Thảm họa do đâu?
- Sau khi cơn bão số Mirinae đổ vào các tỉnh miền Trung gây thiệt hại lớn về người,, Người lao động đã có các bài báo đưa các ý kiến cho rằng nguyên nhân lũ lụt ở Tuy Hòa là do Thủy điện sông Ba Hạ xả lũ (2), (3), (4), (5), (6). Bài viết này đưa ra một cái nhìn khác, dựa trên những số liệu mà chính các bài viết trên đã đưa và một số hình ảnh trên google maps.
Có thể nói cơn lũ vừa qua ở Tuy Hòa là một ví dụ điển hình của “perfect storm” (họa vô đơn chí).
Bão Mirinae là một cơn bão lớn với vận tốc gió cao, kèm theo mưa lớn trên diện rộng, xuất hiện vào cuối mùa mưa (khi các hồ thủy điện đã tích nước dự trữ cho mùa khô).
Nhìn vào sơ đồ của lưu vực sông Ba, phải thấy rằng địa hình tự nhiên đã tạo nên thị xã Tuy Hòa như là môt cái miệng phễu hứng toàn bộ lượng mưa, từ địa hình dốc của toàn bộ lưu vực sông Ba và sông Yaun (Hình 1). Hơn nữa cửa sông Ba cũng rất hẹp và không thuận lợi cho việc thoát nước nhanh (Hình 2).
Có thể trong những ngày mưa bão có triều cường (1) làm cho việc thoát nước càng trở nên khó khăn. Cộng thêm rừng đầu nguồn bị tàn phá nặng nề, làm cho lớp phủ thực vật và đất không có khả năng giữ nước khiến lưu lượng nước chảy về hạ lưu lớn hơn. Chưa kể, có khả năng Thủy điện Sông Hinh cũng xả lũ trong dịp này.
Như vậy, có phải thiên tai và hành động phá rừng của con người đã tạo nên trận lũ lịch sử này hay không? Hay là do việc xây dựng Thủy điện sông Ba Hạ mới đưa vào hoạt động và xả lũ trong dịp này góp phần làm lũ thêm trầm trọng?
Thủy điện sông Ba ở đâu, và có khả năng cắt lũ hay không?
Nhà máy thủy điện sông Ba Hạ thuộc địa bàn huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên, rộng 54,66 km2, mực nước dâng bình thường 105m với dung tích toàn bộ 349,7 triệu m3, trong đó dung tích hữu ích gần 166 triệu m3. Lưu lượng qua nhà máy gần 55m3 một giây; lượng nước về hồ mỗi năm 5-7 tỷ m3. (theo Vnexpress)
Hình 1: Lưu vực sông Ba (theo Tuổi Trẻ) |
Hình 2: Cửa sông Ba (Google maps) |
Bỏ qua những sai sót dễ thấy trong sơ đồ hình 1 (vòng tròn màu đỏ đánh dấu sai vị trí thủy điện An Khê- Kanak, thủy điện sông Hinh, và không tìm thấy Thủy điện Ayun Hạ như vị trí trong hình), thì trong trường hợp các thuỷ điện đầu nguồn không xả lũ, hồ sông Ba Hạ phải chịu trách nhiệm điều tiết cho gần 2/3 lưu vực sông Ba (đường khoanh vùng màu xanh lá cây).
Để dễ hình dung, hãy so sánh quy mô của hồ thủy điện sông Ba Hạ (ô màu đỏ) với thủy điện sông Hinh (ô màu xanh) như trong hình 3, và phóng to trên hình 4. Lưu ý rằng hai dải trắng bên bờ sông là mức nước dâng cao của lòng hồ. Với bề rộng lòng hồ khoảng 250m, mực nước dâng bình thường là 105m thì chúng ta có thể thấy dung tích của hồ chứa thủy điện sông Ba Hạ là nhỏ. Theo tính toán của chúng tôi, với lưu lượng thực tế 10.000 m3/giây như nêu trong bài (2) thì chỉ trong khoảng 4 tiếng rưỡi, dung tích hữu ích của hồ sẽ đầy. Như vậy có thể khẳng định hồ chứa thủy điện sông Ba Hạ không có khả năng điều tiết và cắt những con lũ lớn như vừa rồi, đúng như ông Tổng Giám đốc Công ty cổ phần thủy điện sông Ba Hạ Võ Văn Tri đã nói.
