chim ca, suối chảy, tay uốn chân đưa, người mềm như tơ, dẻo như bún ai cũng say mê. Vợ vua Hùng mải nghe hát, xem múa không thấy đau nữa, hạ sanh được ba người con trai khôi ngô dẹp đẽ. Vua Hùng vui mừng khôn xiết và hết lời khen ngợi Quế Hoa, mới bảo nàng dạy múa hát cho các mỵ nương. Quế Hoa hát chầu vợ vua Hùng vào đầu mùa xuân nên các mỵ nương gọi lối hát ấy là hát xoan".

Từ đó điệu hát Xoan được truyền rộng rãi với dân chúng, nhất là nam nữ thanh niên trong vùng và được tổ chức thành phường hát. Hàng năm vào mùa xuân, các phường xoan Phù Đức, Kim Đôi, An Thái, Thét thuộc Phù Ninh thường tổ chức hát ở cửa đình những ngày hội đám hết hội đám lại chia nhau đi hát ở các địa phương trong và ngoài tỉnh. Người đứng đầu một phường Xoan (hay họ Xoan) là một ông trùm. Ông trùm là một người có kinh nghiệm về nghề nghiệp xã giao và viết chữ để hát dẫn một số bài dài được chép bằng văn tự. Mỗi phường Xoan thường có từ 15 đến 18 người hoặc đông hơn. Trừ trùm phường, các thành viên khác thường là trai gái tuổi 16-18. Nam gọi là kép, nữ gọi là đào, số đào thường đông hơn số kép. Trước mùa hội hè họ tổ chức tập luyện bài bản. Mùa hội họ đi tứ xứ hát có khi đôi ba tháng mới về.

Ngày nay, hát Xoan chỉ thấy phổ biến ở vùng đất Tổ diễn ra vào mùa xuân, sau Tết Nguyên Đán. Mỗi phường Xoan giữ hát ở một số cửa đình nhất định. Tục giữ cửa đình cũng có ý nghĩa là tránh sự tranh chấp và dẫm chân nhau giữa các phường xoan. Từ tục này đã dẫn đến tục kết nghĩa họ xoan và người địa phương của đình sở tại. Tình nghĩa ấy rất được coi trọng. Và mỗi phường Xoan hay còn gọi là họ xoan phải có một ông trùm, bốn năm kép và từ mười đến mười lăm đào.

Hát xoan là di sản văn hoá vô giá của người dân vùng đất Tổ - tỉnh Phú Thọ. Nhằm gìn giữ và phát huy loại hình nghệ thuật này, các phường xoan ở đây đã không ngừng đào tạo, bồi dưỡng cho thế hệ trẻ để những ngày hội làng, ngày lễ Tết của dân tộc, còn những làn điệu hát xoan mượt mà, thắm đượm tình quê, góp phần làm phong phú, đa dạng thêm kho tàng văn hoá dân gian Việt Nam…

Cũng nhận thức được tầm quan trọng cũng như vốn di sản văn hoá quý giá của cha ông để lại, tháng 6.2009, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phú Thọ đã phối hợp với Viện Âm nhạc Việt Nam, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam tổ chức nghiên cứu, khảo sát xây dựng hồ sơ di sản Hát Xoan Phú Thọ trình UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại cần được bảo vệ khẩn cấp.

Hát Xoan Phú Thọ - Loại dân ca lễ nghi, đậm nét tín ngưỡng

Theo nhà nghiên cứu Ðặng Hoành Loan thì: Hát xoan là một hình thức nghệ thuật hoạt động theo phương thức phường nghề, có nghĩa rằng nó hoạt động để sống bằng nghệ thuật. Có thể tạm nhìn nhận nghệ thuật hát xoan có ba giá trị tiêu biểu là giá trị giao lưu, giá trị nghệ thuật và giá trị ngẫu hứng trong sáng tạo. Ðể tồn tại thì hát xoan lại khác quan họ, khác ca trù ở chỗ nó đem nghệ thuật ấy đến hòa trộn với các hình thức văn nghệ dân gian lân cận của các địa phương khác để cùng chung sống, tạo thành một không gian văn hóa rất gần gũi, nên người ta thấy trong xoan có trống quân, xoan có ghẹo, xoan có đúm.

