LTS: Những bài vở trên đây không nhất thiết là quan điểm của diễn đàn. Mục đích để đóng góp tài liệu tham khảo, tài liệu lịch sử làm phong phú thêm trí tuệ, làm sáng tỏ sự thật, vạch trần tội ác tập đoàn việt gian Cộng Sản. tội ác tên Giặc Hồ Chí Minh và bè lũ tay sai việt gian bán nước đã cố tình bưng bít, dấu kín, xuyên tạc lịch sử Việt Nam, giết hàng chục triệu người dân vô tội, bỏ tù hàng triệu quân cán chính VNCH, bán đất dâng biển, làm nô lê cho Tàu, Nga..v.v..
" Hiểu một thời đại nghĩa là phải lấy con tâm và con mắt lịch sử, nghiệm qua các thời đại để mà đứng trên nền tảng với điều kiện đó để mà hiểu thời đại đó.""[HH-trang45]
" Để phục hưng và phục hoạt, phải lấy một con mắt nghiêm ngặt Việt, đứng siêu nhiên trên lập trường Việt, thi thiết bằng những chính sách và kế hoạch siêu nhiên và nghiêm ngặt, có một thái độ nghiêm ngặt và siêu nhiên lịch sử Việt."[HH-trang45]



HOME-Tro Ve Trang Chinh




Monday, February 22, 2010

RỒNG VIỆT

RỒNG VIỆT

Con rồng là một hình tượng nghệ thuật rất phổ biến trong lịch sử mỹ thuật Việt Nam suốt thời phong kiến. Trên thế giới, trong nghệ thuật tạo hình của nhiều nước, con rồng cũng xuất hiện. Tuy nhiên, con rồng Việt Nam có những nét riêng chẳng những trong nếp nghĩ chung của thời đại, mà cả trong thể hiện bằng hình tượng nghệ thuật cụ thể, nó phản ánh con người và xã hội Việt Nam.

Thời văn hóa Đông Sơn, trên một số công cụ sản xuất đồ dùng như rìu lưởi xéo Đông Sơn (Thanh Hóa), hay núi Voi (Yên Bái), luôn gặp một loại trùng hình dài. Có nơi chúng được khắc cặp đôi, có thể là đang giao cấu, úp chân vào nhau, khi dán sát lại, khi cuộn tròn thành hai vòng tiếp giáp như hình cặp cá ngựa. Người ta còn thấy hình thuyền trên chiếc trống và thạp đồng luôn thể hiện nhìn nghiêng, uốn công phảng phất dáng dấp con rắn. Đây có thể là hình dạng gợi nên bóng dáng đầu tiên của con rồng Việt Nam, còn gọi Giao Long.



Sự tích Lạc Long Quân là sản phẩm tưởng tượng tiêu biểu cho niềm tự hào về nguồn gốc dân tộc. Lạc Long Quân được coi là tổ tiên của người Việt. Theo tương truyền, Lạc Long Quân có một thân mình rồng, do đó dân ta vẫn tự nhận mình là CON RỒNG CHÁU TIÊN.

Từ ngàn xưa dân Việt ta sống chủ yếu thiên về nông nghiệp. Luôn mong mõi được mưa thuận gió hòa cho việc cày cấy, do đó đã sản sinh ra niềm tin vào những vị thần thiên nhiên. Hai vị thần mưa và nước được coi trọng vào thời kỳ này. Trong trí tưởng tượng của dân ta thì hai vị thần này có thân hình con rồng lớn, và tính khí thất thường. Khi thì đem lại mùa màng tươi tốt, nhưng có lúc gây mưa gió ngập lụt khủng khiếp. Ngày xưa người dân tin rằng tai họa hay hạnh phúc của họ đều tùy thuộc vào hai vị thần này. Đây cũng là một ý nghĩa quan trọng trong hình tượng con rồng. Nó phản ánh ước mơ được mưa thuận nước đủ, được mùa màng ấm no.