Hình 3: Hồ thủy điện sông Ba Hạ và sông Hinh (Google maps) |
Hình 4: Hồ thủy điện sông Ba Hạ (Google maps) |
Việc xả lũ có phải là nguyên nhân gây ngập lụt của thị xã Tuy Hòa không?
Trước tiên cần phải thấy rằng việc xả lũ cũng như tích nước của hồ thủy điện phải theo quy trình quản lý của Bộ Công thương. Nếu lưu lượng xả lũ lớn hơn lưu lượng đến thì có thể nói thủy điện góp phần làm cơn lũ thêm trầm trọng.
Nhưng theo Vnexpress (2), trong ngày lũ, lưu lượng nước trên Sông Ba là 20.000 m3/giây và lưu lượng xả lũ là 10.000 m3/giây thì có thể nói thủy điện sông Ba Hạ đã tích nước, góp phần giảm nhẹ cơn lũ lịch sử.
Như trên đã phân tích, điều kiện tự nhiên, mưa lớn bất thường, gây lũ lớn là thiên tai bất khả kháng. Bằng các số liệu trên các bài báo nêu trên, khó có thể kết luận việc xây dựng thủy điện cũng như việc xả lũ của hồ chứa sông Ba Hạ gây nên thảm họa.
Hơn một lần, trong các bài báo, người dân nói đây là cơn lũ “chưa từng có” hay “hàng trăm năm mới có một lần”.
Thật vậy, khí hậu toàn cầu đang biến đổi nhanh chóng. Hậu quả của nó là các thiên tai nghiêm trọng xuất hiện với tần suất dày hơn, nghiêm trọng hơn. (Hình 5). Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất thế giới do biến đổi khí hậu toàn cầu. Phải chăng trận lũ lịch sử ở Tuy Hòa là một trong những thiên tai nghiêm trọng đó.
Vậy làm thế nào để giảm thiểu thiệt hại do thiên tai?
Nâng cao năng lực phòng chống thiên tai cho các cấp chính quyền, và nâng cao nhận thức cộng đồng đối với thiên tai là những mục tiêu thế kỷ của Ủy ban Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu.
Các cấp chính quyền, nhất là cấp cơ sở cần nhận thức được biến đổi khí hậu và các hậu quả của nó, cần được chuẩn bị đầy đủ phương tiện, nhân lực, để đối phó với thiên tai ngày càng nhiều và khốc liệt. Ở cấp Trung ương, cần thành lập ủy ban khẩn cấp đối phó với các thảm họa, trang bị phương tiện hiện đại, nhân lực được huấn luyện thường xuyên, chuyên nghiệp, sẵn sàng đối phó với thiên tai, thảm họa. Nhận thức đúng và đầy đủ về biến đổi khí hậu và hậu quả của nó còn giúp cho các nhà hoạch định chính sách, quy hoạch thành phố có tầm nhìn trong dài hạn. Chẳng hạn, trong tương lai không xa, TP.HCM sẽ phải đối phó với triều cường cao xuất hiện ngày càng nhiều (1).
Riêng với thiệt hại nghiêm trọng về người do bão Mirinae, cần có ủy ban điều tra để làm rõ và khắc phục những điểm yếu (nếu có) trong quy trình ứng phó thiên tai hiện tại, cũng như quy trình quản lý hồ chứa, liên hồ, góp phần giảm thiểu thiệt hại trong tương lai.
Chính quyền cần giúp cho người dân nâng cao nhận thức của dân đối với thiên tai và cách đối phó trong những trường hợp khẩn cấp. Nâng cao nhận thức cộng đồng là một việc làm rất khó khăn, đòi hỏi rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc, chứ không hề dễ dàng. Nên chăng cần đưa các kiến thức cơ bản về biến đổi khí hậu vào các chương trình ngoại khóa trong nhà trường. Và nhất là phổ cập bơi lội cho các cháu học sinh cấp I tại TP.HCM.
(Một ví dụ về khó nâng cao nhận thức cộng đồng là việc tham gia giao thông, chấp hành Luật Giao thông hằng ngày. Nếu cộng đồng nhận thức được lợi ích của việc này cho xã hội và cho bản thân người tham gia thì chắc là mỗi năm cũng cứu được rất nhiều người.)
