LTS: Những bài vở trên đây không nhất thiết là quan điểm của diễn đàn. Mục đích để đóng góp tài liệu tham khảo, tài liệu lịch sử làm phong phú thêm trí tuệ, làm sáng tỏ sự thật, vạch trần tội ác tập đoàn việt gian Cộng Sản. tội ác tên Giặc Hồ Chí Minh và bè lũ tay sai việt gian bán nước đã cố tình bưng bít, dấu kín, xuyên tạc lịch sử Việt Nam, giết hàng chục triệu người dân vô tội, bỏ tù hàng triệu quân cán chính VNCH, bán đất dâng biển, làm nô lê cho Tàu, Nga..v.v..
" Hiểu một thời đại nghĩa là phải lấy con tâm và con mắt lịch sử, nghiệm qua các thời đại để mà đứng trên nền tảng với điều kiện đó để mà hiểu thời đại đó.""[HH-trang45]
" Để phục hưng và phục hoạt, phải lấy một con mắt nghiêm ngặt Việt, đứng siêu nhiên trên lập trường Việt, thi thiết bằng những chính sách và kế hoạch siêu nhiên và nghiêm ngặt, có một thái độ nghiêm ngặt và siêu nhiên lịch sử Việt."[HH-trang45]



HOME-Tro Ve Trang Chinh




Friday, February 26, 2010

Trần Bình Nam-CIA và các ông Tướng 1-2-3-“CIA and the Generals:)

Tưởng cũng nên nhắc lại: Vào năm 1977, trong lúc đương là Dân biểu của bọn việt-gian-cộng-sản của tỉnh Phú Khánh, Nguyễn Công Hoan (Huỳnh Văn Thạnh) đã cùng Trần Bình Nam, tức Trần Văn Sơn, cựu Trung tá Hải Quân – cựu dân biểu VNCH; nhưng Trần Bình Nam vì là người thân của Dương Văn Minh, và là bạn chí thiết của Nguyễn Công Hoan, nên không bị vào tù « cải tạo » mà vẫn sát cánh kề vai bên Nguyễn Công Hoan (Huỳnh Văn Thạnh) là Dân biểu của việt-gian-cộng-sản. Cả Nguyễn Công Hoan và Trần Bình Nam đã dùng một chiếc thuyền chỉ có hai người là bạn thân thiết với nhau cùng với người tài công, để lên đường « vượt biển » tại bãi biển Nha Trang.

Sau đó, cả Nguyễn Công Hoan và Trần Bình Nam đã đến nước Mỹ. tôi nhớ lúc đó, đã có nhiều tờ báo; trong đó, có Văn Nghệ Tiền Phong của Ông Nguyễn Thanh Hoàng đã lên tiếng và đặt nghi vấn về chuyện « vượt biển » của hai người này. Song rồi theo thời gian, mọi chuyện cũng đã đi vào quên lãng.

Nguyễn Công Hoan hiện đang sống trên đất Mỹ, nhưng y không hề ra mặt hay lên tiếng. Riêng Trần Bình Nam, tức Trần Văn Sơn là thường xuyên viết bài đưa lên nhiều trang điện báo. Xin mọi người đừng quên: Trần Bình Nam là bạn thân thiết của Nguyễn Công Hoan(Huỳnh Văn Thạnh), từng hoạt động với nhau, và cũng cùng nhau lên thuyền « vượt biển » vào tháng 5 năm 1977, là thời điểm bọn việt-gian-cộng-sản đang kềm kẹp người dân trong trong bàn tay sắt thép một cách kinh hoàng nhất; nhưng Nguyễn Công Hoan và Trần Bình Nam đã thuận buồm xuôi gió trên một chiếc thuyền du lịch để sang nước Mỹ. (HGTLT)

Trần Bình Nam-CIA và các ông Tướng 1-2-3-“CIA and the Generals:)

Trọn bộ tài liệu giải mật: : CIA và các ông tướng

Received: Thursday, 19 November, 2009, 1:59 PM

CIA và các ông Tướng

Trần Bình Nam dịch thuật

* * * *

Lời Mở Đầu.-

Hôm 19/2/2009 cơ quan tình báo trung ương Hoa Kỳ (Central Intelligence Agency – CIA) đã cho giải mật tài liệu mang tên:

“CIA and the Generals: Covert Support to military government in South Vietnam ”. Tài liệu này do ông Thomas L. Ahern, Jr.,

một nhân viên CIA từng làm việc tại Sài gòn từ năm 1963 đến đầu năm 1965 đúc kết từ những tài liệu mật của CIA.

Tài liệu được giải mật sau khi cơ quan CIA đã đọc lại và gạch bỏ những tên tuổi và địa danh không lợi cho hoạt động tình

báo. Tuy nhiên nếu so chiếu với các tài liệu khác viết về cuộc chiến Việt Nam , người đọc có thể đoán hầu hết những tên

tuổi gạch bỏ đó là ai.

Tài liệu dài 243 trang gồm chính yếu là phần Nhập Đề của tác giả và 10 Chương. Tôi tóm tắt lại những sự việc chính của

tài liệu trong 7 bài viết: phần Nhập Đề và sau đó hai Chương trong một bài, và sẽ lần lượt cho lên trang nhà của dịch giả

Mục đích tóm tắt tài liệu là “ôn cố tri tân” về một giai đoạn lịch sử đã qua nhưng còn ảnh hưởng sâu đậm đến đời sống

của mỗi người Việt chúng ta trong cũng như ngoài nước. Và cũng là kinh nghiệm có thể hữu ích trong mối quan hệ hiện

nay giữa Việt Nam và Trung quốc, cũng như giữa Việt Nam và Hoa Kỳ...

CIA và các ông Tướng

Lời giới thiệu:

Hôm 19/2/2009 cơ quan tình báo trung ương Hoa Kỳ (Central Intelligence Agency – CIA) đã cho giải mật tài liệu mang tên: “CIA and the Generals: Covert Support to military government in South Vietnam”. Tài liệu này do ông Thomas L. Ahern, Jr., một nhân viên CIA từng làm việc tại Sài gòn từ năm 1963 đến đầu năm 1965 đúc kết từ những tài liệu mật của CIA. Tài liệu được giải mật sau khi cơ quan CIA đã đọc lại và gạch bỏ những tên tuổi và địa danh không lợi cho hoạt động tình báo. Tuy nhiên nếu so chiếu với các tài liệu khác viết về cuộc chiến Việt Nam, người đọc có thể đoán hầu hết những tên tuổi gạch bỏ đó là ai.

Tài liệu dài 243 trang gồm chính yếu là phần Nhập Đề của tác giả và 10 Chương. Tôi tóCIA.1m tắt lại những sự việc chính của tài liệu trong 6 bài viết: phần Nhập Đề và sau đó hai Chương trong một bài, và sẽ lần lượt cho lên trang nhà www.tranbinhnam.com . Mục đích tóm tắt tài liệu là “ôn cố tri tân” về một giai đoạn lịch sử đã qua nhưng còn ảnh hưởng sâu đậm đến đời sống của mỗi người Việt chúng ta trong cũng như ngoài nước. Và cũng là kinh nghiệm có thể hữu ích trong mối quan hệ hiện nay giữa Việt Nam và Trung quốc, cũng như giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.

Một điều cần nói là không có một tài liệu nào, nhất là tài liệu liên quan đến hoạt động tình báo, là hoàn toàn trung thực. Giải mật một tài liệu mật tự nó cũng có thể là một phần của một chương trình tình báo khác. Tài liệu “CIA and the Generals: Covert Support to military government in South Vietnam” cũng không ra ngoài quy luật đó. Cho nên sự xử dụng những thông tin do sự giải mật tài liệu này mang lại như thế nào là trách nhiệm của người xử dụng.

Trong phần nhập đề ông Thomas Ahern nhắc lại quan hệ Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa từ năm 1954 cho đến ngày 30/4/1975.

Ông viết rằng, sau khi người Pháp thất bại tại Điện Biên Phủ, người Mỹ thay thế dần người Pháp vì người Mỹ cho rằng nếu Việt Nam sụp đổ, toàn vùng Đông Nam Á cũng sụp đổ theo thuyết domino. Người Mỹ ủng hộ ông Ngô Đình Điệm củng cố miền Nam Việt Nam từ vĩ tuyến 17 trở vào, qua trung gian ông Ngô Đình Nhu, em ruột của ông Diệm. Cùng với các lực lượng vũ trang của ông Diệm, CIA phát động phong trào dân vệ (self-defense units) để bảo vệ nông thôn. Đây là kinh nghiệm chống nổi dậy đầu tiên của CIA tại Việt Nam .

Chương trình của ông Diệm là tiêu diệt các thành phần cộng sản để lại miền Nam trước khi rút ra Bắc theo hiệp định Geneva. Đến năm 1959 hầu hết tổ chức cộng sản gài lại miền Nam đều bị tiêu diệt. Nhưng chương trình bài cộng quá nặng tay và thi hành một cách bừa bãi đụng chạm đến các thành phần không cộng trong quần chúng như thành phần thiểu số và tôn giáo khác mà không có chương trình nâng cao đời sống nông thôn để thu phục lòng dân nên mất dần sự ủng hộ của quần chúng. Cuối năm 1959 Hà Nội đưa người vào Nam và làm cho sự kiểm soát của ông Diệm tại nông thôn càng ngày càng lỏng dần.

Để cứu chế độ Diệm, Hoa Kỳ tăng cường viện trợ quân sự và kinh tế. Đầu năm 1963 khi cao trào chống chế độ ông Diệm của Phật Giáo nổ ra tại miền Trung, Hoa Kỳ có 12.000 cố vấn quân sự tại miền Nam.

Cung cách đàn áp phong trào Phật giáo của ông Diệm không phù hợp với quan niệm tự do tôn giáo của Hoa Kỳ làm cho Hoa Kỳ bất mãn, và đồng thời sự kiểm soát nông thôn của ông Diệm càng ngày càng sa sút, nên vào tháng 8 năm 1963 do đề nghị của đại sứ Henry Cabot Lodge, Hoa Kỳ quyết định hạ bệ ông Diệm.

Sau khi quân đảo chánh chiếm bộ Tổng Tham Mưu và giết đại tá Lê Quang Tung một người làm việc cận kề với CIA và là chỉ huy trưởng Lực Lượng Đặc Biệt. các tướng đảo chánh kêu gọi anh em ông Diệm đầu hàng. Ông Diệm và ông Nhu lợi dụng trời tối rời dinh Độc Lập và sau đó bị bắt tại một nhà thờ Công giáo ở Chợ Lớn. Trước đó đại sứ Cabot Lodge có hứa giúp hai anh em ông Diệm và ông Nhu an toàn rời khỏi Việt Nam, nhưng (khi ông Diệm và ông Nhu bị bắt) không thấy Hoa Kỳ nhắc lại. Các sĩ quan của tướng Dương Văn Minh, người lãnh đạo cuộc đảo chánh đã bắn chết hai ông Diệm và Nhu trên một xe thiết giáp.

Các ông tướng làm đảo chánh nhưng không có chương trình gì khác hơn là lật đổ ông Diệm, nên sau đảo chánh các tướng lãnh yêu cầu CIA cố vấn trong việc cai trị quốc gia. Tuy nhiên CIA –theo lệnh của đại sứ Lodge - không đưa ra một chương trình gì ngoài việc yêu cầu các tướng đảo chánh tiếp tục con đường chống Cộng và để người Mỹ tham gia vào công cuộc đó một cách tích cực hơn.

Thật ra tình hình miền Nam suy đồi không phải chỉ do ông Diệm, mà còn do nhiều nguyên nhân khác. Như một bộ máy hành chánh và một quân đội lỗi thời do người Pháp để lại cai trị dân với tác phong huynh trưởng và một nền móng chính trị chưa thành nếp, trong đó các tôn giáo, các thành phần thiểu số và các tầng lớp quần chúng trình độ khác nhau chống báng nhau. Đa số dân chúng theo Phật giáo không có thiện cảm với một chính quyền quá nhiều người Thiên chúa giáo. Sĩ quan trong quân đội cũng hiềm khích nhau vì tôn giáo, chưa nói giữa người miền Bắc và người miền Nam, giữa người Kinh với người Thượng và người thiểu số gốc Cambốt. Và trầm trọng nhất là chế độ tư hữu ruộng đất phong kiến lỗi thời – nhất là tại đồng bằng sông Cửu Long – làm cho người nông dân không có cơ hội thăng tiến, chỉ còn bám víu vào sự tuyên truyền của người cộng sản để vươn lên.

Chế độ của các ông tướng thay thế ông Diệm tuy ít độc tài hơn nhưng không có chương trình gì để đẩy lui chương trình kiểm soát đất và giành dân của người cộng sản. Vào cuối năm 1964, cộng sản nắm thế thượng phong và miền Nam Việt Nam chỉ chờ sụp đổ. Tháng 8/1964 do vụ tàu Maddox của Hoa Kỳ bị tấn công trong Vịnh Bắc việt , quốc hội Hoa Kỳ thông qua quyết nghị Vịnh Bắc bộ (Tonkin Gulf Resolution) cho phép tổng thống Johnson dùng vũ lực để bảo vệ sự tự do lưu thông trên biển của Hải quân Hoa Kỳ. Để trả đũa Bắc Việt đưa quân đội chính quy vào miền Nam (chứ không giới hạn là cán bộ chính trị và những đơn vị gốc miền Nam tập kết trở về như trước). Đáp lại, từ tháng 3/1965 tổng thống Johnson bắt đầu đưa quân đội Mỹ đến miền Nam .

Vào mùa hè 1965 quân Mỹ tại Việt Nam lên đến 125.000 người và tăng lên nhanh chóng theo thời gian. Lực lượng này giúp miền Nam khỏi sụp đổ và thì giờ để ổn định chính trị. Tuy nhiên qua năm 1966 tình hình miền Nam cũng không thấy khả quan, trong khi tổn thất của quân đội Mỹ trên chiến trường tăng cao làm cho quốc hội và dân chúng Hoa Kỳ bắt đầu thấy khó chịu vì cuộc chiến dai dẳng. Trước bối cảnh này tổng thống Johnson bắt đầu tìm đường rút lui bằng cách tăng cường chương trình bình định và hủy diệt hạ tầng tổ chức chính trị của cộng sản, đồng thời tìm đường giây tiếp xúc với Hà Nội để mưu tìm một giải pháp chính trị.

