LTS: Những bài vở trên đây không nhất thiết là quan điểm của diễn đàn. Mục đích để đóng góp tài liệu tham khảo, tài liệu lịch sử làm phong phú thêm trí tuệ, làm sáng tỏ sự thật, vạch trần tội ác tập đoàn việt gian Cộng Sản. tội ác tên Giặc Hồ Chí Minh và bè lũ tay sai việt gian bán nước đã cố tình bưng bít, dấu kín, xuyên tạc lịch sử Việt Nam, giết hàng chục triệu người dân vô tội, bỏ tù hàng triệu quân cán chính VNCH, bán đất dâng biển, làm nô lê cho Tàu, Nga..v.v..
" Hiểu một thời đại nghĩa là phải lấy con tâm và con mắt lịch sử, nghiệm qua các thời đại để mà đứng trên nền tảng với điều kiện đó để mà hiểu thời đại đó.""[HH-trang45]
" Để phục hưng và phục hoạt, phải lấy một con mắt nghiêm ngặt Việt, đứng siêu nhiên trên lập trường Việt, thi thiết bằng những chính sách và kế hoạch siêu nhiên và nghiêm ngặt, có một thái độ nghiêm ngặt và siêu nhiên lịch sử Việt."[HH-trang45]



HOME-Tro Ve Trang Chinh




Saturday, December 25, 2010

nguyễn sơn hà-Mâm Ngũ Quả

Mâm Ngũ Quả

nguyễn sơn hà

Nguon: www.anviettoancau.net

(Trích từ: Mâm Ngũ Quả http://www.dainam.net/forums/showthread.php?t=39870)

"Mỗi năm, cứ vào dịp Tết Nguyên đán, trên bàn thờ mọi gia đình người Việt đều bày mâm ngũ quả. Với màu sắc rực rỡ, hình dáng độc đáo cùng những ý nghĩa sâu xa, mâm ngũ quả làm cho ngày Tết sinh động hơn, thiêng liêng hơn...

Theo quan niệm của người phương Đông xưa, thế giới được tạo nên từ 5 bản nguyên - gọi là "ngũ hành": kim (kim loại), mộc (gỗ), thuỷ (nước), hoả (lửa), thổ(đất).. Tư tưởng cùng hình ảnh "ngũ hành" xâm nhập sâu sắc vào đời sống văn hoá vật chất và tinh thần của các dân tộc phương Đông với rất nhiều biểu hiện - một trong số đó là tục lệ thờ mâm ngũ quả ngày Tết của người Việt Nam.

Mâm ngũ quả truyền thống của người Việt thường chỉ gồm 5 loại quả, được xếp kiểu hình tháp lên đĩa to hoặc mâm, đặt trên bàn thờ. Ngày nay, cuộc sống hiện đại cùng sự giao lưu phong tục làm cho mâm ngũ quả ít nhiều biến đổi: số quả có thể nhiều hơn 5, cách xếp tự do hơn, trang trí hoa lá, cắm nến để tạo ánh sáng, kết những dây đèn điện tử nhiều màu xung quanh... Tất cả các loại quả trong dịp Tết đều có thể đem bày: chuối, bưởi, phật thủ, dưa hấu, cam, quýt, dừa, na, trứng gà, hồng xiêm, táo v.v... Mỗi loại quả mang một ý nghĩa riêng: nải chuối, phật thủ như bàn tay che chở; bưởi, dưa hấu căng tròn, mát lành hứa hẹn năm mới đầy ngọt ngào, may mắn; hồng, quýt rực lên màu sắc mạnh mẽ, tượng trưng cho sự thành đạt...

Mâm ngũ quả ở miền Bắc nhìn chung nhỏ hơn mâm ngũ quả ở miền Nam và không thể thiếu 3 loại quả: chuối, bưởi, quýt (hoặc cam). Mâm ngũ quả miền Nam thì khó có thể thiếu cặp dưa hấu và 4 loại quả: mãng cầu (na), dừa, đu đủ, xoài, bởi vì cầu - dừa - đủ - xoài theo tiếng người miền Nam có nghĩa là "cầu vừa đủ xài" - mong ước phổ biến nhất của họ trong năm mới ! Một số nhà lại bày thêm trên mâm ngũ quả bình thường một chùm sung và quả đu đủ với ngụ ý cầu mong cuộc sống gia đình sẽ luôn "đầy đủ, sung túc".

Mâm ngũ quả làm cho quang cảnh Tết và không gian thờ cúng thêm ấm áp, rực rỡ mà hài hoà với màu xanh mát của dưa hấu, đỏ rực của hồng, nâu mịn của hồng xiêm, vàng tươi của bưởi, cam, dứa... Nó thể hiện sinh động ý nghĩa triết học - tín ngưỡng - thẩm mỹ ngày Tết cùng những ước vọng lạc quan mà mỗi gia đình mang theo khi bước vào năm mới."

