LTS: Những bài vở trên đây không nhất thiết là quan điểm của diễn đàn. Mục đích để đóng góp tài liệu tham khảo, tài liệu lịch sử làm phong phú thêm trí tuệ, làm sáng tỏ sự thật, vạch trần tội ác tập đoàn việt gian Cộng Sản. tội ác tên Giặc Hồ Chí Minh và bè lũ tay sai việt gian bán nước đã cố tình bưng bít, dấu kín, xuyên tạc lịch sử Việt Nam, giết hàng chục triệu người dân vô tội, bỏ tù hàng triệu quân cán chính VNCH, bán đất dâng biển, làm nô lê cho Tàu, Nga..v.v..
" Hiểu một thời đại nghĩa là phải lấy con tâm và con mắt lịch sử, nghiệm qua các thời đại để mà đứng trên nền tảng với điều kiện đó để mà hiểu thời đại đó.""[HH-trang45]
" Để phục hưng và phục hoạt, phải lấy một con mắt nghiêm ngặt Việt, đứng siêu nhiên trên lập trường Việt, thi thiết bằng những chính sách và kế hoạch siêu nhiên và nghiêm ngặt, có một thái độ nghiêm ngặt và siêu nhiên lịch sử Việt."[HH-trang45]



HOME-Tro Ve Trang Chinh




Saturday, December 25, 2010

THINH QUANG-TỔ TÔNG DÂN TỘC VIỆT VƯỢT CẢ THỜI GIAN VÀ KHÔNG GIAN NỮA

TỔ TÔNG DÂN TỘC VIỆT...VƯỢT CẢ THỜI GIAN VÀ KHÔNG GIAN



TỔ TÔNG DÂN TỘC VIỆT
KHÔNG PHẢI CHỈ CON RỒNG CHÁU TIÊN
MÀ CÒN VƯỢT CẢ THỜI GIAN VÀ KHÔNG GIAN NỮA

THINH QUANG

Chẳng khác nào các nền văn hóa của các dân tộc khác, Việt Nam cũng có những triết lý về thần thoại có liên hệ mật thiết với hoàn cảnh của đất nước mình. Với các nhà học giả bảo đó là dòng tư tưởng, cũng như với các nhà nghiên cứu về cổ sử, thì đó là nguồn cội xuất phát của một dân tộc. Việt Nam là một trong những quốc gia nhìn thấy được qua dòng suy tư của mình qua các hình ảnh siêu nhien tối thượng đầy oai hùng, tự tin và sự bất khuất.. Đó có thể bảo ngoài việc từ ý thức thần thoại nói lên vị trí giữa loài người với vũ trụ đến tinh thần bất tử mà hầu hết các dân tộc khác trên quả đất này đều có chung một niềm tự hào và hảnh diện như vậy .. Việt Nam là một trong số nhiều quốc gia có ý thức thần thoại gắn liền với triết học,nói lên sự hiểu biết của chính bản thân mình vào một vị trí “Con Rồng CháuTiên” – một vị trí có tính siêu nhiên và huyền nhiệm.
Chuyện thần thoại của dân tộc Việt Nam cũng không ngoài triết thuyết “đồng đồng vãng lai” nói lên thái độ sống một cách hồn nhiên và có quan niệm vũ trụ và con người cùng đồng thời xuất hiện như Trang Tử đã nói:

“Thiên địa dữ ngã tinh sinh vạn vật dữ ngã vi nhất.