Về quy luật, hát Xoan phải theo trình tự đã qui định, gồm hát phần nghi lễ tôn giáo; phần diễn xướng các quả cách như xuân, hạ, thu, đông, ngư tiều canh mục, thuyền chèo, tứ dân... cơ bản là hát lối và ngâm đọc, có thêm phần hát hội mang tính chất trữ tình, phản ánh những nội dung yêu đương, giao duyên giữa trai và gái. Cuối cùng là phần giã cá để kết thúc quá trình diễn xướng của hát xoan.

Sau nghi lễ tế thần được tiến hành ban ngày, chập tối là tổ chức Hát Xoan. Trong đình có đông đảo các bô lão, quan viên và dân làng ngồi xem. Phường Xoan múa hát ở khoang giữa gọi là đình trung.

Mở đầu cho cuộc hát, trùm phường cùng người chủ tế của hội làng hát chúc mang nặng tính chất nghi thức. Hát chúc xong, một kép chừng 15, 16 đeo trước ngực một chiếc trống nhỏ đứng ra giữa sân đình làm trò giáo trống, giáo pháo. Hai lối hát này có vần điệu theo thể thơ bốn chữ. Người kép trẻ vừa đánh trống giữ nhịp vừa làm động tác vừa hát có phụ hoạ của đào kép phía sau. Giáo trống, giáo pháo có nội dung như một lời khấn nguyện cầu chúc cho mùa màng và sự thịnh vượng của làng trên xóm dưới.

Sau giáo trống, giáo pháo, anh kép trẻ lui vào nhường chỗ cho 4 cô đào tiến ra hát thơ nhang. Bốn cô đứng xếp hàng trước hương án, hai tay nâng chiếc quạt xoè tán khuỳnh ra trước mặt vừa hát vừa làm động tác giống như dâng hương. Bài khấn nguyện này có tính chất ngợi ca, trang nghiêm. Trình diễn xong thơ nhang, phường Xoan hát tiếp “đóng đám”. Đóng đám theo ngữ nghĩa là kết thúc hội đám nhưng thực ra Đóng đám có nội dung văn học mang màu sắc giao duyên trữ tình chỉ kết thúc giai đoạn một trong qúa trình diễn xướng.

Giai đoạn hai trong quá trình diễn xướng của hát Xoan là sự trình diễn các qủa cách. Có 14 quả cách: Kiểu Giang cách, Nhâm ngâm cách, Tràng mai cách, Hạ thời cách, thu thời cách, Tứ dân cách... Nội dung các quả cách bao gồm nhiều mặt: Hoặc miêu tả sinh hoạt các tầng lớp nhân dân làng xã, hoặc ca ngợi thiên nhiên, hoặc kể lại các tích xưa. Ngôn ngữ trong các quả cách đạt tới trình độ điêu luyện, lời lẽ trau chuốt mượt mà. Phần diễn xướng thường là: Một kép ngồi giữa vừa đánh trống vừa dẫn cách, còn các cô đào phụ hoạ bằng cách nhắc lại nguyên nhạc điệu của người dẫn cách. Hát quả cách được coi như phần hát thờ, nghi thức trang trọng. Ngày xưa có những cửa đình dành hẳn một đêm để các phường thay nhau hát cách. Phường nào hát đúng 14 quả cách thì được giải.

Giai đoạn ba của quả trình diễn xướng hát Xoan bao gồm nhiều tiết mục múa hát, dựng các hoạt cảnh, các trò chơi. Đây là phần hứng thú và sinh động nhất trong cuộc hát. Nghệ thuật hát Xoan mang đậm tính đặc sắc, độc nhất chính là ở giai đoạn này. Quá trình diễn xướng gồm các tiết mục: Chơi bợm gái (còn gọi là giao tình), hát bỏ bộ, hát xin hoa, đố chữ, hát đúm.

Trang phục của thành viên phường hát, các cô đào vấn khăn, quần láng, áo the, thắt lưng đen kèm theo bao xanh hay hồng. Các kép đầu quấn khăn lượt hay khăn xếp, áo the thâm, quần trắng, cổ quấn khăn nhiễu điều.