Hình 5. Biến đổi khí hậu và khả năng xuất hiện các thiên tai nghiêm trọng. |
- Minh Hạnh
(1) Triều cường Sài Gòn lên đỉnh cao nhất trong 50 năm
http://vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2009/11/3BA15575/
(2) Hồ thủy điện xả lũ dồn nước làm Phú Yên ngập nặng
http://vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2009/11/3BA1557B/
(3)Thủy điện xả lũ, Tuy Hòa lãnh đủ
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/PrintView.aspx?ArticleID=346129&ChannelID=3
(4) Mặt trái thủy điện
http://www.nld.com.vn/2009110712533454P1002C1003/mat-trai-thuy-dien.htm
(5) Xả lũ phải tính đến cuộc sống người dân
http://www.nld.com.vn/2009110712292327P1042C1105/xa-lu-phai-tinh-den-cuoc-song-nguoi-dan.htm
(6) Thủy điện đã tiếp tay cho lũ lụt
http://vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2009/11/3BA1563A/
(*) Lưu ý cách đặt câu hỏi, và tiêu đềs dễ làm cho người đọc dễ nhầm tưởng là Tổng Giám đốc Công ty cổ phần thủy điện sông Ba Hạ Võ Văn Tri thừa nhận nguyên nhân lũ là do thủy điện xả lũ.
|
|
Nhiều ngư dân ở làng biển Dân Phước, phường Xuân Thành, thị xã Sông Cầu (tỉnh Phú Yên) vẫn chưa hết nỗi hãi hùng khi kể lại câu chuyện họ chống chọi với lũ, những cơn sóng cao phủ đầu người bổ xuống như muốn nuốt chửng mọi thứ.
“Bão vừa tan, tôi vội đi ngay ra chỗ neo tàu để bơm nước. Vừa mới nổ máy, lũ từ đâu đổ ập xuống, đập vào tàu ầm ầm vang cả khúc sông. Cả chục chiếc tàu kết thành bè trôi băng băng, va đập vào nhau khiến nhiều chiếc bị vỡ, sóng nhấn chìm tại cửa biển Tam Giang. Tôi cùng với mấy anh em khác chặt bỏ toàn bộ dây neo chằng chịt với tàu khác nên tàu tôi mới thoát được”, anh Dương Văn Phụng (25 tuổi), chủ tàu PY-40438 ở làng biển Dân Phước (Phú Yên), kể lại nhưng trên nét mặt vẫn chưa hết nỗi sợ hãi về những gì đã trải qua.
Theo kinh nghiệm của ngư dân, để tránh bão an toàn, khoảng 20 chiếc tàu ken (neo liền kề - PV) với nhau thành bè. Trong số tàu cá neo đậu chung với tàu anh Phụng, tàu cá PY-40038 của anh Nguyễn Thanh Quý có công suất nhỏ nên bị lũ nhấn chìm trước khi ra đến cửa biển. Anh Quý chỉ kịp nhảy sang tàu của anh Phụng, còn xác con tàu đã nằm sâu đâu đó ở dưới lòng sông Tam Giang.
Đã hơn 9 ngày qua, tinh thần anh Quý vẫn còn hoảng loạn, cố nhớ lại những gì đã xảy ra với anh trong cơn lũ vừa qua: “Tàu của tôi neo đậu giữa dòng Tam Giang. Vừa bước chân xuống tàu, tôi nghe tiếng va đập giữa các tàu với nhau vang lên rất to. Tôi chạy ra khỏi khoang tàu thì thấy nhiều tàu khác đập mạnh vào tàu của tôi liên tiếp vang lên ầm ầm. Tôi chỉ kịp nhảy sang tàu anh Phụng, quay lại nhìn thấy tàu mình đã chìm mất”.
Cùng lâm nạn với tàu anh Quý, tàu cá PY-40618 của anh Ngô Văn Ny bị lũ, sóng nhấn chìm. Anh Ny phải sang tàu anh Phụng để “trú” nhờ.
Các ngư dân sống sót trở về cố gắng tìm kiếm những gì còn lại trên con tàu bị sóng đánh tan tành - Ảnh: Đức Huy |
Cả ba người cùng một ngư dân ở phường Xuân Thành lênh đênh trên tàu anh Phụng đã bị vỡ, nước tràn vào khoang máy trong đêm tối.
