LTS: Những bài vở trên đây không nhất thiết là quan điểm của diễn đàn. Mục đích để đóng góp tài liệu tham khảo, tài liệu lịch sử làm phong phú thêm trí tuệ, làm sáng tỏ sự thật, vạch trần tội ác tập đoàn việt gian Cộng Sản. tội ác tên Giặc Hồ Chí Minh và bè lũ tay sai việt gian bán nước đã cố tình bưng bít, dấu kín, xuyên tạc lịch sử Việt Nam, giết hàng chục triệu người dân vô tội, bỏ tù hàng triệu quân cán chính VNCH, bán đất dâng biển, làm nô lê cho Tàu, Nga..v.v..
" Hiểu một thời đại nghĩa là phải lấy con tâm và con mắt lịch sử, nghiệm qua các thời đại để mà đứng trên nền tảng với điều kiện đó để mà hiểu thời đại đó.""[HH-trang45]
" Để phục hưng và phục hoạt, phải lấy một con mắt nghiêm ngặt Việt, đứng siêu nhiên trên lập trường Việt, thi thiết bằng những chính sách và kế hoạch siêu nhiên và nghiêm ngặt, có một thái độ nghiêm ngặt và siêu nhiên lịch sử Việt."[HH-trang45]



HOME-Tro Ve Trang Chinh




Saturday, February 27, 2010

Đan Tâm-Hà Thành thanh lịch-chị…. đéo có bàn đâu!”

Hà Thành thanh lịch

Đan Tâm

ao dai 5Ngày xưa, Hà Nội được mệnh danh là đất “ngàn năm văn vật”. Người Hà Nội được ca ngợi là “trai thanh, gái lịch”… Hình ảnh các cô thiếu nữ thanh tân, yểu điệu trong khăn quàng, áo nhung mỗi độ xuân về, không làm sao bôi xóa được trong tiềm thức của những người bỏ Hà Nội ra đi năm 1954. Người Hà nội tôn trọng gia phong, nề nếp, cẩn thận trong lời ăn, tiếng nói, lịch sự trong giao tế, và nghiêm khắc trong việc giáo dục con cái. Phong cách ăn nói của người Hà nội thì luôn lễ phép, thưa gửi, vâng dạ. Vui mừng, hoặc giận dữ đều không biểu lộ thái quá. Khi bực tức cũng không văng tục, chửi thề, phun nước miếng, hoặc dùng lời lẽ khiếm nhã. Cái lịch sự, và lễ phép nhiều khi thái quá, khiến có người phê bình rằng dân Hà nội khách sáo, màu mè, thiếu thành thực…

Nét thanh lịch của người Hà Nội không phải là có được trong vài năm, hay vài chục năm. Mà nó được bảo tồn, và vun đắp từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Tiếc thay! cái phong cách của Hà Thành thanh lịch ngày nay đã không còn nữa. Những người xa Hà Nội, háo hức trở về, đều thở dài thất vọng! Từ hoàn cảnh tới con người đều thay đổi với thời gian, không còn dấu tích gì của đất ngàn năm văn vật khi xưa.

Ta đã về đây, bao nhớ thương
Thềm xưa, quê cũ, lá sân trường
Biệt ly từ độ xuân còn thắm
Tóc trắng quay về, dạ vấn vương

Ta đã về thăm nơi dấu yêu
Người xưa, cảnh cũ, nhớ bao nhiêu
Tang thương nửa giấc, tàn mộng đẹp
Tan nát lòng ai, lạnh gió chiều!
(1)

XHCN tai hại quá! Đã … giết chết Hà Thành thanh lich trong một thời gian chỉ có mấy chục năm trời. Người ta nói nhà cửa phố xá cũ kỹ, tróc sơn, bạc màu là vì hoàn cảnh chiến tranh khổ cực, nghèo đói. Ăn còn phải trộn bo bo, mì sợi, thì làm sao lo được quét vôi với sơn nhà. Nhưng ngày nay, đất nước thanh bình đã 36 năm, tại sao phố xá, nhà cửa vẫn chưa được chỉnh trang nhỉ? Ăn ở thì chen chúc nhau: 6, 7 gia đình ở chung trong một căn nhà. Mỗi gia đình ở 1 phòng vừa làm phòng khách, phòng ăn, phòng ngủ, có khi còn nấu bếp nữa. Vào thăm một căn nhà, không biết nên ngồi chỗ nào vì quần áo đồ đạc ngổn ngang. Mùi dầu mỡ còn vất vưởng trong không khí. Ấy là chưa kể 3, 4 gia đình phải dùng chung 1 nhà vệ sinh. Cái cảnh gấu ó, gây gổ làm sao mà tránh khỏi.

