LTS: Những bài vở trên đây không nhất thiết là quan điểm của diễn đàn. Mục đích để đóng góp tài liệu tham khảo, tài liệu lịch sử làm phong phú thêm trí tuệ, làm sáng tỏ sự thật, vạch trần tội ác tập đoàn việt gian Cộng Sản. tội ác tên Giặc Hồ Chí Minh và bè lũ tay sai việt gian bán nước đã cố tình bưng bít, dấu kín, xuyên tạc lịch sử Việt Nam, giết hàng chục triệu người dân vô tội, bỏ tù hàng triệu quân cán chính VNCH, bán đất dâng biển, làm nô lê cho Tàu, Nga..v.v..
" Hiểu một thời đại nghĩa là phải lấy con tâm và con mắt lịch sử, nghiệm qua các thời đại để mà đứng trên nền tảng với điều kiện đó để mà hiểu thời đại đó.""[HH-trang45]
" Để phục hưng và phục hoạt, phải lấy một con mắt nghiêm ngặt Việt, đứng siêu nhiên trên lập trường Việt, thi thiết bằng những chính sách và kế hoạch siêu nhiên và nghiêm ngặt, có một thái độ nghiêm ngặt và siêu nhiên lịch sử Việt."[HH-trang45]



HOME-Tro Ve Trang Chinh




Saturday, December 25, 2010

đông lan -triết lý việt lịch

đông lan

Bản chất hệ thống lịch pháp bao gồm những cách tính về quãng cách thời gian của một năm, khởi điểm của một năm. Cả hai yếu tố đi liền với những thiên thể được dùng làm phương tiện để đo lường. Nếu dùng sự chuyển động biểu kiến của mặt trời là dương lịch, nếu dùng sự tuần hoàn của mặt trăng thì là âm lịch. Động cơ thúc đẩy việc làm lịch có thể thuộc tôn giáo với mục tiêu qui định các ngày lễ như ở Ai Cập hay La Mã cổ đại, nên lịch pháp thường do các tư tế điều khiển. Hoặc do những nhu cầu thực tiễn của đời sống như trông tỉa, gieo gặt, hoặc để qui định giờ trong việc canh thức tuần phòng. Lý do thứ ba của động cơ thúc đẩy việc làm lịch có tính cách triết lý nhân sinh: Con người chiêm ngắm các hiện tượng thiên thể, sự vận hành của trăng, sao, mặt trời, rồi rung cảm sâu xa sự biến động có chu kỳ tự nhiên ấy, để rồi rút ra từ lòng mình những nguyên tắc sống còn, thâu nhập thiên nhiên làm ích dụng trong cuộc tồn sinh của vòng ngoài hiện tượng lẫn vòng trong bản thể.. Đó là lý do khi Thánh Vương Nghiêu truyền ngôi cho vua Thuấn, ngài lập lại ý nghĩa của lịch số “Thiên chi lịch số tại nhĩ cung”. Cái Đạo Lý của lịch số nằm ngay trong tại trung cung của lòng, trung cung đó là Tâm. Chỉ với một ý thức Nhân Chủ cao độ của Việt Nho mới truyền đạt câu định nghĩa về lịch số sâu xa thần diệu như thế. Trong cái cảm thức về sự vận hành của các vì thiên thể, con người là chủ nhân để chiêm ngắm, sắp xếp, điều hòa cuộc sống. Cái tâm thức giao cảm cùng vũ trụ ấy là tâm thức nhân chủ. Như vậy Triết Lý của Việt Lịch là NHÂN CHỦNỘI TÂM, không như những ý thức ở đợt lệ thuộc, lý trí và duy vật.

Ta thấy lịch của ta thường đưa các câu ca dao, tục ngữ, châm ngôn xen vào lịch, đó chính là tinh thần đưa ý thức nhân chủ và nội tâm vào diễn hành của thời gian. Lâu ngày con người quên đi mất ý nghĩa đó, ý nghĩa quay trở về thẩm cung lòng mình, ý nghĩa triết lý của lịch. Đó là một mất mát lớn lao, khi ta quên đi rất nhiều yếu tố tâm linh trong đời sống. Đó là lý do cần có cuộc phục hoạt những nguồn năng lực tâm linh đã từ rất lâu bị mất đường về. Cho nên lịch chỉ còn là thời khóa biểu cho các công việc có tính chất vật bản: ăn uống, làm lụng...Trong khi ý nghĩa cuối cùng của lịch là Đường Về Tính Thể: Tham dự cùng vận hành của thiên nhiên, Thông giao cùng tạo vật, Hòa hợp với ánh sáng, trăng sao . . .

Bản văn cổ đại nhất về Việt Lịch là Nghiêu Điển, mở đầu Kinh Thư. Đây là một kết quả cuối cùng của một sự suy tư tìm kiếm đã kéo dài không biết bao nhiêu thế kỷ từ trước. Bản văn then chốt ấy rút gọn như sau:

Nhật trung tinh Điểu dĩ ấn Trung-Xuân.

Nhật vĩnh tinh Hỏa dĩ chính Trung-Hạ.

Dạ trung tinh Hư dĩ chính Trung-Thu.

Dạ vĩnh tinh Mão dĩ chính Trung-Đông.

Tuế tam bách lục thập lục nhật.

Dĩ Nhuận nguyệt chính tứ thời.

= “ Khi ngày dài bằng đêm thì lấy sao Điểu để ấn định Xuân –Phân.

Khi ngày dài thì lấy sao Hỏa để định Hạ Chí.

Khi đêm ngày dài bằng nhau thì lấy sao Hư để định Trung –Thu.

Khi đêm dài thì lấy sao Mão để định Đông Chí.

Như thế một năm có 366 ngày.

Dùng tháng nhuận để điểu chỉnh bốn mùa cho hợp thời tiết”.

Giai đoạn này là thời đại sáng tạo mà đã đạt độ chính xác nhất về quãng dài của một năm, đưa ra khởi điểm một năm hợp lý nhất, và biểu lộ cách nhân bản tối đa.

Sau này mỗi thời vua lên ngôi đều coi lich pháp là việc quan trọng bậc nhất, đều cải chế lịch cho sát với tự nhiên. Quách Thủ Kính đời Tống so sánh trước sau và xác định quãng năm là 365, 5 giờ 49’ 12’’.

Theo thiên văn hiện đại một năm là 365, 5 giờ 48’ 6/10. Như vậy sự cách biệt nhau giữa Việt Lịch và Dương Lịch chỉ có trong vòng một phút.

Có 3 Loại lịch đang lưu hành:

1- Âm Lịch

2- Dương Lịch

3-Âm Dương Lịch

1- Âm Lịch

Âm lịch là lịch căn cứ vào sự tuần hoàn của mặt trăng. Mặt trăng xoay quanh trái đất, cứ một chu kỳ là một tháng, dài 29 ngày, 12 giờ, 44 phút, một năm âm lịch có 354 ngày ít hơn năm theo dương lịch là 11 ngày. Cứ ba năm thì âm lịch sẽ nhanh hơn dương lịch một tháng và 36 năm của âm lịch sẽ nhanh hơn dương lịch một năm. Cho nên đầu năm của âm lịch chạy khắp các mùa trong năm của dương lịch.

Người Hồi Giáo trên thế giới đang dùng loại Âm Lịch này. Ngày của người Hồi Giáo khởi đầu từ lúc mặt trời lặn khoảng lúc 6 giờ chiều). Tháng của người Hồi Giáo là lúc bắt đầu khi họ nhìn thấy trăng lưỡi liềm lên, sau khi mặt trời lặn. Năm của Hồi Giáo như đã nói ở trên chỉ có 354 ngày.