Tôi trích bài này để dẫn nhập và dẫn chứng cho chủ đề mà qua bài viết này tôi muốn nhấn mạnh ý nghĩa nguyên thủy của phong tục truyền thống của những lễ tết của Việt Nam và đặc biệt là Tết Nguyên Đán. Nên trước khi đề cập đến ý nghĩa của mâm Ngũ Quả tôi xin nhắc lại đây nguyên nghĩa của hai chữ Truyền Thống mà có lẽ hầu hết người Việt mình chỉ hiểu với nghĩa thông thường là truyền sách, truyền vở, truyền chữ, truyền nghĩa, hay truyền lại cái phong tục tập quán ... thì đó không phải là truyền Thống ! Nhưng Thống là cái Thống Kỷ, Thống Quan, tức cái nguyên lý thống nhất thâm sâu, nó linh động liên tục và hiện diện cách u linh trong tư tưởng, biểu lộ ra bề ngoài qua lời nói, với thái độ và bằng động tác coi như rời rạc nhưng thực ra đều nhịp theo một tiết điệu uyên nguyên, đó là sự vận hành của trời đất qua thời tiết. Do đó mà tiền nhân mới nói : "tùy thời chi nghĩa đại hĩ tai", tức là biết "theo đúng thời mới là (có) nghĩa thì tất là đại tài vậy", cho nên còn nói là "quân tử kiến cơ nhi tác", có nghĩa là chỉ có "quân tử mới biết thời cơ và tác động đúng lúc".

Để nói dân tộc Việt mình từ thời Tần, Hán đến nay, với một lịch sử trên hai ngàn năm đầy những giai đoạn thăng trầm với chiến tranh khói lửa, nên đã bị thất truyền cái Thống Kỷ, Thống Quan đó, nên đâm ra mất thống nhất và tự nhiên là dẫn đến hậu quả khốn cùng của cả một dân tộc cho đến ngày nay mà ai cũng biết ! Cho nên tôi không lạ gì những bài viết có tính chất văn hóa truyền thống dân tộc đều bị sai lạc đối với nghĩa truyền Thống để đừng nói là bẻ quặt hay tuyên truyền xuyên tạc !

Vì vậy tôi viết bài này cũng là phận sự để nhắc nhở cho mọi người Việt mình biết ý nghĩa nguyên thủy của mâm Ngũ Quả mà tìm về Cội Nguồn, nhân dịp ngày đại lễ truyền thống của dân tộc Việt đó là Tết Nguyên Đán sắp tới (năm nay trúng ngày Chúa Nhật 14/02/2010).

Thiết tưởng cũng nên nhắc lại sơ ở đây nguồn gốc của Tết Nguyên Đán không phải là của Tàu hay từ Tàu, vì chỉ cần tự hỏi nếu Tết là của Tàu thì tại sao người Tàu lại không ăn bánh Giầy (Dầy), bánh Chưng hay bánh Tét trong ba ngày Tết, mà chỉ có người Việt mình mới ăn ?? Cho nên bánh Chưng hay bánh Tét (ở miền Nam thay thế bánh Giầy và bánh Chưng) là một món ăn không thể thiếu trong ba ngày Tết, vì nó mang ý nghĩa Tết ! Đó là một sự khác biệt nền tảng mà căn do chính là văn hóa, vì người Tàu đâu có biết chuyện Tiết Liêu, nên làm sao biết cách làm bánh Giầy, bánh Chưng hay biết ăn bánh Tét ! Vì vậy tôi xin tóm tắt cốt chuyện này để cho thế hệ trẻ nếu chưa biết thì nên đọc:

"Ngày xưa, đời Vua Hùng Vương thứ 6, sau khi đánh dẹp xong giặc Ân, vua có ý định truyền ngôi cho con. Nhân dịp đầu Xuân, vua mới họp các hoàng tử lại, bảo rằng : "Con nào tìm được thức ăn ngon lành, để bày cỗ cúng tổ tiên cho có ý nghĩa nhất, thì ta sẽ truyền ngôi vua cho". Các hoàng tử đua nhau đi khắp nơi tìm kiếm của ngon vật lạ đem về cho vua cha, với hy vọng mình được thưởng ngai vàng. Trong khi đó, người con trai thứ 18 của Hùng Vương, là Lang Liêu có tính tình hiền hậu, lối sống đạo đức, lại quanh quẩn chỉ tìm ở nhà. Một đêm nọ hoàng tử Lang Liêu nằm mộng thấy có vị Thần đến bảo : "Này con, vật trong Trời Đất không có gì quý bằng gạo, vì gạo là thức ăn nuôi sống con người. Con hãy lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng hình Trời và Đất. Hãy lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột bánh, để tượng hình Cha Mẹ sinh thành". Lang Liêu sáng tỉnh dậy, vô cùng mừng rỡ. Ông làm theo lời Thần dặn, chọn gạo nếp thật tốt gói thành bánh vuông để tượng hình Đất, bỏ vào nồi chõ chưng chín gọi là Bánh Chưng. Và ông giã xôi gói thành bánh tròn, để tượng hình Trời, gọi là Bánh Giầy. Còn lá xanh bọc ở ngoài và nhân ở trong ruột bánh là tượng hình cha mẹ yêu thương đùm bọc con cái. Đến ngày hẹn, các hoàng tử đều đem thức ăn đến bày trên mâm cỗ. Ôi thôi, đủ cả sơn hào hải vị, nhiều món ngon lành. Hoàng tử Lang Liêu thì chỉ có Bánh Giầy và Bánh Chưng. Vua Hùng Vương lấy làm lạ hỏi, thì Lang Liêu đem chuyện Thần báo mộng kể, giải thích ý nghĩa của Bánh Giầy Bánh Chưng. Vua cha nếm thử, thấy bánh ngon, khen có ý nghĩa, bèn truyền ngôi cho hoàng tử Lang Liêu vì đã biết trình bầy việc ăn uống ngày Tết như hình Trời Đất . Kể từ đó, mỗi khi đến Tết Nguyên Đán, thì dân chúng làm bánh Chưng và bánh Giầy để dâng cúng Tổ Tiên và Trời Đất vì dân chúng đã thấu hiểu triết lý đó nên kêu là vua Tiết Liệu : tiếng này vừa có nghĩa món ăn ngày Tết (tiết), mà cũng hàm ý biết lo liệu đúng tiết điệu của Đất, Trời, Người."