Trong hát Xoan điểm đặc biệt nổi bật là những quy định nghiêm ngăt trong quá trình hát. Hát Xoan chỉ hát vào thời gian nhất định: hát Xoan tổ chức vào mùa xuân. Mở đầu cho mùa hát và để đón chào năm mới, các họ Xoan lần lượt khai xuân ở đình, miếu làng nhà. Các phường đi hát từ ngày 5-1 Âm lịch cho đến ngày 10-3 Âm lịch (vào dịp Đền Hùng). Cũng có năm các phường về đền Hùng hát trong ngày hội.

Cũng như hát ở những điểm nhất định: Hát Xoan còn có tên gọi là “Khúc môn đình” (hát cửa đình). Mỗi phường Xoan giữ một số cửa đình nhất định, như một kiểu “xí phần”. Tục giữ cửa đình cũng có một ý nghĩa là tránh sự tranh chấp và dẫm chân lên nhau giữa các phường Xoan. Tục giữ cửa đình đã dẫn tới tục kết nghĩa. Hát Xoan giữ cửa đình và dân điạ phương kết nghĩa với nhau. Tục kết nghĩa cấm ngặt trai gái hai bên (dân và họ) kết hôn với nhau.

Hát có trình tự nhất định: Hát Xoan phải theo trình tự đã quy định, gồm ba phần: phần lễ nghi tôn giáo, phần trình diễn các quả cách và phần hát hội.

Phần lễ nghi tôn giáo: Hát Xoan có những lời chúc tụng, cầu khẩn và được trình diễn theo đúng nghi thức trước cửa đình, nói lên cảm xúc của con người trước thần linh sau đó là ca ngợi thánh thần.

Phần trình diễn các quả cách (làn điệu): Nội dung các quả cách bao gồm các mặt, hoặc mô tả đời sống và sinh hoạt của các tầng lớp người đương thời ở nông thôn hoặc ca ngợi cảnh vật thiên nhiên hoặc kể truyện cổ tích xưa. Mỗi quá cách thường có cấu trúc ba phần: giáo cách (mở đầu) - đưa cách (phần giữa) - kết cách (phần cuối).

Phần hát hội: Phần hát này mang tính chất trữ tình, phản ánh những nội dung giao duyên, yêu đương trai gái. Đây là giai đoạn ứng tác như hát ví, trống quân bao gồm các tiết mục múa, hát, dựng các hoạt cảnh, các trò chơi.

Hát Xoan được đánh giá là một di sản văn hóa độc đáo và có giá trị. Đây chính là loại hình chứa đựng nền tảng tâm linh và là những hạt nhân đầu tiên của nghệ thuật. Với hình thức nghệ thuật âm nhạc, biểu diễn sớm nhất như múa vòng tròn, hát đối đáp… mang tính cộng đồng cộng với hình thức hát sinh động, rõ nét bản sắc người Việt. Cùng với hát Ghẹo, hát Xoan là vốn quý văn nghệ dân gian lâu đời của tỉnh Phú Thọ, nằm trong kho tàng văn học dân gian giàu có của Việt Nam.


Cội nguồn nghệ thuật hát xoan

Các nhà nghiên cứu về văn hóa, văn nghệ dân gian ở nước ta từ trước đến nay đều khẳng định: Hát xoan là loại dân ca lễ nghi, phong tục gắn với hội mùa, để nhớ ơn đến vị thờ là thành hoàng. Cũng như hát dô ở xã Liệp Tuyết (Quốc Oai, Hà Tây) thờ Thánh Tản Viên trong đền Khánh Xuân, hay hát dậm ở Hà Nam, Nam Định thờ Lý Thường Kiệt, v.v.

Hát xoan ở vùng đất Tổ, tương truyền có từ thuở các Vua Hùng dựng nước. Sách Truyền thuyết Hùng Vương còn ghi lại một sự tích về hát xoan, như sau:

"Vợ Vua Hùng mang thai đã lâu, đến ngày sinh nở cứ đau bụng mãi mà không đẻ được. Lúc ấy, có một người con gái hầu tâu với Vua Hùng về nàng Quế Hoa xinh đẹp, múa giỏi, hát hay, nên đón nàng về múa hát có thể làm cho đỡ đau và sinh nở được. Vợ Vua nghe lời liền cho mời nàng Quế Hoa tới. Quế Hoa vâng theo lời triệu, đến chầu vợ Vua Hùng. Bấy giờ vợ Vua Hùng đang lên cơn đau đẻ dữ dội, mới bảo nàng Quế Hoa đứng trước giường của vợ Vua múa hát. Quế Hoa vâng lời, tay múa, miệng hát, đôi môi đỏ mọng, da trắng, tóc dài, mắt trong, vừa múa hát vừa bước đi bước lại trước giường. Giọng hát của nàng trong vắt, khi cao khi thấp như chim ca, suối chảy, tay uốn, chân đưa, người mềm như tơ, dẻo như bún, ai cũng phải mê. Vợ Vua Hùng mải nghe hát và xem múa không thấy đau nữa, rồi sinh được ba người con trai, khôi ngô, đẹp đẽ...