Chưa có một tài liệu cụ thể nào mô tả rõ về hình dạng con rồng Việt Nam trong những năm đầu của kỷ nguyên độc lập (thế kỷ thứ 10). Nhưng từ thời Lý, trong nền văn hóa phát triển rực rỡ, con rồng được coi là đỉnh cao của mỹ thuật Việt Nam. Suổt triều đại này, con rồng luôn được thể hiện với tính cách rất độc đáo, rất riêng biệt.

RỒNG ĐỜI LÝ
Nếu có dịp tìm xem lại những điêu khắc hay vẽ rồng của Thăng Long (Hà Nội), Phật tích và Dạm (Bắc Ninh), Chương Sơn (Nam Ðịnh) và Long Đọi (Hàn Nam) hay Quỳnh Lâm (Quảng Ninh), ta sẽ nhận ra rằng cho dù thể hiện dưới hình dạng nào thì con rồng thời này đều có chung một kiểu dáng. Người ta gọi đó là con "rồng giun", có đầy đủ chi tiết của đầu và chân, đôi khi lại có vẩy và dài cả mét.

Người ta cho rằng con rồng Việt thực chất nhìn giống hình dạng con rắn hơn. Dân ta đã gán thêm nhiều chi tiết của các con vật khác vào nó, để thể hiện thêm được đầy đủ ý nguyện của mình.
Cũng có người đã đặt tên cho hình dạng con rồng Việt là "rồng rắn" hay còn gọi là "long xã". Một trò chơi ngày nay vẫn được mọi người nhớ tới đó là trò "rồng rắn đi xin thuốc" của trẻ em.

Trước và cùng thời với con "rồng rắn" Việt Nam, ở phương Bắc, nghệ thuật Trung Quốc đã tồn tại hình tượng con rồng. Khi đi tham quan Viện bảo tàng mỹ thuật Việt Nam, cả nhà sẽ được đọc câu hỏi, "hãy so sánh giữa rồng Việt với rồng Hán, rồng Tống và rồng Đường?" Câu trả lời là đây : ở Trung Quốc, rồng thời Hán có miệng dài, rộng, có vòi, khớp chân cứng. Rồng thời Đường phương phi mụ mẫm. Từ thời Tống trở đi, con rồng thường được thể hiện ẩn hiện trong mây, và phát triển đầy đủ các thành phần vây, vẫy, sừng, bờm, mặt dử tợn có dáng vẻ đe dọa.

RỐNG HÁN, RỒNG TỐNG VÀ RỒNG ĐƯỜNG
Ở con rồng Việt thời Lý, ta thấy đó là một hình tượng nghệ thuật thật hoàn chỉnh và chặt chẻ, luôn đi theo một hình dạng chung là mình tròn trặn. Con nhỏ thì nhẵn nhụi, con to thì có vẩy, thoăn thoắt lượn uốn khúc cong thắt túi nhỏ dần về phía đuôi rất tự nhiên và thanh tú với dáng dấp của con rắn. Cộng thêm nhiều chi tiết của các con vật khác.

Đặc biệt đầu rồng thời Lý không thể nhầm lẫn với bất cứ bất cứ đầu một con rồng nào khác. Mào, mũi, và bờm là những thành phần về cơ thể được cấu tạo rất sinh động. Mào thoát ra từ môi trên có đường sống quyện với răng nanh xoắn xuýt, rung rinh bốc lên như ngọn lửa. Bờm ở sau gáy cuồn cuộn bốc lên nhiều đợt từ cổ họng, cùng với túm râu ở hàm dưới đều uốn lượn nhịp nhàng như làn sóng. và bay lướt tựa lá cờ được gió. Mũi cấu tạo bằng những đường cong xếp chồng lên nhau phập phồng gây ra ấn tượng về nguồn nước, cùng với văn dạng xoắn ốc ngược chiều hình chử S (ta thường thấy hoa văn này trên mặt trống thời kỳ đồ đồng) là cái dấu hy vọng về mây về mưa, mà ông cha ta ngày xưa sống về nghề nông cày cuốc luôn mong ước.