Câu chuyện này ẩn giấu triết lý nhân sinh của Việt tộc, tức con người là kết tinh của linh lực trời đất và hình ảnh vuông tròn với bánh Giầy (tròn) bánh Chưng (vuông) là biểu tượng để nhắc nhở cho chúng ta cái nền tảng của Đạo làm người. Tức muốn làm người thì phải biết trọn vẹn (tri chu) để sống bao Dung mọi tương quan hai chiều đối nghịch của âm dương trong vạn vật như trời đất, sao cho vuông thành tròn thì mới có thể Hòa hợp thiên với địa nơi mình và vũ trụ vạn vật để thành Nhất Thể, thì mình mới thành Nhân tài vì đã hội được Thiên tài với Địa tài là Tam tài. Do đó quan niệm này đã được tổ tiên Hùng Vuơng phổ biến từ thời lập quốc Văn Lang trong dân gian qua câu tục ngữ "mẹ tròn con vuông", để nhắc nhở dân chúng sống Đạo bằng sự thông hiệp với trời đất qua việc cúng tế trời đất tổ tiên, vì vậy mà đến nay người mình vẫn nói "mẹ tròn con vuông" nhưng hầu hết đã quên mất ý nghĩa cao siêu của nó.

Tương tự ý nghĩa mâm Ngũ Quả, cũng từ nhân sinh quan đó nhưng lại tiềm ẩn nguyên lý "ngũ hành" theo tỉ lệ quân thiên là "tham thiên lưỡng địa", tức là 3 trời 2 đất, 3 tròn 2 vuông,... tức 3+2= 5 nên gọi là ngũ. Nên Ngũ hành là triết lý hành động "thuận thiên" theo tiêu chuẩn 3 tình 2 lý, 3 tâm linh (tinh thần) 2 vật chất, hay 3 vô vi 2 hữu vi... cho mọi sự vật cũng như cho con người mà mọi vấn đề bên trong hay bên ngoài đều có tương quan liên hệ trực tiếp hay gián tiếp với toàn thể. Do đó khi con người quan niệm và ý thức được sự hội tụ hay "giao chỉ" của đức trời đức đất nơi mình và biết hành động đúng theo nguyên lý ngũ hành, nghĩa là tác động đúng theo vận hành âm dương của trời đất qua những biểu tượng tương giao sinh khắc như hai cặp Kim-Mộc, Thủy-Hỏa, thì mới thành Nhân Hoàng, tức là vua giống như Tiết Liêu để an bang tế thế, nên được ở giữa thiên hạ còn gọi là Hoàng Cung Trung Thổ. Vì hành Thổ ở trung tâm của Ngũ hành theo sự vận hành của âm dương qua hai trục ngang là Kim-Mộc và trục dọc là Thủy-Hỏa hay còn gọi là Đông-Tây / Nam-Bắc, theo khung Hồng Phạm cửu trù.

"Hiền triết khi đạt Đạo cũng giấu minh triết vào nếp sống của xã hội nên từ đó đã thiết lập ra nhiều thể chế, nhờ đó đời sống được thấm nhuần triết lý : chẳng hạn từ việc cao trọng bậc nhất như lễ tế thiên, cho đến các việc thường ngày ăn vận (giầy vuông, mũ tròn) cũng vâng theo luật vũ trụ đó. Ở đây chỉ có ý nói cách riêng đến nguyệt lệnh là một thể chế biểu lộ nguyện vọng "thuận thiên"." (Kim-Định/Chữ Thời) (Xem bản Nguyệt lệnh dưới đây)

Ngũ Hành

Thủy

Hỏa

Mộc

Kim

Thổ

Ngũ Tiết

Đông

Hạ

Xuân

Thu

Tứ Quý

NgũPhương

Bắc

Nam

Đông

Tây

Trung Ương

Ngũ tạng

Thận

Tâm

Can

Phế

Tỳ

Ngũ Sự

Thị

Thính

Mạo

Ngôn

Ngũ sắc

Đen

Đỏ

Xanh

Trắng

Vàng

Ngũ vị

Mặn

Đắng

Chua

Cay

Ngọt

Ngũ Cung

Chuỷ

Giốc

Thương

Cung

Ngũ số

6

7

8

9

5

Thiên

Can

Nhâm

Quý

Bính

Đinh

Giáp

Ất

Canh

Tân

Mậu

Kỷ

Do đó, mâm Ngũ Quả có nghĩa là muốn nhân thành quả tức là muốn đạt quả Đạo làm Người thì phải biết sống bằng ngũ sự (mạo, ngôn, thị, thính, tư), và hành động đúng theo vận hành âm dương qua luật tương giao sinh khắc của ngũ hành (kim mộc, thủy hỏa, thổ) theo đúng thời tiết là ngũ kỷ (tuế, nguyệt, nhật, tinh, số) thì sẽ được ngũ phúc (thọ, phú, khang ninh, hiếu đức, chung mệnh). Đó là cứu cánh của con người là hạnh phúc tròn đầy viên mãn ! Vì vậy mâm ngũ quả đã trở thành mỹ tục như hương hoa đèn nến trong tất cả các dịp "lễ tế giao" với trời đất tổ tiên và đặc biệt là lễ Tết Nguyên Đán.