“Do neo sát vào nhau nên dây neo quấn chằng chịt, chúng tôi phải dùng dao chặt dây neo để tàu khỏi bị chìm theo. Lúc này, trời tối mịt, mưa to, gió lớn khiến chúng tôi chẳng nhìn thấy gì. Khổ nỗi, tàu của anh Phụng không có máy định vị nên chỉ trông chờ vào kinh nghiệm, anh Phụng lái tàu chạy dòng (chạy lòng vòng - PV) theo ngọn sóng. Bấy giờ, bốn anh em nghĩ chết là chắc, không còn hi vọng gì nữa. Tôi ra mũi tàu thì nhìn thấy ánh sáng nên bảo anh Phụng chạy thẳng về phía có ánh sáng đó. Cách tàu nước ngoài chừng vài trăm mét, tàu của anh Phụng chìm dần xuống vịnh Xuân Đài. Nhờ áo phao cứu hộ có còi, chúng tôi đồng loạt thổi nên những người trên tàu nước ngoài chạy đến cứu vớt, cho quần áo, thức ăn…”, anh Ny thuật lại.
Thuyền trưởng Rombieist Pekeng - mặc áo thun trắng - Ảnh: Hoài Trung |
Chiếc tàu đã cứu Ngô Văn Ny và 3 ngư dân ở phường Xuân Thành là tàu lai dắt No-101 Jin Kyoung, treo cờ Panama. Thủy thủ đoàn gồm 8 người đều đến từ Indonesia. Theo lời kể của thuyền trưởng Rombieist Pekeng (37 tuổi), tàu Jin Kyoung cùng nhiều tàu, thiết bị khác được doanh nghiệp tư nhân Bảo Châu (TP Tuy Hòa, Phú Yên) thuê để tiến hành nạo vét cát nhiễm mặn tại cửa Đà Diễn (TP Tuy Hòa) và cửa biển Tiên Châu, xã An Ninh Tây (huyện Tuy An, Phú Yên). Trước khi bão số 11 đổ bộ vào Phú Yên, doanh nghiệp tư nhân Bảo Châu nhắc thủy thủ đoàn của các tàu trong quá trình di chuyển ra vịnh Xuân Đài tránh trú bão phải tham gia cứu nạn trên biển nếu điều kiện cho phép. Đêm ngày 2.11 khi đang neo đậu, các thủy thủ nghe tiếng người kêu trên biển. Biết có người bị nạn cần được giúp đỡ, thuyền trưởng Rombieist Pekeng lập tức ra lệnh bật đèn pha trên tàu và thiết bị được lai dắt. Mặc dù sóng to, gió lớn nhưng thủy thủ trên tàu vẫn nhào ra mạn quăng dây và tìm mọi cách cứu hộ.
Tàu No-101 Jin Kyoung đang neo đậu tại cửa biển Tiên Châu - Ảnh: Hoài Trung |
Thủy thủ Karina, 50 tuổi, một trong số những người tích cực giúp đỡ các ngư dân Việt Nam cho biết: “Là những người đi biển, bất kỳ ai cũng phải có trách nhiệm tham gia cứu giúp người bị nạn. Đó không chỉ là quy ước theo thông lệ hàng hải quốc tế mà còn thể hiện tình cảm thân thiện, tình hữu nghị giữa ngư dân Việt Nam và các thủy thủ Indonesia”.
Thủy điện ‘băm nát’ sông Ðồng Nai: Hàng triệu người ở hạ nguồn lãnh đủ
SÀI GÒN (TH) - Trong khi dư luận đang rất tức giận vì hệ thống nhà máy thủy điện xả lũ góp phần làm ngập lụt và giết dân ở tỉnh Phú Yên, một độc giả của báo Người Lao Ðộng vạch ra cho thấy hàng chục dự án thủy điện đang được hình thành trên thượng nguồn sông Ðồng Nai.
Từ thảm họa mà người dân các tỉnh Quảng Nam và Phú Yên phải gánh chịu vì đập thủy điện xả lũ, người ta hình dung ra ngay thảm họa hàng triệu người ở hạ nguồn trong đó có 7 triệu dân ở Sài Gòn sẽ phải nhận lãnh, nếu các nhà máy thủy điện xây dựng bừa bãi.
“Theo quy hoạch phân bố bậc thang thủy điện sông Ðồng Nai, tính từ thượng nguồn sẽ có 10 bậc thang trên dòng chính cùng hai phụ lưu lớn là sông La Ngà và sông Bé. Hiện sông Ðồng Nai đang gánh hàng chục công trình thủy điện.”