Về Hà Nội, cái ấn tượng đầu tiên của du khách là người ở đâu ra mà nhiều thế? Trên các đường phố chính như Hàng Đào, Hàng Gai, Hàng Ngang, Hàng Bồ, Hàng Bạc, Hàng Buồm thì vỉa hè cũng là những cửa hàng thương mại. Khách bộ hành phải chật vật, len lỏi trên lối đi đầy những người. Người đụng với người, và tạo cơ hội cho bọn móc túi, rạch bóp làm ăn. Mua bán ở Hà Nội cũng khó lắm, người bán hàng không bao giờ ra gía thực, mà nói cao vút lên 9 tầng mây xanh để cho khách hàng trả giá từ từ. Về phần khách hàng, phải vận dụng hết trí xét đoán để tìm gía cả thích hợp. Mà cả khi mua hàng thì cũng không phải là điều đặc thù riêng của VN. Nhưng cái khác ở VN xã hôi chủ nghĩa là nếu trả cao quá, thì sẽ mua hớ, mà trả thấp quá sẽ bị người bán lườm nguýt, hoặc trả lời bằng những lời nhát gừng, xiên xỏ. Nếu lỡ hỏi gía rồi mà bỏ đi, thì sẽ bị người bán kêu dựt ngược. Không chịu trở lại thì người bán sẽ không nề hà gì giữa đám đông, mà tặng cho những lời tục tĩu, hoặc cho những món ăn… khó nuốt.

Cái khổ nhất của khách du lịch về VN là vấn đề cầu tiêu. Ngay tại những nơi có tiêu chuẩn quốc tế cao như phi trường Nội Bài thì cầu tiêu cũng chưa được chỉnh trang và còn có mùi hôi hám. Nhiều nơi công cộng như các phòng triển lãm, chợ búa, cầu tiêu vẫn còn giữ kiểu cổ, và khách dùng nhà vệ sinh xong đều phải tự múc nước xối từ cái chum đựng nước cạnh đó. Trong khi đó mùi hôi nồng nặc làm người ta phải nín thở.
Bước vào tiệm ăn, thì có cảnh tự động xả rác xuống nền nhà. Ăn xong, nhả xương ra là vứt xuống đất. Giấy chùi tay, lau miệng xong cũng vứt xuống đất, bất cứ thứ gì không dùng đều được thẳng tay vứt xuống đất. Ai cũng làm như vậy, nên chẳng có ai phê bình ai, mà chủ quán cũng chẳng than phiền. Vấn đề xả rác không phải chỉ ở tiệm ăn, mà ngay trên hè phố, những nơi công cộng như rạp hát, công viên, nơi có mặt khách ngoại quốc. Cắn hạt dưa, ăn kẹo, nhả bã mía thẳng tay vứt xuống đường phố. Nhiều khi còn khạc đàm, hì mũi. Thấy mà phát khiếp.
Một cảnh hay ho khác là… đái bậy. Đối với người VN, chỗ nào thuận tiên thì chỗ đó là nhà vệ sinh. Nơi được chiếu cố nhiều nhất là các công viên, các nơi vắng người qua lại. Phụ nữ cũng không nề hà mà sánh vai với nam giới để đòi bằng được”nam nữ bình quyền” về vấn đề này.

Sau đó là vấn đề ngôn ngữ. Dân VN thích dùng chữ lóng để nói chuyện, ngay cả khi có mặt những người khách lạ. Còn văng tục, thì là lời nói từ cửa miệng. Tôi còn nhớ lần về chơi VN, cô em họ dẫn tôi đi ăn phở Tư Lùn mà cô quảng cáo là ngon nhất Hà Nội… Tiệm phở ở trong hẻm, bày mấy cái bàn thấp lè tè trên vỉa hè cho thực khách ngồi. Anh bồi bàn chỉ cho tôi một bàn trên vỉa hè. Nhìn thấy rác rưởi ngập ngụa dưới đất, tôi ngần ngại thì anh bồi bàn dục dã: “Chị không ngồi vào, có người khác tới ngồi là chị…. đéo có bàn đâu!”.

Tôi giận quá, tính bỏ đi nhưng cô em họ kéo lại và bảo rằng: “Ở đây, bây giờ nói năng như vậy là bình thường, tại chị chưa quen đấy thôi”.
Người ta bảo những người Hà Nội bây giờ là những người tứ xứ dọn về, còn trai thanh, gái lịch của Hà thành năm nao thì nay đã lang bạt khắp chân trời góc biển, sau những đợt đấu tranh giai cấp, “đào tận gốc tróc tận rễ, trí phú điạ hào“. Những người còn ở lại thì cũng hoà nhập, ăn nói hành xử như những con người mới xã hội chủ nghĩa của “bác và đảng” để yên thân.

Ôi! Hà Nội ngày nay, đã phụ lòng mong đợi của những người con xa xứ, vượt ngàn trùng trở về để mong tìm lại được chút dư âm của Hà Nội thanh lịch năm nào.

Hà Nội nơi đâu em biết không?
Ta như Lưu Nguyễn ngẩn ngơ lòng
Nửa kiếp phù sinh còn ôm mộng
Mười phương trần thế nhớ mênh mông

Hà nội hôm nay đã đổi đời
Chẳng còn Hà Nội thủa năm mươi
Nhưng sao ta vẫn hoài nhung nhớ
Vẫn tiếc thương và vẫn ngậm ngùi
(1)

Đan Tâm

(1) Thơ Nhã ý

Blog Archive

Counter