Như vậy thì trời đất với ta chỉ cùng một thể mà ra. Từ đây, mới đẻ ra thuyết “Animiste” chỉ ra cái thuyết vật linh này bằng vào một thể vô ngã, với dòng “sinh khí chu lưu” thông suốt cả vũ trụ bao la, làm cho vạn vật linh động, mà làm cho cỏ cây linh động,cho đất đá.tinh tú củng tất cả động vật từ đấy mà nảy sinh,từ đấy mà truyền tử lưu tôn,đời đời kiếp kiếp, có kỹ thuật, cùng ma thuật, có pháp chú thần thông biến hóa, hô phong hoán vũ...tóm thu tất cả năng lực thiên nhiên trong trời đất... Trong đó có các Vật Tổ, có câu chuyện “Con Rồng Cháu Tiên” hiển hách với trăm trứng nở ra trăm con, Oâng đưa năm mươi con xuống biển, Bà dắt díu năm mươi đứa lên non...
Ý thức của dòng “Conscience Mythique” đầy huyền thoại này nói lên điều mà thánh nhân đã nói :”vạn vật nhất thể”. Thế có nghĩa là không có cái hai mà chỉ có một. Cái một đó từ trong siêu hình mà ra. Con Rồng Cháu Tiên nói lên cái siêu hình ,mà dân tộc Việt nói lên được cái tính siêu việt độc đáo đó. Cái siêu việt là “con nhà tông không có lông cũng có cánh”. Tất cả thế giới sự vật đều có khuynh hướng nhìn qua Thần Linh – một thế lực vô hình thần bí, một quan niệm thiêng liêng đầy huyền nhiệm, vô hình,vô ảnh bàng bạc khắp cả sơn khê, bao trùm khắp cả vũ trụ... Nó đúng như lời của giáo sĩ Codrington do G. Gusdorf bảo rằng
Thể lực ảnh hưởng của siêu nhiên biểu hiện vượt ra ngoài quyền năng bình thường của nhân loại ngoài phương thức diễn tiến thông thường của thiên nhiên..”
.Nhà giáo sĩ này muốn nói đến cái “mana” của nó, cái mana nhất quán của con người đứng trong vũ trụ mà vũ trụ lại cùng một thời xuất hiện với nó,không có trước,có sau mà cùng một thời gian và không gian xuất hiện cùng thời.
Dân tộc Việt có tính Thần Thoại, là biểu trưng cho sự tín ngưỡng. Aáy thế mà có người lại cho là chẳng những người Việt mà toàn thể khối Á Đông có tín ngưỡng! Không phải vậy. Một dân tộc biết đặt mình vào một dòng giống Con Cháu Tiên Rồng – hình ảnh siêu nhiên này đủ nói lên nơi họ có một đức tin sắt đá...Tất cả mọi sự vật chung quanh họ đều có một sức sống huyền bí, bất cứ ở đâu,nơi nào, trên trời,dưới đất, rừng rú, núi non.rừng sâu, bể cả, hòn đá ven đường, bóng đêm dày dặc...Nơi nào cũng có thần linh cai quản...Khổng Tử cũng đã viết: “Cái đức của quỉ thần thịnh lắm thay! Nhìn mà mắt chẳng thấy, lắng tai mà chẳng nghe, thể hội mọi vật đâu có sót vật nào ,khiến trong thiên hạ ai nấy cũng đều phải trai giới sạch sẽ, ai cũng phải vận đồ tốt để đứng trước các đấng thiêng liêng mà tế lễ...nơi nơi,cùng khắp,ngay trên đầu mình, ngay cả bên cạnh mình”.
Cả trong Kinh Thi cũng nói đến cái thiêng liêng của các Đấng siêu linh huyền nhiệm: “Quỉ thần đến làm sao lường được, đã biết vậy,huống chi mà lờn được đó sao..”