Tình hình chính trị tạm ổn định sau khi tướng Nguyễn Văn Thiệu đắc cử tổng thống vào tháng 9 năm 1967 qua một bản Hiến pháp mới. Tháng 2/1968 cộng sản tổng tấn công vào các đô thị miền Nam (cuộc tổng tấn công Mậu Thân). Cuộc tấn công thất bại vì không làm sụp đổ được chính quyền ông Thiệu, ngoại trừ làm cho chương trình bình định của ông Thiệu dậm chân tại chỗ. Hạ tầng chính trị của cộng sản tại miền Nam sau cuộc tấn công gần như hoàn toàn bị tiêu diệt.

Tuy nhiên cuộc tấn công tạo một tâm lý bi quan đối với dân chúng Mỹ và báo giới Hoa Kỳ nên không khí chống chiến tranh tại Mỹ lên cao buộc tổng thống Johnson vào cuối tháng 3/1968 tuyên bố không ra ứng cử tổng thống lần thứ hai và đề nghị thương thuyết với Hà Nội. Vào tháng 5/1968 khi các cuộc tiếp xúc chính thức giữ Hoa Kỳ và Hà Nội bắt đầu tại Paris, cộng sản mở cuộc tấn công Mậu Thân 2. Cộng sản lại thất bại, quân đội Việt Nam Cộng Hòa và Hoa Kỳ lấy lại thế tấn công và cuối năm 1968 xem như bình định và kiếm soát 73% dân chúng miền Nam.

Tuy nhiên tình hình này không giúp cho Hubert Humphrey (ứng cử viên đảng Dân chủ) đắc cử để có thể tiếp tục đường hướng của Johnson. Tổng thống Nixon đắc cử và bắt đầu chương trình Việt Nam hóa chiến tranh. Giữa năm 1969 tổng thống Nixon tuyên bố đợt rút quân đầu tiên. Trong 3 năm sau đó tình hình ngang ngữa với cuộc hòa đàm Paris (bắt đầu vào tháng 1/1969) và cuộc rút quân dần của Hoa Kỳ. Đặc điểm của tình hình chiến trường Việt Nam trong những năm 1969-1971 là trong khi Hoa Kỳ ra sức cải tiến và trang bị cho quân đội miền Nam thì Liên bang Xô viết và Trung quốc cũng dồi dào viện trợ cho Bắc Việt. Hai bên Nam Bắc cố giành đất và dân chuẩn bị cho một giải pháp chính trị từ cuộc hòa đàm Paris.

Mùa Xuân năm 1972 cộng sản Bắc Việt mở cuộc đại tấn công miền Nam đe dọa các tỉnh cửa ngõ dẫn vào Sài Gòn, nhưng bị đánh bại bởi quân đội Nam Việt Nam với sự yểm trợ của không lực Hoa Kỳ. Tháng 10/1972 Hà Nội tuyên bố đồng ý về một bản văn ngưng bắn và chấm dứt chiến tranh. Dựa vào đó, trước ngày bầu cử tổng thống Hoa Kỳ, cố vấn an ninh quốc gia Henry Kissinger tuyên bố “hòa bình ló dạng” (peace is at hand). Hòa bình thật sự chưa ló dạng nhưng lời tuyên bố của Kissinger đã giúp tổng thống Nixon đắc cử nhiệm kỳ 2 một cách áp đảo. Sau cuộc bầu cử, Hoa Kỳ đòi thay đổi vài điều khoản trong bản hiệp định dự thảo. Hà Nội phản ứng bằng cách rút ra khỏi cuộc hòa đàm. Tổng thống Nixon cho oanh tạc cơ B52 đánh vùng thủ đô Hà nội và Hải phòng trong dịp lễ Giáng sinh buộc Hà Nội trở lại bàn hội nghị và ký bản Hiệp định Paris vào tháng 1/1973. Bản Hiệp định không buộc quân đội Bắc việt rút ra khỏi miền Nam. Hoa Kỳ tìm cách thi hành hiệp định và giúp Nam Việt Nam tự lực. Nhưng sau đó Nixon dính vào vụ Watergate phải từ chức (tháng 8/1974), Phó tổng thống Gerald Ford trở thành tổng thống Hoa Kỳ.

Vào thời điểm này tòa đại sứ Hoa Kỳ tại Sài gòn được tin tình báo cho biết quân đội Bắc Việt chuẩn bị tổng tấn công vào năm 1975. Cuộc tấn công mở màn ngày 10/3/1975 tại cao nguyên Trung phần Việt Nam, và kết thúc ngày 30/4/1975 khi xe tăng Bắc việt tiến vào Sài gòn và trực thăng của đại sứ Hoa Kỳ rời mái nhà tòa đại sứ trước khi trời sáng.

Nhân số CIA tại Sài gòn khi ông Diệm bị lật đổ gồm trên dưới 200 người. Một bộ phận lo việc bình định và tình báo. Bộ phận khác lo việc tuyển mộ người làm việc cho CIA hay nới rộng sự liên hệ với các viên chức chính quyền và thành phần đối lập không Cộng để thu lượm tin tức và thúc đẩy xây dựng dân chủ.

Khi trận Mậu Thân xẩy ra, nhân số CIA đã lên đến 1000 người, trong đó có 600 nhân viên làm việc tại 4 văn phòng CIA tại 4 vùng chiến thuật. Từ năm 1969 khi Hoa Kỳ bắt đầu kế hoạch giảm quân, nhân sự CIA giảm dần. Bốn vùng vẫn duy trì văn phòng nhưng mọi công tác quan trọng đều dồn về trung tâm CIA tại Sài gòn.

Tài liệu “CIA and the Generals: Covert Support to military government in South Vietnam” nói về hoạt động của CIA trong nỗ lực không cho Hà Nội chiếm miền Nam sau khi ông Diệm bị lật đổ. Thoạt tiên đại sứ Cabot Lodge cấm không cho CIA liên lạc mật thiết với các ông tướng để duy trì tính độc lập của chính quyền miền Nam trước dư luận quốc tế. Nhưng mấy tháng sau, khi thấy tình hình bất ổn (vì các ông tướng bất lực), đại sứ Lodge cho phép CIA làm việc chặt chẽ với các ông tướng để theo dõi và điều hướng tình hình đảo chánh lên đảo chánh xuống. Quan hệ đặc biệt này của CIA đối với các ông tướng làm cho CIA đóng một vai trò quan trọng trong các biến chuyển chính trị tại Sài gòn, chính yếu là ổn định chính trị, không khác gì ảnh hưởng CIA đã có dưới thời tổng thống Ngô Đình Diệm. Vào năm 1966 CIA dùng ảnh hưởng của mình để thuyết phục các ông tướng hưởng ứng chính sách của chính quyền Johnson lúc đó đang tìm cách liên lạc với các thành phần ôn hòa của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam (MTGP)

Trong cuộc bầu cử tổng thống tháng 9 năm 1967, CIA nhận được chỉ thị của Washington ủng hộ liên danh tướng Thiệu và tướng Kỳ, nhưng cần tỏ vẻ trung lập và dùng ảnh hưởng tạo ra một cuộc bầu cử ngay thẳng. Sau khi thắng cử ông Thiệu loại hết những người Bắc thân tướng Kỳ trong chính quyền, CIA lại phải một phen vận động và tuyển mộ người miền Nam (làm việc cho CIA).

Sau cuộc tấn công Mậu Thân, CIA triển khai một kế hoạch thành lập những đảng chính trị có căn bản quần chúng theo mô thức của Hoa Kỳ, nhưng ông Thiệu chưa sẵn sàng xây dựng một căn bản dân chủ cho miền Nam nên nỗ lực này không đưa đến kết quả nào. Tuy nhiên Hoa Kỳ nghĩ rằng ông Thiệu cần thiết cho sự ổn định chính trị nên Hoa Kỳ không thúc bách ông Thiệu. Từ đầu năm 1970 CIA đã có kế hoạch giúp ông Thiệu tái đắc cử nhiệm kỳ 2 dự trù vào cuối năm 1971 nhưng vẫn với cung cách thế nào để tạo một hình ảnh bầu cử dân chủ.

Qua cuộc tấn công Mậu Thân, CIA nhận ra rằng chừng nào Nga và Trung quốc còn ồ ạt giúp Hà Nội thì chừng đó Hoa Kỳ còn cần cố vấn và yểm trợ không lực cho Nam Việt Nam nếu muốn Nam Việt Nam sống còn.

Khi cuộc tấn công lắng xuống, hòa đàm Paris bắt đầu, công tác chính yếu của CIA là vận dụng để ông Thiệu chấp thuận hướng thương thuyết của Hoa Kỳ tại Paris, và trong công tác này CIA vận dụng nhân sự đã gài trong chính quyền ông Thiệu để áp lực ông Thiệu một cách hữu hiệu. Sau khi ký hiệp định Paris nhiệm vụ của CIA là thúc đẩy ông Thiệu thi hành hiệp định.

Vào cuối năm 1974, CIA biết Hà Nội sắp mở cuộc đại tấn công vào đầu năm 1975, nhưng không có kế hoạch gì để ngăn chận. Sau khi ông Thiệu ra lệnh rút quân khỏi cao nguyên trung phần Việt Nam tạo ra sự hỗn loạn, và trước cảnh hỗn loạn tại Đà Nẳng CIA biết rằng khó có đủ thì giờ di tản nhân viên Mỹ, quân nhân và viên chức Nam Việt Nam an toàn ra khỏi Việt Nam, CIA đã thi hành kế hoạch trì hoãn bằng cách vờ thương thuyết với Hà Nội để có thì giờ rút lui.

Đó là công tác cuối cùng của CIA trong cuộc chiến Việt Nam./.

CIA và các ông Tướng

(Phần 2)

Chương 1: CIA sau đảo chánh ông Diệm

Chương 2: Cabot Lodge đi, Taylor tới, Nguyễn Khánh đi & ngôi sao Thiệu-Kỳ xuất hiện.

CIA sau đảo chánh ông Diệm:

Một ngày sau ngày đảo chánh, ông Bùi Diễm, một chính trị gia gốc đảng Đại Việt có nhiều quan hệ với CIA cho CIA biết các tướng đảo chánh sẵn sàng nghe lời khuyến cáo của CIA trong việc xây dựng chế độ mới. Nhưng đại sứ Cabot Lodge không muốn CIA quan hệ quá cận kề với các ông tướng.

Thêm nữa, mới mấy ngày đầu, giữa tòa đại sứ Hoa Kỳ và tướng Minh đã có sự bất hòa. Tòa đại sứ Mỹ yêu cầu trả tự do cho ông Trần Quốc Bửu, một lãnh tụ Nghiệp đoàn Lao công, nhưng ông Minh không đồng ý. Thủ tướng Nguyễn Ngọc Thơ, bạn của tướng Minh, can thiệp với ông Minh cũng không có kết quả.

Ngày 4/11/63 do sự khẩn khoản của tướng Trần Văn Đôn, đại sứ Lodge cho phép CIA thuyết trình tướng Minh về các chương trình “mật” CIA đang tiến hành, và CIA muốn nhân cơ hội này cố vấn tướng Minh về một số vấn đề chính trị. Nhưng đại sứ Lodge chỉ cho phép CIA cố vấn trong lĩnh vực tình báo và an ninh thôi. Trưởng cơ sở tạm thời của CIA ở Sài gòn là David Smith sau này nhớ lại việc này cho rằng sự hạn chế của đại sứ Lodge đã làm mất một cơ hội tốt cho CIA giúp chính quyền quân nhân đặt một nền móng chính trị cho chế độ mới.

Theo các báo cáo hằng ngày CIA gởi về Tổng hành dinh CIA ở Langley (bang Virginia gần thủ đô Washington D.C.) thì sau đảo chánh không khí chính trị Sài gòn rất bấp bênh vì thiếu lãnh đạo. Tướng Dương Văn Minh có uy tín hơn các tướng khác, nhưng chỉ đủ để giữ các ông tướng đảo chánh và các chính trị gia ngồi làm việc với nhau. CIA miêu tả tướng Minh như một quân nhân kín đáo và “đơn giản đến độ thơ ngây về chính trị” như ông Mohammad Naguib, tổng thống đầu tiên của Ai Cập (6/1953-11/1954) . CIA đặt một câu hỏi giả tưởng: “Nếu tướng Minh là Naguib thì ai sẽ là Nasser (người lật đổ ông Nuguib và trở thành tổng thống thứ nhì của Ai Cập) của ông Minh?” và câu hỏi đã trở thành sự thật.

Ngoài tướng Minh, CIA còn nhức đầu với tướng Tôn Thất Đính. Tướng Đính yêu cầu CIA cho đại tá Gilbert Layton về nước vì ông này là cố vấn của đại tá Lê Quang Tung. Trong khi đó Phó giám đốc CIA Richard Helms ngỏ ý muốn đại tá Lucien Conein, người liên lạc với hội đồng tướng lãnh trong vụ đảo chánh nên rời nước một thời gian, nhưng David Smith cho rằng Conein còn cần trong nhiệm vụ liên lạc và kềm chế các tướng lãnh tại Sài gòn. Ngày 5/11/63 William Colby, người phụ trách Cục Viễn Đông tại Langley đến Sài gòn và mở nhiều cuộc tiếp xúc chính trị với các tướng lãnh, một công tác đại tá Conein không đủ kinh nghiệm để làm.

Qua chuyến công tác ông Colby báo cáo về Langley rằng đại sứ Cabot Lodge muốn chỉ huy mọi chuyện ở Sài gòn theo ý ông. Trước đây đại sứ Lodge đã thuyên chuyển John Richardson, trưởng cơ sở CIA ở Sài gòn và nay đang muốn vận động để thay tướng Paul Karkins, người cầm đầu phái bộ yểm trợ quân sự của Mỹ tại Việt Nam (MACV – Miilitary Assistance Command/Vietnam). Richardson và tướng Paul Harkins đều muốn được tự do hơn trong lĩnh vực chuyên môn của mình.

Lúc này tướng Khánh bất mãn với các tướng đảo chánh. Tướng Khánh vốn là người đầu tiên yêu cầu CIA nên sẵn sàng một kế hoạch đảo chánh ông Diệm, nhưng sau đó CIA chọn tướng Trần Văn Đôn làm người liên lạc chính. William Colby sau khi gặp tướng Khánh ở Đà Lạt để nghe tướng Khánh tố cáo sự bất tài của các tướng đảo chánh báo cáo với Langley rằng tướng Khánh để một chùm “râu dê” và thề chỉ cạo râu sau khi tình hình tại Sài gòn sáng sủa hơn.