2- Dương Lịch

Dương lịch, ngược lại với Âm lịch, căn cứ vào sự quan sát mặt trời để quy định thời gian cho năm, rồi từ năm tính ra tháng, từ tháng tính ra ngày.

Dương Lịch là y cứ vào vòng quay của địa cầu chung quanh mặt trời mà ấn định mỗi năm có 365 ngày và mỗi chu kỳ 4 năm lại có một năm 366 ngày (tháng hai 29 ngày). Dương lịch cũng căn cứ vào vị trí của trái đất với mặt trời và độ nghiêng của trục địa cầu với các tia mặt trời mà xác định mùa.

Trái đất di chuyển quanh mặt trời với vận tốc khoảng 29.77 km/giây, trên một quỹ đạo hình bầu dục chiều dài khoảng 939.500.000km, mà mặt trời là trung tâm.

Vì trục trái đất nghiêng chừng 66 độ 33’ đối với mặt phẳng quỹ đạo của nó, nên mặt phẳng này cắt mặt trời theo một đường tròn lớn nghiêng khoảng 23 độ 27’ đối với thiên xích đạo. Nếu ta đứng từ trái đất nhìn lên bầu trời, ta tưởng như mặt trời chuyển động chung quanh trái đất theo một đường cố định hàng năm. Đường này gọi là hoàng đạo.

3- Âm - Dương Lịch

Là loại lịch căn cứ vào cả vòng quay của mặt trăng lẫn mặt trời. Tây phương dùng mặt trời theo hàng ngang tức lúc mặt trời lặn, còn Đông phương dùng mặt trời hàng dọc. Phương pháp là căn cứ trên những vòm sao chung quanh bắc cực, tính từ sao Bắc Đẩu trở ra, rồi chia ra 4 cung, mỗi cung tương ứng với một vì sao làm chủ, trong Nghiêu Điển là: Điểu, Hỏa, Hư, Mão đi với 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông, còn ở giữa là trung cung dành cho sao Bắc Đẩu, lấy chuỗi sao Đại Hùng làm như kim đồng hồ để tính giờ. Rồi từ 4 cung đó mở rộng ra cả năm lấy 4 cung làm đích điểm cho 4 mùa. Hai mùa Đông Hạ theo mặt trời, hai mùa Xuân Thu theo hệ thống mặt trăng:

Đông Hạ chí nhật

Xuân Thu chí nguyệt

Dĩ biệt tứ thời chi tự

Vua Thuấn đã cho làm một bầu trời nhân tạo có các vòng hoàng đạo và xích đạo với các tinh tú bằng châu ngọc nạm vào các vị trí cân xứng có trục xoay bầu tròn để nhận ra sự chuyển động của các tinh tú trên vòm trời. Trong phương pháp này, từ sao Bắc Đẩu kéo dọc xuống, sẽ xác định được 28 ngôi sao cố định hàng ngày cùng vòm trời xoay quanh sao Bắc Đẩu, gọi là “ nhị thập bát tú” (1), do đó thành lập hệ thống 28 sao tinh tế và chính xác hơn hệ thống hàng ngang bị hạn cục vào những sao ở gần chỗ mặt trời lặn. Hệ thống hàng dọc này là căn bản của nhị thập bát tú, có một không hai trong thiên văn cổ đại, không những qui định được quãng năm, tháng mà còn cả quãng tuần và giờ. Đã thế lối xếp đặt còn bao hàm được ý nghĩa triết lý, mỗi mùa có 7 sao thì tháng đầu 2 sao, tháng giữa 3, và tháng cuối 2 sao. Đó là phương pháp âm-dương lịch mà độ sai chạy so với thiên văn học ngày nay chỉ chênh lệch một phút như đời Tống, Quách Thủ Kính đã so sánh.Việt Lịch điều hòa Nhật -Nguyệt -Tinh để gây sự hòa hợp qua sự biểu lộ trăng sao: làm thế nào ngày rằm thì trăng tròn, mùa thì đi đúng tiết… Nhờ Hòa hợp nên Nhật Nguyệt tinh thần (thần là một quãng của vòng trời chia 12 như hoàng đạo) đều được giữ sắc thái riêng với những chức vụ riêng: Nhật coi vòng năm, Nguyệt coi vòng tháng, Tinh thần coi vòng giờ. Dương Lịch chỉ căn cứ trên mặt trời biểu lộ tính một chiều, đàn áp ngay trên cả trăng sao. Chỉ với quan niệm đồng nhất thể của Minh Triết Việt Nho, con người mới được an hưởng với những tiết nhịp vận chuyển của cả mặt trời lẫn trăng sao với những ngày hội hè đình đám của tứ thời xuân hạ thu đông, bát tiết, lập xuân, lập hạ, lập thu, lập đông, rồi đông chí, hạ chí, xuân phân, thu phân… tất cả là 24 tiết nhịp Giao Hòa với chữ Thời của nền Việt Lịch Đông Phương. Ta dùng từ Tết, chính là tiết, tiết nhịp hòa âm thống nhất Trời-Đất-Người thành Nhất Thể trong nền Đạo Lý của Việt Lịch.

__________________________________________________

(1) Chú thích

1-Hai mươi tám sao (tú) chia ra 4 chòm, 7 sao một chòm:

Chòm Thanh Long cho mùa Xuân, phía Đông: Giác, Cang, Đê, Phòng, Tâm,Vi, Cơ.

Chòm Chu Tước cho mùa Hạ, phía Nam : Tỉnh, Quỉ, Liễu, Tinh, Trương, Dực, Chẩn.

Chòm Bạch Hổ cho mùa Thu, phía Tây: Khuê, Lâu, Vị, Mão, Tất, Chủy, Sâm

Chòm Huyền Võ cho mùa Đông, phía Bắc: Đẩu, Ngưu, Nữ, Hư, Nguy, Thất, Bích .

Một điểm nền tảng khác trong Việt Lịch là giá trị của Nhân Chủ Tính trong vòng con giáp. Vòng con giáp là vòng 60 năm mà nhiều nơi xưa đã dùng để ghi niên kỷ, nó căn cứ trên đường đi của sao Mộc Tinh, cứ 60 năm thì đi hết một vòng chung quanh mặt trời. Cách tính này đã xuất hiện rất sớm bên Sumer nhưng nó đã chết dần vì bất tiện vì chỉ có 60 năm trong lúc lịch sử gồm nhiều ngàn năm. Cho đến khi sự công nhận năm đấng Christ ra đời làm kỷ nguyên trở nên phổ cập thì cách tính theo 60 năm bị chôn táng hẳn, ngoại trừ bên Viễn Đông vì ít giao thiệp với Tây Âu nên mới công nhận Công Nguyên hơn trăm năm nay. Thế là từ đó, vòng 60 năm chỉ còn là vấn đề khảo cổ.