http://farm3.static.flickr.com/2275/1558690058_21ebba5693_o.jpg

HÌNH ẢNH SIÊU NHIÊN TRÊN TRỐNG ĐỒNG
Những nhà khảo cổ đã nhận thấy các hình ảnh được khắc trên trống đồng Đông Sơn, nó không phải để làm đẹp mắt cho người chiêm ngưỡng , mà nó nói lên cái ý nghĩa thần bí của các hình ảnh này. Theo Đông Á Sử Lược Thời Tiền Âu Châu” của D.G.E. HALL do Nguyễn Phúc Tấn dịch ra bản Việt ngữ có một đoạn tưởng ta cũng cần biết đến trước khi đi sâu vào các câu chuyện Thần Thoại Việt Nam lưu truyền trong dân gian:
” ...Những di dân đưa vào nền văn hóa thuộc thời đại kim khí cũng cùng một giồng người với giống “nguyên Mã Lai”.
Người ta đề cập đến hai giống người này như là dân tộc Indonesia,những kẻ đến đó về sau này cũng từ một xuất xứ và họ cũng cùng theo một con đường như tiền nhơn họ. Ở Đông Nam Á, họ sống lẫn lộn với dân “nguyên Mã Lai”,nhưng về sau họ đẩy lui hai số người này vào nội địa. Như thế các dân tộc Gajo và Alas ở Sumatra và dân Toradja ở Célèbes được sắp vào loại chủng tộc “nguyên Mã Lai”. Những người đến sau khác với nhóm người đến trước ở chỗ,nét mặt mắt xếch (Mông Cổ) của họ bị pha trộn (giống lai) đậm hơn.
Nền văn hóa của họ không có đặc tính của nền văn hóa thuộc thời “Đồng”,tuy họ cũng có thợ kim khí lỗi lạc. Von Heine-Geldern áp dụng danh từ Đồng Sơn cho nền văn hóa này,lấy tên địa điểm (Bắc Việt) nơi mà người ta tìm thấy dụng cụ thuở ấy. Đồ Đồng Sơn của họ sản xuất có giá trị lắm. Đồ đồng thông dụng nhất là chuông dùng trong chùa Phật (loại chuông đi chung với cái mõ).rất thông dụng ở Đông Nam Á. Nghề hàng hải của họ cũng được phát triển hơn thời trước họ không ra xa khơi,nhưng hiểu ít nhiều về thiên văn ....
Và một đoạn khác tiếp nối sau đó:...” ...Các mộ cự thạch to lớn gồm có hình tượng bằng đá tạc hình dáng tổ tiên đượm màu huyền bí; lại có chậu đựng sọ người,có trụ cự thạch biểu hiệu cho “dương vật” tượng trưng sự truyền giống (ngọc quan sinh tồn), tại các ngôi mộ có đền thờ nóc bằng những tấm đá bằng phẳng”. (trang 20)
Dân Việt ta từ ngày thật xa xưa cũng có các tập tục chôn như “chôn lu” hay bỏ xác vào thân cây được đẽo ruột cho vừa thây người chết hoặc chôn dưới đất,hoặc dựng ở xó cửa như một số sắc tộc thiểu số miền thương du,về sau thành ma và được gọi là “ma nhà xó”.
Cũng trong Đông Nam Á Sử Lược :”...Ở đải Nias,ngoài khơi bờ bể thuộc miền Tây Sumatra,nền văn hóa này còn tồn tại,như ngày xưa. Như vậy,lần đầu tiên khi Đông Nam Á gặp gỡ nền văn hóa Aán,dân tộc bản xứ đã có một nền văn hóa riêng biệt của họ..” Coedès ,nhà sưu khảo này ngoài việc tóm tắc về mặt vật chất có liên quan đến đời sống hằng ngày,như canh tác ruộng đất,dẫn thủy nhập điền, dùng trâu bò cày ruộng v.v...còn đề cập đến việc tín ngưỡng như “cúng bái ma quỉ, thờ phượng tổ tiên,thổ thần,chôn người chết trong lu hay ở dưới huyệt mả...Đặc biệt còn cả các truyện thần thoại ,như “nhị đầu vũ trụ quan, Sơn chống Hải, Sơn tinh đánh với Thủy tinh,người chốn rừng núi chống với người vùng biển... "
Dân tộc Chiêm Thành được nhắc nhở nhiều đối với văn hóa Đông Nam Á. Đây là một dân tộc có nhiều truyện thần thoại liên quan đến nhiều dân tộc khác,....Ngày nay thì dân tộc này đã bị thu hẹp lại khoảng hơn trăm ngàn người và trở thành một dân tộc thiểu số nằm trong cộng đồng to lớn của người Việt.
Qua những biến chuyển quan trọng diễn tiến ở lục địa, như ta biết,người Chiêm Thành bị dân Việt đẩy ra khỏi đất nước của chính họ ở miền Trung Việt, như dân Mon Menam bị dân Thái chiếm đất hay các dân tộc như Irrawaddy bị dân Diến đuổi ra khỏi bờ cõi v.v.. Lịch sử và nền văn hóa của họ dần dà bị phai mờ...có thể rồi một thời gian nào đó tất cả sẽ hoàn toàn biến mất....
Trở lại vấn đề những hình ảnh thần bí được vẽ trên trống đồng Đông Sơn,nào cột buồm có con chim đậu ngay giữa thuyền, nào bài trí cho hình tượng của con chim linh này v.v...Hình ảnh này còn cho chúng ta thấy trên hình vẽ Dayak tại ngay sườn thuyền có hình vành khuyên...còn thấy được vẽ trên các mồ mả và cửa nhà táng của dân Dayak... Đó là chưa kể đến cánh chim Argus cũng được vẽ lên trên thân hình của nó, ví như con phượng hoàng khổng lồ thường đi đôi với hình ảnh con Bucerus, những con cò – chim của thuyền người chết hoặc“thành danh mỏ đỏ”v.v... Nội bấy nhiêu đủ cho ta nhận thấy những hình ảnh vẽ trên mặt trống đồng ta có thể hiểu được nếu như mang ra so sánh với lễ Tiwah, tức là lễ tang ma của dân Dayak khi qua đời. Lễ này được xem là lễ ma chay để cầu xin cho linh hồn người mãn phần xấu số chóng được siêu thoát... Họ tin tưởng có linh hồn của người chết hiện về...Nhiều người còn quả quyết xác định là chính họ đã...chuyện vản với...ma nữa !

Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa THINH QUANG

Một dấu tích giao thoa văn hóa?

Vietsciences- Văn Ngọc 21/03/2005
Ngôi đền Pô-Kluang Garai ở Phan RangTrên đỉnh của một trong ba ngọn tháp Chăm ở đền Pô-Klaung Garai (Phan Rang, Quảng Nam – thế kỷ 14), có một hình khối kiến trúc khá xa lạ với kiến trúc của những ngôi tháp Chăm, nói chung, thường mang đậm ảnh hưởng của nghệ thuật tôn giáo Ấn Độ, từ Trà Kiệu đến Mỹ Sơn. Hình khối kiến trúc xây bằng gạch đá nói trên có dáng vẻ của một ngôi nhà sàn mái hình thuyền, sống võng, mặt cắt hình vòm cuốn, hai đầu mái hồi tròn, hơi cong lên và nhô ra như kiểu nhà sàn mái hình thuyền của một vài dân tộc ở Papoua, Tân Guinée (Đại dương châu), hoặc của người Nhật Bản cổ đại.

Kiểu nhà sàn trên trống đồng Đông Sơn, với mái võng Kiểu nhà sàn trên trống đồng Đông Sơn, với mái lồi.

Hai kiểu nhà sàn trên trống đồng Đông Sơn, với mái võng và mái lồi.

Kiểu nhà sàn này là một biến thể của kiểu nhà sàn khắc trên trống đồng Đông Sơn, mà phiên bản trung thực nhất là kiểu nhà sàn bằng tre gỗ hiện vẫn tồn tại và được người Toradja sử dụng trong đời sống hàng ngày ở đảo Célèbes (ngày nay gọi là Sulawesi, thuộc Indonesia).

Hiện tượng này có ý nghĩa gì, nếu quả thật khối kiến trúc nói trên thể hiện hình tượng của một ngôi nhà sàn mái hình thuyền biến thể thuộc nền văn hoá Đông Sơn ?

Mô hình nhà cổ đại Nhật Bản mái hình thuyền bằng đất nung.