Bản thân con rồng đã được cấu tạo bởi những thành phần uốn lượn sinh động từ to đến nhỏ, nó lại tung hoành giữa những đám mây cũng lượn sóng nhẹ nhàng như thế. Căn cứ theo kiểu văn dạng ấy thì đây chính là cổ tự của chử "lôi", một ký hiệu của các hiện tượng mưa, gió, sấm, chớp. Về ngôn ngữ học, không phải ngẫu nhiên mà các từ cơ bản, "con rồng", "cơn dông", "dòng sông"...lại cùng có âm "ông" và có quan hệ bà con. Ta có thể suy luận thế này, con rồng là hình ảnh của cơn dông (cơn mưa về mùa hè có sấm chớp). Mưa dông làm cho nước sông đầy.

Con rồng thời Lý rõ ràng là sự sáng tạo độc lập theo trí tuệ của nghệ nhân Việt Nam. Nó thể hiện tâm hồn, ước mơ và nguyện vọng của dân tộc ta, mang đậm những sắc thái Việt Nam rất riêng biệt, và đóng một vài trò quan trọng trong nền mỹ thuật Việt Nam thời bấy giờ. Sách sử gọi đây là thời kỳ đỉnh cao của mỹ thuật, vì con rồng Việt Nam đầu tiên chính thức đăng ký vào nghệ thuật tạo hình dân tộc và danh bạ Việt Nam chính là con rồng thời Lý.

Thêm một vài thông tin cho làng trên cùng xóm dưới ai có hứng muốn sưu tầm đồ cổ đây.

Sang đến đời Trần thì con rồng được ở những tư thế tự do hơn, mất dần đi cái mào và chử S, nhưng lại thêm sừng, tai, và mũi thú, dáng hình thô hơn. Thêm một chi tiết nữa đó là cảm nhận rồng bắt nguồn từ rắn của dân ta được cho thêm vào bằng những ổ rắn trang trí chung quanh rồng vào đời Trần.
RỒNG THỜI TRẦN
RỒNG THỜI LÊ
Nếu rồng ở thời Lý, Trần, Lê (thế kỷ XI - XV) thường là rồng đơn hoặc rồng đôi, tư thế chung nghiêm túc, đường bệ, thì từ thời Mạc rồng trên bia đá vẫn đỉnh đạc, nhưng rồng trang trí trên gỗ ở các đình làng thường là rồng đàn, rồng ổ, nó hòa đồng với nhiều con thú bình dị khác. Thậm chí có cả hình ảnh con gái ngồi cởi trên lưng hoặc lên đầu. Có sách sử cho rằng đây là dấu hiệu bắt đầu suy tàn của thời kỳ phong kiến khi mà hình ảnh rồng (vua) đã không còn được nghiêm trang uy nghi nữa.

RỒNG THỜI MẠC (RỒNG BIẾN CÁCH CHEN HOA CHEN LÁ)

RỒNG BIẾN CÁCH (CHẠM TRÊN ĐÁ TIẾN SĨ Ở VĂN MIẾU HÀ NỘI)
RỒNG CUỐI THỜI KỲ PHONG KIẾN (BIẾN CÁCH THÀNH TRANH DÂN GIAN)

Đến thế kỷ XVIII- XIX vào giai đoạn mạt kỳ phong kiến, con rồng chỉ còn được diển tã dưới dạng cây hóa, mây hóa nặng tính trang trí và đi kèm thành bộ tứ linh với phượng, lân, rùa. Và cuối cùng khi phong kiến đã tàn tạ, trở nên khủng hoảng trầm trọng vì chẳng những oánh một tiếng trống Trạng Quỳnh vẽ được mươi con rồng...đất, mà dân gian còn có câu vè "đứng lại làm chi cho mất công, vừa đi vừa đái vẽ lên rồng!":D

Hà hà...một chút ít thông tin về rồng cho cả nhà tham khảo để mua đồ cổ theo đúng đời, và đúng giá không bị lừa mua nhầm đồ giả. Có gì chưa đúng cả nhà bổ túc vào thêm cho Lu hoàn tất bài này để làm mần tài liệu. Bi giờ xì-tốp chuyện con rồng heng, Lu mò mẫm tiếp tới xì-tai chùa Bái Đính xong sẽ tám sau.

Blog Archive

Counter