Kể từ ngày tổng thống Kennedy nhậm chức cho đến khi bị ám sát tại Dallas (22/11/1963) lực lượng quân sự Hoa Kỳ tại Việt Nam tăng từ 875 người lên đến 16.000 người. Nhân viên dân sự kể cả nhân viên CIA cũng tăng theo đà tăng quân số nhưng đã không làm cho tình hình miền Nam sáng sủa hơn. Tổng thống Johnson thay Kennedy cương quyết giải quyết tình trạng bế tắc. Cuối tháng 12/1963 ông gởi một phái đoàn gồm bộ trưởng quốc phòng McNamara và giám đốc Trung ương tình báo John A. McCone đến Sài gòn. Tổng thống Johnson yêu cầu John McCone bổ nhiệm một nhân vật đủ trọng lượng để thay trưởng cơ sở CIA tại Sài gòn John Richardson (đã rời Sài gòn và đang được Phó cơ sở David Smith tạm thời thay thế.) John McCone chọn Peer de Silva. Trước khi Peer de Silva rời Washington đi Sài gòn nhậm chức tổng thống Johnson mời ông vào tòa Bạch ốc vào phút chót dặn dò rằng đừng quên năm tới (1964) là năm bầu cử tổng thống Hoa Kỳ. Tổng thống Johnson không muốn thấy tòa đại sứ và cơ sở tình báo cứ chống báng nhau như giữa Lodge và Richardson. Ngày 7/12/63 tổng thống Johnson điện cho đại sứ Lodge rằng ông muốn thấy một mối quan hệ làm việc tốt giữa đại sứ và tân trưởng cơ sở.

Ngày 18/12/1963 phái đoàn McNamara đến Sài gòn. CIA báo cáo Hội đồng Quân nhân bất lực vì chia rẽ và tham nhũng và lực lượng cộng sản mạnh hơn trước. McCone kết luận rằng tình hình sống còn của miền Nam rất mong manh và những gì được báo cáo về Washington những năm trước đây đều xa với sự thật.

Trước tình hình đó các tướng vẫn không ngừng chia rẽ và hất cẳng nhau. Giữa tháng 12/1963 tướng Dương Văn Minh thuyên chuyển tướng Nguyễn Khánh ra Vùng I chiến thuật ở Đà Nẵng. Đầu tháng 1/1964 tướng Minh tự phong làm Tổng Tư Lệnh quân đội. Hai tuần sau, CIA nhận được một báo cáo của Chỉ huy trưởng Lực lượng Đặc biệt (người thay đại tá Lê Quang Tung) rằng tướng Trần Văn Đôn có thảo luận giải pháp trung lập hóa Nam Việt Nam với một giới chức người Pháp đang thăm viếng Sài gòn. Trước tin này CIA không động tỉnh gì vì vắng hai nhân vật chính yếu là Al Spera, nhân viên CIA liên lạc với tướng Khánh (và đã được tướng Khánh cho biết dự định đảo chánh) và Lucien Conein. Al Spera bị đổi về Mỹ vì tính tình nóng nảy khó làm việc với người khác. Còn Lucien Conein thì được bộ Ngoại giao triệu về Washington để tham khảo. Conein đề nghị nên phái cho mỗi vị tướng đảo chánh một cố vấn Hoa Kỳ làm việc trực tiếp dưới quyền đại sứ Mỹ. Đại sứ Lodge bác bỏ ý kiến này.

Khi Peer de Silva đến Sài gòn tướng Khánh muốn gặp để thông báo tin tức ông có về vụ các tướng âm mưu trung lập hóa miền Nam nhưng Peer de Silva chần chừ chưa muốn gặp. Tướng Khánh bèn chuyển tin cho một người quen cũ là đại tá Jasper Wilson thuộc phái bộ MACV rằng chính phủ Pháp đang vận động trung lập miền Nam qua tướng Mai Hữu Xuân, vốn là một nhân vật tình báo của Pháp. Cùng với các nguồn tin khác Peer de Siva báo cáo âm mưu trung lập về Washington. Ngày 29/1 tướng Khánh cho đại tá Wilson biết thêm rằng ngoài tướng Mai Hữu Xuân, hai tướng Trần Văn Đôn và Lê Văn Kim cũng theo phe trung lập và tướng Khánh cho biết sẽ dùng vũ lực để bẻ gảy âm mưu này. Đại sứ Lodge (khi được đại tá Wilson báo cáo) điện tin này về Washington và thông báo ngay cho tướng Harkins. Riêng Peer de Silva chỉ được thông báo sau khi CIA vặn hỏi tòa đại sứ mục đích của tướng Khánh khi gặp đại tá Wilson.

Vào lúc 3:15AM sáng ngày 30/1/64 đại tá Wilson từ bộ chỉ huy Lữ đoàn Dù thông báo tòa đại sứ rằng tướng Khánh cùng tướng Trần Thiện Khiêm sẽ làm đảo chánh trong vòng vài giờ nữa để loại các tướng trung lập ra khỏi thành phần chính phủ, và rằng tướng Minh đã được thông báo và đồng ý. Cuộc đảo chánh (gọi là chỉnh lý) đã diễn ra như dự tính (của tướng Khánh và CIA ?). Năm tướng trung lập Xuân, Kim, Đôn, Đính và Nguyễn Văn Vỹ bị bắt và được quản thúc tại gia tại Đà Lạt. Tướng Minh tạm thời được giữ lại ở chức vụ quốc trưởng.

Sau chỉnh lý không lâu, CIA nhận ra rằng Khánh không có khả năng huy động quân đội và quần chúng đoàn kết lại để ngăn chận cộng sản, do đó CIA chuyển nỗ lực qua sự tuyển mộ và làm quen với các sĩ quan hay nhân viên dân sự cấp dưới, những người không tuyệt đối trung thành với Khánh để chuẩn bị thế hành động về sau. Một trong những sĩ quan đó là đại tá Không quân Nguyễn Cao Kỳ, vừa mới nhận chức Tư lệnh Không quân. CIA miêu tả Kỳ là một sĩ quan thích “bề ngoài” (flamboyant) nhưng có khả năng làm người khác theo mình (charismatic). Tháng 2/1964, Kỳ nói với Russ Miller, một nhân vật CIA đang viếng Sài gòn rằng các sĩ quan trẻ cần được giao các chức vụ chỉ huy xứng đáng, nếu không chế độ của tướng Khánh cũng sẽ có cùng số phận như chế độ Dương Văn Minh!

Người khác là tướng Nguyễn Văn Thiệu, Tổng Tham mưu trưởng liên quân. Thiệu là người kín đáo, âm thầm bổ nhiệm các sĩ quan gốc Đại Việt vào các chức vụ quan trọng và giải thích với David Smith rằng các sĩ quan này có kinh nghiệm và khả năng phá hủy tổ chức của cộng sản. Nhưng CIA biết rằng tướng Thiệu muốn dùng các sĩ quan Đại Việt để âm mưu lật ông Khánh.

Như từng làm đối với tướng Minh, Peer de Silva thuyết trình cho tướng Khánh các chương trình của CIA về bình định và tình báo. Khánh đồng ý với chương trình bình định và ủy nhiệm phó thủ tướng Nguyễn Tôn Hoàn (Đại Việt) làm việc với CIA về chương trình bình định. Ông Nguyễn Tôn Hoàn có những quan hệ đặc biệt với CIA từ giữa thập niên 1950. Peer de Silva cho Khánh biết CIA cũng đang làm việc với các chính trị gia đối lập không cộng và khuyên tướng Khánh không nên lo ngại gì vì mục đích của CIA là nắm bắt không khí chính trị tại Sài gòn. Cũng do yêu cầu của tướng Khánh, CIA huấn luyện toán vệ sĩ bảo vệ tướng Khánh.

Theo đánh giá của CIA tướng Khánh thông minh, năng động và có tài tổ chức, nhưng ông không làm được việc gì vì một phần do không khí chia rẽ tại Sài gòn, một phần vì “cái tôi” của ông quá lớn. Trong bối cảnh đó, Khánh – cũng như ông Diệm và ông Minh – chỉ biết trông cậy vào sự ủng hộ của người Mỹ. Khánh yêu cầu CIA vạch một kế hoạch giúp Khánh đào tẩu trong trường hợp bị đảo chánh, trái lại CIA dùng ảnh hưởng bên cạnh Khánh để bảo đảm an ninh cho các tướng “Đà Lạt”.

Bước vào mùa Xuân năm 1964 tình hình an ninh miền Nam xấu hơn. Tướng Khánh và đại sứ Lodge cùng nhận định rằng, với tình hình này tướng Võ Nguyên Giáp có thể xua quân sang vĩ tuyến 17 chiếm 5 tỉnh tại địa đầu miền Trung. Tướng Khánh đề nghị giải pháp “tiên hạ thủ vi cường” Hoa Kỳ nên tấn công ra Bắc trước để gỡ áp lực cho miền Nam. Khi McNamara đến thăm Sài gòn lại vào giữa tháng 5-1964, tướng Khánh nhắc lại đề nghị này, nhưng McNamara không “ừ hữ” gì . McNamara chỉ nhấn mạnh với tướng Khánh rằng từ lúc ông Diệm bị lật đổ đến nay miền Nam mất thêm vào tay Việt Cộng 200 xã, tức 12% đất đai. Vào lúc này do áp lực của Hoa Kỳ, Khánh trả tự do cho 5 tướng Đà Lạt. Lucien Conein gặp các tướng Đà Lạt sau khi được trả tự do chỉ để nghe các tướng than phiền và chỉ trích Khánh, ngoại trừ tướng Đôn nói ông có thể ủng hộ tướng Khánh (trong nỗ lực chống cộng sản).

Khánh có khả năng hơn tướng Minh, nhưng ít uy tín đối với sĩ quan hơn, và tình trạng chia rẽ trong quân đội vào thời điểm này báo hiệu sự ra đi của Khánh vào đầu năm sau.

Câu hỏi đối với CIA là: giúp tướng Minh, rồi giúp tướng Khánh, Hoa Kỳ có làm cho các tướng đoàn kết với nhau và có huy động được sự ủng hộ của quần chúng miền Nam trong công cuộc chống Cộng không? Câu trả lời hình như là “không”. Theo CIA , mọi nỗ lực của Hoa Kỳ đối với ông Ngô Đình Diệm trong năm 1955, cũng như sau này đối với tướng Minh, tướng Khánh chỉ có kết quả kéo dài một tình trạng không tránh được là sụp đổ.

Cabot Lodge đi, Taylor tới, Nguyễn Khánh đi & ngôi sao Thiệu-Kỳ xuất hiện.

Tháng 6/1964 Cabot Lodge về Mỹ tham gia cuộc vận động tranh cử tổng thống cho ứng cử viên Barry Goldwater. Tổng thống Johnson bổ nhiệm đại tướng Maxwell Taylor thay thế. Maxwell Taylor nổi tiếng là một viên tướng tài, từng chiến đấu trong Thế chiến 2, từng là Tham mưu trưởng liên quân và cố vấn quân sự của cố tổng thống Kennedy.

Đến Sài gòn, tướng Maxwell mở cuộc tiếp xúc với thành phần quân dân chính, nhưng với tác phong huynh trưởng tự cao tự đại ông đã làm mất lòng các tướng lãnh Việt Nam buộc CIA phải làm trung gian hòa giải, một điều cần thiết nhưng đại sứ Maxwell Taylor không muốn CIA làm.

Cuộc tranh cử tại Hoa Kỳ làm cho quan hệ giữa tướng Khánh và Maxwell Taylor trở nên nặng nề hơn. Như đã nói, vào tháng 5 tướng Khánh thuyết phục McNamara oanh tạc miền Bắc để gỡ áp lực cộng sản đang đè nặng các tỉnh địa đầu Nam Việt Nam. Các chiến lược gia Hoa Kỳ cũng có tính toán như vậy nhưng chưa quyết định dứt khoát nên Washington khuyên tướng Khánh không nên tuyên bố gì vì đảng Dân chủ đang tố cáo ông Barry Goldwater muốn mở rộng chiến tranh. Nhưng ngày 19/7/64 tướng Khánh kêu gọi “Bắc tiến”, và sau đó tướng Kỳ nói đã đến lúc dội bom Bắc Việt. Maxwell Taylor nổi giận thì Khánh bảo đó là ý của Hoa Kỳ chứ không phải ý kiến cá nhân của ông.

Số phận của tướng Minh là một nguồn bất hòa khác giữa tòa Hoa Kỳ và tướng Khánh. Bộ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ Dean Rusk muốn tướng Khánh dùng uy tín của tướng Minh và khối Phật giáo đang ủng hộ tướng Minh cho nỗ lực chiến tranh, trong khi các sĩ quan Công giáo trong quân đội muốn đẩy tướng Minh ra khỏi chức vụ quốc trưởng dù chỉ là một chức hờ.

Tháng 8/1964 do tình hình suy đồi và (có thể) nhu cầu tranh cử, nhân các tiểu đỉnh Bắc Việt hai lần (ngày 2 tháng 8 và ngày 4 tháng 8) tấn công tàu chiến của Hoa Kỳ (vụ Maddox) tổng thống Johnson ra lệnh oanh tạc các căn cứ tiểu đỉnh của Bắc Việt. Ngày 7 tháng 8 quốc hội thông qua quyết nghị Vịnh Bắc Bộ cho phép tổng thống Johnson rộng tay xử dụng sức mạnh quân sự.

Lợi dụng tình hình, ngày 16/8 các tướng họp mật tại Vũng Tàu (không có tướng Minh tham dự), và do đề nghị của tướng Kỳ, biểu quyết cách chức tướng Dương Văn Minh cử tướng Khánh làm quốc trưởng, và công bố Hiến chương Vũng Tàu.

Các thành phần Phật giáo và Công giáo đều xuống đường phản đối (CIA nghi có bàn tay bên trong của tướng Trần Thiện Khiêm) buộc tướng Khánh hủy bỏ Hiến chương, thành lập “tam đầu chế” gồm Khánh-Minh-Khiêm do Khánh cầm đầu để lãnh đạo đất nước và hứa sẽ thành lập chính phủ dân sự trong vòng 60 ngày. Thời gian này trong quân đội có hai tụ điểm quyền lực kình chống nhau, một do đa số người gốc miền Bắc và một do các thành phần thuộc đảng Đại Việt. Tướng Khánh ở trong nhóm thứ nhất ra sức bứng các thành phần Đại Việt ra khỏi chính phủ; trong khi nhóm Đại Việt tính toán đảo chánh tướng Khánh.