Cho nên mọi hoa quả đều là hương vị tinh túy của trời đất theo thời tiết, chứ không chỉ có những loại mẳng cầu, dừa, đu đủ, xoài,... để rồi in trí là xin cho "cầu vừa đủ xài" trong năm mới thì đâm ra là mê tín dị đoan ! Vì vậy, phải biết rằng với minh triết là Đạo Việt xây dựng trên nền tảng bất di bất dịch là Âm Dương tượng trưng bởi huyền số 2 mang ý nghĩa Thái Hòa, với cơ cấu vững chắc như kiềng ba chân là Tam Tài tượng trưng bởi huyền số 3 có ý nghĩa Nhân Chủ và nguyên lý "ngũ hành" tượng trưng bởi huyền số 5 là ý nghĩa Tâm Linh, chứng tỏ Việt tộc đã có một nền văn hóa nông nghiệp độc nhất vô nhị với quan niệm con người cao cả siêu việt có chiều kích vô biên ngang hàng với trời đất thánh thần, do đó không hề có mê tín dị đoan. Trái lại, sự mê tín dị đoan nếu có là do bọn Vu nghiễn tuyên truyền, tức là những kẻ vô đạo với văn hóa du mục tới từ phương Bắc, tối ngày cỡi ngựa chạy rông dùng bạo lực để săn bắn, chém giết, giành giựt, xâm chiếm, cướp đoạt, cưỡng bách, đàn áp, hãm hiếp,... nên làm sao có giờ để tịnh tâm suy nghĩ mà tìm hiểu ý nghĩa của sự liên hệ tương quan, thông hiệp, giao hòa, kết hợp,… giữa con người với thiên nhiên ?!


Vì vậy, khi người mang tiếng trí thức viết ra cách vô minh theo dư luận quần chúng mà không hiểu biết ý nghĩa ngũ hành để đi nói "thế giới được tạo nên từ 5 bản nguyên - gọi là "ngũ hành": kim (kim loại), mộc (gỗ), thuỷ (nước), hoả (lửa), thổ (đất)", thì quả là mê tín và đúng là dị đoan khi đi phổ biến tư tưởng "cầu vừa đủ xài" ! Vì dân tộc Việt không bao giờ có đầu óc mê tín như tôi vừa cắt nghĩa ở trên, nên tiền nhân đã nói "tri túc tiện thị túc", tức "biết đủ tức là đủ", do đó không cần cầu xin mà chỉ cần thông hiệp tế giao với trời đất thì có tất cả vạn vật.


Đó là ý nghĩa nguyên thủy của mâm Ngũ Quả, cho nên trí thức vô danh viết bài kiểu huề tiền để tỏ vẻ hiểu biết và phổ biến sự mê tín dị đoan cho thiên hạ như tôi đã dẫn chứng, thì sẽ lãnh quả báo. Vì phần đông ai cũng cho mình là đúng trong chủ quan của mình. Nghĩ rằng đúng mình mới làm, nhưng lỡ nó không đúng mình phải chịu quả báo ! Vì có lời chép rằng : "Ý nghiệp thể hiện qua lời nói trở thành khẩu nghiệp. Ý nghiệp thể hiện qua hành động trở thành thân nghiệp. Nếu cái nghiệp này tràn lan gây một tầm ảnh hưởng lớn rộng, kéo theo nhiều sai lầm khác, thì nghiệp càng dày càng sâu, quả báo càng lớn, rồi phải chịu tác động bởi luật Trời, bởi luật nhân quả để dạy phần hồn học hỏi tiến hóa mà thôi !" (TĐGCL)



Viết xong, ngày 22 tháng 01 năm 2010.

(tức mồng 8 tháng chạp năm Ký Sửu)

nguon: www.anviettoancau.net
quốc túy quốc hồn xuyên qua tục ăn tết
việt nhân

I.- Định nghĩa về Quốc Hồn và Quốc Túy

“ Quốc hồn là cái Hồn thiêng của đất nước, cái Tinh hoa văn hóa dân tộc, ta có thể gọi bằng tiếng mới là cái triết lý của tiên Tổ chúng ta.

Quốc tuý trái lại là cái gì Vật chất thường gắn liền với ăn với uống, có tính cách tinh vi, có khả năng làm cho say, say tuý luý như quen nói về thuốc lào, rượu đế, một số món ăn đặc biệt tinh xảo.

Hai điểm trên nếu để rời thì nói được là đâu cũng có cách nọ hoặc cách kia, nhưng khi đem hai cặp thành ngữ đó ghép vào nhau thì đấy là một nét đặc trưng nghĩa là không đâu có.

Nét đặc trưng nói lên hai điều:

II.- Nét đặc trưng thứ nhất: Đạo được đặt vào truyện thường nhật

Thứ nhất là đặt Đạo vào ngay những truyện thường nhật như ăn uống là điều khác với nhiều nơi, thí dụ Tây Âu và Hy Lạp thì họ đặt trên lý giới rất xa cõi người ta: ăn ra ăn, triết ra triết. Họ nói ăn đã rồi mới triết lý sau: prius manducare deinde philosophari. Với ta thì ăn đã là triết. Triết ngay trong việc ăn.