Nhưng bên Viễn Đông, tuy công nhận công lịch, nhưng trong đời sống vẫn còn nhắc đến tên của năm theo con giáp: Năm ngoái là năm Kỷ Sửu (2009), năm nay là Canh Dần (2010). Ta thử tìm hiểu ý nghĩa triết học của cách gọi năm theo vòng con giáp này. Vòng con giáp gồm cả hai vòng:

Vòng trong là vòng thiên can, gồm:

1. Giáp

2. Ất

3. Bính

4.Đinh

5.Mậu

6. Kỷ

7. Canh

8. Tân

9. Nhâm

10. Quí

Vòng ngoài là vòng địa chi 12 con vật là:

1.Tí : Chuột

2.Sửu : Trâu

3.Dần : Hùm

4.Mão : Mèo

5.Thìn : Rồng

6. Tỵ: Rắn

7. Ngọ: Ngựa

8. Mùi: Dê

9. Thân: Khỉ

10. Dậu: Gà

11. Tuất: Chó

12: Hợi: Heo

Hình trên: Vòng Thiên Can & Điạ Chi

Hình trên: Mười Hai Con Vật Điạ Chi

Như Kinh Dịch đã nói trong Hệ từ:

Tại Thiên thành tượng

Tại Địa thành hình.

Thiên can là chỉ cái gì uyên nguyên lung linh trừu tượng: Giáp, Ất, Bính, Đinh.... thật ra chẳng có rõ rệt điều gì cả. Nơi đợt trừu tượng mặc hình tích cụ thể, ta mới có được 12 con vật rõ ràng cho địa chi. Như thế, hai vòng thiên can và địa chi chính là hai vòng tượng và hình giao nhau làm nên ý nghĩa của thiên địa chi giao trong cách gọi tên năm Ất Mùi, Giáp Thân… Đó là TRIẾT LÝ,SONG TRÙNG, LƯỠNG HỢP mà ta thấp thoáng thấy đâu đây NGUYÊN LÝ TIÊN RỒNG của Việt Tộc.

Đối chiếu với bảng 12 con giáp của Tây Âu là:

1. Miên Dương: The Ram

2. Kim Ngưu: The Bull

3. Song Tử: The Twins

4. Bắc giải: The Crab

5. Sư Tử: The Lion

6. Xử Nữ: The Virgin

7. Thiên Xứng: The Balance

8.Thiên Yết: The Scorpion

9. Nhân mã: The Archer

10. Mai Yết (dê): The Goat

11. Bảo Bình: The Water Bearer

12. Song Ngư: The Fishes

Bảng Hoàng Đạo

Bảng Hoàng Đạo thì xa lạ và trừu tượng, và toàn là thú rừng, chỉ trừ có dê (mai yết) là loài thú đã được thuần hóa. Song tử và xử nữ là người nhưng địa vị con người trong vòng hoàng đạo quá nhỏ nhoi, chỉ chiếm có 2 cung trong số 12. Đấy chính là hình ảnh của triết học cổ điển Tây Phương: thiên về trừu tượng, như vấn đề hữu thể, sự hữu của ý niệm, những sự phân biệt giữa tồn hữu (existence) và bản tính (essence), toàn là những đề tài nhức đầu xa xôi làm cho người học triết xong cảm thấy khô cạn cả tâm hồn. Thêm nữa, chính vì triết học quá xa rời đời sống, nên địa vị con người bị bỏ rơi, trong bảng hoàng đạo thì là con người bị vật hóa hoàn toàn với các tên gọi của những con vật xa lạ.

Ngược hẳn lại với triết lý duy lý, duy niệm ấy, với cách gọi năm bằng hai vòng thiên can và địa chi của Việt Lịch, TRIẾT LÝ NHÂN CHỦ đã trọn vẹn thẩm thấu nơi đây: địa chi chỉ 12 con vật thì những con thú rừng được chọn ít, đa số là những con vật nhỏ bé và thân cận với con người, đã được con người thuần hóa. Hùm là con thú rừng mạnh thì lại bị con người sai sử, cho làm đại biểu cho sự hùng dũng của con người, hơn cả trời và đất. Trời bao la cao cả thì bị con người cho xuống địa vị con vật nhỏ nhất:

Thiên khai ư tí

Địa tịch ư sửu

Nhân sinh ư dần.

Thật thế, chỉ với với tâm thức NHÂN CHỦ nên con người dùng hình ảnh con thú mạnh mẽ nhất để chỉ định vai trò của mình trong hành trình tham dự vào khả năng điều hoà thiên địa, chuyển giao dòng sống triền miên “ Nhân Sinh Như Dần” như câu chuyện khai thiên lập địa của Huyền Thoại Cổ Việt .

Trong cảnh Thái Hoang ban sơ khi trời đất chưa phân biệt thì đã có ông Bàn Cổ xuất hiện trước rồi. Việc làm trước hết của ông là sinh ra âm dương. Âm dương là tiết điệu uyên nguyên của vạn vật, có tính quân bình, mà con người phải có nhiệm vụ nắm vững hai đầu mối ấy, định vị cho cả hai được chính trung, vì con người sinh ra trước. Sách nói một ngày ông Bàn Cổ biến đổi chín lần, mỗi lần ông lớn lên mười thước thì đất cũng dày bấy nhiêu, trời cũng cao thêm bấy nhiêu. Ông Bàn Cổ sống 18 ngàn năm nên đất cực dầy, trời cực cao. Bấy giờ ông khóc, nước mắt ông làm ra hai sông Hoàng Hà và Dương Tử. Hơi thở thành gió, ông đưa mắt xem xét chung quanh thành sấm chớp, khi ông vui tính thì trời đẹp, lúc ông nổi giận thì trời tối lại, mây mù phủ kín. Khi ông chết xác ông rã ra thành từng mảnh làm thành năm dãy núi trong thiên hạ. Hai con mắt làm nên mặt trời và mặt trăng. Mỡ chảy ra hóa thành biển cả sông ngòi, tóc đâm rễ vào đất mọc lên thảo mộc.. Sâu bọ trên thân xác ông làm nên loài người.

Hỗn mang chi sơ

Vị phân thiên địa

Bàn Cổ thủ xuất

Thủy phán âm dương

Thiên khai ư tí

Địa tịch ư sửu

Nhân sinh ư dần...

Câu chuyện ông Bàn Cổ là khởi đoạn của Triết lý Đông phương. Ông Bàn Cổ chính là con người Đại Ngã Tâm Linh. Thưở hỗn mang chưa có gì, chính sự xuất hiện của con người với tất cả cái ý thức của nó, vũ trụ mới được hiện hình. Không có ta, vũ trụ không là gì cả. Không hoa xuân, nắng hạ, không trời đất, nhật nguyệt, tinh thần, làm gì có những chòm sao Thanh Long, Chu Tước... Do đó con người Nhân Chủ Bàn Cổ xuất hiện trước, rồi mới phân định âm dương, truy nhận vũ trụ. Cho nên, thiên nhỏ bé loắt choắt như chuột, địa kềnh càng to lớn như trâu, nhưng ông Bàn Cổ, con người với chữ Nhân xuất hiện như là vua, là chúa tể, mạnh mẽ và quyền uy như chúa sơn lâm. Ý thức làm chủ vạn vật như là ý thức ung dung của con cọp đi trong cánh rừng già. Giang sơn này của ta. Vũ trụ này là ta truy nhận được mà có. Ta chính danh định phận cho vạn vật. Ta chiêm ngắm trời đất vận hành mà rút ra những nguyên tắc tự đáy lòng. Cái mạnh của ta là cái ý thức mạnh mẽ hùng dũng của con người kết hợp, tưụ thành từ linh thiêng của vũ trụ vạn vật. Người là linh đức của trời đất. Nhân giả kỳ thiên địa chi đức.

Chúng ta đã bước sang một không gian khác. Không còn cảnh nô lệ sợ hãi các thần minh, con người nhân chủ trong câu chuyện Bàn Cổ đã nói lên giá trị cao cả của mình giữa trời và đất.