Tác giả bài viết ký tên Kim Cương tiết lộ, “Theo báo cáo đánh giá quy hoạch thủy điện quốc gia của Bộ Công Nghiệp (nay là Bộ Công Thương), sông Ðồng Nai là sông lớn nhất ở miền Nam, có nguồn thủy năng lớn thứ hai cả nước sau sông Ðà. Do đó, các đề án quy hoạch phát triển thủy điện phía
* La liệt thủy điện
Theo tác giả bài viết, dựa trên đề nghị của Bộ Công Nghiệp, năm 2002, nhà cầm quyền Việt Nam quyết định lập 15 nhà máy thủy điện trên 10 bậc thang trên của sông Ðồng Nai. Trong đó, tác giả Kim Cương viết, “các công trình thủy điện 'đàn anh' ở đầu nguồn đang hoạt động gồm: Ða Nhim-160 MW, Trị An-400 MW, Thác Mơ-150 MW, Hàm Thuận-300 MW, Ða Mi-175 MW”. Hiện có một loạt các dự án thủy điện đang xây dựng hoặc trong giai đoạn lập dự án đầu tư, như: Ðại Ninh, Ðồng Nai 2, 3, 4, 5, 6, 8, Ðắk Tih-La Ngâu.
Ðó là trên dòng chính, tác giả viết, còn các dòng phụ ra sông Ðồng Nai cũng chịu áp lực về thủy điện. Trên sông La Ngà cũng được quy hoạch 2 bậc thang thủy điện Bảo Lộc và Trà Mi. Trên sông Bé có thủy điện Thác Mơ, Cầu Ðơn và Srok Phu Miêng.
Theo sự hiểu biết của tác giả bài viết mà người ta tin phải là một người biết rất rành rẽ về kế hoạch khai thác thủy điện trên thượng nguồn sông Ðồng Nai, sau khi hoàn tất, “toàn bộ các công trình thủy điện này sẽ phát điện với tổng công suất 2,780 MW và điện lượng trung bình hằng năm 11,381 GWh, đến năm 2010 đáp ứng được khoảng 1/3 nhu cầu điện năng của miền Nam.”
“Với quy hoạch này, từ thượng nguồn đến hạ nguồn sông Ðồng Nai, từ dòng chính đến dòng phụ, nơi đâu cũng đụng thủy điện.” tác giả Kim Cương viết, “Chưa hết, mới đây, UBND tỉnh Ðồng Nai đã đề nghị UBND huyện Tân Phú và Ðịnh Quán xem xét thực hiện 5 công trình thủy điện để khai thác tiềm năng thủy điện của hệ thống sông Ðồng Nai. Dự kiến, sông Ðồng Nai đoạn qua Tân Phú và Ðịnh Quán sẽ xây dựng các thủy điện Tà Lài, Phú Tân 1, Phú Tân 2, Thanh Sơn và Ngọc Ðịnh.”
Như tất cả các dự án “trọng điểm” nào khác, chủ đầu tư tức Công ty điện quốc doanh hoặc quan chức đầu tỉnh, dù không làm gì, cũng đều được các nhà thầu “lại quả” những số tiền rất lớn. Với số dự án thủy điện chi chít như thế, giao cho nhà thầu Trung quốc như phần lớn các dự án thủy điện và nhiệt điện đang thực hiện, “chủ đầu tư” sẽ rất no bụng.
* Gặp nhiều vướng mắc, phản đối
Theo tác giả Kim Cương, sau khi quy hoạch thủy điện bậc thang được phê duyệt, các đơn vị chủ đầu tư bắt tay vào thực hiện dự án đã gặp nhiều vướng mắc, phản đối từ phía cơ quan chức năng và giới khoa học.
“Ðiển hình như dự án thủy điện Ðồng Nai 5 do Tập đoàn Ðiện Lực VN (EVN) làm chủ đầu tư. Sau khi khảo sát, dự án sẽ gây ngập cho khoảng 200 ha rừng Vườn Quốc gia Cát Tiên nên EVN phải chuyển dự án lên phía thượng lưu thuộc xã Gia Nghĩa, huyện Ðắc R'lấp-Ðắk Nông và xã Lộc Bảo, huyện Bảo Lâm-Lâm Ðồng.” Tác giả viết. “Thủy điện Ðồng Nai 6 có công suất 180 MW do Công ty CP Ðức Long Gia Lai làm chủ đầu tư. Qua khảo sát, nhận thấy thủy điện có sự tác động đến môi trường do vùng ngập lòng hồ quá lớn làm ảnh hưởng tới rừng quốc gia Cát Tiên nên chủ đầu tư xin hiệu chỉnh quy hoạch thành hai dự án Ðồng Nai 6 và Ðồng Nai 6A nằm tại huyện Ðắk R'lấp-Ðắk Nông, huyện Cát Tiên-Lâm Ðồng và huyện Bù Ðăng-Bình Phước.