III.-Nét đặc trưng thứ hai: con Người chủ động trong việc Đạo

Điểm hai là nói lên tác động con người, chính con người giữ một vai chủ động ngay từ trong việc Đạo, việc linh thiêng. Đó là điều đặc biệt của triết lý Nhân chủ vốn đề cao tác động con Người, đưa lên tới bậc ngang hàng cùng Trời Đất như bánh Dầy chỉ Trời chỉ Đạo đó là Quốc Hồn, bánh Chưng chi đất là Quốc Tuý: còn phần việc của con người là Ăn.

Nếu ta để tâm suy nghĩ sẽ thấy việc của con người cao cả xiết bao: đó là ăn Trời ăn Đất, hoặc nói theo Kinh Dịch là vui với Trời, ăn với Đất (lạc hồ Thiên, thực hồ Địa).

IV.- Nét đặc trưng thứ ba :Cái Ăn: khung của Đạo lý

1.- Bề ngoài của cái Ăn với cái Nhai: No, Say

Chính vì nét đặc trưng đó mà tiếng Việt có những cặp danh từ kỳ lạ như ăn học, ăn chơi, ăn nói, ăn làm, ăn hỏi, ăn cưới, ăn lời, nếu không thì ăn đòn v.v, tức là ăn đi với những việc không phải ăn.

Vậy thì tiếng ăn ở đây nó như cái khung của Đạo lý: thay vì nói phương pháp tôn chỉ của học của chơi thì ta nói ăn học, ăn chơi. Là vì Đạo lý nào muốn có thực chất thì phải tiêu hóa, nên sau mỗi cái ăn đều có một Đạo lý, thường được biểu lộ bằng một câu truyện và những âm vang như Tục ngữ Thói tục.

Thí dụ cụ thể là ăn Trầu. Ăn Trầu là một lối ăn riêng biệt rất công phu, kéo dài gọi là nhai. Nhai thì Mỹ cũng có, Mỹ Việt đều nhai: Mỹ nhai chewing gum, Việt nhai Trầu. Nhưng đàng sau cái nhai của Mỹ không còn gì ngoại giả cao su. Ngược lại với miếng Trầu thì đàng sau còn lắm điều hay. Điều thứ nhất là có Say: có tuý luý, có đỏ mặt và nóng ran người. Điều hay thứ hai là có truyện Trầu Cau.

Đây là truyện hay ở chỗ biểu thị cao sâu của nó, cây cau mọc thẳng lên tượng Trời, hòn đá vôi nằm ngang dưới gốc tượng Đất, còn Người là cô gái trở thành cây leo quấn quýt lấy cả hai cây và đá. Vì đó có bản gọi tên cô là Liên tức đóng vai liên lạc giữa Trời cùng Đất. Quốc tuý được biểu thị bằng nhai đi nhai lại cho Trầu Cau hòa hợp vào nhau để sinh ra một chất mới là nước Trầu đỏ thắm để chỉ Quốc Hồn Quốc Tuý hòa hợp và như vậy rất tiện để chỉ việc hôn phối giữa Nam Nữ, hầu sinh ra con cái nối dòng, do vậy mà miếng Trầu trở nên đầu câu truyện với vô số phong dao tục ngữ đi kèm:

Trầu bọc khăn trắng cau tươi

Trầu bọc khăn trắng đãi người xinh xinh

Ăn cho nó thỏa tâm tình (tuý đấy)

Ăn cho nó thỏa sự mình với ta (hồn đấy).

Trầu này trầu quế trầu hồi

Trầu loan trầu phượng trầu tôi trầu mình.

Trầu này trầu tính trầu tình,

Trầu nhân trầu nghĩa trầu mình lấy ta.

Trầu này têm tối hôm qua,

Trầu cha trầu mẹ đem ra cho chàng.

Trầu này không phải trầu hàng,

Không bùa không thuốc sao chàng không ăn?

Hay là chê khó chê khăn,

Xin chàng đứng lại mà ăn miếng trầu.

Còn biết bao nhiêu nữa nhưng vậy tạm đủ để thấy sự dị biệt giữa cái nhai của Mỹ và cái nhai của tiền nhân ta. Nhai chewing gum thì chỉ có nhai đàng sau không còn gì; còn nhai Trầu thì đàng sau có câu truyện Trầu Cau đầy ứ ý nghĩa với vô số cái ăn đàng sau: ăn hỏi, ăn cưới, rồi ăn ở, ăn nằm.…

Sau ăn Trầu thì nói đến ăn Tết ta còn thấy sự dị biệt lớn lao hơn nhiều. Trước hết Tây đâu có nói ăn Tết, họ nói célébrate gì đó, nghĩa là mừng. Thí dụ Tết Tây chỉ có một ngày là hết, hôm sau là chấm tròn đi job. Tết ta thì có đến ba ngày, ta quen nói “ ba ( 3 ) ngày Tết “, đã vậy đó chỉ là chính cốt chứ phải kể cả sửa soạn và cái đuôi thì cả hàng tháng. Đến nỗi phong dao có câu:

Tháng giêng ăn tết ở nhà

Tháng hai cờ bạc, tháng Ba hội hè

2.- Bề trong: Tiết nhịp Hòa giữa 3 cõi: Thiên, Địa, Nhân

Đấy là cái khác nhau bên ngoài, bây giờ tìm vào đến nội dung ta mới thấy một sự khác biệt sâu xa lạ lùng. Ta thấy Tết chính là Tiết, tức là Tiết nhịp hòa âm thống nhất. Thống nhất chi? Thưa là Trời Đất Người, cả ba phải hòa nhịp.