Trọn vẹn hơn nữa, nơi quê hương của Nhân Chủ, ta thấy địa vị con người còn cao quí, thần tiên bay bổng vào cõi vô biên, linh diệu biến hóa như Người Việt Là Con Rồng Cháu Tiên của Huyền Sử Việt. Con người đã có những chấm phá thanh thoát nhẹ nhàng với đôi cánh Tiên nương, con người đã kinh lịch biến hóa như Rồng thiêng uốn khúc. Nét-gấp-đôi đã Tận Thiện và Tận mỹ ở Rồng-Tiên. Nhân Chủ tính đã trọn vẹn khai mở nơi trang đầu Huyền Sử Việt. Xin hãy thưởng ngoạn, tiếp cận, chiêm ngưỡng Kinh Tiên Rồng như một Khai Ngộ đường về Tính Thể Viên Dung của Đóa Hoa An Vi Việt Đạo.

Như ta thấy triết lý Tây phương bắt đầu với nền tảng của thần thoại, lệ thuộc thần minh, sau lại ngả sang nhân bản duy lý, duy vật... Thật ra họ chạy từ hết cực đoan này sang một cực đoan khác: hết duy linh thì duy vật. Hình như chạy từ một cực đoan này sang một cực đoan khác dễ dàng hơn là dừng lại nơi mối quân bình. Chữ quân bình nghe tưởng như quá thông thường, giản dị nhưng trên thực tế, nó lại khó giữ hơn là sa vào bất cập hay thái quá. Thảo nào Minh Triết Việt Nho cứ chỉ truyền đời cho nhau cái Đạo Trung, Doãn chấp kỳ Trung! Doãn chấp quyết Trung!..

Nếu liên hệ được việc thờ thần minh với chế độ nô lệ khốn cùng bên Âu Tây, việc tôn thờ Người đưa đến một xã hội bình quân không có giai cấp bên Viễn Đông, chúng ta mới thấy ý nghĩa thâm trầm sâu sắc và hiệu nghiệm trong từng khía cạnh của văn hóa như nền Triết Lý Việt Lịch trong mối liên hệ nằm ngầm với Cơ Cấu Triết Lý Nhân Chủ của NÉT - GẤP- ĐÔI - TIÊN- RỒNG .

Đông Lan

tết việt là... bất diệt !
nguyễn sơn hà

Tháng giêng ăn tết ở nhà

Tháng hai cờ bạc, tháng ba hội hè ...

"Đó là câu đã làm biết bao người Việt trước đây bực dọc thấy quá nhiều thì giờ bị tiêu phí vào việc ăn chơi hội hè, đang khi các nước văn minh giàu hơn mình gấp cả trăm lần còn làm việc trối chết, tết cũng chỉ có một hai ngày, thế mà dân mình túng rớt cục mồng tơi đòi ăn tết đứt đuôi đi một tháng. Vậy chưa cho là đủ, còn đòi thêm hai tháng nữa mới kinh khủng. Mất nước cũng đáng kiếp.

Thế là từ đấy nổi lên cuộc giương cờ trống đi rước văn minh Tây phương cùng với triết lý lao động của họ đưa về cho ngự trị trong nước; hậu quả là ba tháng tết rút lại còn có ba ngày, mà nhiều khi còn bị xén bớt. Liệu rồi với đà làm việc đó chúng ta có đuổi kịp Tây Âu chăng? Để tìm câu đáp hôm nay chúng ta đem vấn đề ra cứu xét: tại sao lại có cái vụ trái khoáy như trên: nước túng mà tết lại dài với một chuỗi hội hè đình đám." (Kim-Định/PTAV)

Nên nhân đọc bài "Tết hội nhập tại sao không?" của giáo sư Giáo sư Võ Xuân Tòng Viện Trưởng Đại Học An Giang tại Việt Nam, phổ biến trên mạng Đàn Chim Việt, (http://danchimviet.com/articles/1920/1/Tt-hi-nhp-ti-sao-khong/Page1.html) tôi cũng không lấy làm lạ gì cái tư tưởng với nội dung của bài viết này vì đã có người giương cờ đánh trống như cố triết gia Kim-Định đã nói ! Nhưng điều làm tôi cảm thấy có phận sự viết bài này là tư tưởng cách mạng văn hóa của tác giả lại là một vị giáo sư Viện Trưởng Đại Học của Việt Nam . Nên tôi nghĩ ai có tư tưởng này nếu không là kẻ tam vô : vô gia đình, vô tổ quốc, vô tôn giáo (vô thần), thì cũng là người vong bản hoàn toàn và chắn chắn là vong thân nên dĩ nhiên là vong quốc ! Hay nói một cách nôm na là kẻ đã mất gốc, không còn biết mình là ai nên dĩ nhiên đã đánh mất cái hồn dân tộc ! Vì vậy, tôi viết bài này cho những ai đã mất hồn dân tộc vì không ý thức được ý nghĩa dân tộc tính, để mà suy gẫm đặng tìm về Cội Nguồn của mình.


1/ Nền tảng Cội Nguồn bất di bất dịch.

Phải biết rằng người Việt mình không ai không biết những câu tục ngữ như : "uống nước nhớ nguồn", hay "lá rụng về cội" hoặc "có thực mới vực được Đạo",.... hay những câu ca dao như :

Công Cha như núi Thái Sơn

Nghĩa Mẹ như nước trong nguồn chảy ra


Bao giờ cho sóng bỏ gành

Lá rụng về cội, Đạo Hằng chẳng xao


đều nói lên ý nghĩa Cội Nguồn chính là Đạo Hằng, Đạo Thường, Đạo Nhân, Đạo Trời, Đạo Việt. Nên Đạo đã được định nghĩa bởi tổ tiên là "nhất âm nhất dương chi vị Đạo", tức Đạo là một âm một dương. Đó là nguyên lý mẹ của vũ trụ Càn Khôn, là Vô cực nhi Thái cực với Lưỡng nghi là âm dương, là thiên địa, là nền tảng bất di bất dịch khắp vạn vật trong vũ trụ, mà con người vừa là biểu tượng và là cứu cánh. Nói cách khác, bản gốc con người theo Việt Nho là cái đức của thiên của địa như câu định nghĩa "Nhân giả kỳ thiên địa chi đức, âm dương chi giao, quỷ thần chi hội, ngũ hành chi tú khí "(Lễ Vận): "người là cái đức (cái hoạt lực) của thiên địa, là giao điểm của âm dương, nơi quỷ thần tụ hội, là cái khí tinh tế của ngũ hành". Hay còn nói "người chính là cái tâm của thiên địa": "Nhân giả kỳ thiên địa chi tâm dã".