Vua Hùng vui mừng, hết lời khen ngợi Quế Hoa, mới bảo các mị nương học lấy các điệu múa hát ấy. Lúc Quế Hoa hát chầu vợ Vua Hùng vào dịp mùa xuân nên các mị nương gọi hát ấy là hát xoan".

Những truyền thuyết hát xoan như thế đều có thể tìm thấy ở những làng có phường xoan gốc như ở các thôn Phù Đức, Kim Đơi, Thét, thuộc xã Kim Đức (thuộc huyện Phong Châu) và An Thái, xã Phượng Lâu (thuộc ngoại thành Việt Trì), tỉnh Phú Thọ ngày nay.

Xã Cao Mại, huyện Phong Châu thờ Lý Lang Công và vợ là Nguyệt Cư Công chúa - tướng của Hùng Duệ Vương. Cả hai vợ chồng đều có công dẹp Thục. Theo truyền thuyết dân gian, Nguyệt Cư Công chúa là con gái của Hùng Duệ Vương, Vua Hùng thứ 17. Khi Nguyệt Cư Công chúa sinh ra cứ khóc mãi không dứt, hết ngày này sang ngày khác, không ai dỗ được công chúa nín. Một hôm có các cô gái người làng An Thái đến thăm, thấy cô bé cứ khóc hoài, các cô gái khẽ đưa nôi và hát cho cô bé nghe những khúc hát xoan vẫn thường hát trong các hội xuân của quê mình. Cô bé nghe hát, dần dần nín khóc. Mẹ Nguyệt Cư liền đón cô gái người An Thái về trông nom con gái mình. Và với tiếng hát của mùa xuân, của hội làng quê, Nguyệt Cư Công chúa đã khỏi hẳn bệnh khóc đêm, khóc ngày, hay ăn chóng lớn.

Sau này, khi nước Văn Lang có giặc ngoại xâm, Công chúa Nguyệt Cư, lúc này đã là vợ của Lý Lang Công tướng quân, đang bụng mang dạ chửa, nhưng vẫn hăng hái lên ngựa theo chồng ra trận. Thắng trận khải hoàn, công chúa qua làng An Thái nghỉ chân, dân làng đón chào công chúa và hát cho công chúa nghe. Công chúa Nguyệt Cư mê hát đến nỗi đã chuyển dạ mà vẫn không muốn rời An Thái. Tới khi bụng đau dữ dội, công chúa mới vội vàng truyền lệnh cho quân sĩ khiêng kiệu chạy thật nhanh về trang ấp (nay là xã Cao Mại - như đã nói ở trên) để kịp sinh đẻ. Kiệu công chúa chạy nhanh như bay, vừa tới trang ấp thì công chúa trở dạ, sinh hạ luôn một con trai.

Vì sự tích trên, nên ngày tiệc lệ Công chúa Nguyệt Cư, làng xã Cao Mại vẫn nhớ đón phường xoan An Thái sang hát thờ, để tưởng nhớ công chúa. Làng Cao Mại có lệ khi rước kiệu công chúa từ đình về miếu Nhà Bà, những người khiêng kiệu phải chạy thật nhanh. Các cô đào xoan làng An Thái sang hát, cũng phải chạy theo kiệu, vất vả nhưng vui bởi tiếng hát xoan đã làm họ quên đi bao khó khăn cực nhọc của cuộc đời...