Còn thủy điện Ðồng Nai 8, vào ngày 23 Tháng Bảy, Bộ Xây Dựng đã có văn bản gửi Bộ Công Thương đề nghị điều chỉnh quy hoạch để giảm thiểu diện tích ngập và hạn chế ảnh hưởng đến Vườn Quốc Gia Cát Tiên; đồng thời phải làm rõ những ảnh hưởng của công trình đối với môi trường sinh thái động thực vật của vườn.
Bộ Xây Dựng cho rằng thủy điện Ðồng Nai 8 có mực nước bình thường là 124 m, công suất lắp máy chỉ 195 MW, song diện tích đất ngập tự nhiên của lòng hồ lại lớn. Trong dự án này, UBND tỉnh Ðồng Nai cũng kiến nghị hiệu chỉnh quy hoạch dự án thủy điện Ðồng Nai 8 từ một bậc (chỉ có thủy điện Ðồng Nai 8) thành 5 bậc thang thủy điện cột nước thấp với tổng công suất lắp máy 164 MW, để hạ diện tích đất ngập còn 361 ha.”
* Nguy cơ lớn cho Sài Gòn
Ðó là mới nói tới chuyện phá rừng. Thời gian qua, việc xả đập do bị lũ lớn tại thủy điện A Vương-Quảng Nam và thủy điện Sông Ba Hạ-Phú Yên đã gây hậu quả nặng nề. Do đó, người dân Sài Gòn và vùng hạ nguồn sông Ðồng Nai có lý do để quan ngại nếu sự việc tương tự xảy ra tại các thủy điện trên sông Ðồng Nai. Trả lời báo Người Lao Ðộng, nguyên cục trưởng Cục Ðê Ðiều và Phòng Chống Lụt Bão Nguyễn Ty Niên cũng nhận định, “Hệ thống thủy điện sông Ðồng Nai là nguy cơ rất lớn cho Sài Gòn vì có nhiều bậc thang lớn, trong khi hồ chứa nào cũng rất to.”
Ông Lê Ngọc Sanh, phó chủ tịch huyện Cát Tiên, cho biết gần đây, năm nào huyện cũng xảy ra những trận lũ kinh hoàng vì tình trạng ngăn đập làm thủy điện trên sông Ðồng Nai. Hiện một số người dân của huyện này đang rất khổ sở vì không thể ổn định để sinh sống do năm nào lũ cũng cuốn phăng nhà cửa, ruộng nương.
Thạc Sĩ Nguyễn Xuân Vinh, quyền trưởng phòng Nghiên Cứu Sinh Thái Viện Sinh Học Nhiệt Ðới, cho rằng đập Trị An là bậc thang thủy điện đầu tiên trên sông Ðồng Nai nhưng lại xây dựng không có công trình cầu vượt (thang cá) cho các loài thủy sản nên đã chặn đường di cư của các loài thủy sản quan trọng và nguồn lợi thủy sản có giá trị.
Còn các đập thủy điện khác đã làm thay đổi sâu sắc về môi trường, chế độ thủy văn vùng hạ lưu, mất các ghềnh, thác nước chảy nhanh và một số vùng đất ngập nước quan trọng. Theo ông Vinh, nếu đập Ðồng Nai 3, 4 đi vào hoạt động sẽ tác động tiêu cực đến hệ sinh thái Bàu Sấu và mất tính đa dạng sinh học của sông Ðồng Nai.
Theo ông Nguyễn Thế Hùng, một giáo chúc ngành Thủy Ðiện-Thủy Lợi, Ðại Học Bách khoa, Ðại Học Ðà nẵng, thành viên Ban Chấp Hành Hội Cơ Học Việt Nam, phó tổng thư ký Hội Cơ Học Thủy Khí VN, thì “hiện nay, các hồ chứa nước để phát điện còn tham lam trữ nước, vì người quản lý hồ sợ dự báo không đúng sẽ làm thiệt hại nguồn nước phát điện của họ.”
Ðó là lý do xảy ra thảm họa ở miền Trung và cư dân Sài Gòn và khu vực hạ lưu sông Ðồng Nai sẽ phải gánh chịu sau này.