Thời gian này CIA bắt đầu chán tướng Khánh vì quân đội chia rẽ và sự bất hòa gia tăng giữa tướng Khánh và đại sứ Maxwell Taylor. Một hôm tướng Khánh mời Lucien Conein lên Đà Lạt để than phiền đại sứ Taylor và yêu cầu Conein trình lại cho đại sứ Taylor. Conein bàn với Peer de Silva và Silva đồng ý nên cho đại sứ Taylor biết (vì quyền lợi chung?). Sau khi nghe Conein thuật lại, đại sứ Taylor nén giận và hỏi Conein “có hiểu tiếng Pháp không?”(tướng Khánh và Conein dùng tiếng Pháp). Mấy hôm sau vào ngày 2/9 đại sứ Taylor nói với Peer de Silva ông nghĩ Conein không có việc gì phải làm ở Sài gòn nữa.

Ngày 11/9 tướng Khánh cho Peer de Silva biết ông có nhận được một lá thư của Thượng Tọa Thích Trí Quang, lãnh tụ khối Phật giáo Ấn Quang hứa ủng hộ, nhưng tướng Khánh nói ông không tin vào lời hứa này. Trong khi đó có nguồn tin cho CIA hay các sĩ quan Đại Việt sắp hành động chống tướng Khánh. Phần Khánh thì đang cùng tướng Kỳ với Phạm Ngọc Thảo tính toán kế hoạch thanh trừng nhóm Đại Việt.

Ngày 13/9 một nhóm sĩ quan Công giáo miền Nam và Đại Việt cùng chuẩn tướng Nguyễn Văn Thiệu chuyển quân về Sài gòn định đảo chánh tướng Khánh, nhưng bất thành do sự can thiệp của tướng Kỳ, Tư lệnh Không quân. Tướng Khánh nhân cơ hội này loại trừ các sĩ quan Đại Việt ra khỏi các chức vụ quan trọng.

Ỷ vào công trạng Kỳ tuyên bố linh tinh làm CIA rất lo âu. Mặc dù Kỳ là người chủ trương dội bom miền Bắc, đường giây của CIA báo cáo rằng Kỳ nói Kỳ có thể bỏ trốn ra Hà Nội. Tổng hành dinh CIA ở Langley yêu cầu CIA Sài gòn tích cực điều tra xem thật sự Kỳ đang suy tính gì. CIA Sài gòn đánh giá Kỳ là một người tầm thường, không có tham vọng chính trị. Ông ta chỉ là người ưa nổi tiếng cho rằng mình có tư thế tạo ra người lãnh đạo (king maker). Cũng theo CIA, ông Kỳ đôi khi hành động bốc đồng vô trách nhiệm, thiếu thông minh và không làm người khác kính nể. CIA nghĩ nên cho Russ Miller (một nhân viên CIA thân thiết với Kỳ và Khánh) trở lại Sài gòn làm việc với Kỳ.

Cuối tháng 9/1964 Miller đến Sài gòn công tác . Gặp Kỳ (bây giờ tự coi mình như đại diện cho nhóm tướng trẻ -young Turk) và tướng Cao Văn Viên, Tham Mưu Trưởmg Liên quân. Kỳ xác nhận vẫn ủng hộ Khánh. Riêng tướng Viên nhận xét với Miller rằng, “cuộc chiến này chỉ có thể thắng nếu các tướng miền Nam có thêm uy tín chính trị”

Ngày 3/10 William Colby, giám đốc Viễn Đông Sự Vụ của Langley đến Sài gòn tìm hiểu tình hình. Khánh than phiền CIA đã thuyên chuyển những người thân tín của ông như Spera và Conein ra khỏi Sài gòn trước cuộc binh biến 13/9 là có hậu ý. Ông Colby giải thích rằng Spera và Conein đã “hết công tác” tại Việt Nam và hứa sẽ chuyển người thân tín khác với Khánh là Miller đến Sài gòn. Ông Colby báo cáo về Langley rằng cần phục hồi quan hệ giữ hai chính phủ Việt Nam và Hoa Kỳ vì sự bất hòa giữa đại sứ Taylor với Khánh vào cuối tháng 9/64 quá căng thẳng và “không phải không có lý do” ám chỉ thái độ kênh kiệu của đại sứ Maxwell Taylor cũng là nguyên nhân của tình trạng này. Tình hình xáo trộn nội bộ phía các tướng Việt Nam làm cho CIA thiếu cảnh giác đối với tướng Trần Thiện Khiêm. Khiêm là người liên lạc chính yếu của Miller và có một vai trò quan trọng và khó hiểu trong chính quyền Khánh. Khiêm là bộ trưởng quốc phòng của Khánh, nhưng người ta nghi ông đã xúi dục cuộc biểu tình chống Khánh mùa hè 1964. Tháng 8 Khánh từ chức, Khiêm trở thành một trong “tam đầu chế”. Tháng 10 Khánh thành công sắp xếp gởi Khiêm đi công tác Tây Đức. Trong buổi làm việc cuối cùng với Russ Miller, Khiêm than phiền Khánh quá nhượng bộ phe Phật giáo và vì chưa có bằng chứng gì rõ ràng phe Phật giáo đang chủ trương trung lập và chống Hoa Kỳ nên ông ta chưa đảo chánh ông Khánh thôi.

Như đã hứa thành lập chính phủ dân sự, tháng 10 Khánh mời ông Trần Văn Hương làm thủ tướng. Riêng Khánh vẫn giữ chức tư lệnh quân đội, đồng thời “nói ra nói vào” để làm suy giảm uy tín tướng Minh đối với Hoa Kỳ. Trong khi đó Russ Miller theo sát sự chuyển biến động thái của tướng Kỳ. Kỳ bắt đầu ý thức về các vấn đề chính trị và nói với Miller ông ngại rằng sau cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ sẽ thôi không giúp Nam Việt Nam nữa. Lúc này Kỳ nghiễm nhiên là lãnh tụ của nhóm tướng trẻ và CIA đánh giá là người có quyền lực nhất tại Sài gòn.

Rạng sáng ngày 20/12/1964 Khánh gọi Miller và thông báo ông sắp công bố quyết định giải tán Thượng Hội đồng Quốc gia (thành lập hai tháng trước để khoác một chiếc áo dân sự lên chính quyền quân nhân) vì Hội Đồng này không đồng ý với các tướng trẻ cho các tướng già - trong đó có tướng Dương Văn Minh – nghỉ hưu. Trước đây đại sứ Taylor đã khuyên Khánh không nên ép tướng Minh nghỉ hưu, nên Taylor hết sức bất bình. Taylor mời 4 tướng trẻ liên hệ trong nội vụ (gồm Khánh, Khiêm, Thiệu, Kỳ) đến tòa đại sứ than phiền các tướng làm hư hỏng nỗ lực giúp đỡ Việt Nam của Hoa Kỳ. Khánh không tới và Maxwell Taylor đích thân đến bộ Tổng Tham Mưu gặp Khánh và tuyên bố thẳng thừng rằng Khánh không còn được sự ủng hộ của Hoa Kỳ nữa. Khánh nói (nếu vậy) ông sẽ từ chức và đại sứ Taylor nói ông không thấy trở ngại.

Nhưng mãi không thấy Khánh từ chức. Ngày 22/12 đại sứ Taylor gởi Miller xuống Vũng Tàu gặp Khánh để hỏi Khánh tính sao. Khánh nói Khánh sẽ từ chức để duy trì nỗ lực chiến tranh, và yêu cầu Miller nên sắp xếp để bộ trưởng McNamara và Giám đốc CIA McCone đến thăm Việt Nam cho biết tình hình. Khánh nói rằng ông ta hay các tướng trẻ có thể sẽ họp báo tố cáo sự can thiệp vào nội bộ của đại sứ Taylor và dọa rằng cuộc họp báo có thể đưa đến các cuộc biểu tình chống Mỹ tại Sài gòn.

Cuộc họp báo không xẩy ra, nhưng các young Turk bắt đầu vận động Washington thuyên chuyển đại sứ Maxwell Taylor, đồng thời cũng áp lực đẩy Khánh đi để duy trì sự viện trợ quân sự và kinh tế của Hoa Kỳ. Tháng 1/1965 Khánh lập chính phủ dân sự với ông Phan Huy Quát (Đại Việt) làm thủ tướng. Đa số các bộ do các chuyên viên dân sự nắm giữ, ngoại trừ tướng Thiệu giữ chức bộ trưởng Bộ Quân Lực kiêm Phó Thủ tướng sau khi được thăng Thiếu tướng, và Kỳ giữ bộ Thanh Niên & Thể Thao kiêm Tư Lệnh Không quân.

Ngày 3/2/1965 Kỳ nói với Miller rằng các tướng trẻ không còn ủng hộ Khánh và đã đến lúc Khánh ra đi. Ngày 5/2/65, khi Cố vấn An ninh Quốc gia McGeorge Bundy đến Sài gòn chuẩn bị một đợt tăng quân thì Việt Cộng cho đánh bom một căn cứ không quân Mỹ tại Pleiku làm thiệt mạng 8 quân nhân. Hoa Kỳ trả đũa bằng một đợt dội bom Bắc Việt. Hai tuần sau, ngày 19/2 một cuộc đảo chánh để lật Khánh xẩy ra nhưng không bắt được Khánh. Vụ đảo chánh này do các sĩ quan Đại Việt và Công giáo trong đó có tướng Lâm Văn Phát (giống như thành phần chủ chốt cuộc đảo chánh tháng 9/1964). Cuộc đảo chánh bất thành vì không được các tướng trẻ ủng hộ. Ngày 21/2 Kỳ nói với Miller rằng cần để cho tướng Khánh tự nguyện từ chức hơn là lật ông ta.

Nhưng Khánh không từ chức một cách dễ dàng. Ngày 22/2 đại sứ Taylor họp ban tham mưu để tìm cách giải quyết bế tắc. Tướng Westmoreland (người thay tướng Harkins) tự nguyện đi Vũng Tàu thuyết phục Khánh, nhưng đại sứ Taylor thấy cương vị của tướng Westmoreland không đáng làm việc đó và cử Miller đi thay. Kết quả Khánh từ chức ngày 24/2 và được cử đi làm đại sứ lưu vong. Đại tá Lê Văn Nhiều, giám đốc Trung ương Tình báo của Khánh cũng xin đi lưu vong với Khánh. Tướng Trần Văn Minh nắm tư lệnh quân đội thay tướng Thiệu để Thiệu nắm chức Chủ tịch Hôi đồng Quân Lực thay tướng Khánh .

Chính phủ dân sự Khánh để lại hoàn toàn bất lực. Tình hình nông thôn bi đát hơn trong khi tướng Trần Văn Minh cũng không tỏ ra khá hơn gì mấy ông tướng khác.

Trước tình trạng này giới chức cao cấp của Hoa Kỳ có ý tổ chức liên quân Mỹ-Việt để thống nhất lãnh đạo và các đơn vị quân đội Việt Nam sẽ hành quân chung với quân đội Mỹ. Chương trình này không được thực hiện.

Trả đũa vụ oanh tạc Bắc Việt sau vụ đánh căn cứ Không quân Pleiku, cộng sản đánh bom một căn cứ Mỹ tại Quy Nhơn giết 23 lính Mỹ. Ngày 2/3/65 Hoa Kỳ quyết định oanh tạc thường xuyên Bắc Việt trong một chiến dịch mang tên là Chiến Dịch Sấm Động (Operation Rolling Thunder), và ngày 8/3/65 các đơn vị Thủy Quân Lục chiến Hoa Kỳ đổ bộ lên Đà Nẵng.

Quân đội Mỹ gia tăng quân số tại Việt Nam làm nhẹ gánh cho quân đội VNCH và CIA bắt đầu dùng các đường giây dân sự để thẩm định khả năng của tướng Trần Văn Minh và tướng Lê Nguyên Khang, tư lệnh TQLC và 8 tướng khác (ghi chú: tài liệu không ghi danh).

Nhân vật chính trong đường giây này là thủ tướng Phan Huy Quát.

Lúc này Việt Cộng đẩy mạnh chiến dịch khủng bố. Hôm 29/3 một xe bom nổ cạnh tòa đại sứ Hoa Kỳ làm thiệt mạng một thư ký và cơ sở trưởng CIA Sài Gòn Peer de Silva bị thương. Peer de Silva được đưa về Mỹ điều trị. Phó trưởng phòng là Gordon Jorgensen thay. Jorgensen sinh ở Nhật khi bố mẹ đi truyền giáo ở đó. Ông gia nhập ngành tình báo quân đội trong Thế chiến 2 và gia nhập CIA năm 1953 ở cấp bậc Trung tá. Năm 1960, Jorgensen làm trưởng phòng CIA ở Lào. Sau đó trở về Langley phụ trách tổ chức các lực lượng bán quân sự trước khi được thuyên chuyển đến Việt Nam cuối năm 1963.

Thời gian trước khi tướng Khánh đi lưu vong CIA biết Khánh có tiếp xúc với Hà Nội và Mặt Trận Giải Phóng (MTGP). Tháng 4/65 Lucien Conein đến gặp Khánh ở New York và hỏi Khánh về các quan hệ này. Khánh nhận có những tiếp xúc này qua Đại Tá Lê Văn Nhiều. Khánh nói nếu Washington định tiếp xúc với Hà Nội và xâm nhập MTGP Khánh có thể nối lại đường giây. CIA cũng cử Al Spera gặp đại tá Nhiều tại Mỹ vào mùa hè 1965 để lấy thêm tin tức. Nhưng không thấy CIA đá động gì đến vụ này nữa.

Tháng 6 các tướng trẻ giải tán chính phủ dân sự và thành lập Hội Đồng Lãnh Đạo Quốc gia do tướng Nguyễn Văn Thiệu làm chủ tịch (tương đương với quốc trưởng), và tướng Kỳ giữ chức chủ tịch Ủy ban Hành Pháp Trung ương (tức Thủ tướng).