Chúng ta biết rằng, về mặt lịch sử và văn hoá, dân tộc Chăm có quan hệ mật thiết với một vài dân tộc Tây Nguyên thuộc ngữ hệ Nam đảo (Mã Lai-Đa đảo) : Giarai, Êđê, Churu, Raglai. Mà những dân tộc này đều là những dân tộc thuộc nền văn hoá Đông Sơn - theo nghĩa một nền văn hoá cổ, mà địa bàn là một vùng rộng lớn ở Đông Nam Á, có liên quan tới những chiếc trống đồng tìm thấy ở địa điểm Đông Sơn - nền văn hoá này được thể hiện qua một số biểu hiện văn hoá vật chất và tinh thần cụ thể, từ hoa văn trang trí trên y phục, đồ dùng trong nhà, đến kiến trúc, đến những tục lệ, truyền thống lễ hội, huyền thoại, v.v.

Con đường truyền bá của chiếc rìu đá có mộng (khoảng từ 2500 đến 1500 trước C.N., theo nhà tiền sử học Heine-Geldern)

Con đường truyền bá của chiếc rìu đá có mộng (khoảng từ 2500 đến 1500 trước C.N., theo nhà tiền sử học Heine-Geldern) .

Bản thân dân tộc Chăm - theo giả thuyết của nhà tiền sử học Heine-Geldern về lộ trình của chiếc rìu đá có mộng - có thể có cùng nguồn gốc Nam đảo với những dân tộc kể trên, mà tổ tiên, trong khoảng thời gian 1000 năm, giữa 2500 -1500 tr. C.N., đã di cư từ vùng Vân Nam xuống (cư dân Bách Việt ?), xuyên qua bán đảo Mã Lai, quần đảo Indonesia, các đảo thuộc Đại dương châu, vòng lên đến Đài Loan, Nhật Bản. Một bộ phận của những tộc người này có thể đã xâm nhập vùng Tây Nguyên Việt Nam, nhưng đã bị những tộc người thuộc ngữ hệ Môn-Khmer có mặt ở đây từ trước xua đuổi đi.

Một số nhà nghiên cứu khác lại cho rằng, ở vào một thời điểm có thể cũng không muộn hơn, những tộc người gốc Mã Lai - Đa đảo kể trên, trong đó có tổ tiên của người Chăm, đã từ biển đông xâm nhập vào vùng ven biển miền trung Việt Nam. Sau đó, do tiếp thu văn hoá Ấn Độ, bắt đầu từ những thế kỷ đầu Công Nguyên, người Chăm đã phát triển lên thành một quốc gia lớn mạnh (vương quốc Lâm Ấp), và đã dồn những tộc người gốc Nam đảo kém phát triển hơn lên vùng Tây Nguyên. « Có thể người Giarai đã tràn lên vùng cao nguyên Pleiku và vùng bình nguyên Ayun Pa Cheo Reo theo đường đèo An Khê và đường Cung Sơn. Người Êđê và người Churu thì lên cao nguyên Đắc Lắc bằng đường đèo Phượng Hoàng hiện nay. Những nhóm người tràn lên đã chẻ đôi khối người Môn-Khơme có trên Tây Nguyên từ trước : một khối cư trú từ nửa tỉnh Gia Lai trở ra phía bắc, gồm người Bana, Xơđăng, Giẻ Triêng, Brâu, Rơmâm, v.v., và một khối từ nửa tỉnh Đắc Lắc trở vào phía nam, gồm người Mơnông, Mạ, Koho, v.v. » (theo Nguyên Ngọc, Một số vấn đề văn hoá xã hội, Tập san nghiên cứu NGOK LINH, số 1 – 2001)

Lục địa Sunda trước khi bị ngập chìm trong trận Đại Hồng Thuỷ cách đây khoảng 8000 năm, theo giả thuyết của Stephen Oppenheimer.