Vì thế mà Tết phải có ba ( 3 ) ngày và cả ba đều là căn bản, vì thiếu ba thì làm sao có hòa hợp, có thống nhất. Trời quá cao Đất quá thấp, phải có Người làm trung gian mới có Thái hòa.

3.- Nền tảng triết lý trung thực mưu hạnh phúc cho con Người

Rồi để cho sự thống nhất có nội dung trung thực thì Tết phải mừng vào lúc Trời hết lạnh, lúc Đất nở hoa lá, con Người có thể ra đồng trồng gieo.

a.- Mừng Tết trong khung cảnh Thái hòa

Vậy nên đó phải là mùa Xuân lúc khí trời ấm áp, thảo mộc nảy mầm lá hoa, người có thể đi ra để khởi đầu quá trình gieo gặt. Đó là một cảnh Thái hòa được diễn cách cụ thể trong mùa Xuân. Ta quen nói: “ Ngày xuân con én đưa thoi “ là vậy.

Phải là mùa Xuân én mới đưa thoi được chứ ngày Đông mà rở thoi ra thì teo gấp, còn đâu nữa mà đưa, mà thoi không đưa thì làm gì có hòa hợp.

Tết Tây không bao hàm triết nên họ đặt Tết vào lúc thịnh đông: lúc trời rét căm căm, đất đầy tuyết, người phải rúc trong nhà.

Như vậy là chỉ nghĩ đến Trời mà không kể đến Đất đến Người, nên Tết chỉ có một ngày, nếu nói ngặt thì Tây chỉ có một ngày đầu năm mà không có Tết. Vì Tết là Tiết là Nhịp mà có nhịp với ai đâu: độc tấu à, chỉ có Trời độc tấu. Đất với Người không tham dự, làm sao mà có truyện Tết như ta.

b.- Lang Liêu dâng cúng Tổ Tiên món ăn Thái hòa cả 3 cõi

Truyện Tết kể rằng vua Hùng Vương thứ ba muốn truyền ngôi cho con, nhưng không truyền cho bất cứ con nào mà phải là con có Tài có Đức, vậy để tìm ra người đó thì vua đặt ra cuộc thi gia chánh kỳ lạ: hễ con nào làm được món ăn vừa ý vua hơn cả thì sẽ truyền ngôi cho. Các con vua liền bổ đi khắp ngả để tìm của ngon vật lạ người lên rừng, kẻ xuống bể, kẻ đi đông người sang tây đưa về thôi thì đủ thứ: sơn nhung, hải vị, giò lụa, nem công, chả phượng, chả quế, hot dog, hamburger không thiếu thứ gì. Trong khi đó công tử thứ 9 tên là Lang Liêu nhà nghèo không có phương tiện chuyên chở nên chẳng tìm ra được cái gì xa lạ, nên buồn rầu cả đêm trằn trọc mất ngủ.

May thay đang lúc bối rối thì có thần hiện đến mách nước rằng khỏi đi đâu xa xôi hãy xuống ngay bếp lấy gạo nếp ra làm một bánh Vuông, và một bánh Tròn, rồi chồng lên nhau mà dâng vua cha. Lang Liêu liền làm theo đó. Đến ngày thi thì được vua cha chấm nhất với ưu hạng khen rằng ăn không những đã ngon mà ý nghĩa thì hàm súc vô cùng, vì bánh chưng vuông chỉ Đất, bánh dầy tròn chỉ Trời. Vậy đó là Đạo người rồi còn chi, vì người được định nghĩa là “ nhân giả kỳ thiên địa chi đức “ mà.

Thực là không thể sâu xa hơn được nữa. Thế là vua truyền ngôi cho Lang Liêu và cải hiệu là Tiết Liệu nghĩa là biết lo liệu cho cuộc sống hợp với tiết trời cùng đất. Và từ đấy thì gọi ngày đầu Xuân là Tết và cũng từ đấy hễ đến Tết thì tiên Tổ ta gói bánh Dầy bánh Chưng với đạo Trời đạo Đất.

c.- Tết: Nghi Lễ làm Hoà giữa Người với Người

Đấy là câu truyện Tết còn âm vang của câu truyện là sự Thái hòa trước là giữa Trời, Người với Đất sau là giữa Người với Người.

Về Trời với Đất thì có những nghi lễ nhớ Trời Đất như múa Lân, Trời thì có Rồng với ông Địa đi kèm. …Còn với Người thì kỹ hơn. Với thế hệ đã qua thì có lễ Gia tiên, với những nghi thức tưởng nhớ đến Ông Bà. Với Người đang sống thì thăm hỏi quà cáp, những người họ hàng ở xa cũng cố trở về quê hương ăn Tết để gặp lại và thăm hỏi bà con.

d.- Chế độ Bình sản: Nền tảng Tự do và Hòa cho mọi Người

Ấy là chưa kể đến thể chế Bình sản, xóa bỏ sự phân chia giai cấp giữa kẻ Có với người Không, giữa Chủ với Nô, để ai ai cũng là người Tự do, và nếu vì kế sinh nhai cả năm vất vả thì nhờ vào “ ba ngày Tết “ mà nghỉ ngơi ít bữa để có dịp ngửa mặt nhìn Trời, cúi xuống nhìn Đất tức sống an vui trong mấy ngày: tạm xếp sang bên mọi bận rộn, lo âu thường nhật để lòng phơi phới vui Xuân: vì thế ngày Tết không ai dám đòi nợ, hay trách mắng, trái lại ai nấy cố vui tươi mời gọi, chào đón, đi đâu cũng có ăn với những nét mặt hân hoan cười nói làm ta dễ cảm tưởng đó là quang cảnh lân bàng với bồng lai tiên cảnh, vì là lúc người nghèo tới đâu cũng được hưởng cảnh dư dật phong nhiêu tràn ngập của ngon vật lạ.