Theo CIA, rất khó phán đoán Thiệu vì ông ta kín đáo và trong thành phần phụ tá cận kề của ông ít có người giao tiếp với CIA. Nhận định chung của CIA Thiệu là người thận trọng, đa nghi quá mức cần thiết và kỵ người ngoại quốc (xenophobic).

Trái lại, Kỳ rất dễ biết vì có nhiều nhân sự thân cận Kỳ có quan hệ với CIA.Theo CIA Kỳ là một phi công giỏi, có khả năng lôi kéo người khác theo mình (charismatic), nhưng không có kinh nghiệm hành chánh và thích làm chuyện giật gân nguy hiểm. Kỳ thích uống rượu, đánh bạc và ve gái. Một nguồn tin nói rằng sau khi bị ông Diệm tạm giữ một thời gian do vụ hai phi công thưộc Không quân bỏ bom dinh Độc Lập ngày 2/1/1962, ông Kỳ nói ông khoái những vụ bỏ bom như vậy vì tính gay cấn của nó chứ không phải vì chính trị.

Ông Kỳ làm việc hết mình ở chức vụ thủ tướng. Ông đưa ra một chương trình chiến tranh 26 điểm, nhưng tình hình chiến tranh không thấy xoay chuyển. Lúc này Hoa Kỳ có 50.000 quân tại Việt Nam và từ tháng 5/65 tổng thống Johnson cho phép quân đội Hoa Kỳ trực diện đánh nhau với quân đội Bắc việt. Ngày 21/6 Jorgensen gặp thủ tướng Nguyễn Cao Kỳ thuyết trình cho Kỳ biết chương trình tình báo và sự tiến triển của chương trình bình định. Nhân dịp này Kỳ yêu cầu CIA thông báo kịp thời cho ông nếu có âm mưu đảo chánh.

Sau khi chính phủ Phan Huy Quát sụp đổ, CIA rất lo ngại phản ứng của khối Phật Giáo Ấn Quang. Ấn Quang vốn có cảm tình với chính phủ của thủ tướng Quát. Mặt khác, Thượng Tọa Thích Trí Quang vốn không tin ông Thiệu và ông Kỳ, nay thấy Hoa Kỳ ủng hộ chính phủ Thiệu-Kỳ nên quan hệ giữa Phật giáo và tòa đại sứ Hoa Kỳ trở nên lạt lẽo.

Lúc này nhiệm kỳ đại sứ Maxwell Taylor vừa tròn một năm, và ông ta – do căng thẳng giữa ông với các tướng lãnh ở Sài gòn, và sự phản đối của ông đối với chính sách dùng quân đội Mỹ tác chiến tại Việt Nam - không được tổng thống Johnson mời ở lại. Ngày 8/7/65 ông từ chức đại sứ và cựu đại sứ Henry Cabot Lodge trở lại Sài gòn thay thế ông.

Sự trở lại của ông Lodge không cải thiện quan hệ với khối Ấn Quang vì đại sứ Lodge không muốn CIA dính líu nhiều đến chuyện chính trị nội bộ của Việt Nam. Một bất đồng ý kiến khác: khối Ấn Quang đòi hỏi tổ chức bầu cử để hợp pháp hóa chính quyền miền Nam trong khi đại sứ Lodge cho rằng tình hình chiến tranh không cho phép tổ chức bầu cử.

Để ve vãn khối Ấn Quang, CIA liên lạc với thầy Trí Quang hứa giúp tài chánh để Ấn Quang thực hiện chương trình đào tạo tăng ni nếu Ấn Quang không dùng số tiền này vào công việc chống chính phủ. Trao đổi qua lại đến tháng 8/65 Ấn Quang đồng ý nhận sự trợ giúp của CIA. Sự trợ giúp này từ tháng 5 đến tháng 12/1965 tổng cọng gồm 2 triệu đồng (tương đương với thời giá 12.500 mỹ kim).

Chiến dịch bỏ bom Bắc Việt và sự tham chiến của quân đội Hoa Kỳ giúp tình hình quân sự của miền Nam trở nên sáng sủa. Lợi dụng tinh hình này CIA đẩy mạnh chương trình bình định. Trên danh nghĩa Hoa Kỳ chỉ cố vấn các giới chức Việt Nam, nhưng trên thực tế CIA điều hành trực tiếp chương trình bình định từ cấp tỉnh trở xuống.


CIA và các ông Tướng

(Phần 3)

Chương 3: Hoa Kỳ tìm đường rút lui

Chương 4: Trận tấn công Mậu Thân và nỗ lực của Hoa Kỳ chính trị hóa cuộc

chiến Việt Nam.

Hoa Kỳ tìm đường rút lui:

Tháng 3, 1965 khi Trung đoàn 3 TQLC Hoa Kỳ đổ bộ lên Đà Nẵng, quân số Hoa Kỳ tại Việt Nam là 27.000 người. Ngày 6/4 quân Mỹ bắt đầu hành quân đánh nhau với quân Bắc việt. Tháng 5 Lữ đoàn 173 Dù tới. Và vào tháng 6 năm 1966 quân số Hoa Kỳ tại Việt Nam lên đến 285.000 người.

Mùa hè năm 1965, trước khi tổng thống Johnson cho đưa quân đến Việt Nam, bộ Ngoại giao Hoa Kỳ yêu cầu CIA dò dẫm tìm xem có sự bất hòa nào giữa Mặt trận Giải phóng miền Nam (MTGP) với Hà Nội không để mở đường thương thuyết, nhưng Phó giám đốc CIA Richard Helm cho rằng đó là một ý kiến thiếu thực tế, vì sự dọ dẫm qua một nước thứ ba không thể giữ kín và sẽ làm cho Hà Nội cũng như Sài gòn nghĩ rằng nỗ lực bảo vệ miền Nam của Hoa Kỳ đã suy mòn. Mãi một năm sau CIA mới thực sự mở đường dò tìm.

Trong khi đó lực lượng Phật giáo tại Huế mở màn cuộc tranh đấu phản đối chính phủ Nguyễn Cao Kỳ khi Kỳ định bổ nhiệm một Hội đồng nghiên cứu Hiến pháp thay vì tổ chức bầu cử một Quốc hội Lập hiến viết Hiến Pháp đặt căn bản cho sự thành hình một chính phủ dân sự.

Thời gian này nội bộ quân đội VNCH chia rẽ nhau. Nhóm sĩ quan Công giáo và trung thành với cựu tổng thống Ngô Đình Điệm chống nhóm ghét-Diệm và Đại Việt, và hai nhóm này cùng chống lại nhóm sĩ quan thân Phật giáo chủ trương trung lập. Tướng tư lệnh Vùng I chiến thuật có khuynh hướng thiên phe Phật giáo chống Kỳ. Lo ngại sự bất hòa nội bộ quân đội làm tổn thất nỗ lực chiến tranh, CIA và các tướng Westmoreland, tư lệnh quân đội Mỹ và tướng Lewis W. Walt chỉ huy TQLC Hoa Kỳ tại vùng địa đầu phải đứng ra hóa giải.

Thủ tướng Nguyễn Cao Kỳ thay tư lệnh này đến tư lệnh khác tại Vùng I vẫn không làm yên được tình hình chống đối chính quyền trung ương của Phật giáo. Ngày 19/5 Thiệu và Kỳ đưa quân ra Đà Nẵng nhanh chóng chiếm các chùa và doanh trại quân sự do phe chống đối chiếm. Tuy nhiên phong trào chống chính quyền vẫn chưa bị dập tắt, và tòa đại sứ Mỹ lo ngại dư luận quần chúng Hoa Kỳ sẽ bất lợi cho cuộc chiến tranh vì lúc này quân đội Mỹ đang lãnh phần hành quân.

Tại Huế, cuộc tranh đấu có màu sắc chống Mỹ. Các Phật tử biểu tình trước tòa lãnh sự Mỹ và đốt phòng thông tin Hoa Kỳ. Đại sứ Lodge hốt hoảng trước biến chuyển này và ông đánh điện báo cáo cho tổng thống Johnson rằng có những dấu hiệu “hiển nhiên” cho thấy cộng sản đã xâm nhập Phật giáo. Trong hồi ký của Peer de Silva, ông ta cũng dùng những danh từ nặng nề kết án Thượng Tọa Trí Quang, và William Colby cũng vậy. Tuy nhiên theo CIA về mặt tình báo không có thông tin nào vững chắc chứng tỏ rằng phong trào tranh đấu của Phật giáo do cộng sản chủ mưu. Cuối tháng 6, Kỳ dẹp tan nhóm quân nhân chống đối ở miền Trung và ổn định tình hình. CIA cũng chấm dứt chương trình trợ cấp cho thầy Trí Quang.

Giữa năm 1966 khi chính phủ Nguyễn Cao Kỳ tổ chức bầu cử quốc hội lập hiến, CIA lại liên hệ với các ông tướng trong việc yểm trợ ngân khoản vận động . Qua yêu cầu của tướng Nguyễn Ngọc Loan, Giám đốc cảnh sát quốc gia và An ninh quân đội, với sự đồng ý của đại sứ Lodge, ngày 25/8 CIA cấp cho Loan 10 triệu đồng (tương đương 85.000 mỹ kim) để bù vào ngân khoản của cảnh sát Loan đã dùng để yểm trợ cuộc vận động tranh cử của các ứng cử viên thân Kỳ. Sau đó John Hart đến Sài gòn thay cho Gordon Jorgensen làm trưởng cơ sở CIA Sài gòn.

Hart muốn làm việc sát với các tướng hơn, và giữa tháng 11 đã yêu cầu Langley cấp 14 triệu đồng cho Loan để củng cố vị trí của Kỳ. Loan nói Kỳ cần số tiền này để tránh sự xoi mói của các tướng trong Hội đồng Lãnh đạo Quốc gia rằng Kỳ đã dùng quỹ đen của văn phòng thủ tướng cho mục tiêu chính trị, và sự xoi mói này đang đe dọa vị trí của Kỳ.

Langley không chấp thuận đề nghị của John Hart vì nghi ngờ Loan và đề nghị thay thế Loan. Số tiền 10 triệu đồng đã giúp Loan chỉ làm cho Kỳ bớt lúng túng (trước sự nhòm ngó của Hội đồng Lãnh đạo) nhưng đã không giúp ích gì vào kết quả cuộc bầu cử. Hai ứng cử viên thân Kỳ tại Đà Nẳng đều thất cử.

Tướng Nguyễn Ngọc Loan là một sĩ quan thông minh, quyền biến và tuyệt đối trung thành với Kỳ, nhưng Loan có tính độc lập ít nghe lời cố vấn của Hoa Kỳ và đôi khi có tác phong rất “hề” như đi làm mặt đồ trận, chân đi dép cao su và không bao giờ đúng hẹn, và đặc biệt coi thường quyền cá nhân của người khác và xem thường các chương trình của chính phủ để thu phục lòng dân. John Hart sau này nhận xét rằng, Hart thích tính của Loan dù chưa có lần nào Loan nghe lời ông ta, và có lẽ Loan là giới chức Việt Nam duy nhất dám thẳng thắn nói với giới chức Hoa Kỳ rằng ông không đồng ý khi ông không đồng ý việc gì. Khi Langley tính thay thế Loan, CIA và tòa đại sứ Hoa Kỳ đứng trước một vấn đề nan giải là ai có khả năng thay Loan. Hart nói rằng nếu Hoa Kỳ muốn ủng hộ Kỳ thì không thể thay thế Loan. Loan đã chứng tỏ rất hữu ích trong hai nỗ lực của CIA trong năm 1967 là: (1) Phát triển một đường giây tiếp xúc với thành phần MTGP có khả năng độc lập với Hà Nội và (2) Duy trì sự ổn định của chính phủ Kỳ.

Hoa Kỳ có ý tìm một giải pháp chính trị cho cuộc chiến Việt Nam từ mùa Xuân năm 1966 khi John Hart đến Sài gòn thay thế Peer de Silva. Hart cho mở một phòng (gọi là Viet Cong Branch) chuyên lo việc tìm đường giây tiếp xúc với MTGP không qua các thông tin từ phía VNCH. Đến cuối năm 1966 văn phòng này đã mở được vài đường giây.

Tại Washington, từ đầu năm 1966 bộ trưởng quốc phòng McNamara đã nghĩ cuộc chiến không thể thắng bằng quân sự và tổng thống Johnson đã có khuynh hướng tìm một giải pháp chính trị. Tổng thống Johnson bổ nhiệm đại sứ W Arerell Harriman làm đại sứ hòa bình (Ambassdor for Peace).

Qua tin tức cung cấp bởi một nhân viên người Việt làm việc với phái bộ viện trợ kinh tế Mỹ tại Sài gòn, Washington tưởng rằng đã có điều kiện cho luật sư Nguyễn Hữu Thọ (chủ tịch MTGP) bỏ MT và ra lệnh cho tòa đại sứ Hoa Kỳ chuẩn bị một chiếc máy bay cho Thọ bay sang Cam bốt. Được lệnh chuẩn bị máy bay, CIA cho điều tra và khám phá ra đây là tin “dỏm”. Sau vụ này CIA tìm cách tiếp xúc với con gái của Thọ ở Sài gòn, nhưng cô ta nói cha con cô bất hòa và cô không chịu hợp tác.

Trong nỗ lực tiếp xúc với MTGP, CIA tìm cách tiếp cận với Trần Bửu Kiếm, ủy viên ngoại giao của MTGP, một người – theo hồ sơ CIA – có tư tưởng phóng khoáng và vợ của Kiếm đang bị cảnh sát của Loan giam giữ. CIA và đại sứ Lodge đề nghị Việt Nam trả tự do cho bà ta để lấy lòng Kiếm. Sự tiếp xúc này cũng là một cách đo lường xem MTGP và lực lượng quân sự của MT có độc lập với Hà Nội không và nếu có thì độc lập đến mức độ nào. Ngày 28/1 thủ tướng Nguyễn Cao Kỳ cho đại sứ Lodge biết Việt Nam đồng ý kế hoạch tiếp xúc (mặc dù Kỳ biết khởi đầu Hoa Kỳ thực hiện việc tiếp xúc này sau lưng Kỳ). Russ Miller, phụ tá của John Hart sắp xếp vụ trao đổi tù nhân với Kỳ và Loan. Ngày 16/2 Loan giao bà Phạm thị Yến (vợ của Trần Bửu Kiếm ) cho CIA. Sau vài ngày tẩm bổ cho lại sức CIA làm việc với bà Yến và bà tiết lộ bà đồng ý một giải pháp chính trị hơn là giải pháp quân sự của Hà Nội. Bà Yến nói bà không tin có sự bất hòa nào giữa MTGP và Hà Nội. Bà từ chối đề nghị của CIA lén mang radio để liên lạc, nhưng hứa sẽ chuyển thư hay lời nhắn gì của CIA đến chồng bà. Russ Miller đích thân hộ tống bà Yến đến biên giới Miên-Việt trong tỉnh Tây Ninh ngày 28/2 và giao cho MT tại đó. Trong hai tháng CIA không được hồi âm. Ngoài Trần Bửu Kiếm, CIA còn mở đường tiếp xúc qua tướng Dương Văn Minh, khi đó đang lưu vong ở Bangkok. CIA muốn ông Minh tiếp xúc với người em là Dương Văn Nhựt, sĩ quan cao cấp trong quân đội Bắc Việt. Minh từ chối yêu cầu này nói rằng tuy là anh em, nhưng mỗi người một lý tưởng khác nhau.