Đó là ý nghĩa muôn vật đều bắt rễ nguồn nơi mình "vạn vật giai bị ư ngã" (Mạnh Tử), nên nhờ cái quan niệm độc đáo đó mà con người nắm được quyền làm chủ bắt thiên địa vạn vật đều tuân theo tiết nhịp của cái Tâm mình, cho nên cái đập của tâm mình mới gọi được là "thiên địa chi tâm" hay "vũ trụ chi tâm". Vũ trụ như vậy gọi là "vũ trụ cơ thể" là một vũ trụ quan động, vì có tiết điệu "nhất động nhất tĩnh" như một trái tim bóp nở. Do đó Lục Tượng Sơn là một Việt Nho mới nói : "Ngô tâm tiện thị vũ trụ" tức "tâm tôi là vũ trụ" hay "vũ trụ là tâm tôi". Xin đừng coi đó là một câu văn chương sáo ngữ, nói lên để tự quan trọng hóa mình ; nhưng cần phải hiểu những hệ quả của nó, tức là với quan niệm hay nhất này, con người coi mình lớn vật nhỏ, nên mình mới chứa nổi chúng. Do đó, nếu con người đã lớn hơn sự vật thì con người cần sai xử sự vật, bắt sự vật phụng sự mình, nên nếu mình bị vật sai xử thì mình là tiểu nhân như Tuân Tử đã nói : "Đại nhân xử vật, tiểu nhân xử sự vật". Vì vậy mà con người được quan niệm ngang hàng với thiên địa, là một tài trong tam tài, đo đó mà tự cổ chí kim mãi tận đến ngày nay, người mình vẫn nói câu: "thiên thời, địa lợi, nhân hòa". Đây là một nhân sinh quan cao cả nhất và là độc nhất vô nhị trên cõi đời này mà tổ tiên của Việt tộc đã cảm nghiệm và thể nghiệm bằng kinh nghiệm sống Đạo làm người, cách đây ít nữa cũng trên bốn ngàn năm để đừng nói là từ thời Hòa Bình, nghĩa là cách nay cũng mười ngàn năm.

2/ Con người sống Thực Tế

"Có thực mới vực được Đạo" là câu tục ngữ mà ai cũng biết, và hầu hết ai cũng chỉ có hiểu với nghĩa thực tế (nghĩa đen) của cái câu này là phải lo ăn, lo kiếm sống cái đã, rồi mới có sức tới cửa chùa, cửa nhà thờ, để tụng kinh gỏ mõ, để cầu xin vái lạy, hay hiểu cách thực tế với nghĩa là phải có sức khỏe đã thì mới có thể làm được mọi việc, là điều tự nhiên, dĩ nhiên và đương nhiên ! Do đó cứ cầu xin cho khỏe mạnh để cày kiếm tiền, rồi làm ngày chưa đủ lủ khủ làm đêm, để kiếm thêm để dành rồi tự nhủ để ru ngủ lương tâm mình bằng lý luận lỡ may có chuyện gì... nhưng vẫn chưa mãn nguyện, vì là lòng tham vô đáy, nên cứ phải tìm thêm hoài, tích lũy mãi mãi, rốt cuộc rồi không khi nào đủ ! Vì con người hiện đại đã vong bản nên lấy cứu cánh thành nhân (bên trong) làm đối tượng thành công (bên ngoài), do đó không thể làm no lòng khát cái vô biên của con người được. Chính vì vậy không bao giờ đạt được quả dục vì không chịu hiểu cái câu nói trong Đạo Đức Kinh : "Tri túc tiện thị túc, tri nhàn tiện thị nhàn", tức "biết đủ tức có đủ, biết nhàn tức có nhàn".

Nên đâu có mấy ai sống "tri túc" hay cũng như hiểu thật sự nghĩa của ba chữ "vực được Đạo" hoặc chữ Đạo không thôi nghĩa là gì ? Hay đạo nào ? Đạo Phật, đạo Nho (Khổng), đạo Lão, đạo Thiên Chúa, đạo Hồi,... hay Đạo ông bà ?? Phần đông người mình chỉ hiểu Đạo theo nghĩa luân lý đạo đức (vì được dạy như vậy mà không chịu tìm hiểu tại sao), có nghĩa là con đường dẫn lối để đi tới cõi Phật, tức là vào Niết Bàn, hoặc lên Thiên Đàng. Nhưng nếu chỉ hiểu nghĩa đạo là đường, là tôn giáo (còn gọi ẩu là đạo) thì đó mới là nghĩa "phương tiện" như là xe đạp, xe hơi, xe lửa, máy bay,... tùy sở thích chọn lựa để dùng mà đi tới Niết Bàn hay Thiên Đàng, thì không phải nghĩa của chữ ĐẠO viết hoa là nghĩa Cội Nguồn !

Vì vậy, thử hỏi có mấy ai thắc mắc nguồn gốc của hai chữ "thực tế" với nghĩa nguyên thủy, nên hầu hết đã mất gốc vì nói thuộc lòng tiếng việt mà không hiểu đúng theo nghĩa Đạo !! Vì chữ Nho bộ "thực" ngoài nghĩa ăn còn có nghĩa nhận lấy, thâu vào. Nhưng nhận lấy, thâu (thu) vào cái gì, nếu không phải là ân (ơn) đức, ân (ơn) lộc từ Trời, để mà sống ? Đó là cái nghĩa "tinh thần" mà con người tiểu ngã cần phải có để sống "vực" nghĩa là sống vượt lên tới siêu Việt với chiều kích vô biên của Đạo, thì mới là Đại Ngã, mới là Tâm Linh, tức là Tâm của vũ trụ vậy. Tương tự trong Phúc âm Chúa nói : "Có lời chép rằng, người ta không chỉ sống bằng bánh, nhưng là bằng tất cả những lời bởi miệng Chúa nói ra." (Matt. 4, 4), nên phải hiểu "thực" với nghĩa minh triết là nghĩa Đạo. Cho nên ngôn ngữ Việt mình mới có tiếng "ăn lộc" hay "lộc bổng" là do đó.

Còn chữ "tế" chữ Nho viết với bộ "kỳ" (=thần đất) có nghĩa là "tế tự kính" để "tế lễ", "tế giao" với trời với đất, nghĩa là tự kính, tự trọng, tự chủ vì con người là cái linh lực, cái đức Nhân của Đạo Trời, nên việc tế tự qua lễ Đạo là để làm cho lớn cái đức Nhân mà đem lòng thương yêu hết mọi người. Đó là cái đích tối cao của Lễ như câu: "Giáo dân tương ái, thượng hạ dụng tình, lễ chi chí dã" (Kinh Lễ 21.3). Nói cách khác Lễ để làm cho dân biết hỗ tương yêu quý nhau, trên dưới dụng tình hơn lý, thì đó mới là Lễ. Đó là một nhân sinh quan tác hành, bằng hành động vì vậy mà phong tục Việt tộc mình mới đặt nặng việc thực tế bằng Lễ Tế Giao, và áp dụng vào đời sống hằng ngày là "tiên học lễ, hậu học văn", vì "lễ" như vừa nói trên không là nghĩa lễ độ, lễ phép, lễ nghi, lễ tắc,... như ai cũng hiểu với nghĩa đen bề ngoài, mà chính là Lễ Nghĩa bằng Lễ Tế, Lễ Đạo từ bên trong tỏ ra thì mới là Lễ Lạc. Vì "Lễ" chính là cốt rễ từ Tâm thể hiện ra ngoài mới thật là nghĩa "Lễ", nghĩa là cung cách phải từ vô vi thể hiện ra hữu vi. Nên cung kính phải từ trong Tâm tỏ lộ ra ngoài, chớ không chỉ chú trọng màu mè, hình tướng bề ngoài thì cái đó mới có Nghĩa, có Tình, mới có giá trị.

Vì vậy mà mọi lễ tục đều rất thực tếtế tự xong rồi là xực (thực) bằng tác động ăn chơi, để ăn mừng cái lộc trời đất ban cho, thì còn gì thực tế cho bằng ?! Do đó tiền nhân mới nói "giao lạc hồ thiên, giao thực hồ địa" có nghĩa "thông giao được với Trời là an vui và ăn uống là giao kết được với Đất". Như vậy mới là Thực Tế tức là sống Hòa hợp với trời đất bằng chiều kích vô biên thì khi đó ta mới thực hiện hữu, mới thật là người, nếu không ta chỉ là ngợm ! Do đó "có thực mới vực được Đạo" chính là sống thực tế Đạo làm Người vậy !