Đó lẽ ra phải là cuộc sống thường xuyên của con người nghĩa là con người lẽ ra phải được sống thảnh thơi như những con chim, làm ít chơi nhiều, tung tăng với ca xướng và vũ điệu như được ghi tạc trên mặt trồng đồng Ngọc Lũ.

Chính đó là lý tưởng của triết lý an vi, một nền triết nhằm hạnh phúc của mọi người như lý tưởng, như là cứu cánh.

e.- Tết: một ấn tượng tươi vui phấn khởi đầy tưng bừng và trẻ trung

Và quả thực trong dĩ vãng lý tưởng đã hiện thực được phần nào tuy còn xa mới hoàn bị, nhưng so với những nơi khác thì quả không hổ mặt xưng là nước có văn hiến sống theo lý tưởng Tết là hoà hợp giữa Trời, Đất, Người. Tuy vì trình độ lúc xưa chưa có cơ khí, cũng như vì nhiều lý do phức tạp con người chưa đạt được cảnh an vui thịnh vượng như ý, thì ít ra mỗi năm để ra ít ngày và tạo điều kiện để mọi người có thể sống lối sống lý tưởng nọ ít nhất trong ba ngày, rồi sau đó cố kéo dài ra được đến đâu thì đến, bằng các cuộc hội hè, đình đám, chơi xuân

Đấy là lý do giải nghĩa tại sao Tết đã in sâu vào tâm thức người Việt một ấn tượng tươi vui phấn khởi đầy tưng bừng trẻ trung đến nỗi thiếu Tết nó làm cho ta cảm thấy mất mát một cái gì quá ư trầm trọng, mà trầm trọng thật, vì nó là dấu mất một nền triết lý ơn ích hơn hết cho con người mà Việt tộc có cái may đã sáng tạo và duy trì được trên bốn ngàn năm.

g.- Ba ngày Tết: triết lý xây trên Tiết nhịp Hòa của chữ Thời

Đang khi các nơi chỉ có triết lý một chiều bất động gây nên các thứ độc quyền, độc chiếm, độc chuyên, đã không giúp cho đời được an vui thì chớ, mà nếu chẳng may nó cướp được chính quyền thì gieo rắc đau thương trầm thống khôn cùng, như dân nước ta hiện đang là nạn nhân cực kỳ khốn đốn. Đó là trái đắng của triết lý xây trên không gian bất động với cái Tết chỉ có một ngày, trái ngược hẳn với triết Việt xây trên chữ Thời rất uyển chuyển vì làm bằng tiết, nhịp, hợp hòa, thống nhất dễ giúp gây được nhiều hạnh phúc như nước ta trong hơn bốn ngàn năm qua đã nhiều lần được hưởng.

Đành rằng so với đời sống hiện nay được nâng đỡ do khoa học kỹ thuật: đâu đâu cũng đầy xe hơi nhà lầu với tiện nghi tràn ngập thì đời sống thôn quê ta xưa thấp hơn nhiều lắm. Thế nhưng biết bao người di tản vẫn nuối tiếc cuộc sống bên nhà là vì hạnh phúc con người chỉ lệ thuộc vào tiện nghi có 2 phần 5, còn 3 phần nữa ở tại lối xắp đặt, ở tại môi sinh tinh thần, ở tại tâm hồn thảnh thơi: không có tủ lạnh nhưng gà vẫn chạy quanh vườn, cá vẫn lội dưới ao, lúc hứng lên muốn nhậu là chạy ùa ra rãnh bắt ít con tôm, hái thêm mớ rau mớ lá, lôi ra vài xị đế nữa, thế là một cuộc nhậu khởi đầu bất tận, nhiều khi có sáu câu vọng cổ mùi giúp vui hay dăm ba ván cờ tướng! Khỏi lo mất job với đụng xe. Đấy không phải bản ráp của cuộc sống trên “ bồng lai tiên cảnh “ hay sao? Thế mà không phải chỉ có trong huyền thoại nhưng đã thấp thoáng xuất hiện nhiều lần trong trình sử của nước ta.

4.- Có ăn Tết thực sự mới nuôi dưỡng được ý chí phục Việt kiến quốc

Đó là công hiệu của một nền triết lý trung thực hơn hết cho con Người mà “ ba ngày Tết “ là một bản tóm sinh động. Như vậy quả là đáng cho chúng ta nâng niu gìn giữ như một gia sản thiêng liêng để mà truyền dòng nối dõi. Chúng ta cần phải nghiên cứu học hỏi để duy trì lấy nền văn hóa ơn ích nọ trong các đoàn thể người Việt hải ngoại, cũng như để nuôi dưỡng cho ngày thêm vững mạnh ý chí phục Việt kiến quốc, mong một ngày nào đó không còn phải kỷ niệm Tết, nói về Tết nhưng là “ ăn Tết ” với sự tham gia của mọi giác quan trên chính quê nước khi đã tìm lại được tự do hạnh phúc như xưa.”

WWW.ANVIETTOANCAU.NET

De : Bao Quockiem <quockiemb@...>
Objet : [DienDanPhuVan] Fw: Hãy bãi bỏ Tết "ta" và Tết "Trung thu"!