Ngày 1/4/67, Quốc hội Lập hiến thông qua bản Hiến pháp và dự trù bầu tổng thống vào mùa Thu. Ngày 1/5/67 đại sứ Ellworth Bunker đến Sài gòn thay Lodge. Ông Bunker tích cực can thiệp vào cuộc bầu cử mà CIA đã chuẩn bị sân chơi từ tháng 2/67 khi yêu cầu Kỳ thành lập một MT đoàn kết quốc gia để chuẩn bị ra ứng cử tổng thống. Tướng Westmoreland và đại sứ Bunker có ý ủng hộ Thiệu. Trong khi đó Washington muốn Hoa Kỳ giữ thái độ trung lập giữa Thiệu và Kỳ. Tháng 3/67 một nhà xuất bản Hoa Kỳ đề nghị xuất bản một cuốn sách cho Kỳ. CIA muốn nhân dịp này yêu cầu Kỳ công khai xác định lập trường hợp tác với Hoa Kỳ, đồng thời (để tăng uy tín của Kỳ) đề nghị Kỳ tuyên bố tặng tiền bán sách cho các cơ sở từ thiện. Dự tính này rơi vào quên lãng. Ngày 12/5 Kỳ tuyên bố ra ứng cử tổng thống.

Tháng 5/1967 Loan đi công tác Hoa Kỳ và công khai nói rằng tại sao Kỳ không thể dùng bộ máy chính quyền trong tay để vận động tranh cử. Phó giám đốc CIA Richard Helm và giám đốc Cục Viễn Đông của CIA William Colby nguội lạnh trước ý kiến này và lưu ý Loan nên để tâm đến việc tiếp xúc với MTGP. Loan không phản đối và đề nghị CIA cứ làm việc đó với đường giây riêng của mình.

Việc Loan muốn dùng thế chính phủ vận động cho Kỳ, trong khi tòa đại sứ Hoa Kỳ muốn giữ thế trung lập giữa Thiệu và Kỳ buộc đại sứ Bunker tìm cách vận động cách chức Loan. Nhưng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ chỉ muốn dùng Kỳ bảo Loan không nên làm quá trớn.

Miller gặp Kỳ ngày 21/6 để áp lực. Kỳ hứa sẽ nói với Loan và sẽ chuyển chức vụ giám đốc An ninh Quân đội (của Loan) cho người khác. Trước đó Miller đã dùng hai đàn em thân tín của Kỳ (làm việc cho CIA) gặp Kỳ đề nghị Kỳ nên triệu tập các tỉnh trưởng và quận trưởng toàn quốc về họp và chỉ thị không được dùng thế chính quyền để ủng hộ Kỳ để chứng tỏ Kỳ không lạm dụng quyền lực. Trong buổi gặp này Kỳ nói với Miller rằng Kỳ có sáng kiến sẽ triệu tập các tỉnh, quận trưởng cũng với với mục đích như vậy. Miller biết “sáng kiến” này đến từ đâu!

Đại sứ Bunker hài lòng với cách thức gián tiếp “thuyết phục Kỳ” như vậy để thực hiện bề ngoài trung lập theo chỉ thị của bộ Ngoại giao.

Nhưng một biến chuyển bất ngờ xẩy ra (?). Hội đồng tướng lãnh Việt Nam sau 2 ngày họp, ngày 30/8/67 tuyên bố đã ép Kỳ đứng phó cho liên danh Thiệu-Kỳ để tránh chia rẽ quân đội. Kỳ giải thích quyết định này trong riêng tư rằng ông làm vậy vì “quyền lợi quốc gia” và rằng ông Thiệu đồng ý sau khi đắc cử mọi quyền hành đều giao cho Kỳ (như Kỳ là tổng thống) và Thiệu chỉ là tổng thống làm vì.

Ngoài liên danh Thiệu-Kỳ còn có nhiều liên danh dân sự trong đó có liên danh của ông Trần Văn Hương là nổi bật nhất. Hoa Kỳ không muốn thấy một tổng thống dân sự nhưng vẫn tỏ ra trung lập giữa hai ứng cử viên Thiệu và Hương. Ngày 21/6 Kỳ gặp Miller và đề nghị cử Nguyễn Xuân Phong, một nhân vật thân CIA và là một viên chức trong bộ máy tranh cử của liên danh Thiệu-Kỳ làm trung gian giữa liên danh Thiệu-Kỳ với CIA. Phong có nhiệm vụ thông báo cho Miller mọi kế hoạch tranh cử của liên danh và nhận đề nghị của Miller. Ngày 20/7 Phong báo cáo với Miller rằng Thiệu sẵn sàng đóng vai trò phụ sau khi đắc cử như Kỳ đã nói trước đây. Và qua Phong, trong tháng 7/67 Kỳ nhận của Hoa Kỳ 5 triệu đồng để tổ chức một Mặt Trận tôn giáo và chính trị ủng hộ liên danh quân nhân.

Dù yểm trợ như vậy, CIA vẫn lo ngại liên danh Thiệu-Kỳ có thể thất cử, nên đồng ý với đề nghị của Phong để cho Loan dùng cảnh sát công an “vận động” phiếu cho Thiệu-Kỳ trong những vùng Thiệu-Kỳ có khả năng không có phiếu. Ngày 26/7 Miller chuyển cho Phong một cương lĩnh vận động tranh cử (sau khi đại sứ Bunker đã duyệt) gồm hứa tăng lương cho quân nhân và công chức, chống tham nhũng và phát triển đời sống vùng nông thôn. Kỳ đồng ý và hình như không thông báo gì cho Thiệu. Kỳ yêu cầu Hoa Kỳ yểm trợ thêm tiền và dọa rằng nếu Hoa Kỳ không giúp Kỳ phải dùng Loan “mượn tiền” nơi một số người. Dù vậy Hoa Kỳ vẫn không giúp thêm, và vài ngày sau Phong cho Miller biết Kỳ đã giải tỏa 8 triệu đồng cho bộ máy tranh cử trong vùng đồng bằng sông Cửu Long. Tiền đâu ra ? CIA thắc mắc thì Phong cho biết tiền do Loan xoay. Đại sứ Bunker còn một đề nghị sau cùng là Kỳ từ chức thủ tướng 2 tuần trước ngày bầu cử, nhưng Kỳ thẳng thừng gạt bỏ ý kiến của Bunker.

Giữa tháng 8/67 liên danh Trần Văn Hương yêu cầu Hoa Kỳ yểm trợ tài chánh tranh cử. Đã giúp liên danh Thiệu-Kỳ, đại sứ Bunker muốn giúp Hương để giữ thế trung lập, nhưng Washington không thuận.

Một điều đáng ghi nhận là trong cuộc tranh cử, Thiệu âm thầm để Kỳ và Loan tự do làm việc với tòa đại sứ Mỹ qua trung gian Nguyễn Xuân Phong.

Ngày 3/9/1967 Thiệu-Kỳ thắng cử với 35% số phiếu bầu. một kết quả quá khiêm nhường so với ưu thế của liên danh quân đội. CIA cho rằng có lẽ nhân viên các cấp bỏ tiền vận động vào túi thay vì dùng để vận động.

Sau cuộc bầu cử người ta thấy Thiệu không im lặng như trước bầu cử và không đóng vai trò phụ cho Kỳ như mọi người tưởng. Hoa kỳ lo ngại sự thể này có thể làm Kỳ từ chức Phó tổng thống hay tệ hơn là công khai kèn cựa với Thiệu tổn hại đến tinh thần quân đội và nỗ lực chiến tranh.

Đụng chạm đầu tiên: Đài truyền hình NBC muốn phỏng vấn Thiệu và Kỳ trong chương trình “Meet The Press”. Thiệu nói với NBC chỉ cần phỏng vấn tổng thống là đủ. Kỳ nổi giận và Miller phải tìm cách khuyên Kỳ tự chế.

Trong khi đó Hart lo việc vận động Quốc hội Lập hiến hợp thức hóa kết quả bầu cử và dọn đường làm việc với Thiệu. Mười ngày sau Miller gặp Thiệu và Thiệu đồng ý nhận Miller làm trung gian giữa phủ tổng thống với tòa đại sứ. Ngày 2/10 Quốc hội Lập hiến hợp thức hóa sự đắc cử của liên danh Thiệu - Kỳ và ngày 31/10 tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và Phó tổng thống Nguyễn Cao Kỳ tuyên thệ nhậm chức.

CIA cũng bắt đầu bận rộn chuẩn bị cuộc bầu cử quốc hội dự trù tổ chức vào tháng 12/1967. Bộ Ngoại giao Mỹ đồng ý chi 3.000 mỹ kim cho mỗi đối tượng dân biểu thân Hoa Kỳ (Bunker chỉ đề nghị $1.500 mỹ kim).

Sáu tuần lễ trước đó Loan bắt được một đường giây với MTGP do việc cảnh sát bắt được một cán bộ cấp thấp của MT là Trương Đình Tòng. Anh ta mang một lá thư của Trần Bạch Đằng gởi đại sứ Bunker đề nghị trao đổi tù nhân. Đại sứ Bunker yêu cầu Thiệu giúp đồng thời làm việc với Loan. Ngày 9/7/67 Loan giao Trương Đình Tòng cho CIA để trả về Cục R theo đường Củ Chi. Hơn 10 ngày sau Tòng trở lại mang thư của Trần Bạch Đằng cho biết sẵn sàng nói chuyện với Hoa Kỳ về việc trao đổi tù nhân. CIA trang bị dụng cụ liên lạc cho Tòng (để tránh việc đi qua đi lại dễ bị lộ) và ngày 28/9 CIA đưa Tòng về cục R qua biên giới Việt Miên. CIA yêu cầu tướng Westmoreland ngưng tấn công trong vùng đó 24 giờ để bảo đảm an toàn cho Tòng.

MTGP không dùng dụng cụ liên lạc do CIA cung cấp. Ngày 25/10 Tòng trở lại mang thư cho biết ngoài việc trao đổi tù nhân MT sẵn sàng trao đổi các vấn đề khác nhưng khẳng định không nói chuyện với chính quyền của tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Thời gian này Phó tổng thống Hubert Humphrey viếng Sài gòn và ông tỏ ra quan tâm nhiều đến việc móc nối với MTGP hơn là để thì giờ hỏi han sự tiến triển của chương trình bình định.

Ngày 4/11 đại sứ Bunker đích thân thông báo tổng thống Thiệu về cuộc tiếp xúc với MTGP. Hôm sau 5/11 Miller gặp Thiệu để bàn vào chi tiết kế hoạch. Thiệu đồng ý để Loan làm việc với CIA về mặt kỹ thuật, riêng ông ta sẽ quyết định mặt chính trị. Hoa Kỳ cảm thấy khó khăn khi cùng làm việc với Thiệu và Loan để thảo bức thư trả lời cho MTGP. Thiệu lo rằng việc liên lạc với MTGP dù có chính phủ Việt Nam tham dự hay không cũng đều làm mất tư thế chính trị của chính phủ Việt Nam nếu bị tiết lộ. Thật ra đã có sự tiết lộ và CIA nghi Loan là thủ phạm. Loan dọa từ chức cho rằng tổng thống Thiệu bổ nhiệm nhiều nhân vật thân cộng vào chính phủ làm trở ngại chương trình “chống cộng sản phá hoại” (subversion) của ông .

Ở mức độ kỹ thuật, thời gian này, có sự bất đồng ý kiến giữa Loan và Hoa Kỳ. Loan chỉ đồng ý trả tự do cho Tòng và người mang thư đầu tiên của Trần Bửu Kiếm, trong khi Hoa Kỳ muốn trả tự do cho 10 tù nhân trong danh sách của MTGP. Được Miller thông báo chi tiết, tổng thống Thiệu cho rằng người Mỹ quá “ngây thơ” đối với cộng sản và cho rằng việc trao đổi tù nhân sẽ làm giảm uy tín của ông đối với quân đội và nhân dân miền Nam.

Đầu tháng 12/67 Bunker đích thân gặp Thiệu và thuyết phục Thiệu đồng ý trả tự do cho 3 người gồm bà Mai Thị Vàng, vợ của Trần Bạch Đằng, Tòng và người mang thư đầu tiên của Kiếm. Tòng và người mang thư của Kiếm được trả tự do tại phía Tây Sài gòn trong vùng cộng sản kiểm soát. Riêng bà Vàng sau thời gian dưỡng sức, CIA đưa bà đến căn cứ Củ chi, từ đó bà theo một đoàn xe của quân đội Mỹ đi Tây ninh và được thả dọc đường, nơi có hẹn trước vào ngày 5/1/68. Ngày 18/1 Tòng trở lại cho biết MTGP sẽ trả tự do cho 2 tù nhân Mỹ và 14 tù nhân Việt Nam.

Ngày 30/1, cộng sản mở cuộc tấn công Mậu Thân, nhưng Hoa Kỳ vẫn không lơ là theo dõi việc trao trả tù nhân. Ngày 3/2 Miller gặp Thiệu yêu cầu Thiệu thả thêm tù nhân đế đáp lễ MTGP. Theo một danh sách của Miller cộng sản đã trả tự do cho 70 quân nhân Mỹ Việt trong khi phía Việt Nam mới thả 40 tù nhân bị thương và bệnh hoạn. Miller áp lực Thiệu rằng Washington (ý là tổng thống Johnson) hết sức quan tâm đến vụ trao đổi tù nhân này.