Hát xoan có nhiều làn điệu phong phú, khác với hát ví, hát đúm, hát trống quân, chỉ có một làn điệu. Hát xoan đã hình thành những ca khúc hoàn chỉnh. Nó đặc tả sự kiện, tính cách bằng lời ca và giọng hát. Sức biểu hiện của nó cũng mạnh mẽ và hấp dẫn vì phong phú về làn điệu. Hát xoan đã có những lời riêng cũng như làn điệu riêng của mình sử dụng nhiều động tác làn điệu. Các làn điệu dân ca trữ tình giao duyên hầu hết không có động tác và cũng không có đạo cụ. Người hát chỉ có hát và làm sao đạt được yêu cầu ứng đối. Chỉ riêng hát trống quân có trống kèm theo để giữ nhịp cho hát. Cách trình diễn của hát xoan và các loại dân ca phong tục - lễ nghi có khác, nó đã mang yếu tố của sân khấu. Người hát phải biết những động tác nhảy múa như các điệu múa trong hát bỏ bộ (như hội hát dô ở xã Liệp Tuyết, Quốc Oai, Hà Tây), v.v. Đặc biệt phát triển cao hơn các động tác minh họa là múa. Hát xoan còn có những đặc điểm về âm nhạc, là một loại hình diễn xướng tổng hợp và có nhiều thể loại như: Hát khẩn nguyện, hát giao duyên, hát ngợi ca lao động, hát diễn tích truyện. Hình thức hát xoan cũng phong phú: hát xen kẽ, đối đáp, đồng ca kết hợp với đơn ca, hát kèm với múa, hát kết hợp với trò chơi... Đó chính là những cơ sở tạo nên sự phong phú, đa dạng của nghệ thuật âm nhạc hát xoan. Các nhà nghiên cứu về văn hóa văn nghệ dân gian còn khẳng định những làn điệu được dùng trong hát xoan không giống nhau. Có làn điệu gần với nói thường, có làn điệu thì ngâm ngợi, có làn điệu lại khúc triết về nhịp điệu, khi uyển chuyển, khi rành rọt về âm điệu. Mỗi loại giai điệu đều có tính quy luật riêng. Các loại giai điệu này thể hiện một quá trình tiến hóa chung từ thấp đến cao của âm nhạc. Nhưng mỗi loại đều có giá trị riêng và chức năng thẩm mỹ của nó. Các nhà nghiên cứu đã phân biệt những loại giai điệu đó như: Hát nói, hát ngâm, hát ca khúc. Đặc biệt, chất liệu của ca khúc là sự kết hợp giữa hát nói và hát ngâm, vừa có sự khúc triết, phân chia rõ ràng về mặt nhịp điệu và nhịp phách của hát nói, vừa có sự uyển chuyển linh hoạt về mặt giai điệu của hát ngâm...

Hát xoan là một sản phẩm văn hóa độc đáo của vùng Đất Tổ Hùng Vương. Nó có những đặc biệt riêng, đó là hát vào thời gian nhất định, hát ở những địa điểm nhất định, có tổ chức chặt chẽ có trình tự nhất định, và được tổ chức vào mùa xuân. Các phường xoan thường đi hát từ ngày mồng 5 tháng Giêng, cho đến ngày mồng 10-3 Âm lịch (ngày Lễ hội Đền Hùng).

Hát xoan còn có tên gọi khác là khúc môn đình (hát cửa đình). Mỗi phường xoan giữ một số cửa đình nhất định. Tục giữ cửa đình cũng có một ý nghĩa là để tránh sự tranh chấp và giẫm chân lên nhau giữa các phường xoan.

Có thể nói, hát xoan được tổ chức rất chặt chẽ, thường tổ chức thành phường xoan hoặc họ xoan. Mỗi phường xoan có một ông trùm là người đứng tuổi được dân làng tín nhiệm, thuộc bài bản và đọc được các bản xoan chữ Nôm, có từ bốn đến năm kép và từ 12 đến 15 đào xoan - là những cô gái trẻ xinh đẹp, có giọng hát hay, tuổi từ 15 đến 20, khi đã có chồng thường không theo phường xoan nữa.