3/ Triết lý ăn chơi

Với nhân sinh quan "thiên thời, địa lợi, nhân hòa" bằng cách sống Hòa thực tế với "thời tiết" theo trời và "mỹ lợi" theo đất, tức là sống bao Dung sao cho mình Chí Trung để Thành Tâm cho tha nhân và vạn vật lẫn vũ trụ được sắp đặt đúng chỗ (vị yên) để tất cả được nuôi dưỡng (dục yên) phát triển tốt đẹp trong bầu khí thái Hòa. Nên ăn chơi không những là một lối sống thực tế biểu lộ niềm vui Hòa hợp hơn hết mà còn là một triết lý nhân sinh tuyệt diệu !

Vì cuộc đời này không phải là "bể dâu" với "bể khổ" hay là "phù du" (theo nghĩa trôi nổi, không thực tế, viễn vông) như có nhiều người tưởng. Nói thế là vì mình chưa hiểu nghĩa "thực tế" nên chưa biết "ăn chơi"; nhưng trái lại phải nói đời này mà Trời ban cho mình là một cuộc ăn chơi mệt nghỉ không ngừng. Nên chỉ có Tổ tiên Việt tộc mới thật biết "ăn chơi" không ai bằng vì không những đã sống rất "thực tế" mà còn đã quả quyết một cách không thể tưởng ! Cho đến nay cũng không có mấy ai tưởng được, vì quả là ngoài sức tưởng tượng của lý trí con người thời đại bị giới hạn bởi khoa học kỹ thuật. Vậy mà tổ tiên ta không những đã tưởng cách siêu việt mà còn hình tượng lại thật xúc tích thật hay để truyền lại cho con cháu qua những câu ca dao như :

Chơi cho bể hẹp bằng ao

Chơi cho trái núi lọt vào trôn kim

Chơi cho bong bóng thì chìm

Hòn đá thì nổi, gỗ lim lập lờ


Nếu nói theo khoa học vật lý kiểm chứng ngày nay, thì làm sao ai có thể tưởng để mà tin mấy câu ca dao vớ vẩn này, phải không? Làm sao mà nghe được với sự ví von như : "bong bóng thì chìm", "hòn đá thì nổi", chứ đừng nói chi là "bể hẹp bằng ao" hay "trái núi lọt vào trôn kim" ?!! Thật đúng là tào lao phi lý, phải không ? Như vậy chẳng lẽ tổ tiên vì chưa biết khoa vật lý học nên đã nói tầm bậy và tôi lại còn ngu hơn nữa là lại đem ra dẫn chứng ở đây ?!! Nhưng đừng có vội phán đoán kẻ khác khi mình còn vô minh vì :

"Khi trình độ chưa minh, chưa đủ để phán đoán có khi sái quấy, mà lỡ nghĩ điều sái quấy cho người, phải mang ý nghiệp. Ý nghiệp thể hiện qua lời nói trở thành khẩu nghiệp. Ý nghiệp thể hiện qua hành động trở thành thân nghiệp. Nếu cái nghiệp này tràn lan gây một tầm ảnh hưởng lớn rộng, kéo theo nhiều sai lầm khác, thì nghiệp càng dày càng sâu, quả báo càng lớn, rồi phải chịu tác động bởi luật Trời, bởi luật nhân quả để dạy phần hồn học hỏi tiến hóa mà thôi !"(TĐGCL)

Nên muốn "chơi cho" được như vậy thì phải dám chơi, phải chịu chơi và nhất là phải BIẾT "chơi cho thấu đến trung thiên", nghĩa là thấu đến trung tâm của trời, tức là Tận Kỳ Tính nơi con người với Chí Trung Hòa, là chí cùng chí cực, chí sao cho tới cái Tâm của vũ trụ (vũ trụ chi tâm) là vô cực, vô biên hay nói cách khác cũng là Tâm của mình (ngô tâm tiện thị vũ trụ). Đó là tâm linh quan hướng tới vô biên, có như vậy thì "chơi cho" mới đúng là Thực Tế :

Chơi cho cây chuối có ngành

Cây sung có nụ cây hành có hoa

Chơi cho sấm động mưa sa

Chơi cho gương vỡ làm ba lại liền

Nên sự ví von có vẻ nghịch với khoa học vật lý, theo lý luận trí óc bằng nhục ảnh của con người, thì đó lại là lẽ Đạo. Có nghĩa là muốn sống thực tế cái Đạo làm người là phải sống với nền tảng vững chắc như kiềng ba chân bằng quan niệm vũ trụ quan động theo tiết điệu uyên nguyên là "tham thiên lưỡng địa", tức là 3 trời 2 đất, nghĩa là 3 tình 2 lý, 3 tâm 2 vật,... hay còn nói cách khác là âm trước dương sau, vợ trước chồng sau, nhà trước nước sau, tình trước lý sau,... do đó mà tiền nhân Nguyễn Du mới nói là "chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài" ! Đó là nguồn gốc của tiếng nói "vài ba" hay hai ba mà tổ tiên cũng đã diễn tả và ẩn giấu trong câu ca dao qua hình ảnh con cò :

Cái cò chết tối hôm qua

Có hai hạt gạo với ba đồng tiền

Vì vậy muốn sống thực tế thì phải tác động theo luật trời, còn gọi là sống "thuận thiên", đó là nhân sinh quan tác hành, cho nên ca dao mới có câu :

Ăn chơi cho thỏa thòa thoa

Có năm bức áo xé tà cả năm

"Năm bức áo" đó có nghĩa là phải biết sống bằng ngũ sự (mạo, ngôn, thị, thính, tư), và "xé tà" tức là hành động đúng theo vận hành âm dương qua luật tương giao sinh khắc của ngũ hành (kim mộc, thủy hỏa, thổ) theo thời tiết là ngũ kỷ (tuế, nguyệt, nhật, tinh, số) để được ngũ phúc (thọ, phú, khang ninh, hiếu đức, chung mệnh), thì đó là cứu cánh của con người với hạnh phúc tròn đầy viên mãn !

Tóm lại phải có ba yếu tố như đã diễn giải trong khuôn khổ giới hạn của bài này là:

1/ Vũ trụ quan động

2/ Nhân sinh quan tác hành

3/ Tâm linh quan hướng tới vô biên

mà con người cần phải hội đủ để sống ý thức thì mình mới hiện hữu thực, mới sống thật là người. Vì vậy Tết Việt là một Lễ Tế Giao của con người để sống thực tế cái Nhân Tính đúng với tiết nhịp theo thời kỳ bởi quy luật tất yếu bất di bất dịch của trời đất, để con người mới đạt được sự viên mãn tròn đầy, nghĩa là thỏa mãn cái khát vọng vô biên. Đó là sự trở về Cội Nguồn để thành Nhất Thể với Càn Khôn là Cha Mẹ Trời, là Thiên Chúa, là Ngọc Hoàng Thượng Đế vậy ! Do đó mà Tết Việt là Tinh Thần bất diệt nên không thể thay thế hay bãi bỏ được với bất cứ lý do nào !

Viết xong ngày 17 tháng 01 năm 2010.

(tức mùng 3 tháng chạp năm Kỷ Sửu)


P.S.: (Về ý nghĩa Tết, bạn có thể đọc thêm trích đoạn dưới đây từ tác phẩm "Phong Thái An-Vi của triết gia Kim-Định)


TẾT LÀ GÌ ?