Hy vọng Kỳ có thái độ hợp tác với Hoa Kỳ (về việc tiếp xúc với MT qua việc trao đổi tù nhân) hơn tổng thống Thiệu, ngày 8/2 Miller gặp Kỳ và cho Kỳ biết – theo Tòng – cộng sản đánh trận Mậu Thân là để tạo điều kiện cho cuộc thương thuyết nên Việt Nam nên thả thêm tù nhân.

Kỳ hứa sẽ thảo luận thêm với Thiệu. Sau đó ngày 22/2/68 Tòng và 4 tù nhân khác được trao trả cho cộng sản. Tòng không bao giờ trở lại Sài gòn nữa và cuộc trao đổi tù nhân với MTGP chấm dứt.

Mấy tháng sau cuộc thương thuyết tìm một giải pháp chính trị cho Việt Nam chính thức chuyển sang bàn hội nghị tại Paris.

Trận tấn công Mậu Thân và nỗ lực của Mỹ chính trị hóa cuộc chiến Việt Nam

Khoảng tháng 12/67 tình báo Hoa Kỳ đoán biết cộng sản sắp mở một cuộc tấn công. Và cuộc tấn công đã diễn ra tại Sài gòn ngày 31/1 vào lúc ngưng bắn nhân dịp Tết Mậu Thân. Cộng sản không lật đổ được chính phủ Việt Nam như dự tính, nhưng làm trì trệ chương trình bình định nông thôn của Việt Nam. Tướng Westmoreland xin thêm quân số mặc dù lúc đó Hoa Kỳ đã có 495.000 binh sĩ tại Việt Nam.

Sự thể tình báo Hoa Kỳ không nắm được tin tức chính xác trước một cuộc tấn công rộng lớn toàn quốc như vậy làm cho CIA rất lúng túng. CIA chỉ biết vài tin tức và không đủ để có một bức tranh tổng quát. Do tin từ tỉnh Long An, CIA biết cộng sản định dùng cuộc tấn công để áp lực Sài gòn thành lập chính phủ liên hiệp với sự tham dự của MTGP. Do tin tức từ Nha Trang, CIA biết cộng sản dự tính chiếm Pleiku và Kontum. Hai ngày trước cuộc tấn công CIA biết thêm tin cộng sản cho thành lập 6 phân khu quanh Sài gòn, nhưng không đoán ra đó là sự chuẩn bị của cộng sản để đánh vào Sài gòn.

Trước các tin tình báo này Westmoreland cho chuyển mấy tiểu đoàn quân Mỹ về vùng Sài gòn và ra lệnh quân đội báo động. Ngày 29/1 tình báo Việt Nam biết rõ rằng cộng sản sẽ tấn công vào dịp Tết. Nhưng đã quá trễ để ban hành thêm những biện pháp đối phó. Một số quân nhân đã đi nghỉ phép nhân cuộc hưu chiến Tết. Và Hà Nội đã có lợi thế “bất ngờ chiến thuật”.

Khi quân đội VNCH và quân đội Mỹ đã chận đứng được cuộc tấn công của cộng sản, George Carver thuộc trung ương CIA phụ trách Việt Nam và ban tham mưu của ông bắt đầu bắt tay vào việc phân tích sự mạnh yếu quân sự và chính tri của Hà Nội và VNCH qua cuộc tấn công và phản công. Sau khi đúc kết George Carver đưa ra một kế hoạch chấn chỉnh rộng lớn mang tên là “Operation shock”. CIA nhận định rằng quân đội VNCH thắng về mặt quân sự vì đã gây tổn thất lớn cho quân đội cộng sản và tiêu diệt được hạ tầng. Nhưng sự việc cộng sản có thể giữ kín chi tiết một cuộc tấn công như vậy cho thấy VNCH chưa tranh thủ được sự ủng hộ của quần chúng nông thôn. Và trận tấn công Tết Mậu Thân đã tạo một cú “shock” lớn đối với chính quyền, báo chí và dư luận dân chúng Mỹ.

Phúc trình của George Carver kết luận rằng tâm lý của tướng lãnh Việt Nam là ỷ lại vào Mỹ nên VNCH không có chương trình vận động và tranh thủ quần chúng, và các tướng chỉ đánh giặc cầm chừng. CIA nhận định rằng cần thay đổi tức khắc tâm lý nguy hiểm này và cần chọn người có khả năng để giao trách nhiệm.

Hoa Kỳ đề nghị tổng thống Thiệu giao các bộ Quốc Phòng, Nội vụ và Phát triển nông thôn cho tướng Nguyễn ĐứcThắng. Và giao cho Kỳ thực hiện một chương trình thanh lọc sĩ quan và công chức cấp cao tham nhũng và bất tài và thành lập một Mặt Trận chính trị có căn bản quần chúng gồm mọi thành phần không cộng sản.

Hoa Kỳ dự tính yêu cầu Thiệu hoàn tất chương trình trong 100 ngày với sự giúp đỡ vật chất của Hoa Kỳ ngoài các chương trình viện trợ hiện hữu. Hoa Kỳ tính rằng sau 100 ngày nếu Thiệu không làm được Hoa Kỳ sẽ (1) áp lực Thiệu từ chức để thay thế bằng một nhân vật có khả năng, (2) Hoa Kỳ có thể oanh tạc Bắc Việt và mở đường thương thuyết với Hà Nội để chuẩn bị rút quân (3) Xem MTGP là một thực thể chính trị để tiến đến sự thành lập một chính phủ liên hiệp. Phó giám đốc CIA Richard Helm gởi bản phúc trình đến các cơ sở có trách nhiệm hoạch định chính sách về Việt Nam, nhưng không thấy cơ sở nào chính thức trả lời. Ngoại trừ những bồ câu như phụ tá bộ trưởng ngoại giao Nicolas Katzenback và thứ trưởng quốc phòng Paul Nitze khen bản phúc trình, trong khi những diều hâu như Walt Rostow ở bộ Ngoại giao và tướng Earl Wheeler Tham mưu Trưởng Liên quân thì chê, cho rằng thiếu thực tế.

Bản phúc trình George Carver rơi vào sự quên lãng.Tuy nhiên bản điều nghiên này của trung ương CIA là bản điều nghiên thấu triệt và dứt khoát nhất của Hoa Kỳ đối với cuộc chiến Việt Nam sau trận Mậu Thân. Nó ảnh hưởng lớn đến quyết định của tổng thống Johnson ngày 31/3/68 khi ông tuyên bố ngưng dội bom một phần Bắc Việt, đề nghị với Hà Nội mở cuộc thương thuyết và không ra ứng cử tổng thống nhiệm kỳ 68-72 nữa.

Tại Việt Nam CIA ghi nhận quân đội VNCH đã chiến đấu anh dũng và chận đứng được âm mưu thúc dân nổi dậy của cộng sản, và cho rằng bản điều nghiên của George Carver và ban tham mưu của ông không sát với thực tế. Trước sự đứng vững của chính phủ Thiệu và tổn thất lớn lao của quân đội cộng sản dân chúng miền Nam có vẻ yên tâm hơn. Và đại sứ Bunker thuyết phục tổng thống Thiệu nên nhân cơ hội lên tiếng động viên thêm nữa tinh thần nhân dân miền Nam và ban bố những biện pháp quân sự và tuyên truyền vận động quần chúng.

Nhược điểm trầm kha của miền Nam là không nhân sự có khả năng để giúp người lãnh đạo. Người có chút uy tín lúc đó là Thượng nghị sĩ Trần Văn Đôn, cựu tướng lãnh, thông minh, có khả năng thu hút và còn được dân chúng mến chuộng. Đặng Đức Khôi, một người thân tín của Kỳ và có nhiều quan hệ với CIA đã giúp Đôn thành lập Mặt trận Cứu nguy Dân tộc ra mắt ngày 18/2/1968 với sự yểm trợ tiền bạc của CIA. Khôi, dù trung thành với Kỳ cũng nghĩ rằng việc kèn cựa giữa Thiệu và Kỳ cần chấm dứt và Hoa Kỳ hy vọng Mặt trận Cứu nguy sẽ làm việc với Thiệu. Nhưng tổng thống Thiệu không có ảo vọng Mặt trận Cứu nguy (vốn do người của Kỳ kiểm soát) sẽ ủng hộ mình nên ông xúc tiến thành lập một phong trào quần chúng khác lấy tên là Lực lượng Tự do Dân chủ (Free Democratic Force) ra mắt tại Sài gòn trong tháng 3/68. Bối cảnh chính trị chia rẽ này, theo CIA, thật không phù hợp với quyết định của Hoa Kỳ xuống thang chiến tranh và bỏ ý định đánh bại Hà Nội bằng quân sự qua tuyên bố của tổng thống Johnson ngày 31/3.

Nhân vật mới cầm đầu cơ sở CIA Sài gòn là Ralp Katrosh sang thay thế Russ Miller (Miller đã tạm thay John Hart trước đó). Katrosh làm việc con thoi với Thiệu và Kỳ và hứa rằng những gì người này nói sẽ không được ông rỉ tai cho người kia nên Thiệu và Kỳ đều tưởng rằng CIA chỉ ủng hộ mình. Trong khi đó Mặt trận Cứu Nguy của Kỳ và Lực lượng của Thiệu đều thất bại không đoàn kết được quần chúng đứng sau lưng chính phủ. Qua Katrosh, Bunker thuyết phục Thiệu và Kỳ lập một Liên Minh chung do hai người cùng đứng yểm trợ gồm mọi đảng phái. Liên Minh ra mắt ngày 4/7/68 với sự đồng hiện diện của Thiệu và Kỳ (do áp lực của tòa đại sứ) và gồm Mặt Trận của Kỳ, Lực Lượng của Thiệu, Nghiệp đoàn Công Nông của Trần Quốc Bửu và 25 nhóm chính trị nhỏ khác. Thiệu không có thiện cảm và cũng không có thì giờ dành cho Liên Minh nhưng ông tham gia chỉ vì áp lực của Hoa Kỳ. Tổng thống Thiệu thường bóng gió với Katrosh (để Katrosh báo cáo lại cho đại sư Bunker) rằng trò chơi mặt trận quần chúng kiểu tây phương không “ăn tiền” tại Việt Nam, tại đây trong chiến tranh tại nông thôn quân sự là chính.

Để làm việc với Thiệu và Kỳ, Katrosh dùng Nguyễn Xuân Phong và tướng Khiêm (do tổng thống Thiệu chuyển về từ Washington và đang giữ chức tổng trưởng Nội vụ). Vào tháng 5/68 đại tá Trần Văn Hai thay tướng Loan sau khi tướng Loan bị thương khi đánh nhau với cộng quân tại Chợ Lớn trong cuộc tấn công Mậu Thân đợt 2. Đại Tá Hai cũng là một nhân vật cận kề với CIA.

Tháng 6/1968 Thiệu hoàn tất chương trình cô lập Kỳ. Các nhân vật thân cận Kỳ và đa số làm việc với CIA đều bị gạt ra khỏi các chức vụ then chốt, và CIA lúng túng vì thiếu người trung thành hợp tác làm việc. Thành phần CIA đã móc nối còn làm việc cạnh ông Thiệu đều là người không đáng tin, trong đó có một nhân vật làm việc gần gũi và có một ảnh hưởng giới hạn nào đó đối với quan điểm củaThiệu về mặt nỗ lực vận động quần chúng. CIA không biết sự việc này do cộng sản giựt giây hay chỉ vì quyền lợi cá nhân và hiểu biết giới hạn. Thiệu biết nhân vật này làm việc với CIA và đôi khi dùng sự quan hệ giữa y với Russ Miller (và sau này với Katrosh) để gián tiếp chuyển quan điểm của mình đến đại sứ Bunker.

Trong tháng 9 và tháng 10/1968 trước áp lực của Hoa Kỳ yêu cầu Thiệu đồng ý với đường lối thương thuyết của Hoa Kỳ tại Paris, Thiệu hai lần báo động có đảo chánh với gợi ý gián tiếp cho Hoa Kỳ biết Kỳ muốn đảo chánh. Để trấn an CIA báo cho các tay đàn em của Kỳ biết Hoa Kỳ không chấp thuận bất cứ âm mưu nào chống Thiệu.

Do nhu cầu bầu cử tổng thống Hoa Kỳ ngày 5/11/1968, ngày 31/10/1968 tổng thống Johnson ra lệnh ngưng oanh tạc trên toàn cõi Bắc việt, và trước đó tổng thống Johnson gởi một tối hậu thư cho tổng thống Thiệu biết Hoa Kỳ sẽ đẩy mạnh cuộc thương thuyết với Hà Nội dù Thiệu có đồng ý hay không. Đáp lễ, ngày 2/11 tổng thống Thiệu đọc diễn văn phản đối Hoa Kỳ, cho rằng việc ngưng dội bom và tiến hành thương thuyết với Hà Nội với mọi giá là chủ bại. Ngày 5/11 Richard Nixon đánh bại ứng cử viên đảng Dân chủ Hubert Humphrey và đắc cử tổng thống. Đảng Dân chủ và dư luận cho rằng thái độ chống thương thuyết của Thiệu đã giúp Nixon đắc cử. Sự việc này làm mối quan hệ giữa hai chính phủ Mỹ- Việt trở nên nguội lạnh gần cả tháng sau đó.

Ngày 19/11 Katrosh giúp Liên Minh 4 triệu đồng và cho Thiệu biết tổng thống đắc cử (president-elect) Nixon vẫn ủng hộ Thiệu.

Nixon duy trì đại sứ Bunker tại Sài gòn và thay trưởng cơ sở CIA Lapham bởi Ted Shackly. Nhiệm vụ của Shackly là chuẩn bị cuộc đấu tranh chính trị khi hòa đàn Paris có kết quả. Lúc này tổng thống Thiệu dùng tướng Đặng Văn Quang và Hoàng Đức Nhã để liên lạc với CIA và quan hệ Mỹ-Việt trở nên ấm áp dần.