Ca từ trong hát xoan là nghệ thuật diễn đạt khéo, sử dụng cái hay của cả hai dòng bác học và dân gian. Mỗi "tiết mục" của hội xoan có thể được coi như một tấm gương phản ánh những nét sinh hoạt sống động một thời của xã hội nông nghiệp, ngư nghiệp... với những tình cảm nồng hậu của con người. Những chi tiết về lịch sử đôi khi cũng được kể ở đây ghi nhận một điều: hội hát xoan đã cho ta một ý niệm khá rõ về con người trong cuộc sống văn hóa dân gian vùng Đất Tổ. Hát xoan thể hiện niềm yêu cuộc sống, gian nan vất vả, nhưng vẫn giàu ước vọng, yêu thương; sống hôm nay, không quên vun đắp cho ngày mai ngày càng tươi sáng. Đó là nét bản sắc văn hóa Việt Nam trường tồn qua những nghìn năm dựng nước và giữ nước.Nguyễn Duy Cách



Trẻ già hát Xoan, chuẩn bị vào Đại lễ Đền Hùng


Câu chuyện mang tính huyền thoại ấy có lẽ đã làm tăng thêm vẻ huyền hoặc, hấp dẫn cho Xoan đến độ, dọc dài hai bên bờ sông Lô, sông Thao nhiều làng xã lập phường Xoan, hằng năm vào dịp Tết đến, xuân sang đua tài vào hội. Còn theo nhiều nhà nghiên cứu văn hóa thì, hát Xoan có từ đời Lê Thánh Tông và tưng bừng nhất là thời vua Lê chúa Trịnh. Hát Xoan là sự kết hợp hài hòa giữa âm nhạc, múa và hát. Sự đặc sắc phong phú này đã tạo sức hấp dẫn, sôi động của buổi diễn. Từ hát múa cung đình chuyển sang dân giã, giao duyên đem đến nhiều cảm xúc đan xen cho người diễn cũng như người thưởng thức. Có lẽ vì thế mà cùng với chèo, dân ca quan họ… hát Xoan tồn tại lâu bền cho đến ngày nay.

Người đứng đầu một phường Xoan, gọi là trùm, các cô gái được gọi là đào, và chàng trai là kép. Hát Xoan nhằm vào mùa xuân. Trong trẻo sức xuân. Đào, kép cũng trẻ trung tuổi chừng mười tám đôi mươi.

Trong lễ hội Đền Hùng, phần hội, bên cạnh những điệu khúc dân ca, thi tài cung nỏ, không thể thiếu hát Xoan, còn được gọi là “Khúc môn đình”( hát ở cổng đình).


Lễ dâng hương, khởi đầu lễ hội.


Trung tâm của Xoan nằm ở Phong Châu. Đây là một hình thức sinh hoạt văn hóa phường xã. Những người trong làng, trẻ già ai cũng biết hát Xoan và lời ca, vốn đã có từ xa xưa nhưng khi trình diễn, các đào, kép thường ứng đối theo cảm xúc của mỗi buổi diễn. Sự sáng tạo này là dịp để trai tài gái sắc bộc lộ tài ứng đáp của mình và theo đó lời hát Xoan cũng thêm phong phú hơn. Điều thú vị hơn, không ít bạn trẻ bén duyên nhau qua một đôi lần hội Xuân.

Anh đố em biết hoa gì nở trên rừng bạt bội

Hoa gì nở nội đồng không

Anh đố em biết hoa gì nở bảy tám lần chông

Hoa gì nở mùa đông, hoa trăng trắng vàng…

Ngồi chuyện trò với trùm Lịch, tôi mới hiểu thêm về Xoan. Hóa ra loại hình diễn xướng làng quê mà nhiều quy cách chặt chẽ lắm. Trình tự diễn tấu cũng như lời lẽ cho từng chương diễn, không được phép tùy tiện phá cách.

Hát Xoan có 3 phần. Mở đầu là phần lễ. Phần tiếp theo mang tính nghề nghiệp, đời sống gọi là cách. Xuân hạ thu đông tứ mùa cách, ngư tiều canh mục cách, thuyền chèo cách… có tới 18 cách, đi sâu vào cuộc sống cư dân. Mỗi giai đoạn của Xoan, mấy cô gái trẻ theo chỉ dẫn của trùm, minh họa cho chúng tôi xem trích đoạn.

Cũng may là dịp đồng diễn, chuẩn bị cho chính hội Đền Hùng nên bà trùm hô một tiếng là có đội múa hát đến biểu diễn. Sân đình bỗng râm ran. Tiếng trống bỏi, trống cơm, tiếng mõ gõ nhịp, tiếng phách tre... bốn cô đào trẻ bước ra sân, mở đầu bằng màn chào vua. Mời thần linh về hưởng lễ và nghe làng mở hội Xuân. Các cụ nghệ nhân say sưa với Xoan, chỉnh sửa từng điệu láy, uốn lời sao cho mềm mại, duyên dáng.