Lục địa Sunda trước khi bị ngập chìm trong trận Đại Hồng Thuỷ cách đây khoảng 8000 năm, theo giả thuyết của Stephen Oppenheimer.Gần đây, nhà nghiên cứu Stephen Oppenheimer đưa ra một giả thuyết độc đáo về sự kiện lục địa Sunda bị ngập chìm do trận Đại Hồng Thuỷ gây nên cách đây khoảng 8000 năm, do đó, tổ tiên của người Chăm và một vài tộc người ở Tây Nguyên, thuộc ngữ hệ Nam đảo, không phải là từ miền nam Trung Quốc, hoặc từ Đài Loan di chuyển xuống phía nam vào thiên niên kỷ II trước Công Nguyên, như theo giả thuyết của Bellwood/Blust, hoặc của Heine-Geldern, mà ngược lại, đã xuất phát từ vùng tây bắc đảo Bornéo (Indonesia), một mặt đi ngược trở lên phía bắc (ngược lên các con sông lớn) đến Phi Luật Tân, miền trung Việt Nam (Lâm Ấp, Chiêm Thành) và Đài Loan ; một mặt đi sang phía tây : đến các vùng miền tây Indonesia, Mã Lai, v.v. ; một mặt đi về phía nam : các đảo ở Đại dương châu...(theo Nguyễn Quang Trọng, Địa đàng ở phương Đông, DĐ, số 127, 3-2003).

Cho đến nay, người ta biết rằng người Chăm, cũng như các cư dân của vương quốc Phù Nam, thuộc nền văn hoá Sa Huỳnh, có niên đại từ 500 tr. C.N. đến 100 sau C.N., mà địa bàn trải dài từ Quảng Nam đến Nam bộ (Đồng Nai, Cần Giờ). Nhưng người Chăm đến vùng đất này có thể đã cả ngàn năm trước đó rồi (xem các giả thuyết đã dẫn), vậy chắc hẳn họ đã có cả một nền văn hoá cổ khác nữa ? Nếu đem so sánh các biểu hiện văn hoá nghệ thuật của người Chăm với một số dân tộc Tây Nguyên, người ta có thể khẳng định được rằng người Chăm đã từng thuộc cùng một nền văn hoá với họ : văn hoá Đông Sơn.

Qua những phát hiện khảo cổ học mới đây ở Gò Mả Vôi (xem Nguyễn Quang Trọng, Những phát hiện mới về văn hoá Sa Huỳnh...., DĐ số 140, 4-2004). , người ta có thể thấy được rằng nền văn hoá Sa Huỳnh khác hẳn với nền văn hoá Đông Sơn trên nhiều điểm : sự phong phú của các hiện vật bằng sắt, trình độ kỹ thuật sản xuất đồ trang sức, và nhất là đồ thuỷ tinh rất tinh xảo, v.v. Tuy nhiên, cho tới nay, người ta vẫn chưa biết gì mấy về những truyền thống kiến trúc cổ trong nền văn hoá này, ngoại trừ những dấu tích cột chống đã mục nát của những ngôi nhà sàn. Người ta chỉ biết đến những di tích kiến trúc đền đài bằng gạch đá của người Chăm : Mỹ Sơn, Trà Kiệu, Đồng Dương, Hoà Lai, Tháp Mắm, v.v. Đó là những sản phẩm văn hoá mang đậm ảnh hưởng của nghệ thuật Ấn Độ. Nhưng trước khi có nền kiến trúc bằng gạch đá, chắc hẳn dân tộc này cũng đã phải trải qua thời kỳ xây cất bằng tre, gỗ ? Người Chăm không để lại những ngôi nhà sàn mái nhô, hoặc sống võng, hay sống lồi, như một số dân tộc Tây Nguyên, có lẽ vì họ đã đi vào sản xuất nông nghiệp ngay từ sớm ở các vùng đồng bằng (lúa Chiêm), nhưng người ta biết chắc chắn rằng dân tộc Chăm có một truyền thống ở nhà sàn từ lâu đời : dấu tích những ngôi nhà sàn ở Hội An được ghi lại bằng hình vẽ trong sử liệu Giao Chỉ Độ Hải Đồ của Chaya Shinoku, người Nhật Bản, thế kỷ 17 - xem Văn Ngọc, Từ trong lũ lụt nghĩ đến tương lai đô thị cổ Hội An, DĐ số tháng 1-2000 ). Truyền thống ở nhà sàn này vẫn được tiếp tục một cách mạnh mẽ và bền bỉ bởi những người Chăm hiện đang cư ngụ tại một số vùng ngập trũng, hoặc gần sông nước ở Việt Nam (chủ yếu là để tránh lũ lụt !).