KÍNH CHUYỂN VÀ XIN CÁC BẬC CAO NHÂN CHO Ý KIẾN. BÂY GIỜ TRONG TIẾNG VIỆT CÓ QUÁ NHIỀU CHỮ HÁN VIỆT, VẬY NÊN BỎ HẾT HỌC TIẾNG KHÁC KHÔNG ???
bqk

--- On Thu, 12/23/10, Nguyễn Khắc Anh Tâm <nguyenkhacanhtam@...> wrote:

From: Nguyễn Khắc Anh Tâm <nguyenkhacanhtam@...>
Subject: Hãy bãi bỏ Tết "ta" và Tết "Trung thu"!
To:
Date: Thursday, December 23, 2010, 9:53 PM

Kính,

Đã hơn 5 năm hơn t. kêu gọi tất cả người Việt từ trong nước đến ngoài nước hãy bãi bỏ Tết "ta" và Tết "Trung thu" để chứng minh với con cháu Mã viện rằng chúng ta không những chống chúng vì chính sách ngoại xâm, lấn áp, ỷ đông, ỷ mạnh hiếp yếu mà chúng ta còn có can đảm chống văn hoá dị tộc của chúng nữa.

Tết "ta" và Tết "trung thu" hoàn toàn không dính líu gì đến văn hoá và phong tục tập quán của dân tộc mình ngoại trừ chúng ta nhược tiểu, chúng ta bắt chước họ mà làm theo từ ngàn xưa.

Chúng ta hãy lấy Dương lịch làm lịch cho chúng ta.

Chưa kể, khoa học đã chứng minh âm lịch (tính theo mặt trăng) có quá nhiểu điểm sai quấy, cần phải x6e xịch cứ 3, 4 năm lại một lần, nếu không thì sẽ bị chệch và cách đoạn, không liền lạc, vậy mà tất cả dân tộc khác có can đảm bỏ được, chúng ta nhất định không (?!?)

Hỏi thì có người còn bám víu lấy tinh thần nhược tiểu mà tuyên bố rằng "Đó là văn hoá mình!" hay "Đó là tập tục do cha ông mình để lại" v.v... và v.v... Lý luận này - nếu có thể gọi là lý luận - hoàn toàn thiếu cơ sở về ... lý luận.

Từ ngàn xưa, có trên 4 ngàn năm văn hiến, cha ô ta đã để lại từ rất nhiều văn hoá, phong tục, tập quán, từ xấu đến tốt, từ lỗi thời đến không lỗi thời, nhưng chúng ta vẫn mạnh dạn bỏ đi những cái xấu, hay lỗi thời nhưng cái nào dính đến Tàu phù thì chẳng lẽ chúng ta nhất định không?

Tinh thần nộ lệ cứ được chính chúng ta - thế hệ hậu duệ - hâm nóng ngay khi đất nước chúng ta đã thoát khỏi dịch 1000 năm nô lệ giặc Tàu từ mấy thể kỷ qua.

Ngay cả bánh Trung thu làm và đặt mua tại Việt Nam, từ ngoài hộp đến bánh cái nào cũng in chữ Tàu.

Thử tưởng tượng ô cụ mặc áo dài khăn đóng, ngồi cầm sách đầy chữ Nho, uống Trà, ăn bánh Trung thu, trên mặt bánh có in chữ Tàu, hình ảnh đó nó có vẻ "Tàu" đến chừng nào. Vậy mà có vài tấm lịch, hình ảnh được đăng trên báo chí ra vẻ hình ảnh đó nó mang đầy tánh chất văn hoá yêu thương làm sao đó...

Lãng xẹt!

Đã vậy, hãy tưởng tượng, ăn Tết của Tàu, ăn bánh Trung thu như Tàu nhưng chúng ta lại kêu gọi phải chống đối TC ngoại xâm từ bở cõi đến văn hoá Việt Nam?

Vô hậu!

Chúng ta lấy cái gì mà chống TC? Vũ khí, tiền bạc, nhân sự cũng không, ngay cả lòng tự trọng và sĩ khí để không bắt chuớc Tàu ăn Tết Tàu, ăn bánh trung thu Tàu cũng không, chúng ta liệu có chống chúng nổi bằng một vài lần hội thảo, kêu gọi, một vài bài thơ văn nhạc chỉ có tánh chất thống thiết?

Hay vì chúng ta vẫn mang trong người tinh thần nhu nhược, hèn mọn của một giống dân muôn đời thà làm nô lệ cho ngoại bang còn hơn thay đổi thói quen ăn cái Tết của ngoại bang, ăn bánh Trung thu của ngoại bang, rồi tự xưng cái "ăn theo" đó là văn hoá của mình?

Có lẽ t. sống dựa theo tinh thần tự lực cánh sinh, tinh thần làm chứ không ngồi lì mà tán dóc, hứa hẹn, thề non hẹn biển, hoàn toàn practical khi đã feasible, nên chi t. khinh miệt những thái độ ra vẻ hiểu biết, nhìn xa hiểu rộng, yêu nước với tinh thần "ăn theo" hèn mọn đó, cứ nhất định chống Tàu bằng ... mồm.

Quý vị không tin hãy đợi thử, tới gần Tết Tàu là những kẻ chống Cộng, chống Tàu mạnh mẽ nhất sẽ lên tiếng chúc Tết "Tàu" cho mà coi!

Nãn thì thôi cái chống thời Thượng!

Nguyễn Khắc Anh Tâm

Hàn khí tri tùng tiết
Lâm phong thức trúc can

Counter