"Muốn hiểu được tầm quan trọng của Tết cần nhớ lại với Việt Nho thì siêu hình là thời gian và tình cảm. Cả hai đều vô hình nhưng lại có thực; đó chính là chất liệu làm nên con người, tràn ngập toàn thể con người dưới tên bao quát là tình, tâm tình. Đó là then chốt của con người, con người cần phải "tùy thời". Tùy thời chi nghĩa đại hĩ tai", vì tùy thời cũng chính là sống theo tình theo tính, tức là đạo. Đó là những việc không thể bỏ dù một giây. Nhưng có những lúc cần trọng thể hóa: như những thời điểm khởi đầu mùa, đầu năm Nho gọi là tiết, ta đọc là Tết. Đó là ngành ngọn của chữ thời.

Còn ngành tình thì ta thấy Nữ thần mộc săn sóc cho mối tình nảy nở qua thể chế gia đình: rồi nhiều gia đình làm nên làng xã. Hàng ngày sống tình gia đình, nhưng lâu lâu vào những khởi điểm cũng cần sống theo chiều kích toàn thể của mình, cái sống của công thể. Sống đầy đủ nhất tự ăn uống, chơi đùa, cho tới ca hát, tế tự. Đấy là lý do thâm sâu của các cuộc hội hè đình đám kéo dài : đó là sự tác động của một nền siêu hình trung thực hơn hết, đáng được coi là khôn sáng thông giỏi hơn cả. Vua Hùng Vương chỉ truyền ngôi cho công tử Lang Liêu vì đã biết trình bầy việc ăn uống ngày tết như hình trời đất, và dân chúng đã thấu hiểu triết lý đó nên kêu là vua Tiết Liệu: tiếng này vừa có nghĩa món ăn ngày tết, mà cũng hàm ý biết lo liệu đúng tiết điệu của đất, trời, người.

Như thế, Tết hay hội hè đình đám chính là những phút linh thiêng mà con người dùng để sống hòa điệu với nhịp vũ trụ của hóa công được quan niệm như trẻ thơ ca múa "hóa nhi đa hí lộng", để cho đúng câu "thiên nhân tương dữ" trời người cùng tham dự. Tham dự chi ? Thưa cụ thể là tham dự cùng một tiết nhịp. Vì thế Tết cũng kêu là tiết : có bao nhiêu Tết là có bấy nhiêu tiết. Mỗi Tết trở nên cơ hội cho con người sống đời sống của Đại Ngã Tâm Linh, sống hòa mình vào nhịp vũ trụ, để con người sống những giây phút an hành vượt hẳn ra ngoài vòng danh lợi của hai đợt cưỡng hành lợi hành. Chỉ ở đợt an hành con người mới dễ sống thanh thản trong bầu khí bao la của trời cùng đất.

Đây là lý do sâu thẳm tại sao Tết với những hội hè kèm theo được coi là thiết yếu cho con người để phát triển những khả thể vô biên của mình, là cái giúp con người khỏi thiên lệch sang trời hay đất, tức làm nô lệ cho những cái ngoài mình như tiền tài, quyền quý. Đất biểu thị những gì bé nhỏ chỉ bằng những góc cạnh (bốn phương) như những nhu cầu ăn uống, đó là lối tác hành hiện ra hình thể có tính cách thúc bách, nó trói buộc con người vào vật thể, nếu không có những lúc dành riêng để tâm hồn thoát lên thì rồi sẽ bị trói chặt mãi vào đất để cho hạ tầng kinh tế chỉ huy trọn vẹn; kết cục là con người bị biến thành những dụng cụ sản xuất, những máy tự động vô hồn, không còn nghĩ tới được thượng tầng, đành trở nên những con người què quặt – vì đánh mất toàn vẹn tính của mình gồm không những hạ tầng như phải ăn, uống mà còn cả thượng tầng tâm linh, thượng tầng văn hóa.

Vì thế thượng tầng cũng phải tác hành, nhưng đi lối khác hạ tầng kinh tế vì nó là trời tròn đầy viên mãn có thiếu chi đâu mà phải lợi hành, nên có thể an hành tức là hành bằng tiết nhịp: làm không phải để được cái chi mà để triển diễn chiều kích vô biên của con người. Triết lý chơi nằm ở chỗ đó, ở chỗ hành không phải để được cái chi cả. Đúng hơn là không nhằm những cái nhỏ bé có thể trở thành mục tiêu, nhưng nhằm thỏa mãn chiều kích vô biên nơi con người, như để con người được tập dượt cho quen dần đặng vượt lên cõi bao la bên ngoài lợi lộc để phát triển sự toàn vẹn của mình.

Sự toàn vẹn bao gồm cả đức trời cả đức đất. Về phương diện đức đất con người phải lao động sản xuất, phải làm mà ăn. Tục ngữ quen nói: "tay có làm thì hàm mới nhai". Nhưng con người không chỉ có làm mà còn nhiều cái khác, mà bao la hơn cả là tâm, là tình. Tình, tâm phải lớn bằng vũ trụ để trở nên vũ trụ chi tâm. Nói kiểu khác là đức của trời, và tới đây thì phải biết ăn chơi.

Chơi cũng gọi là ăn sao? Thưa rằng tại sao không. Nếu ăn là để nuôi dưỡng xác thân, thì chơi là để nuôi dưỡng cái chiều kích vô biên của con người nghĩa là những đức tính không thể đo lường bằng ích dụng, thí dụ những mối tình cao thượng về yêu thương, hòa bình, quảng đại, những khát mong hướng về chân, thiện, mỹ, toàn là những đức tính vô hình, nên thường bị coi như vô ích nhưng khi nhìn con người toàn diện lại thấy cần biết mấy. Vì thế mà trên đời chưa có cái hữu ích nào đắt bằng những cái "vô ích": một bức họa thời danh nhỏ có thể trả cả triệu dollars vẫn chưa mua được là vì thế, đúng ra vì nó vô giá. Vô giá vừa có nghĩa 'vô ích" vừa có nghĩa là có giá vô ngần. Đó là bằng chứng bất ngờ nói lên sự cao trọng của những cái "vô ích". Vì hữu ích là hạn cục vào một mục tiêu; cây viết có ích để viết thì không ích cho việc chỉ giờ. Đồng hồ có ích chỉ giờ thì vô ích cho sự xê dịch.. mỗi sự hữu ích là một hạn cục, không còn lối mở vào cõi vô biên cho nên cần thiết phải có chơi để khỏi biến con người thành một dụng cụ "có ích". Cần làm sao cho con người mãi mãi là một thực thể "vô ích" để có khả năng thông đạt với cõi vô biên đã vượt xa khỏi bình diện có ích với không có ích. Triết lý chơi nằm trong đó, chơi tuy vô ích mà lại rất phổ biến, ai cũng ham chơi, mà lý tưởng là phải chơi.

Tuy nhiên đặt ra được một triết lý chơi thật họa hiếm, nó đòi phải có hai điều; một là phải có triết lý chữ thời biết coi trọng tiết nhịp hai là phải có cảnh phong nhiêu phồn thịnh. Trước hết hãy nói về chữ thời mà cụ thể là tiết nhịp. Chơi mà thực đúng tiết thì phải được tổ chức vào những đầu tiết nhịp y như hát múa đều cần có nhịp nên ít ra phải theo được cung đầu và cuối của câu nhạc. Ở những cung giữa có sao nhãng hoặc bớt hay thêm một vài nốt nhạc cũng được, nhưng khi đến đầu nhịp thì mọi tay chơi phải hòa vào để đạt hòa âm. Vì thế mà thời xưa có niềm tin rằng ca vũ là phương tiện để thông giao với quỷ thần.