Người Giarai và người Êđê cho tới gần đây vẫn còn giữ truyền thống xây nhà dài, nhà rông, nhà kho, và nhà ở theo kiểu « hạ thu thượng khuếch », nhưng mái nhà của họ là kiểu mái có sống lồi, cũng giống như ngôi nhà làng của người Bana, Xơđăng, v.v. Tuy nhiên, kiểu nhà này, cũng như kiểu nhà có mái hồi tròn của người Cơtu, Stiêng, vẫn được coi như thuộc kiểu nhà khởi nguyên thuộc nền văn hoá Đông Sơn. Người Dayak (Indonesia) cho rằng hai dạng nhà sàn khắc trên trống đồng Đông Sơn (nhà sàn hình thuyền mái võngnhà cầu mưa mái lồi) đều thuộc dạng nhà khởi nguyên : nhà sống võng gắn với các biểu tượng chim - núi - thế giới bên trên - mặt trời - đàn ông..., còn nhà sống lồi gắn với các biểu tượng rắn nước - sông - thế giới bên dưới - mặt trăng - đàn bà, v.v. Ngôi nhà cổ truyền của người Toradja (đảo Célèbes, Indonesia) được coi là biểu tượng của con thuyền, với mô típ trang trí chủ yếu là đầu con trâu, tuy nhiên mô típ chim/gà vẫn được chạm khắc hoặc vẽ ở mặt trước nhà cùng với mô típ mặt trời như trên trống đồng Đông Sơn (theo Tạ Đức, Truyền thống Đông Sơn...Tạp san nghiên cứu NGOK LINH, số 2 , 6-2001).

Hình dáng ngôi nhà sàn mái hình thuyền trên đỉnh ngọn tháp Chăm ở đền Pô-Kluang Garai gợi nghĩ đến những ngôi nhà sàn Đông Sơn có mái hồi tròn của người Cơ tu, Stiêng, của người Nhật Bản cổ đại, và của những tộc người ở Papoua, Tân Guinée, v.v.

Vậy, với ý nghĩa gì, và với động cơ nào, Chế Mân (tức Jaya Simhavarman III), vị vua Chăm ở thế kỷ 14, hôn phu của Huyền Trân Công chúa, đã cho xây ngôi đền này, với hình tượng ngôi nhà sàn mái hình thuyền trên đỉnh một trong ba ngọn tháp ? Đây không thể là một sự tình cờ, mà chỉ có thể là do một sự liên tưởng nào đó tới nền văn hoá cổ của người Chăm ? Cũng có thể, đây chỉ là một ý tưởng thẩm mỹ, một nét chấm phá nghệ thuật ? Hoặc giả, đằng sau tác phẩm kiến trúc, còn có một giai thoại nào khác, một mối tình cảm động, như trường hợp cung Tadj Mahal (Ấn Độ) ? Còn cái tên của ngôi đền : Pô-Kluang Garai, không biết có liên quan gì với tộc người Giarai không ?... Dẫu sao, đây cũng là biểu hiện của một cuộc giao thoa văn hoá độc đáo, ít nhất giữa ba nền văn hoá cổ đã từng có mặt trên mảnh đất miền trung này : đó là văn hoá Đông Sơn, văn hoá Sa Huỳnh, và văn hoá Ấn Độ.

Đồng thời, về mặt mỹ thuật, Pô-Klaung Garai là biểu hiện của một nền nghệ thuật đã đạt đến độ chín muồi ở thế kỷ 14 : rất có thể là nó đang manh nha tìm cách thoát khỏi những ràng buộc về qui ước của nghệ thuật tôn giáo Ấn Độ, mà nó đã chịu ảnh hưởng trong nhiều thế kỷ. Đáng tiếc thay, đây cũng là một trong những biểu hiện cuối cùng của nghệ thuật Chăm, trước khi vương quốc này đi vào suy vong.

Diễn Đàn Forum, Paris, số 145 tháng 11/2004

Counter