Giọng của các cụ không còn trong trẻo như xưa, lại run run cảm động vì ngày đại lễ Đền Hùng theo trống lớn, trống bé hối thúc từng nhịp. Nhưng cái tinh túy của Xoan thì các cụ đã giữ trọn trong hồn. Lời các cụ “nhả”, quyện êm vào tiếng trống rêm rêm tưng bừng đều nhịp, lúc bất ngờ lặng im. Không gian như ngưng tụ, chỉ còn nghe tiếng láy tinh tế của mấy cô đào làng. Mở đầu là bài “Giáo trống”:

Tôi bước chân vào giáo trống

Tìm đến thượng chúc cho mình

Năm trống cơm mọi nhà no đủ

Năm trống cơm vào hội đêm nay…

Sau “giáo trống” là “giáo pháo”…

Trong ba phần của hát Xoan, hào hứng nhất là phần hội, phần thứ ba trong lớp lang trình diễn của Xoan. Phần này, có nhiều khúc đoạn: xin hoa đố chữ, hát đúm, giã cá, v.v... Đây là phần sôi nổi, tươi tắn của Xoan. Có nhạc, có múa nhảy, có hát và đặc biệt là giao duyên trong phần hát Đúm. Đúm ở đây là một vuông khăn nhỏ, trong đó đựng ít trầu cau, một vài đồng tiền tượng trưng rồi gói chặt lại. Đúm từ tay chàng trai kép trẻ trung tung sang các đào nương xinh xẻo trăng rằm. Ai bắt được đúm, giao duyên với người tung đúm.

Đúm này ta dặn thì nghe

Đúm bay cho tới áo the đúm vào

… Miếng trầu ăn nặng bằng chì

Ăn thì ăn đấy, rồi mai đây biết lấy gì trả ơn.

Đúm chuyền tay, bay qua bay lại từ đào sang kép, từ tay anh sang tay em. Có người vươn tay đón đúm, và cũng có cô nàng né tránh, chỉ e khó lời đối đáp.

Phút chia tay thật lưu luyến. Dẫu không phải kép trẻ, chan chứa tuổi xuân, không là hội phường kết chạ, nhưng nghe đào tỏ bày, nhìn kép tiễn đưa, trong im lặng như thể chính mình cũng đang lưu luyến ai đó giây giây giã từ.

Chia tay em nhớ lấy nhời

Hẹn ngày hoa nở sang chơi bạn làng

Nhớ ai, ai nhớ, ai sang...

Chân ai một bước đi, một bước dừng khó dứt.

Âu cũng là cảm giác của ngươi mê Xoan. Càng về khuya, thanh vắng, tiếng trống và vài nhịp phách tí tách như lay động cả khóm tre vây quanh sân đình Phượng Lâu. Thật lạ. Vũ điệu là nhịp đi đơn giản. Mấy bộ phách tre giữ nhịp, không nghịch phách, đảo phách phức tạp, vậy mà sao Xoan lôi cuốn người xem đến không dứt.

Đêm đó, không chỉ mấy vị khách Hà Nội về Đất Tổ dự lễ như chúng tôi, mà cả những vị khách nước ngoài cũng tìm về Phượng Lâu. Hội khép lại. Tiếng trống dịu dần sân đình mà nhịp tim lại bồi hồi, nuối tiếc. Cái hay của Xoan thật thấm. Tan hội rồi mà không nỡ buông hội mà về.

Ngoài vườn tiếng dế, một vài hạt mưa tí tách rơi trên tàu lá cọ. Lập lòa đâu đó một vài ánh đuốc.

Rạo rực chính hội. Những cô gái mớ bảy mớ ba phấp phới dọc triền sông Lô hướng về Đất Tổ. Non nước xưa như sống lại trong hồn làng Đất Tổ. Trong giấc mơ mơ ngủ, tôi như nghe câu hát lửng lơ cô đào trẻ có lúm đồng tiền hai má hay hây.

Anh về tựa bóng sao Mai

Em về em biết lấy ai bạn cùng…

Counter