Tháng 1/1969 Thiệu đuổi khéo Kỳ khỏi Sài gòn bằng cách cử Kỳ sang Paris quan sát cuộc thương thuyết. Tại đây Russ Miller, bạn thân của Kỳ bay sang để hy vọng nhờ Kỳ đẩy nhanh cuộc hòa đàm. Ngày 7/2/69 sau khi gặp Kỳ, Miller báo cáo với Cyrus Vance trưởng đoàn thương thuyết Hoa Kỳ rằng Kỳ chấp nhận đường lối thương thuyết với Hà Nội và MTGP của Hoa Kỳ một cách dễ dàng, khác hẵn với quan điểm cứng rắn của tổng thống Thiệu.

Con đường chính trị hóa cuộc chiến Việt Nam bắt đầu.

Miscellaneous

County Agents in Vietnam. Washington: Department of Agriculture, 1969. 16 pp.
A 1.68:896

Statistical Abstract of the United States. Washington: Department of Commerce, annual. Each year's volume contains statistical data on a wide range of issues for the most recent available year, and on many issues for earlier years. The volumes published during the war are valuable resources for budgets, military manpower levels, casualties, etc.
C 3.134:

Judith Banister, The Population of Vietnam. International Population Reports, Series P-95, No. 77. Washington, D.C.: U.S. Department of Commerce, Bureau of the Census, 1985. iii, 43 pp. The text has been placed on-line in the Virtual Vietnam Archive of the Vietnam Project, at Texas Tech University, in three parts: front matter and pp. 1-7, pp. 8-19, pp. 20-43.

Need to strengthen control over incoming United States AID cargoes in Vietnam. Washington: General Accounting Office, 1968. 41 pp.
GA 1.5/A-2:B-159451

Comptroller General of the United States, Second Review of Phasedown of United States Military Activities in Vietnam. Washington, D.C.: General Accounting Office, 1971. B171579. 40 pp. A lot of this is about the disposal of the equipment of U.S. military organizations that are withdrawing from Vietnam. The text has been placed on-line in the Virtual Vietnam Archive of the Vietnam Project, at Texas Tech University:

Comptroller General of the United States, Suggestions for Changes in U.S. Funding and Management of Pacification and Development Programs in Vietam. Washington, D.C.: General Accounting Office, 1972. B159451. 70 pp. Recommends tighter controls over spending on the pacification program. The text, and a handwritten note from Robert Komer to William Colby describing the report as a "monstrosity," have been placed on-line in the Virtual Vietnam Archive of the Vietnam Project, at Texas Tech University, in two parts: handwritten note, front matter, and pp. 1-43; pp. 44-70.

Logistics Aspects of Vietnamization, 1969-1972.
GA 1.13:V 67/10

Drug Abuse Control Activities Affecting Military Personnel. General Accounting Office, August 11, 1972. 4+54 pp.
GA 1.13:D 84/6

Drug Abuse Control Activities in Vietnam. General Accounting Office, August 11, 1972. 3+44 pp.
GA 1.13:D 84/6/enc.B

William Cunliffe, Timothy Duskin, and David H. Wallace, Captured North Vietnamese Documents of the Combined Document Exploitation Center: A Special List of CDEC Documents in Record Group 472. Special List 60. Washington: National Archives and Records Administration, 1993. 9 pp., accompanied by six microfiche. The CDEC was established in 1966 as the main repository of captured enemy documents in Vietnam. The National Archives has, in Record Group 472, a large microfilmed collection--41 reels of CDEC Intelligence Bulletins, and 913 reels of documents (mostly captured documents, usually accompanied by English translations or summaries, but also some material of other sorts, such as prisoner interrogations). This pamphlet and the associated microfiche contain a description and index of the microfilmed CDEC collection.
(At least thousandss, and I think by now probably tens of thousands, of the captured documents, document summaries, and prisoner interrogation reports in the CDEC collection have been placed on-line in the
Virtual Vietnam Archive of the Vietnam Project, at Texas Tech University; for direct links to a few of these see The Combined Document Exploitation Center.)

South Vietnam: Official Standard Names Gazetteer. Washington, DC: United States Board on Geographic Names/Department of the Interior, 1971. viii, 337 pp. Prepared in the Geographic Names Division, U.S. Army Topographic Command. Lists place names in South Vietnam, with latitude and longitude. The text has been placed on-line in the Virtual Vietnam Archive of the Vietnam Project, at Texas Tech University, in eight parts: front matter and pp. 1-38 (A - Ap Thuy Thuan), pp. 39-88 (Ap Thuy Trung - Cai Nuoc), pp. 89-138 (Cai Nuoc - Go Kau), pp. 139-188 (Go Kho - Me, Da), pp. 189-238 (Me, Dak - Priegne, Ea), pp. 239-288 (Prieh - Trai Bi), pp. 289-327 (Trai Bi - Zouei) and pp. 328-337 (South China Sea Gazetteer: Adasier - Zappe), and back cover.
JU 10.2:V 67

Biographies of Cambodian Personalities. JPRS no. 8522, June 29, 1961. 86 pp.
Y 3.J 66:13/8522

Montagnard Tribes of South Vietnam. JPRS 13443. April 13, 1962.
Y 3.J 66:13/13443

Franklin D. Jones, M.D., et al., eds., Textbook of Military Medicine, Part I, Warfare, Weaponry, and the Casualty: Military Psychiatry. Washington, D.C.: Office of the Surgeon General, 1995. xv, 508 pp.

Coleen A. Boyle, et. al., Postservice Mortality among Vietnam Veterans. Atlanta: Centers for Disease Control, Center for Environmental Health, 1987.
HE 20.7502:V 67/2

Dennis K. Rhoades, et. al., eds., The Legacies of Vietnam Veterans and their Families: Survivors of War, Catylysts for Changes: Papers from the 1994 National Symposium. Washington: Agent Orange Class Assistance Program and GPO, 1995. xxi, 496 pp. Issues include Agent Orange, PTSD, etc.

Charles E. Schamel, Records Relating to American Prisoners of War and Missing in Action from the Vietnam War (Reference Information Paper 90). Washington: National Archives and Records Administration, 1996. vi, 127 pp.
AE 1.124:90

The Vietnamese Peasant: His Value System. R-138-65. Research and Reference Service, United States Information Agency, October 1965. i, 9 pp. The text has been placed online at the Virtual Vietnam Archive of the Vietnam Project, at Texas Tech University.

Lee N. Robins, The Vietnam Drug User Returns: Final Report, September 1973. Washington, D.C.: Special Action Office for Drug Abuse Prevention, 1974.


The Selective Service System

Annual Report of the Director of Selective Service for the Fiscal Year 1967. This was the last year for which the report was published on an annual basis; from 1968 onward it was semi-annual. Also, the 1967 annual report was the last that gave figures for inductions by months.
Y 3.Se 4:1/967

A Summary of Disqualifying Defects for Appointment, Enlistment and Induction. Washington, D.C.: National Headquarters, Selective Service System, April 1, 1967. iv, 23 pp.
Y 3.Se 4:2D 36

Lt. Gen. Lewis B. Hershey, Legal Aspects of Selective Service (cover has subtitle Revised January 1, 1969). Washington, D.C.: GPO, 1969. vi, 90 pp.
Y 3.Se 4:2L 52/969

Lottery. Washington: GPO, 1970. A seven-page pamphlet without page numbers.
Y 3.Se 4:2L 91

The Lottery and Class 1-H. Washington, D.C.: GPO, 1972. 16 pp.
Y 3.Se 4:25

Semiannual Report of the Director of Selective Service, January 1, 1973-June 30, 1973. The last semiannual report in which there were inductions to report.
Y 3.Se 4:1/973

The Selective Service System has a History/Records Web Page that includes historical data on the draft during the Vietnam War, including results of the birthday lottery drawings.

Congressional Committee Documentation on the Draft

Private sector publications on the Draft

Office of the Surgeon General

Anthony Ballard, et al., Surgery in Vietnam: Orthopedic Surgery. Washington, D.C.: Office of the Surgeon General and Center of Military History, 1994. xvi, 222 pp.

Internal Medicine in Vietnam

    Alfred M. Allen, Skin Diseases in Vietnam, 1965-72. Washington, D.C.: Office of the Surgeon General / GPO, 1977. xix, 185 pp.

    Volume 2: Andre J. Ognibene and O'Neill Barrett, Jr., eds., General Medicine and Infectious Diseases. Washington, D.C.: Office of the Surgeon General and Center of Military History, 1982. xxxi, 534 pp.
    D 104.11/2:In 8/v.2


The Central Intelligence Agency

Estimative Products on Vietnam, 1948-1975. Washington, DC: National Intelligence Council and Government Printing Office, 2005. xxxix, 660 pp. This collection of 38 documents (some sanitized), mostly National Intelligence Estimates and Special National Intelligence Estimates, produced by the Office of National Estimates, is accompanied by a CD containing the texts of a much larger collection, 174 documents in all. All 174 texts have also been placed online.

Thomas L. Ahern, Jr., after retiring from the CIA's Operations Directorate, went to work for the agency as a contract historian, writing a series of classified histories of CIA activities during the Second Indochina War. These have been declassified (more or less sanitized) as a result of Freedom of Information Act requests filed by historian John Prados, and placed online by the National Security Archive at George Washington University.

Harold P. Ford, CIA and the Vietnam Policymakers: Three Episodes, 1962-1968. Langley: Center for the Study of Intelligence, 1998. x, 167 pp. This carefully footnoted study is extremely valuable. Ford, a senior CIA analyst, was involved in some of the disputes he describes. The complete text is now available on the Internet, at the web site of the CIA's Center for the Study of Intelligence.

Robert M. Hathaway and Russell Jack Smith, Richard Helms as Director of Central Intelligence, 1966-1973. Center for the Study of Intelligence, 1993. ix, 223 pp. A sanitized version was released in 2006 and is available through the CIA FOIA page.

Woodrow J. Kuhns, ed., Assessing the Soviet Threat: The Early Cold War Years. Langley: Center for the Study of Intelligence, 1997. 466 pp. Photocopies (sometimes slightly redacted) of CIA intelligence summaries, dated June 1946 to November 1950. Includes some assessments on Vietnam and neighboring areas.

NIS Gazetteer: North Vietnam. Washington, DC: Central Intelligence Agency, 1964. v, 311 pp. Lists place names in North Vietnam, with latitude and longitude. The text has been placed on-line in the Virtual Vietnam Archive of the Vietnam Project at Texas Tech University, in seven parts: front matter and pp. 1-40 (A - Ban Suoi Say), pp. 41-90 (Ban Suoi Tham - Dong Tac), pp. 91-140 (Dong Tae - Lang Bui), pp. 141-190 (Lang Bui - Nam Co), pp. 191-240 (Nam Coi - Sam Dao), pp. 241-290 (Sam Dinh - Vo Liet), and pp. 291-311 (Von Coc - Zuong Maa).

Gregory W. Pedlow and Donald E. Welzenbach, The CIA and the U-2 Program, 1954-1974. Langley: Center for the Study of Intelligence, 1998. Originally a classified publication, and large sections have been censored out of the version that has been released to the public. But the released version contains in Chapter 5 a moderate amount of information on U-2 operations in Asia (beginning on page 215) and Indochina in particular (beginning on page 221). The released portion of the text is now available on the Internet, at the web site of the CIA's Center for the Study of Intelligence.

L. Britt Snider, The Agency and the Hill: CIA's Relationship with Congress, 1946-2004. Washington, D.C.: Center for the Study of Intelligence, CIA, 2008. xvi, 389 pp. Contains very little about Indochina.

Declassified National Intelligence Estimates on the Soviet Union and International Communism, 1946-1984. This does not give the actual texts of the National Intelligence Estimates and Special National Intelligence Estimates; it is simply a list, giving the title, NIE or SNIE number, and date of the NIEs and SNIEs that have been declassified in whole or in part, and stating how many pages have been wholly or partially declassified. There is a moderate amount of Vietnam-related material. This list is now available on the Internet, at the web site of the CIA's Electronic Reading Room. This list was originally released in 1996; it is not clear whether the version now on the web site has been updated since then. The web site gives the address from which you can order, by mail, photocopies of the actual texts of the NIEs and SNIEs.

Vietnamese Intentions, Capabilities, and Performance Concerning the POW/MIA Issue. National Intelligence Estimate 98-03, April 1998, sanitized text declassified 7/19/2000. 42 pp., effectively reduced to 31 pp. by the sanitization process. Text available on-line through the CIA's Electronic Reading Room.

Donald Mancuso, Deputy Inspector General, Department of Defense, and L. Britt Snider, Inspector General, Central Intelligence Agency, A Review of the 1998 National Intelligence Estimate on POW/MIA Issues and the Charges Levied by A Critical Assessment of the Estimate (1999-5974-IG) (00-OIR-04). Department of Defense and Central Intelligence Agency joint report, February 29, 2000, approved for release January 2001. xiv, 124 pp., plus 39 pages of annexes. This is a response to A Critical Assessment, issued by Senator Robert C. Smith in November 1998, which had criticized NIE 98-03 of May 1998 (see immediately above. Text available on-line through the CIA's Electronic Reading Room.

Studies in Intelligence. Journal published by the CIA's Center for the Study of Intelligence. Some articles are classified and some unclassified. Since the 1990s, unclassified articles have been gathered together in whole unclassified issues of this journal. The unclassified issues, and all or most of the unclassified articles from other issues since 1994, are available online. For links, go to the Studies in Intelligence web page. Some much older unclassified or declassified articles are also online. There are lists of unclassified and declassified articles, sorted by author and title, without links. Once you have an author or title from one of these, you may be able to get to an actual text online by going through the search engine that starts from the search box at the upper right corner of the main Center for the Study of Intelligence web page. Potentially interesting unclassifed or declassified articles include:

Studies in Intelligence Index, 1955-1992. Subject and author index to articles in the CIA internal journal that either were never classifed, or have been declassified. This printed version of the index is a little different from the version that is available over the Internet, mentioned above. Each index seems to contain some information not found in the other.
PREX 3.10

The CIA has begun putting the texts of declassified documents, some complete, others sanitized in various ways, on a CIA web site. There are some there containing interesting information, particularly about Soviet aid to the DRV during the war. See
CIA Electronic Document Release Center

see also The Central Intelligence Agency

see also CIA Documents

Return to Table of Contents

Copyright © 1996, 1998, 1999, 2000, 2001, 2002, 2003, 2004, 2005, 2006, 2007, 2009, Edwin E. Moise. This document may be reproduced only by permission. Revised november 8, 2009. Opinions expressed in this bibliography are my own. They could hardly be the opinions of Clemson University, since Clemson University does not have opinions on the matters in question.

Blog Archive

Counter