Đó chẳng qua là niềm tin của thời ma thuật, còn chính ra là để thông giao cùng tiết nhịp trời đất. Đó là ý nghĩa Tết. Vì thế Việt Nho là miền có lệ ăn Tết dài nhất, thì cũng có thể coi là đạo đức nhất, tiến xa nhất trên thang tiến hóa. Đó là điểm một. Điểm hai cũng cần lưu ý đó là có nhiều tết hơn cả bởi chưng Tết là lễ, tức là lúc để dành thời giờ cho việc thích nghi với tiết nhịp = hai chữ nghi lễ là do đấy. Do quan niệm lưỡng thê: một tác hành sản xuất cho thân xác, một an nghỉ cho tâm hồn. Lưỡng nghi là phải thích nghi cả với dưới lẫn với trên mới là triết theo nghĩa đầy đủ. Trong khi lao tác có thể lạc nhịp nên cần phải có Tết để cho hợp tiết. Vì thế hai Tết to nhất nhằm vào hai mùa Xuân Thu tức hai mùa của con ngời (trục phân hàng ngang). Còn hai Tết thuộc trục chí là hàn thực và lễ lửa thì coi là tùy thuộc theo quan niệm nhân chủ đặt nặng trục ngang (xem "Triết Lý Cái Đình") Thế là xong cái vụ tháng giêng ăn Tết ở nhà. Còn tháng hai sao? Chữ hai chỉ đất chỉ tiền tài, nên đưa đạo chơi vào cho đừng quá bám vào tiền tài là cái dễ chạy dễ thay chủ. Tuy nhiên vì cờ bạc dễ sa đọa nên xin đổi ra tập nhạc, hoặc học dịch ha



De : Bao Quockiem <quockiemb@...>
Objet : [DienDanPhuVan] Fw: Hãy bãi bỏ Tết "ta" và Tết "Trung thu"!

KÍNH CHUYỂN VÀ XIN CÁC BẬC CAO NHÂN CHO Ý KIẾN. BÂY GIỜ TRONG TIẾNG VIỆT CÓ QUÁ NHIỀU CHỮ HÁN VIỆT, VẬY NÊN BỎ HẾT HỌC TIẾNG KHÁC KHÔNG ???
bqk

--- On Thu, 12/23/10, Nguyễn Khắc Anh Tâm <nguyenkhacanhtam@...> wrote:

From: Nguyễn Khắc Anh Tâm <nguyenkhacanhtam@...>
Subject: Hãy bãi bỏ Tết "ta" và Tết "Trung thu"!
To:
Date: Thursday, December 23, 2010, 9:53 PM

Kính,

Đã hơn 5 năm hơn t. kêu gọi tất cả người Việt từ trong nước đến ngoài nước hãy bãi bỏ Tết "ta" và Tết "Trung thu" để chứng minh với con cháu Mã viện rằng chúng ta không những chống chúng vì chính sách ngoại xâm, lấn áp, ỷ đông, ỷ mạnh hiếp yếu mà chúng ta còn có can đảm chống văn hoá dị tộc của chúng nữa.

Tết "ta" và Tết "trung thu" hoàn toàn không dính líu gì đến văn hoá và phong tục tập quán của dân tộc mình ngoại trừ chúng ta nhược tiểu, chúng ta bắt chước họ mà làm theo từ ngàn xưa.

Chúng ta hãy lấy Dương lịch làm lịch cho chúng ta.

Chưa kể, khoa học đã chứng minh âm lịch (tính theo mặt trăng) có quá nhiểu điểm sai quấy, cần phải x6e xịch cứ 3, 4 năm lại một lần, nếu không thì sẽ bị chệch và cách đoạn, không liền lạc, vậy mà tất cả dân tộc khác có can đảm bỏ được, chúng ta nhất định không (?!?)

Hỏi thì có người còn bám víu lấy tinh thần nhược tiểu mà tuyên bố rằng "Đó là văn hoá mình!" hay "Đó là tập tục do cha ông mình để lại" v.v... và v.v... Lý luận này - nếu có thể gọi là lý luận - hoàn toàn thiếu cơ sở về ... lý luận.

Từ ngàn xưa, có trên 4 ngàn năm văn hiến, cha ô ta đã để lại từ rất nhiều văn hoá, phong tục, tập quán, từ xấu đến tốt, từ lỗi thời đến không lỗi thời, nhưng chúng ta vẫn mạnh dạn bỏ đi những cái xấu, hay lỗi thời nhưng cái nào dính đến Tàu phù thì chẳng lẽ chúng ta nhất định không?

Tinh thần nộ lệ cứ được chính chúng ta - thế hệ hậu duệ - hâm nóng ngay khi đất nước chúng ta đã thoát khỏi dịch 1000 năm nô lệ giặc Tàu từ mấy thể kỷ qua.

Ngay cả bánh Trung thu làm và đặt mua tại Việt Nam, từ ngoài hộp đến bánh cái nào cũng in chữ Tàu.

Thử tưởng tượng ô cụ mặc áo dài khăn đóng, ngồi cầm sách đầy chữ Nho, uống Trà, ăn bánh Trung thu, trên mặt bánh có in chữ Tàu, hình ảnh đó nó có vẻ "Tàu" đến chừng nào. Vậy mà có vài tấm lịch, hình ảnh được đăng trên báo chí ra vẻ hình ảnh đó nó mang đầy tánh chất văn hoá yêu thương làm sao đó...

Lãng xẹt!

Đã vậy, hãy tưởng tượng, ăn Tết của Tàu, ăn bánh Trung thu như Tàu nhưng chúng ta lại kêu gọi phải chống đối TC ngoại xâm từ bở cõi đến văn hoá Việt Nam?

Vô hậu!

Chúng ta lấy cái gì mà chống TC? Vũ khí, tiền bạc, nhân sự cũng không, ngay cả lòng tự trọng và sĩ khí để không bắt chuớc Tàu ăn Tết Tàu, ăn bánh trung thu Tàu cũng không, chúng ta liệu có chống chúng nổi bằng một vài lần hội thảo, kêu gọi, một vài bài thơ văn nhạc chỉ có tánh chất thống thiết?

Hay vì chúng ta vẫn mang trong người tinh thần nhu nhược, hèn mọn của một giống dân muôn đời thà làm nô lệ cho ngoại bang còn hơn thay đổi thói quen ăn cái Tết của ngoại bang, ăn bánh Trung thu của ngoại bang, rồi tự xưng cái "ăn theo" đó là văn hoá của mình?

Có lẽ t. sống dựa theo tinh thần tự lực cánh sinh, tinh thần làm chứ không ngồi lì mà tán dóc, hứa hẹn, thề non hẹn biển, hoàn toàn practical khi đã feasible, nên chi t. khinh miệt những thái độ ra vẻ hiểu biết, nhìn xa hiểu rộng, yêu nước với tinh thần "ăn theo" hèn mọn đó, cứ nhất định chống Tàu bằng ... mồm.

Quý vị không tin hãy đợi thử, tới gần Tết Tàu là những kẻ chống Cộng, chống Tàu mạnh mẽ nhất sẽ lên tiếng chúc Tết "Tàu" cho mà coi!

Nãn thì thôi cái chống thời Thượng!

Nguyễn Khắc Anh Tâm

Hàn khí tri tùng tiết
Lâm phong thức trúc can

Counter